Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Quản Lý Sản Xuất
Quản Lý Sản Xuất
Quản Lý Sản Xuất
Ebook488 pages5 hours

Quản Lý Sản Xuất

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Quản lý sản xuất có nội dung bao gồm 16 chương và 4 phụ lục sau:
Chương 1, Quản lý sản xuất, giới thiệu về các khái niệm cơ bản của Quản lý sản xuất như chiến lược sản phẩm, công nghiệp sản xuất, thông tin sản xuất, chỉ số sản xuất, và các chức năng quản lý sản xuất.
Chương 2, Quản lý chất lượng, trình bày các nội dung về Chất lượng, Đánh giá chất lượng, Chất lượng tổng thể, Quản lý chất lượng. Chương này cũng trình bày Chất lượng chế tạo, Chất lượng dịch vụ, và các công cụ chất lượng.
Chương 3, Dự báo nhu cầu, trình bày các nội dung Sai số dự báo, Phân tích chuỗi thời gian, Mô hình hồi quy, và Dự báo định tính.
Chương 4, Thiết kế sản phẩm, trình bày Vòng đời sản phẩm, Chọn lựa sản phẩm, Thiết kế sản phẩm, Xác định sản phẩm, Chuẩn bị sản xuất. Chương này cũng trình bày Thiết kế dịch vụ, Công nghệ thiết kế, và sử dụng Cây quyết định trong Thiết kế sản phẩm.
Chương 5, Thiết kế quy trình, trình bày Quá trình sản xuất, Chiến lược sản xuất, Chiến lược dịch vụ, Công nghệ sản xuất, và Chọn lựa công nghệ.
Chương 6, Hoạch định năng lực, trình bày các khái niệm về Năng lực sản xuất, Đo lường năng lực, Quản lý năng lực, Hoạch định năng lực. Chương này còn trình bày ứng dụng Phân tích cân bằng và Ra quyết định trong Hoạch định năng lực.
Chương 7, Hoạch định vị trí, trình bày Chiến lược vị trí, cùng các yếu tố ảnh hưởng đến bài toán hoạch định vị trí. Chương này còn trình bày ứng dụng Mô hình vận tải trong hoạch định vị trí, cùng hoạch định vị trí trong sản xuất dịch vụ.
Chương 8, Hoạch định mặt bằng, trình bày các bài toán Hoạch định mặt bằng sản xuất, Hoạch định mặt bằng kho, Hoạch định mặt bằng trưng bày, Hoạch định mặt bằng văn phòng. Chương này còn trình bày Hỗ trợ hoạch định bằng máy tính, ứng dụng Mô hình sắp hàng và kỹ thuật mô phỏng trong hoạch định mặt bằng.
Chương 9, trình bày Thiết kế công việc, với các phần Chiến lược nhân lực, Chính sách lao động, Thiết kế công việc, và Định mức công việc.
Chương 10, Hoạch định sản xuất, trình bày các Chiến lược hoạch định, Phương pháp hoạch định, Hoạch định tổng hợp trong dịch vụ, và Lên lịch sản xuất.
Chương 11, Hoạch định vật tư, trình bày thiết kế và vận hành hệ thống hoạch định yêu cầu vật tư với đầu vào, đầu ra hệ thống và phương pháp hoạch định yêu cầu vật tư.
Chương 12, trình bày Điều độ sản xuất bao gồm Điều độ sản xuất gián đoạn, Điều độ sản xuất lập lại và Điều độ dịch vụ.
Chương 13, Hoạch định tồn kho, trình bày các dạng Vật tư tồn kho, Quản lý tồn kho, Chi phí tồn kho, cùng các mô hình Hoạch định tồn kho như Lượng đặt hàng kinh tế, Khoảng đặt hàng kinh tế, Lượng sản xuất kinh tế, Tồn kho an toàn.
Chương 14, Quản lý dự án, trình bày Hoạch định dự án, Điều độ dự án, Phân tích rủi ro thời gian, Nén dự án và Kiểm soát dự án.
Chương 15, Quản lý bảo trì, trình bày về Hàm cấu trúc, Hàm tin cậy, Thuộc tính tin cậy, Tuổi thọ hệ thống, bảo trì hư hỏng, bảo trì phòng ngừa.
Chương này còn trình bày về Bảo trì năng suất tổng thể TPM.
Chương 16, Hoạch định phân phối, trình bày các hệ thống phân phối kéo như Hệ thống đặt hàng theo thời gian - TPOP, Hoạch định nhu cầu phân phối - DRP, Hoạch định nguồn lực phân phối - DRPII và hệ thống phân phối là đẩy Hệ thống phân phối phân bổ đều - FSAS. Chương này còn trình bày liên kết giữa sản xuất và phân phối, cỡ lô và tồn kho an toàn trong phân phối.
Ngoài ra, phần phụ lục bao gồm 4 phần. Phụ lục A: Thống kê trong Công nghiệp, Phụ lục B: Quy hoạch tuyến tính, Phụ lục C: Mô hình vận tải, Phụ lục D: Mô hình sắp hàng.

LanguageTiếng việt
Release dateSep 12, 2020
ISBN9781005204716
Quản Lý Sản Xuất
Author

Phong Nguyễn Như

Nguyen Nhu Phong is a Senior Lecturer at the Industrial Systems Engineering Department, HCM City University of Technology (HCMUT), Vietnam. He is also an IEEE member, and a SAP ERP specialist.He received his Master of Engineering at Asian Institute of Technology (1997), and his Bachelor of Engineering at HCMUT, Vietnam (1987).He was a member of the Project of building ISE program (1999) and the leader of the Project of improving the program (2007-2012). He was the deputy dean of the Faculty of Mechanical Engineering in period of 2002-2007, and the former head of the ISE department in period of 2007-2012.He is the authors of 24 books in Statistics, Operations Research, Scientific Research Methodology, Design of Experiment, Engineering Economy, Production Management, Inventory Management, Quality Management, Lean Production, Lean Six Sigma, MRPII, ERP, Fuzzy Theories & Applications.He is also the authors of 49 papers including 38 conference papers, 7 international conference papers, 4 journal papers, and 120 web papers. His research topics include Soft Computing; Lean Six Sigma; Resource Planning MRPII - ERP.

Read more from Phong Nguyễn Như

Related to Quản Lý Sản Xuất

Related ebooks

Reviews for Quản Lý Sản Xuất

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Quản Lý Sản Xuất - Phong Nguyễn Như

    MỤC LỤC

    NỘI DUNG

    LỜI NÓI ĐẦU

    Chương 1: QUẢN LÝ SẢN XUẤT

    1.1 Hệ thống sản xuất

    1.2 Quản lý sản xuất

    1.3 Chiến lược sản phẩm

    1.4 Công nghiệp sản xuất

    1.5 Thông tin sản xuất

    1.6 Chỉ số sản xuất

    1.7 Chức năng quản lý sản xuất

    Chương 2: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

    2.1 Chất lượng

    2.2 Đánh giá chất lượng

    2.3 Chất lượng tổng thể

    2.4 Quản lý chất lượng

    2.5 Chất lượng chế tạo

    2.6 Chất lượng dịch vụ

    2.7 Công cụ chất lượng

    Chương 3: DỰ BÁO NHU CẦU

    3.1 Dự báo nhu cầu

    3.2 Sai số dự báo

    3.3 Phân tích chuỗi thời gian

    3.4 Mô hình tương quan

    3.5 Dự báo định tính

    Chương 4: THIẾT KẾ SẢN PHẨM

    4.1 Vòng đời sản phẩm

    4.2 Chọn lựa sản phẩm

    4.3 Phát triển sản phẩm

    4.4 Xác định sản phẩm

    4.5 Chuẩn bị sản xuất

    4.6 Thiết kế dịch vụ

    4.7 Công nghệ thiết kế

    4.8 Cây quyết định thiết kế sản phẩm

    Chương 5: THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH

    5.1 Quá trình sản xuất

    5.2 Chiến lược sản xuất

    5.3 Chiến lược dịch vụ

    5.4 Công nghệ sản xuất

    5.5 Chọn lựa công nghệ

    Chương 6: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC

    6.1 Năng lực sản xuất

    6.2 Đo lường năng lực

    6.3 Quản lý năng lực

    6.4 Hoạch định năng lực

    6.5 Phân tích cân bằng

    6.6 Ra quyết định

    Chương 7: HOẠCH ĐỊNH VỊ TRÍ

    7.1 Chiến lược vị trí

    7.2 Yếu tố ảnh hưởng

    7.3 Hoạch định vị trí

    7.4 Mô hình vận tải

    7.5 Vị trí dịch vụ

    Chương 8: HOẠCH ĐỊNH MẶT BẰNG

    8.1 Hoạch định mặt bằng

    8.2 Hoạch định mặt bằng sản xuất

    8.3 Hoạch định mặt bằng kho

    8.4 Hoạch định mặt bằng trưng bày

    8.5 Hoạch định mặt bằng văn phòng

    8.6 Hỗ trợ hoạch định bằng máy tính

    8.7 Mô hình sắp hàng

    8.8 Mô phỏng mặt bằng

    Chương 9: THIẾT KẾ CÔNG VIỆC

    9.1 Chiến lược nhân lực

    9.2 Chính sách lao động

    9.3 Thiết kế công việc

    9.4 Định mức thời gian công việc

    Chương 10: HOẠCH ĐỊNH SẢN XUẤT

    10.1 Hoạch định sản xuất

    10.2 Chiến lược hoạch định

    10.3 Phương pháp hoạch định

    10.4 Hoạch định tổng hợp dịch vụ

    10.5 Lên lịch sản xuất

    Chương 11: HOẠCH ĐỊNH VẬT TƯ

    11.1 Hệ thống hoạch định yêu cầu vật tư

    11.2 Thiết kế hệ thống hoạch định yêu cầu vật tư

    11.3 Đầu vào hệ thống

    11.4 Đầu ra hệ thống

    11.5 Hoạch định yêu cầu vật tư

    Chương 12: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT

    12.1 Điều độ sản xuất

    12.2 Điều độ sản xuất gián đoạn

    12.3 Điều độ sản xuất lập lại

    12.4 Điều độ dịch vụ

    Chương 13: HOẠCH ĐỊNH TỒN KHO

    13.1 Vật tư tồn kho

    13.2 Quản lý tồn kho

    13.3 Chi phí tồn kho

    13.4 Hoạch định tồn kho

    13.5 Lượng đặt hàng kinh tế

    13.6 Khoảng đặt hàng kinh tế

    13.7 Lượng sản xuất kinh tế

    13.8 Hoạch định tồn kho an toàn

    Chương 14: QUẢN LÝ DỰ ÁN

    14.1 Quản lý dự án

    14.2 Hoạch định dự án

    14.3 Điều độ dự án

    14.4 Phân tích rủi ro thời gian

    14.5 Nén dự án

    14.6 Kiểm soát dự án

    Chương 15: QUẢN LÝ BẢO TRÌ

    15.1 Hàm cấu trúc

    15.2 Hàm tin cậy

    15.3 Thuộc tính tin cậy

    15.4 Tuổi thọ hệ thống

    15.5 Bảo trì

    15.6 Bảo trì năng suất tổng thể

    Chương 16: HOẠCH ĐỊNH PHÂN PHỐI

    16.1 Hệ thống phân phối

    16.2 Hệ thống đặt hàng theo thời gian

    16.3 Hoạch định yêu cầu phân phối

    16.4 Hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm

    16.5 Hoạch định nguồn lực phân phối

    16.6 Hệ thống phân phối phân bổ đều

    16.7 Cỡ lô hàng và tồn kho an toàn

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU

    Quản lý sản xuất được biên soạn với nội dung bao gồm 16 chương:

    Chương 1, Quản lý sản xuất, giới thiệu về các khái niệm cơ bản của Quản lý sản xuất như chiến lược sản phẩm, công nghiệp sản xuất, thông tin sản xuất, chỉ số sản xuất, và các chức năng quản lý sản xuất.

    Chương 2, Quản lý chất lượng, trình bày các nội dung về Chất lượng, Đánh giá chất lượng, Chất lượng tổng thể, Quản lý chất lượng. Chương này cũng trình bày Chất lượng chế tạo, Chất lượng dịch vụ, và các công cụ chất lượng.

    Chương 3, Dự báo nhu cầu, trình bày các nội dung Sai số dự báo, Phân tích chuỗi thời gian, Mô hình hồi quy, và Dự báo định tính.

    Chương 4, Thiết kế sản phẩm, trình bày Vòng đời sản phẩm, Chọn lựa sản phẩm, Thiết kế sản phẩm, Xác định sản phẩm, Chuẩn bị sản xuất. Chương này cũng trình bày Thiết kế dịch vụ, Công nghệ thiết kế, và sử dụng Cây quyết định trong Thiết kế sản phẩm.

    Chương 5, Thiết kế quy trình, trình bày Quá trình sản xuất, Chiến lược sản xuất, Chiến lược dịch vụ, Công nghệ sản xuất, và Chọn lựa công nghệ.

    Chương 6, Hoạch định năng lực, trình bày các khái niệm về Năng lực sản xuất, Đo lường năng lực, Quản lý năng lực, Hoạch định năng lực. Chương này còn trình bày ứng dụng Phân tích cân bằng Ra quyết định trong Hoạch định năng lực.

    Chương 7, Hoạch định vị trí, trình bày Chiến lược vị trí, cùng các yếu tố ảnh hưởng đến bài toán hoạch định vị trí. Chương này còn trình bày ứng dụng Mô hình vận tải trong hoạch định vị trí, cùng hoạch định vị trí trong sản xuất dịch vụ.

    Chương 8, Hoạch định mặt bằng, trình bày các bài toán Hoạch định mặt bằng sản xuất, Hoạch định mặt bằng kho, Hoạch định mặt bằng trưng bày, Hoạch định mặt bằng văn phòng. Chương này còn trình bày hỗ trợ hoạch định bằng máy tính, ứng dụng Mô hình sắp hàng Kỹ thuật mô phỏng trong hoạch định mặt bằng.

    Chương 9, trình bày Thiết kế công việc, với các phần Chiến lược nhân lực, Chính sách lao động, Thiết kế công việc, Định mức công việc.

    Chương 10, Hoạch định sản xuất, trình bày các Chiến lược hoạch định, Phương pháp hoạch định, Hoạch định tổng hợp trong dịch vụ, Lên lịch sản xuất.

    Chương 11, Hoạch định vật tư, trình bày thiết kế và vận hành hệ thống hoạch định yêu cầu vật tư với đầu vào, đầu ra hệ thống và phương pháp hoạch định yêu cầu vật tư.

    Chương 12, trình bày Điều độ sản xuất bao gồm Điều độ sản xuất gián đoạn, Điều độ sản xuất lập lại Điều độ dịch vụ.

    Chương 13, Hoạch định tồn kho, trình bày các dạng Vật tư tồn kho, Quản lý tồn kho, Chi phí tồn kho, cùng các mô hình hoạch định tồn kho như Lượng đặt hàng kinh tế, Khoảng đặt hàng kinh tế, Lượng sản xuất kinh tế, Tồn kho an toàn.

    Chương 14, Quản lý dự án, trình bày Hoạch định dự án, Điều độ dự án, Phân tích rủi ro thời gian, Nén dự án Kiểm soát dự án.

    Chương 15, Quản lý bảo trì, trình bày về Hàm cấu trúc, Hàm tin cậy, Thuộc tính tin cậy, Tuổi thọ hệ thống, Bảo trì hư hỏng, Bảo trì phòng ngừa. Chương này còn trình bày về Bảo trì năng suất tổng thể TPM.

    Chương 16, Hoạch định phân phối, trình bày các hệ thống phân phối kéo như Hệ thống đặt hàng theo thời gian TPOP, Hoạch định nhu cầu phân phối DRP, Hoạch định nguồn lực phân phối DRPII và hệ thống phân phối là đẩy Hệ thống phân phối phân bổ đều FSAS. Chương này còn trình bày liên kết giữa sản xuất và phân phối, cỡ lô và tồn kho an toàn trong phân phối.

    Dù đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức nhưng chắc không tránh khỏi còn sai sót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và quý độc giả để sách được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về:

    Nguyễn Như Phong.

    Trường Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM.

    Tel: 0918334207.

    Email: nnphong@hcmut.edu.vn, nguyenphong.bku@gmail.com

    Ehome: www.hcmut.edu.vn/~nnphong.

    Web: www.isem.edu.vn

    Xin thành thật biết ơn.

    Chương 1

    QUẢN LÝ SẢN XUẤT

    Hệ thống sản xuất

    Quản lý sản xuất

    Chiến lược sản phẩm

    Công nghiệp sản xuất

    Thông tin sản xuất

    Chỉ số sản xuất

    Chức năng quản lý sản xuất

    1.1 Hệ thống sản xuất

    Quản lý sản xuất là một chức năng quan trọng nhằm thiết kế, vận hành, cải tiến hay hệ thống sản xuất, là hệ thống tích hợp con người, thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng.

    Nhằm thỏa mục tiêu trên, Quản lý sản xuất bao gồm các chức năng: Dự báo nhu cầu DBNC, Quản lý chất lượng QLCL, Kiểm soát chất lượng KSCL, Cải tiến chất lượng CTCL, Thiết kế sản phẩm TKSP, Hoạch định quy trình HĐQT, Thiết kế công việc TKCV, Hoạch định năng lực HĐNL, Hoạch định vị trí HĐVT, Hoạch định mặt bằng HĐMB, Hoạch định sản xuất HĐSX, Điều độ sản xuất ĐĐSX, Hoạch định vật tư HĐVT, Hoạch định tồn kho HĐTK, Quản lý mua sắm QLMS, Quản lý dự án QLDA, Quản lý bảo trì QLBT, Hoạch định phân phối HĐPP. Quản lý sản xuất là nền tảng cho Sản xuất tinh gọn SXTG, Hoạch định nguồn lực sản xuất MRPII, Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP, Quản lý chuỗi cung ứng SCM, Lean Six Sigma LSS. Mô hình các khối chức năng trong quản lý sản xuất pISEM như hình sau.

    1.2 Quản lý sản xuất

    1.2.1 Các chức năng tổ chức

    Các chức năng cơ bản của một tổ chức sản xuất bao gồm:

    Tiếp thị

    Sản xuất

    Tài chánh.

    Chức năng tiếp thị tạo nhu cầu cho hệ thống sản xuất. Chức năng sản xuất tạo sản phẩm thỏa nhu cầu. Chức năng tài chánh thu thập và cung cấp tài chánh cho các hoạt động của tổ chức, đồng thời giúp đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức.

    1.2.2 Quản lý sản xuất

    Sản xuất là quá trình chuyển hóa nguyên liệu thành sản phẩm có giá trị ở thị trường nhằm thỏa nhu cầu khách hàng. Sản phẩm tạo bởi hệ thống sản xuất là một tổ hợp của nhân công, máy móc, công cụ, năng lượng.

    Quá trình sản xuất là quá trình chuyển đổi, bao gồm một chuỗi các bước giúp chuyển hóa vật tư nguyên liệu đầu vào quá trình thành thành phẩm ở đầu ra quá trình. Tùy thuộc vào dòng vật tư, quá trình sản xuất có hai dạng căn bản:

    Quá trình gián đoạn

    Quá trình liên tục.

    Quá trình liên tục có dòng vật tư chảy liên tục theo thời gian. Quá trình gián đoạn là quá trình sản xuất có dòng vật tư chảy không liên tục hay gián đoạn theo thời gian. Quản lý sản xuất là quản lý quá trình sản xuất với các hoạt động hoạch định, tổ chức, và kiểm soát quá trình sản xuất. Quản lý sản xuất là rất quan trọng, giúp giảm chi phí sản xuất là chi phí lớn trong tổ chức.

    1.2.3 Sản phẩm

    Sản phẩm của một quá trình sản xuất được phân loại:

    Sản phẩm vô hình

    Sản phẩm hữu hình.

    Sản phẩm vô hình hay còn được gọi là dịch vụ được sản xuất bởi quá trình dịch vụ như dịch vụ vận tải, ngân hàng, giáo dục, du lịch… Sản phẩm hữu hình hay còn được gọi là hàng hóa. Phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa như ở bảng sau.

    Sản phẩm hữu hình hay hàng hóa có hai dạng:

    Sản phẩm rời rạc

    Sản phẩm liên tục.

    Sản phẩm rời rạc như xe cộ, máy móc, thiết bị, đồ gia dụng được tạo bởi quá trình chế tạo. Sản phẩm liên tục như dầu mỏ, thực phẩm, sắt thép, xi măng được tạo bởi quá trình chế biến.

    1.3 Chiến lược sản phẩm

    1.3.1 Chiến lược sản phẩm

    Tổ chức sản xuất, cung cấp sản phẩm theo nhu cầu dự báo hay đơn hàng đã nhận. Mỗi sản phẩm có một chiến lược thỏa mãn thị trường mục tiêu, dựa vào mức độ tiếp xúc trực tiếp của khách hàng với hệ thống hoạch định và điều độ sản xuất. Chiến lược sản phẩm phụ thuộc vào thời gian sản xuất và thời gian chờ đợi chấp nhận. Các chiến lược sản phẩm bao gồm:

    Sản xuất tồn kho MTS

    Sản xuất theo đơn MTO

    Lắp ráp theo đơn ATO

    Thiết kế theo đơn ETO.

    Với các giai đoạn của quá trình sản xuất bắt đầu từ thiết kế sản phẩm, mua nguyên vật liệu, gia công, lắp ráp cụm chi tiết, lắp ráp thành phẩm, kiểm tra, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng, các chiến lược sản phẩm bao gồm các giai đoạn như ở hình sau.

    a. Sản xuất tồn kho

    Ở chiến lược sản xuất tồn kho, sản phẩm được sản xuất và tồn trữ trong kho, sẵn sàng vận chuyển đến khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu dự báo. Chiến lược sản xuất tồn kho có ưu điểm thời gian phân phối ngắn; tuy nhiên, có các nhược điểm chi phí tồn kho lớn và khách hàng phải chọn lựa sản phẩm có sẵn.

    Chiến lược sản xuất tồn kho được dùng khi sản phẩm có ít chủng loại, nhu cầu tương đối ổn định, có vòng đời hay tuổi thọ dài và có thể dự báo, khách hàng không sẵn lòng chờ đợi, có yêu cầu thời gian phân phối ngắn.

    Sản xuất tồn kho không tiếp nhận trực tiếp đơn hàng, mà qua dự báo của hệ thống phân phối nên tốc độ sản xuất ít liên quan đến đơn hàng thực sự. Nhu cầu khách hàng cần được dự báo chính xác, rủi ro chính của sản xuất tồn kho là sai số dự báo nhu cầu. Tồn kho còn nhằm chống hết hàng do biến động nhu cầu.

    Sản xuất tồn kho thường giữ mức tồn kho trong một khoảng cực tiểu - cực đại nhằm đảm bảo phân phối hiệu quả. Thông tin hoạch định sản xuất bao gồm lượng dự báo, tồn kho ban đầu, tồn kho cuối kỳ mong muốn và lượng đơn hàng chậm.

    Sản xuất tồn kho tích hợp giữa sản xuất và phân phối. Chức năng quan trọng trong hệ thống sản xuất tồn kho là hoạch định yêu cầu phân phối. Các chức năng hoạch định yêu cầu năng lực sản xuất và kiểm soát sản xuất ở xưởng là không quan trọng bằng.

    b. Sản xuất theo đơn

    Chiến lược sản xuất tồn kho có ưu điểm thời gian phân phối ngắn nhưng phải tồn kho thành phẩm. Để không phải tồn kho thành phẩm, ta dùng chiến lược sản xuất theo đơn. Ở chiến lược sản xuất theo đơn, sản phẩm chỉ bắt đầu được sản xuất khi có đơn hàng. Khi nhận đơn hàng, sản phẩm được lắp ráp từ các bán phẩm tồn trữ.

    Ở chiến lược sản xuất theo đơn, nhà sản xuất đợi đến khi có đơn hàng với yêu cầu khách hàng. Sản phẩm đã được thiết kế nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu khách hàng. Nhà sản xuất có thể hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hay chọn lựa sản phẩm. Đôi khi thiết kế ban đầu sản phẩm do khách hàng cung cấp, sau đó thay đổi theo quá trình trao đổi giữa khách hàng và nhà sản xuất. Sản xuất theo đơn dùng khi:

    Nhiều loại sản phẩm cho khách hàng chọn lựa

    Sản xuất theo yêu cầu khách hàng

    Khách hàng sẵn lòng chờ đợi

    Sản phẩm đắt tiền, không thể sản xuất tồn kho, chi phí sản xuất và tồn trữ cao.

    Chiến lược sản xuất theo đơn có ưu điểm là không tồn kho thành phẩm nhưng cũng có nhược điểm. Sản phẩm của những khách hàng khác nhau là khác nhau, dẫn đến khó khăn trong tư liệu hóa và kiểm soát tồn kho. Môi trường sản xuất luôn thay đổi, đơn hàng luôn thay đổi dẫn đến lịch sản xuất thay đổi. Máy thường không sử dụng hết năng lực, độ sử dụng thấp.

    Ngược với chiến lược sản xuất tồn kho, ở chiến lược sản xuất theo đơn các chức năng hoạch định yêu cầu năng lực sản xuất và kiểm soát sản xuất ở xưởng là rất quan trọng. Chức năng phân phối không quá phức tạp như ở sản xuất tồn kho.

    c. Lắp ráp theo đơn

    Chiến lược sản xuất tồn kho có thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh nhưng phải tồn kho thành phẩm. Ngược lại, chiến lược sản xuất theo đơn tuy không tồn kho thành phẩm nhưng có thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng kéo dài. Chiến lược lắp ráp theo đơn dung hòa giữa hai chiến lược trên.

    Chiến lược lắp ráp theo đơn sản xuất và tồn kho các khối chuẩn. Khi nhận đơn hàng từ khách hàng, sản phẩm được lắp ráp từ các khối chuẩn đã tồn trữ. Thành phẩm có một số dạng cấu hình tạo bởi kết hợp giữa các khối chuẩn. Chiến lược lắp ráp theo đơn dùng khi khách hàng không sẵn lòng đợi, chọn thành phẩm theo các cấu hình có sẵn.

    Chiến lược lắp ráp theo đơn lên lịch sản xuất các khối chuẩn theo dự báo, sau đó lên lịch lắp ráp thành phẩm theo đơn hàng thực tế. Điểm phân ly là điểm trong cấu trúc sản phẩm, chia hệ thống sản xuất thành hai phần:

    Sản xuất các khối chuẩn theo dự báo, thường hoạch định theo hệ thống đẩy.

    Lắp ráp thành phẩm theo đơn hàng, thường thực thi theo hệ thống kéo.

    Điểm phân ly thường được chọn theo bản chất sản phẩm và vị trí sản phẩm trong vòng đời. Thông tin hoạch định sản xuất khối chuẩn bao gồm dự báo thành phẩm, lượng giảm đơn hàng tồn hoạch định, lượng tăng mức tồn kho hoạch định.

    d. Thiết kế theo đơn

    Chiến lược thiết kế theo đơn thiết kế và chế tạo sản phẩm khi nhận được đơn hàng, theo yêu cầu khách hàng. Chiến lược thiết kế theo đơn là chiến lược mở rộng của chiến lược sản xuất theo đơn, với thiết kế sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, tương tác nhiều hơn với khách hàng để có được sản phẩm. Khách hàng thường yêu cầu báo giá cả, thời gian. Sản phẩm trong thiết kế theo đơn không tồn kho, chưa từng được thiết kế và sản xuất trước đây. Sản xuất theo chiến lược thiết kế theo đơn là sản xuất dự án với các vấn đề quan trọng khi thực hiện dự án:

    Rút ngắn thời gian hòan thành, quy trình đúng

    Ước lượng và kiểm soát chính xác thời gian, chi phí

    Quản lý nhà cung cấp

    Quản lý rủi ro.

    So sánh giữa các chiến lược như ở bảng sau.

    1.3.2 Phát triển sản xuất

    Chiến lược sản phẩm phụ thuộc các yếu tố:

    Thời gian sản xuất

    Thời gian chờ đợi

    Mức độ linh hoạt.

    Mức độ linh hoạt là mức độ đa dạng hóa trong đáp ứng yêu cầu khách hàng. Nếu khách hàng không sẵn lòng chờ và thời gian sản xuất lớn cần sản xuất tồn kho để phân phối kịp thời khi có nhu cầu. Khi thời gian sản xuất được giảm đến thời gian khách hàng có thể chấp nhận, nhà sản xuất chuyển sang lắp ráp theo đơn hay là sản xuất theo đơn để giảm tồn kho, đồng thời tăng số chủng loại sản phẩm cho khách hàng chọn lựa. Cuối cùng là thiết kế theo đơn, với đầu tư tồn kho thấp nhất, sản phẩm linh hoạt nhất. Tuy nhiên, thiết kế theo đơn cần công nghệ hỗ trợ.

    Hướng phát triển sản xuất bao gồm giảm thời gian sản xuất, giảm đầu tư tồn kho, tăng số chủng loại sản phẩm. Chiến lược sản phẩm phát triển từ sản xuất tồn kho đến lắp ráp theo đơn đến sản xuất theo đơn và cuối cùng là thiết kế theo đơn. Một tổ chức sản xuất nhiều sản phẩm có chiến lược khác nhau cho các dòng sản phẩm khác nhau. Một sản phẩm có thể có hai chiến lược khác nhau.

    1.4 Công nghiệp sản xuất

    Công nghiệp sản xuất bao gồm công nghiệp dịch vụ và công nghiệp sản xuất hàng hóa. Chuỗi công nghiệp sản xuất hàng hóa bao gồm công nghiệp sơ cấp và công nghiệp thứ cấp. Công nghiệp sơ cấp bao gồm các tổ chức khai khoáng chuyển hóa tài nguyên tự nhiên thành nguyên liệu sử dụng trong các ngành công nghiệp khác, như khai thác và chuyển hóa quặng sắt thành sắt.

    Công nghiệp thứ cấp bao gồm các tổ chức chuyển đổi và các tổ chức gia công lắp ráp. Các tổ chức chuyển đổi chuyển đổi nguyên liệu, từ đầu ra của các tổ chức khai khoáng, thành các sản phẩm công nghiệp đơn giản, như các công ty luyện cán thép chuyển hóa thỏi nguyên liệu sắt thép thành các thanh, tấm thép. Các tổ chức gia công lắp ráp gia công các bộ phận, lắp ráp các bộ phận thành những hàng hóa phức tạp. Theo sản phẩm, công nghiệp bao gồm:

    Công nghiệp dịch vụ

    Công nghiệp dự án

    Công nghiệp chế tạo

    Công nghiệp chế biến.

    1.4.1 Công nghiệp dịch vụ

    Công nghiệp dịch vụ có sản phẩm vô hình là dịch vụ, bao gồm các tổ chức tạo ra tiện ích như tiện ích công cộng, vận chuyển, quảng cáo, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển…

    1.4.2 Công nghiệp dự án

    Công nghiệp dự án bao gồm các tổ chức sản xuất với sản phẩm hữu hình, lớn, thường mang tính đơn nhất. Sản phẩm của dự án thường không di chuyển như cầu đường, tàu thủy… Vật tư, công cụ, nhân lực được mang đến nơi sản xuất sản phẩm. Mặt bằng thường là mặt bằng sản phẩm cố định. Chức năng quản lý tồn kho là không cần thiết, chỉ kiểm soát vật tư từ nhà cung cấp.

    Dự án là một tập hợp các công việc có thuộc tính và quan hệ, sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được một mục tiêu, tạo được một kết quả nào đó. Các phương diện của dự án bao gồm chất lượng, thời gian và chi phí. Quản lý dự án là tổ chức thực hiện các công việc một cách có hệ thống, hiệu quả để đạt được mục tiêu về chất lượng, thời gian và chi phí. Các vấn đề thường gặp trong quản lý dự án như: Khi nào dự án hoàn thành? Khả năng hoàn thành dự án trước một thời hạn? Hoàn thành dự án nhanh nhất? Nguồn lực hoàn thành dự án? Công việc găng và rút ngắn bằng tăng cường nguồn lực? Chi phí rút ngắn thời gian hoàn thành dự án? Ở một thời điểm, dự án được thực hiện sớm, trễ hay đúng theo kế hoạch? Ở một thời điểm, chi phí bằng, lớn hơn hay nhỏ hơn ngân sách dự kiến?

    1.4.3 Công nghiệp chế tạo

    Công nghiệp chế tạo có sản phẩm hữu hình, rời rạc, đếm được, như xe, thiết bị gia dụng… Quá trình chế tạo bao gồm các chức năng cơ bản nhằm chuyển đổi nguyên liệu ra thành phẩm, bao gồm gia công, lắp ráp, nâng chuyển và tồn trữ vật tư, kiểm tra và thử nghiệm, kiểm soát.

    Các chức năng gia công, lắp ráp, nâng chuyển và tồn trữ, kiểm tra và thử nghiệm là các hoạt động vật lý, tiếp xúc với sản phẩm. Trong đó gia công, lắp ráp là các hoạt động gia tăng giá trị. Các chức năng nâng chuyển và tồn trữ vật tư, kiểm tra và thử nghiệm là các hoạt động cần thiết nhưng không gia tăng giá trị. Bốn chức năng nêu trên thực hiện trong xưởng, trực tiếp lên sản phẩm, chức năng kiểm soát là chức năng phối hợp, giám sát và điều chỉnh các hoạt động vật lý trong phân xưởng.

    a. Gia công

    Gia công là hoạt động chuyển đổi vật tư từ một trạng thái sang một trạng thái khác có mức độ hoàn thành cao hơn. Trong quá trình gia công, không có vật tư thêm vào bán phẩm, mà chỉ có năng lượng như cơ, nhiệt, điện, hóa năng thêm vào để thay đổi hình dạng, tháo bỏ vật tư hay thay đổi lý tính của bán phẩm.

    Hoạt động gia công thường chia thành bốn loại: tạo phôi, tạo hình, thay đổi lý tính, hoàn thiện. Tạo phôi là hoạt động gia công cơ bản tạo hình dạng và kích thước phôi ban đầu của bán phẩm như đúc kim loại hay đổ khuôn tạo hình chất dẻo. Tạo hình là hoạt động gia công tiếp theo hoạt động gia công cơ bản nhằm tạo hình hoàn chỉnh cho bán phẩm như tiện, phay, bào, mài, dập, cắt… Thay đổi lý tính nhằm cải thiện thuộc tính vật lý của sản phẩm như xử lý nhiệt để tăng độ cứng chi tiết. Hoàn thiện để cải thiện bề mặt hay tạo lớp phủ bảo vệ sản phẩm như sơn, đánh bóng, bọc sắt, xi mạ…

    Quá trình gia công có đầu vào và đầu ra. Đầu vào quá trình gia công bao gồm nguyên liệu, thiết bị, máy móc, công cụ, đồ gá, năng lượng và nhân công. Đầu ra quá trình gia công là sản phẩm và phế phẩm của quá trình.

    b. Lắp ráp

    Tiếp theo quá trình gia công thường là quá trình lắp ráp. Lắp ráp là kết nối hai hay nhiều chi tiết lại với nhau như lắp ráp cơ khí sử dụng đinh, ốc, vít, tán... hay các quá trình kết nối bằng phương pháp hàn điện, hàn chì…

    c. Nâng chuyển và tồn trữ vật tư

    Nâng chuyển và tồn trữ vật tư là hoạt động thực hiện giữa các hoạt động gia công, lắp ráp. Nâng chuyển và tồn trữ vật tư thường tốn nhiều thời gian hơn hoạt động gia công, lắp ráp. Trong nhiều trường hợp, nâng chuyển và tồn trữ vật tư chiếm phần lớn chi phí nhân công nên cần được thực hiện hiệu quả.

    d. Kiểm tra và thử nghiệm

    Kiểm tra và thử nghiệm là một phần của kiểm soát chất lượng. Mục đích kiểm tra nhằm xem sản phẩm có phù hợp với các chuẩn thiết kế

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1