Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nails Tình Thương
Nails Tình Thương
Nails Tình Thương
Ebook115 pages1 hour

Nails Tình Thương

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

The book portrays typical scenes from the daily life of a Vietnamese-Canadian couple who own a nail salon. The story not only highlights the immense sacrifices made by refugees for their families but also illuminates their efforts to preserve their traditions in their new homeland.

Sách chuyển tải những hình ảnh tiêu biểu trong cuộc sống h

LanguageTiếng việt
Release dateNov 7, 2023
ISBN9781777350079
Nails Tình Thương
Author

Vinh Quyen Tang

Ph.D., P. Eng.

Read more from Vinh Quyen Tang

Related to Nails Tình Thương

Related ebooks

Reviews for Nails Tình Thương

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nails Tình Thương - Vinh Quyen Tang

    Số Mệnh

    - A-lô!

    - Má hả má. Con đây.

    - Ờ, má nè.

    - Má khỏe không má.

    - Má cũng thường. Vợ chồng con ở bển với hai đứa nhỏ cũng khỏe hết hén.

    - Dạ, tụi con bình thường hết má ơi. Ở bên nhà giờ này mấy giờ rồi má.

    - Gần 9 giờ sáng rồi con.

    - Bên này là 9 giờ tối đó má ơi.

    Vợ chồng anh Thân sống ở Canada hơn 10 năm mà vẫn thường xuyên gọi điện thoại về thăm Bà Sáu, mẹ của anh Thân. Trong suốt khoảng thời gian dài xa nhà, điệp khúc chào hỏi tuy đã trở nên quen thuộc nhưng chưa bao giờ nhàm chán.

    Những câu chuyện tiếp theo thông thường cũng chỉ là những 'báo cáo' về các kỳ tích của hai đứa con của anh chị cho bà nội các cháu nghe, cho bà nội vui. Ồ, nếu không là kỳ tích thì là thành tích vậy. Chuyện thêm mắm, dặm muối chút đỉnh, cho thỏa lòng người nói, lại hài lòng người nghe thì có sao đâu.

    Từ lúc Nghĩa, đứa con thứ nhì của anh chị Thân, chào đời ở Canada, cha mẹ nó đã không ngại tốn tiền điện thoại 'muốn ẹo xương sống', có tháng lên tới một hai trăm đô la, để gọi về Việt Nam báo cho bà nội của cháu biết:

    - Cháu nội của má biết lật rồi má ơi;

    - Cháu nội của biết bò rồi má ơi;

    - Cháu nội của má biết đứng rồi má ơi;

    - Cháu nội của má biết đi rồi má ơi;

    Hay

    - Cháu nội của má biết nói rồi má ơi.

    Tới khi Nghĩa vào lớp mẫu giáo, thì,

    - Cháu nội của má giỏi lắm, bữa nay nhận được nhiều hình tim khen thưởng của cô giáo đó má ơi.

    Anh chị Thân còn có một đứa con gái lớn tên Thảo, sanh ở Việt Nam, theo anh chị vượt biên lúc cháu mới năm sáu tuổi. Sau khi đến Canada cháu đã bắt đầu vào tiểu học. Thành quả học tập của cháu ở trường cũng được phúc trình đầy đủ cho bà nội của cháu ở Việt Nam biết. Bà rất vui, nhưng khi cháu lớn lên, bà lại quan tâm nhiều hơn tới một vấn đề khác.

    Mỗi lần anh chị Thân gọi điện thoại thăm bà Sáu, bà thường nhắc nhở,

    - Con gái ngày một lớn, hai con dù có làm ăn bận rộn cách gì cũng phải ráng để mắt trông chừng con.

    Hai năm trước, anh chị Thân dọn vào một ngôi nhà mới, rộng rãi hơn, khang trang hơn căn nhà đầu tiên mua lại lúc mới bắt đầu lập nghiệp. Nhà mới có nhiều phòng ốc từ trên lầu xuống tới dưới hầm, đến độ anh chị phải than, 'Ở làm sao cho hết'. Hai người bèn nảy ra ý nghĩ cho một thanh niên đồng hương quen biết lâu ngày mướn căn phòng nhỏ ở dưới hầm nhà, để 'tiện thể có thêm thu nhập cũng tốt'.

    Khi bà Sáu biết chuyện, bà nổi trận lôi đình. Dù chỉ nghe giọng nói của bà qua điện thoại, chị Thân cũng phát lo, 'Xưa nay em chưa bao giờ thấy má giận đến độ đó.' Bà Sáu không ngớt nhắc anh chị Thân 'Phải nhớ mình có con gái trong nhà', và lập đi lập lại lời cảnh báo, 'Lửa gần rơm khó tránh khỏi mén'. Vậy là anh chị đành phải năn nỉ cho lửa sớm dọn đi nơi khác.

    Cứ vậy mà từ đó vợ chồng anh Thân và bà Sáu, dù cách trở đại dương, đã phải bỏ nhiều công sức dập hết ngọn 'lửa' này tới ngọn 'lửa' khác, từ lúc lửa còn trong trứng nước, dù những cái trứng đó chỉ có trong trí tưởng tượng của họ.

    Tuy nhiên chuyện phải đến đã đến, ba hôm trước Thảo đi học về, tuyên bố với cha mẹ là sẽ đi dự tiệc nhảy đầm do trường tổ chức với một bạn học tên 'thằng Raul' mà trước giờ anh chị Thân chưa hề nghe con nhắc đến.

    Hôm nay anh Thân gọi điện thoại gấp cho bà Sáu là để báo ... hung tin:

    - Con Thảo có bồ rồi má ơi. Hình như người Ả-rập hay gì đó.

    Sau khi kể lại đầu đuôi câu chuyện, anh khẩn khoản nhờ bà Sáu,

    - Má làm ơn nói với nó một tiếng. Nó nghe má lắm.

    - Con ở bển gần gũi, ráng khuyên can con cái. Chứ má ở bên nay, xa xôi nói gì cũng khó.

    - Hai vợ chồng con nóng tánh, hay la ó. Nói nó hổng nghe. Để cuối tuần này con gọi về má, má nói với nó vài tiếng.

    - Ừ thôi được rồi, để má nói chuyện với nó coi sao.

    Anh Thân nói lời chia tay bà Sáu mà trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Mọi chuyện lại có 'má lo' như trước giờ. Gác điện thoại lên, anh lững thững đến ngồi trên ghế sô-pha, nhắm miếng trà, nhìn ra bầu trời tranh tối tranh sáng bên ngoài cửa sổ, thả lỏng tâm hồn lắng nghe dư âm tiếng nói bà Sáu, để nó đưa anh về với những kỷ niệm ấu thơ ở quê nhà.

    Bốn mươi năm trước, trong một căn nhà ngói đỏ ở ngoại ô Sài Gòn, anh Thân vào khoảng năm tuổi từng ngồi trên nền gạch bông phía trước hành lang, chong mắt coi 'dì Út' làm móng tay cho bà Sáu mỗi tuần. Thuở đó anh không biết dì Út là ai và từ đâu đến, chỉ biết lâu lâu thấy dì tới nhà, mang theo hai giỏ xách. Giỏ nhỏ đựng đồ nghề làm móng tay cho mẹ anh. Giỏ lớn đựng đủ thứ, không ai biết trước là thứ gì. Chỉ sau khi dì mở giỏ ra chào hàng thì mới biết.

    Dì Út thường quảng cáo bán dù xếp và áo mưa, nhưng thường hơn là các lọ nước hoa và các hộp mỹ phẩm từ Pháp và Mỹ. Nếu chỉ có vậy thì bé Thân đã không ngồi hàng giờ, kế bên ghế phô-tơi (fauteuil) của bà Sáu, quan sát dì Út ngồi trên chiếc ghế đẩu nhỏ lom khom sơn móng tay cho mẹ mình.

    Thỉnh thoảng dì Út lại chào hàng một món đồ chơi trẻ con. Bà Sáu không thích lắm vì quan niệm đồ chơi là ba thứ phí tiền, nhưng nếu gặp được món bà cho là có tính giáo dục thì bà không ngại mua cho con. Nhờ vậy mà anh Thân được sở hữu một ống kính vạn hoa để nhớ đời. Cậu bé Thân thường say mê đặt mắt vào ổ nhìn ở đầu ống, để ngắm những mẫu hình màu sắc rực rỡ hiện ra ở phía cuối ống. Càng thích thú hơn khi cậu bé Thân chỉ cần nhích khuỷu tay, xoay ống kính một góc nhỏ, một mẫu hình muôn màu mới lạ khác lập tức hiện ra.

    Làm sao có thể ngờ được, mấy mươi năm sau ở hải ngoại anh Thân đã tìm sinh kế bằng chính cái nghề của dì Út năm nào. Chẳng những vậy mà vợ chồng anh còn mọc gốc mọc rễ với nghề kể từ ngày sang lại một tiệm Nails (Tiệm chăm sóc móng tay) của người quen.

    Cuộc đời sao mà thay đổi nhanh chóng quá. Thiệt chẳng khác những hình ảnh trong kính vạn hoa, hiện ra sau mỗi cái lắc tay, và cũng biến

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1