Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Bức Thành Biên Giới: Minh Đức Hoài Trinh, #2
Bức Thành Biên Giới: Minh Đức Hoài Trinh, #2
Bức Thành Biên Giới: Minh Đức Hoài Trinh, #2
Ebook245 pages4 hours

Bức Thành Biên Giới: Minh Đức Hoài Trinh, #2

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Vinh cau mặt nhìn cha, dưới ánh đèn, mái tóc bạc như được ai phết lên một lớp dầu bóng loáng, nét mặt ông Hải trở nên sâu sắc nhưng hiền lành. Vinh rùng mình vì một ý nghĩ chợt đến, khi con người đạt tới được những tư tưởng từ bi hỉ xả ấy rồi thì phải chăng đó là triệu chứng báo hiệu sự xa lìa cuộc sống trần tục?
Cái chết của bà Hải như một thứ dược phẩm có tính chất thanh lọc, cái chết ấy làm lắng tan những ý nghĩ ngờ vực oán hận. Vinh muốn đưa những thắc mắc của mình ra nói với cha, nhưng ông Hải lên tiếng trước:
- Con có thể ngạc nhiên khi thấy cậu không buồn, không khóc, nhưng chắc con đã đọc câu chuyện thần thoại Hy Lạp, bà Niobé khi thấy mười bốn đứa con của mình chết thì đã lặng lẽ biến thành đá. Sự khổ đau mà còn đo lường được với những lời than thở, với những giọt nước mắt thì có thể xem đó là chưa tới tuyệt đỉnh. 
Vinh cắn môi suy nghĩ những lời cha vừa nói, cảm thấy mình gần cha và thương cha hơn. Tâm hồn cha là cả một quyển sách triết lý cao siêu thế mà mấy lâu nay sao mình lại xao lãng, mải lo chạy theo những gì đâu đâu.
Ánh đèn chong trên bàn thờ lòe sáng. Vinh và ông Hải ngẩng lên tưởng như người chết cũng trở về dự cuộc nói chuyện đêm nay với hai cha con.
 

LanguageTiếng việt
PublisherVăn Việt
Release dateMay 27, 2022
ISBN9798201273675
Bức Thành Biên Giới: Minh Đức Hoài Trinh, #2

Related to Bức Thành Biên Giới

Titles in the series (2)

View More

Related ebooks

Reviews for Bức Thành Biên Giới

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Bức Thành Biên Giới - Minh Đức Hoài Trinh

    Chương Một

    Tin Vinh vừa thi đỗ tú tài phần thứ nhì làm cho bà Hải mừng phát run người, bà đang pha trà cho chồng uống buổi chiều, tay cầm cái ấm nước sôi mà run rẩy làm đổ cả nước ra ngoài bàn.

    - Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật...

    Bà Hải chỉ biết niệm Phật lúc nào cảm thấy mình quá vui cũng như quá buồn, hình như sau khi đã phải trải qua nhiều biến cố, con người đâm ra ngờ vực tất cả, chỉ có Trời Phật là nguyên vẹn trong sự tin tưởng mà thôi.

    Nghe giọng Vinh reo hò từ ngoài cửa ngõ reo vào:

    - Ha-ri-cô rồi mạ ơi, tưới mau tưới mau, trưa ni mạ có chi khao tụi con không mạ, phải khao liền cho nóng!

    Sự dồn dập tíu tít của thằng con trai làm cho bà Hải không còn biết trả lời vào lúc nào được. Ông Hải điềm tĩnh hơn, chậm rãi cất tiếng khen đứa con, đôi mắt lim dim nhìn trần nhà qua làn khói nước trà chứ không nhìn thẳng mặt con:

    - Thằng Vinh học như rứa là giỏi đó, chừ con muốn cậu thưởng cái chi?

    - Xe bành bạch, cậu mạ hùn nhau mua cho con cái xe bành bạch, rồi khi mô cậu cần đi đây đi đó con sẽ làm sốp phơ cho cậu, khỏi lóc cóc cái xích lô có phải là tiện biết mấy không?

    - Thôi con ơi, đi thứ xe nớ nguy hiểm, mạ sợ...

    Vinh nhăn nhó quay sang mẹ với đôi mắt van vỉ:

    - Mạ thì khi mô cũng sợ, tụi hắn đi cùng đường, có răng mô mà mạ sợ. Nếu con không lén mạ đi học cái ni cái khác, thì chắc tới chừ con cũng chưa dám ra đường một mình.

    - E chưa biết đi nữa, mạ mi thì khi mô cũng rứa!

    Ông Hải phụ họa với con, sau cuộc cách mạng, sau những ngày tản cư tù đày, ông trở nên trẻ lại, có lẽ vì thấy cuộc sống chớp nhoáng, cái gì rồi cũng qua nhanh, chẳng nên bo bíu đóng khung lấy con người làm chi cho khổ.

    Được cha đồng ý, Vinh mừng rỡ nghĩ đến chiếc xe máy dầu rồi đây mình sẽ được cưỡi lên trên cho máy tha hồ phóng nhanh, tha hồ muốn đi đâu cũng tới, lên dốc xuống dốc không phải vất vả như với chiếc xe đạp cũ kỹ của Vinh từ mấy năm nay. Nhất là mỗi khi gặp một đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh mà mình phóng rất nhanh thì các cô sẽ e lệ nép vào bên lề, kéo nón che mặt. Tuy che mặt nhưng cũng đưa mắt liếc một cái, rồi sau đấy thế nào cũng có mấy chữ trách ngầm anh ni chi lạ rứa! Chữ chi lạ rứa của con gái Huế thường vẫn mang nhiều ý nghĩa đậm đà, vừa trách móc giận dỗi, vừa nũng nịu đón mời, Vinh và các bạn đã ngồi với nhau bàn bạc phân tích kỹ như thế.

    - Mừng anh Vinh thi đậu...

    Giọng nói quen thuộc của Cửu Hà từ bếp vọng lên, Vinh vội vã rời cha mẹ đi thẳng xuống bếp để còn bắt cả nhà chia vui với mình.

    Không vui sao được, người ta mới có mười tám tuổi mà đã đỗ xong cả hai phần tú tài, đấy là vì có một năm trễ nải để tản cư về làng, để nhà cho quân đội Nhật Bản đóng. Ông bà Hải nhất định thà bỏ học chứ không cho Vinh ở lại Huế học tiếp, chỉ sợ có chuyện gì bom rơi, đạn lạc rồi cha mẹ không gặp con.

    Nếu không mất một năm oan uổng ấy thì Vinh đã là cậu tú từ năm ngoái. Nhưng không sao, sớm muộn một năm biết đâu chẳng là một sự hay, người mẹ vẫn tin như thế.

    Một năm ở làng Vinh chẳng học hành gì cả, suốt ngày ra đồi hái sim, nhổ nấm, chặt măng về giúp mẹ để khỏi đi chợ, tốn thêm tiền. Thế mà trở lại trường, thằng bé đã đuổi kịp anh em ngay.

    Đợi cho con trai đi khuất, hai vợ chồng ông Hải mới nhìn nhau hân hoan, ban nãy có mặt Vinh, tuy vui mừng mà chẳng ai dám nói lên, sợ thằng bé đắc chí rồi đâm ra kiêu hãnh tự phụ. Bà Hải vẫn theo đuổi dạy đứa con trai từng tí một. Theo ý của người mẹ ấy, nếu con có học mà thiếu phần đức hạnh thì những mảnh bằng cấp kia rồi cũng chẳng ra gì.

    Nghe tiếng Vinh rộn ràng dưới bếp rồi, hai vợ chồng mới dám cho phép sự vui mừng được tràn ra khắp nụ cười, ánh mắt. Lâu lắm mới gặp lại những giây phút vui vàng ngọc hiếm có như thế.

    - Mình định cho hắn học ngành chi chừ đây?

    Người vợ thắc mắc hỏi chồng, đặt tất cả niềm tin vào sự hiểu biết của chồng, tuy rằng mình cũng có ý kiến riêng nhưng không dám đưa ra trước.

    - Tui thấy nên cho hắn học Luật, học ngành nớ thì sau ni hắn có thể làm trạng sư, làm quan tòa hay về ngoại giao cũng được. Nước mình rồi răng cũng đi tới độc lập. Tụi Tây hắn sẽ phải nhượng bộ. Độc lập thì cần cán bộ ở nhiều ngành lắm. Nếu có phước có phần, hắn sẽ làm rạng rỡ cho gia đình mà khỏi xấu hổ với đồng bào, với dân tộc. Không phải lo thức đêm thức ngày giở sách ra học thêm, hoặc cuống quýt lên mà dựng đầu mấy ông cố vấn cố vít dậy nửa đêm mỗi khi có chuyện chi thắc mắc.

    Nghe chồng giảng dạy một hồi, người vợ có vẻ hiểu rõ hơn: nhưng sau mấy chục năm kinh nghiệm sống bên chồng trong cuộc đời quan lại, bà Hải hầu như đã chán chường với những thứ danh vọng hão huyền bên ngoài. Người đàn bà nhận thấy rằng chính cái triết lý của cha mình ngày xưa thế mà có lẽ đúng nhất, tuy phục sự giảng giải của chồng nhưng bà vẫn đưa ý kiến của mình ra để góp thêm.

    - Tùy mình, tui chỉ sợ mấy việc nớ thì rồi không tránh khỏi sự ganh đua, sự chà đạp lên nhau, kinh nghiệm của đời mình còn có đó...

    - Rứa mình muốn cho hắn học nghề chi?

    Ông Hải trầm ngâm hỏi lại vợ.

    - Nghề bác sĩ, họ nhà mình chưa có ai làm thầy thuốc, nghề nớ phúc đức nhứt.

    - Mình tưởng nghề nớ không có sự ganh đua à, hai lão bán thịt heo cũng ganh đua như thường, nghề chi mà tránh cho khỏi sự ganh đua kèn cựa, ra đời thì phải chịu như rứa. Mà mình đừng tưởng nghề nớ phúc đức, trong sách kinh của Hồi giáo có nói: mấy ông quan tòa, ông bác sĩ và ông thơ ký biên chép sổ sách, khi chết đều xuống thẳng địa ngục. Vì lúc sống mà làm việc quan tòa xét xử răng cũng có sự lầm lẫn oan ức, thầy thuốc răng cũng có sự lộn thuốc giết chết con người ta và mấy ông biên chép, răng cũng có ít nhứt là vài lần biên bậy cho người ta chịu sự lỗ lã thua thiệt.

    Người vợ cúi đầu thở dài khuất phục, chồng đã lý luận thì mình không còn cãi vào đâu được nữa.

    Dưới nhà bếp, giọng ba anh em thằng Vinh và thằng Minh, thằng Thi chí chóe cãi nhau.

    - Anh Vinh thi đậu rồi, chừ anh Vinh phải khao cho Minh với Thi.

    - Ơ hay anh thi đậu thì hai đứa phải xin mạ tiền khao anh, răng lại bắt anh khao?

    - Không được, anh phải khao.

    - Lý do tại răng nói nghe coi, đồ hai thằng gàn nhà bay.

    Thằng Minh lớn hơn em, lên giọng giảng giải:

    - Cả tháng ni anh Vinh học thi, khi mô mạ cũng không cho Minh với Thi cãi nhau, la hét ồn sợ làm anh Vinh học không vô, đó là một chuyện. Thứ hai là Minh với Thi đang tự nhiên không vui không buồn, rứa mà anh Vinh thi đậu, buộc Minh với Thi vui tức là hai đứa phải mệt rồi, anh Vinh không khao đền răng được.

    - Lý luận chi của tụi bay mà lạ lùng dữ rứa, anh Vinh chưa hề nghe ai có những thứ lý luận nớ cả.

    - Thì chừ anh Vinh nghe đó, thôi anh Vinh liệu khao cho rồi.

    - Được, chiều ni anh chở cả hai đứa ra mụ Cai ăn cháo lòng. Mà hai đứa phải xin tiền mạ để trả chớ anh Vinh không có tiền mô mà trả, chịu chưa? Công trình anh Vinh thi đậu thì tụi bay mới có lý do mà đòi khao, nếu anh Vinh thi trượt vỏ chuối thì đời mô mà được ăn cháo lòng chiều ni, có phải không?

    Hai đứa im lặng, ông bà Hải ở nhà trên nghe những lý luận của ba anh em, đoán chắc rằng hai thằng em đã thua đòn thằng anh. Bà Hải nhìn chồng lắc đầu mỉm cười:

    - Đúng là kẻ cắp gặp bà già, tụi hắn anh em với nhau thiệt không còn chối ngõ mô được, chịu khao mà bắt điều kiện hai em phải xin tiền mạ thì cũng vô đó cả.

    Nhưng tin Vinh thi đậu như một luồng nắng mới rực rỡ tuôn tràn trên khắp ánh mắt, nét mặt của mọi người, có gì đi nữa rồi cũng sẽ được chấp thuận, đồng ý cả.

    Từ ngày hồi cư, quân đội Pháp trở về chiếm đóng lại các đô thị lớn, gia đình ông Hải như lập một nếp sống mới, từ bỏ hẳn cuộc đời quan liêu cũ. Nếp sống ngày nay thân mật hơn, giản dị hơn, và cũng trẻ trung hơn.

    Ông Hải ra làm việc lại, mục đích chỉ để tránh khỏi sự dòm ngó của mấy chú mật thám và cho đỡ buồn. Tuy vậy thỉnh thoảng cũng nhận được những bức thư dọa nạt từ bên kia gửi về, bảo phải thôi ngay, nếu không thì sẽ bị chuyện này chuyện khác.

    Biết thế nào bây giờ, cuộc sống của mọi người hầu hết như con cá nằm trên thớt, lúc nào sẽ bị chặt ra năm bảy khúc tùy sự bận hay rỗi của chú đầu bếp. Không ra làm thì bị dò la điều tra nghi kỵ, ra làm thì phải chịu mang tiếng Việt gian bán nước. Hoàn cảnh này là hoàn cảnh chung của tất cả những người không chịu đi tản cư, chẳng ai có cách gì khác hơn là dùng cái triết lý tới đâu hay đó. Nếu có bị cắt đầu cưa cổ thì chịu chết, đời ai chẳng phải một lần chết, ở đấy mà lo sợ làm chi cho mệt...

    Số lương nhỏ của ông Hải mang về chỉ đủ cho ông mua sách báo, hút thuốc lá, thỉnh thoảng đưa các con đi ăn tiệm, đi xem chiếu bóng, còn dư đồng nào thì cất đấy, khi có cần sắm thêm sách vở gì cho các con, khỏi xin vợ.

    Tất cả mọi sự ăn tiêu khác trong gia đình đều do một tay bà Hải lo liệu, vì bà đã học được một nghề buôn bán các thứ đồ cổ. Xứ Huế vẫn nổi tiếng là nơi có lắm đồ cổ từ bao nhiêu đời vua này chúa khác dồn dập lại. Nhờ ở sự hiểu biết truyền thống, bà có con mắt nhìn rất tài tình, ước lượng được ngay cái nào vào thời đại nào, sau đấy xem xét kỹ dấu vết không mấy khi lầm.

    Những chiếc sập chạm cẩn bằng gỗ trắc, gỗ mun xưa dành cho các bà phi tần ngồi đánh bài với nhau, hoặc những chiếc ống nhổ của đời vua này vua nọ, khi nghe ai mách bán thì bà đến mua cất đấy. Gặp khách sang trọng ở Sài Gòn ra, hoặc những ông bà nhà giàu mới mọc, muốn tạo cho mình cái tác phong quý tộc, mục đích để tẩy xóa nhanh cái quá khứ khố rách áo ôm của mình, đấy là những vị khách sộp nhất, dễ mua bán nhất. Số tiền lời những món đồ đã từng mang dấu vết của bao nhiêu thế hệ ấy là số tiền nuôi sống cả gia đình, không đến nỗi chật vật lắm.

    Cuộc cách mạng và tiếp đến cuộc nội chiến đã làm xáo trộn tất cả những nền nếp cũ, mấy năm qua rồi mà chưa có một dấu hiệu nào báo tin ngừng chiến tranh.

    Có những đứa trẻ như tụi thằng Minh, thằng Thi con dì Ba, sinh ra từ trong lòng cuộc chiến tranh, đêm nào tai cũng nghe tiếng bom, tiếng súng, tiếng máy bay. Chúng nó hầu như đã quá quen thuộc nên không còn biết đến những lối chơi gì khác hơn là chơi chiến tranh với nhau. Nếu có ai dạy cho chúng một trò chơi thanh bình hơn thì có lẽ chúng sẽ ngạc nhiên bỡ ngỡ và không mấy khi chịu chấp thuận.

    Người lớn, cỡ ông bà Hải đã từng biết thế nào là những năm tháng thanh bình, thế mà rồi cũng hầu như chai sạn. Con người, nhất là những dân tộc sinh ra trong một nước bé nhỏ, cũng như những con vật bé nhỏ, có một sức chịu đựng rất kiên nhẫn, rất dẻo dai. Như kẻ cúi đầu đi trong mưa bão, mưa gió quất từng hồi vào mặt, vào thân mình, mà vẫn đều chân bước, chỉ có mím môi và thỉnh thoảng đưa tay lên vuốt mặt cho nước chảy xuống mà thôi.

    Người dân một nước bé nhỏ chỉ biết thở dài, cố rèn sức chịu đựng, mặc dầu cuộc sống khó khăn vẫn phải bám chặt lấy. Ở ngoài kia, mỗi lần máy bay đến dội bom cháy hết rồi nhưng chỉ độ một tháng sau, hàng quán lại mọc lên. Những chiếc quán lá do những chủ nhân còn sống sót, với chút tiền được dắt trong lưng, đã tìm đến mua ít thanh tre, dựng lại cái quán khác. Rồi cũng lại bán cháo, bán chè hoặc vài món ăn thanh đạm cho khách qua đường khi dừng chân nghỉ.

    Ở trong này, mặc dầu có những lời dọa nạt, mặc dầu có những sự bố ráp hoặc lựu đạn ám sát, người dân cũng vẫn đi tìm cái sống cho mình.

    Quân đội Pháp trở lại, nhưng uy tín đã mất đi khá nhiều. Quốc trưởng Bảo Đại được mời từ Hồng Kông về, miền Nam có Thủ Tướng nhưng hết ông này lên ông khác xuống, làm cho người dân cảm thấy mệt mỏi.

    Ông Bảo Đại vẫn phàn nàn với các bạn của mình rằng: Tôi có hai mươi lăm triệu dân, thế mà không lập được một cái chính phủ cho vững chắc chỉ vì trong số hai mươi lăm triệu người dân ấy, người nào cũng muốn làm Thủ Tướng chứ không chịu xuống chức Bộ Trưởng nữa. Như thế bảo làm sao tôi không gặp sự khó khăn.

    Lời nói tuy cốt để biện bạch cho sự bất lực của ngài, nhưng cũng chứng minh cái tính nhiều tham vọng và không chịu đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân của một số đông người dân Việt.

    Sự lựa chọn cho Vinh học luật đã định đoạt cả một tương lai của thằng con trai. Hai vợ chồng ngập ngừng không biết nên gửi Vinh vào Sài Gòn hay xin cho con sang Pháp; Vinh còn ít tuổi, xin đi không khó nhưng đi xa quá, những mấy năm trời, liệu gia đình có chịu nổi sự nhớ thương cách biệt đó không.

    Trong nhà hiện tại chỉ còn mỗi Vinh là lớn nhất, các con khác đã lạc loài mỗi đứa một nơi cả rồi. Thiếu Vinh ai là người đàm đạo với cha mẹ, giúp cha trong các thứ mua bán sách vở, giúp mẹ lo làm các thứ giấy tờ hóa đơn khi có một món hàng bán ra.

    Sau một tuần lễ cân nhắc, đêm nào cũng thức đến hai, ba giờ sáng để bàn bạc, cả ông Hải và vợ đều đồng ý phải để cho Vinh xuất dương. Xin xăm ra ngài cũng dạy như thế. Hiện tại còn có phong trào rủ thanh niên lên chiến khu, ông Hải và vợ không muốn mất đứa con quý nhất của mình. Đi ra ngoại quốc, ngoài sự học được nhiều điều mới lạ, còn tránh khỏi cái nạn bị lùa lên khu. Vinh dại dột có thể theo lời chúng bạn tuyên truyền mà quên cả cha mẹ đi chăng.

    Nghe cha mẹ nhất định xin cho mình đi học ở Pháp, Vinh không đòi xe máy dầu nữa. Thằng con trai nào lại chẳng có cái mộng xuất ngoại, nhất là khi biết tin mấy thằng bạn vừa thi đỗ cùng khóa cũng được cha mẹ lo sợ gửi đi cả. Đứa định học thuốc, đứa học kỹ sư, học văn chương, đi như thế này không những khỏi bơ vơ mà còn vui. Vì vẫn được gần lũ quỷ sứ từ trước đến nay, nghĩa là từ năm thứ nhất ban trung học chúng nó đã không lìa nhau.

    Chỉ còn có ba tháng nữa thì nhập học ở Pháp, thời gian vừa đủ cho các cậu chạy giấy tờ ở trường, giấy thông hành và mua sắm các thứ hành trang.

    Nghe mọi người dọa Paris lạnh lắm, mỗi năm chỉ vẻn vẹn có ba tháng là được cởi áo khoác, còn thì lúc nào cũng ru rú trùm từ đầu xuống chân. Bà Hải cũng như các bà mẹ khác, tíu tít lo sắm những bộ áo trong, áo ngoài cho thằng con, bỏ bê cả công việc buôn bán.

    Mấy tuần cuối, tha hồ Vinh được mời đi ăn, hết ông chú tiễn chân đến bà o mời về nhà. Sợ Vinh sang Pháp nhớ quà Huế nên không hẹn nhau mà mọi người cùng đãi Vinh ăn món Huế. Nào bún bò, giấm nuốc, nào cơm hến, bánh bèo tùy sức của mỗi người.

    Những tô bún bò lừng lựng thơm mùi sả tươi, mùi ớt bột, mùi giò heo nấu lẫn với thịt bò quyện lấy nhau tỏa ra khắp xóm, bắt ai ngửi thấy cũng phải hít mũi và nuốt nước miếng. Nhìn màu nước bún đỏ sẫm ngả ánh vàng của những đốm mỡ hòa trong ớt, bật lên những sợi bún trắng nuột nà lấm tấm màu xanh của mấy lá hành ngò non tươi, Vinh vừa bưng tô bún lên ăn vừa xuýt xoa: Chưa ăn đã ngon rồi, làng xóm ơi!

    Càng cay chảy nước mắt bao nhiêu lại càng quyến rũ bấy nhiêu, qua xứ người dẫu có bọc theo cả trăm nghìn quan trong túi cũng không mua được một tô bún ngon lành như thế. Chỉ có người Huế, mang nặng chất núi Ngự sông Hương trong tâm hồn mới có thể tạo nên những tác phẩm đặc biệt ấy. Dầu có lấy đủ thứ nguyên liệu đưa sang dạy cho một người dân miền Nam hay miền Bắc nấu là đã thấy đổi cái mùi vị khác biệt rồi, chứ đừng nói đến sự dạy cho một cô đầm hay cô người Đức biết nấu.

    Ăn chán bún bò lại được đổi món bánh bèo, bà chị họ mua cả gánh, bảo quẩy vào nhà Vinh rồi mình với các con đi xe theo để đãi Vinh ăn cho nóng.

    Những đĩa bánh bèo trắng mỏng manh nở hoa tôm vàng rực, từ bàn tay dịu dàng của cô hàng mang tới. Mùi nước mắm ngọt ngào hòa chung với mỡ rán và hành lá, cũng khiêu khích cái dạ dày không kém tô bún bò.

    - Tiếc quá trời không sinh ra người có cái dạ dày của con lạc đà để ăn cho nhiều, ăn rồi cất một chỗ khi mô đói ăn nữa.

    - Anh Vinh đừng thèm làm con lạc đà, đi mô cũng bị người ta bắt chở đầy một lưng, khổ chết!

    Thằng Minh nghe anh than thở vội tiếp lời ngay, tỏ cho mọi người biết rằng nó đã từng thấy con lạc đà.

    - Anh Vinh dại chi mà làm con lạc đà, làm con lạc đà mô có bánh bèo mà ăn?

    - Con lạc đà không ăn bánh bèo, rứa hắn ăn chi anh Vinh hè?

    Thằng Thi hỏi anh.

    - Suốt đời ăn cỏ khô với uống nước lạnh, chưa khi mô hắn được ăn một

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1