Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni: Tứ Phần Luật, #2
Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni: Tứ Phần Luật, #2
Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni: Tứ Phần Luật, #2
Ebook243 pages2 hours

Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni: Tứ Phần Luật, #2

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Người trí hộ trì giới,

Thường được ba nguồn vui:

Danh thơm và lợi dưỡng,

Đời sau hưởng phước lạc.

Nên quán xét như thế,

Người trí cần giữ Giới.

Giới tịnh sanh trí tuệ,

Liền được đạo Vô thượng.

Như chư Phật quá khứ,

Cùng chư Phật tương lai,

Và chư Phật hiện tại,

Diệt hết mọi ưu sầu,

Đều một lòng kính Giới,

Pháp chư Phật như vậy.

Như người vì tự thân,

Muốn cầu được Phật đạo,

Nên tôn trọng chánh pháp,

Chư Phật dạy như vậy.

 

Bảy đức Phật Thế Tôn,

Diệt trừ muôn phiền não,

Thuyết dạy Giới kinh này,

Ràng buộc được cắt đứt.

Nhập vào cõi Niết-bàn,

Vĩnh viễn đạt chân thật.

 

LanguageTiếng việt
Release dateJan 27, 2022
ISBN9798201051716
Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni: Tứ Phần Luật, #2
Author

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.

Read more from Nguyễn Minh Tiến

Related to Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni

Titles in the series (3)

View More

Related ebooks

Reviews for Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Giới Luật Bậc Tỳ-kheo-ni - Nguyễn Minh Tiến

    LỄ THỌ GIỚI TỲ-KHEO NI

    A. NGHI THỨC Ở CHÚNG TỲ-KHEO NI

    [1]

    N

    gười muốn xin thọ giới tỳ-kheo ni, khi mới đến phải cúi đầu lễ lạy hết thảy đại chúng ni tăng. Lễ chúng ni tăng xong rồi, vị ni giới sư[2] sẽ dạy đắp y, mang bình bát, hỏi người ấy rằng:

    Năm tấm y và bình bát này có phải là của cô không?

    Người xin thọ giới đáp: Thưa phải.

    Khi ấy, ni giới sư dạy cho người xin thọ giới thưa trước đại chúng rằng:

    "Con tên là... ...[3] với năm tấm y[4] và bình bát này xin nguyện suốt đời thọ trì không lìa bỏ."

    Lặp lại như vậy ba lần. Rồi mới dạy việc thưa thỉnh hòa thượng ni:

    Kính bạch đại đức thương tưởng, con tên là ... ... nguyện thỉnh ngài làm hòa thượng ni, xin ngài vì con mà làm hòa thượng ni. Con nương theo ngài mà được chúng ni tăng cho người dạy dỗ. Xin ngài thương xót con.

    Lặp lại như vậy ba lần. Khi ấy, vị ni giới sư mới hỏi hòa thượng ni ấy rằng:

    "Ngài có thể vì đệ tử thức-xoa-ma-na[5] đây mà làm hòa thượng ni đỡ đầu được chăng?"

    Vị hòa thượng ni đáp rằng: Có thể được.

    Liền đó, ni giới sư bảo người xin thọ giới đi ra một nơi khác, có thể nhìn thấy nhưng không thể nghe được mọi việc trong giới đàn.

    Sau đó, vị ni giới sư mới hỏi cả đại chúng rằng:

    Các vị, ai có thể vì đệ tử thức-xoa-ma-na tên ... ... này mà làm giáo thọ sư?

    Vị tỳ-kheo ni nào nhận làm giáo thọ sư sẽ đáp lại rằng: Tôi có thể làm được.

    Khi ấy, ni giới sư thưa trước đại chúng rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng, thức-xoa-ma-na đây tên là ... ....., nay cầu được hòa thượng ni tên là... ..., xin được thọ cụ túc giới. Nay có tỳ-kheo ni tên là... ... nhận làm giáo thọ sư, vì đệ tử tên ... ... mà dạy dỗ. Nếu chư đại đức ni tăng thấy đây là lúc thích hợp và ưng thuận, tỳ-kheo ni tên ... ... sẽ vì đệ tử tên ... ... mà làm giáo thọ sư, lo việc dạy dỗ.

    Rồi lại thưa tiếp rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng, thức-xoa-ma-na tên ... ... đây, theo hòa thượng ni tên... ... cầu thọ cụ túc giới, đã có tỳ-kheo ni tên ... ... nhận làm giáo thọ sư để dạy dỗ. Như có ai trong số chư đại đức ni tăng ưng thuận việc này, xin lặng thinh chấp nhận. Vị nào không ưng thuận xin tùy ý nói ra.

    Nếu đại chúng ni đều lặng thinh tỏ ý đã ưng thuận, xem như đã xác lập xong giáo thọ sư cho người xin thọ giới.

    Tiếp theo, vị ni sư giáo thọ đi đến chỗ người xin thọ giới đã lánh ra lúc nãy, dạy sửa sang y phục cho tề chỉnh, quỳ gối chân phải xuống, chắp hai tay cung kính. Ni sư giáo thọ dạy rằng:

    Cô nên nghe cho rõ đây. Giờ là lúc phải chí thành, lúc phải nói lên sự thật. Nay ta hỏi cô, điều nào đúng thật, phải thưa là đúng thật, như có gì không thật, phải thưa là không thật.

    Rồi vị ni sư giáo thọ hỏi người xin thọ giới rằng:

    "Cô có thật là người nữ bình thường, không có dị tật, khiếm khuyết gì hay không?[6] Cô có mắc các chứng bệnh lâu năm hoặc mất khả năng sinh sản không? Cô có vi phạm vào pháp luật không?

    Cha mẹ cô còn sống không? Cô có chồng hay chưa?

    Nếu đáp là cha mẹ còn sống hoặc đã có chồng, lại hỏi xem cha mẹ hoặc chồng có đồng ý cho xuất gia hay không?

    Ni giáo sư lại hỏi tiếp rằng:

    Cô có đủ năm tấm y và bình bát để khất thực hay không? Cô tên là gì? Hòa thượng ni đỡ đầu tên là gì?

    Người xin thọ giới phải theo từng câu hỏi mà trả lời thông suốt.

    Ni sư giáo thọ hỏi xong, liền trở lại thưa trước đại chúng rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng. Đệ tử thức-xoa-ma-na tên ... ... đây, tôi đã xét hỏi xong, không có các sự ngăn ngại việc xuất gia.[7]

    Ni sư yết-ma khi đó liền nói: Nếu xét thấy là trong sạch, có thể cho vào đây được.

    Rồi người xin thọ giới thỉnh hòa thượng ni yết-ma, thưa trước đại chúng rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng. Đệ tử tên là ... ... theo hòa thượng ni ... ... cầu thọ cụ túc giới. Nay đệ tử xin chư đại đức ni tăng thuận cho hòa thượng ni ... ... làm hòa thượng ni yết-ma của đệ tử. Xin chúng ni tăng và hòa thượng ni... ... mở lòng thương xót ưng thuận cho.

    Thưa thỉnh như vậy ba lần. Ni sư yết-ma liền thưa trước đại chúng rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng. Đệ tử tên ... ... đây theo hòa thượng ni ... ... cầu thọ cụ túc giới. Nay lại xin với chúng ni tăng thỉnh hòa thượng yết-ma. Nếu chúng ni tăng thấy đây là lúc thích hợp và ưng thuận, tôi xin đối trước chúng tăng xét hỏi về các pháp ngăn ngại việc xuất gia.[8]

    Sau đó, ni sư yết-ma ở giữa đại chúng công khai lặp lại những câu hỏi mà ni giáo sư đã hỏi. Người xin thọ giới cũng như sự thật mà trả lời.

    Hỏi đáp xong, ni sư yết-ma thưa trước đại chúng rằng:

    Chư đại đức ni tăng, còn có điều chi chưa hỏi chăng? Nếu có điều chi chưa hỏi xin cứ hỏi. Nếu thấy hỏi như vậy đã đầy đủ, xin lặng yên.

    Như đại chúng không có ai lên tiếng, ni giới sư liền thưa rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng. Thức-xoa-ma-na tên... ... đây, theo hòa thượng ni ... ... cầu thọ cụ túc giới. Nay xin được chúng ni tăng thuận cho làm hòa thượng ni yết-ma. Đệ tử ... ... tự nói là trong sạch, không có điều chi khó khăn ngăn ngại việc xuất gia, tuổi đời đã đủ, y bát đầy đủ, có hòa thượng ni ... ... làm hòa thượng ni đỡ đầu. Nếu chư ni tăng thấy đây là lúc thích hợp và ưng thuận, xin vì đệ tử ... ... mà nhận cho làm hòa thượng ni yết-ma.

    Sau cùng, ni giới sư thưa trước đại chúng rằng:

    Kính bạch chư đại đức ni tăng. Thức-xoa-ma-na tên ... ... đây, theo hòa thượng ni ... ... xin được thọ giới cụ túc, đã xin với chúng ni tăng xin nhận các vị hòa thượng ni yết-ma, hòa thượng ni đỡ đầu, đệ tử này tự nói rằng trong sạch, không có các việc khó khăn ngăn ngại sự xuất gia, tuổi đời đã đủ, y bát đầy đủ, hòa thượng ni ... ... là hòa thượng ni yết-ma, hòa thượng ni ... ... đỡ đầu. Nếu chúng ni tăng thấy đây là lúc thích hợp và ưng thuận, xin lặng yên chấp nhận. Nếu có ai không ưng thuận xin tùy tiện nói ra.

    Nếu trong chúng ni tăng không có ai phản đối, nghi thức ở giáo hội tỳ-kheo ni đến đây xem như hoàn tất.

    Nghi thức này được thực hiện ở tại chùa của chư ni, nhưng việc thọ cụ túc giới còn phải qua giáo hội tỳ-kheo nữa. Ngay trong ngày, người xin thọ giới phải đến chỗ của chư tăng mà xin thọ cụ túc giới.

    B. NGHI THỨC Ở CHÚNG TỲ-KHEO[9]

    Sau khi thực hiện xong nghi thức xin thọ giới trước chúng tỳ-kheo ni và đã được chấp thuận, người xin thọ giới được đưa đến trước chúng tỳ-kheo tăng ở nơi đó để chính thức thọ giới cụ túc.

    Sau khi đảnh lễ chư tăng, người xin thọ giới phải đối trước chư tăng mà lặp lại việc thưa thỉnh hòa thượng ni:

    Kính bạch chư đại đức tăng, con tên là ... ... nguyện thỉnh ngài... ...làm hòa thượng ni, xin ngài vì con mà làm hòa thượng ni. Con nhờ nương theo ngài mà được chúng tăng cho thọ giới cụ túc. Xin ngài thương xót con.

    Lặp lại như vậy ba lần, sau đó mới thưa với chư tăng xin được thọ giới cụ túc:

    Kính bạch chư đại đức tăng, con tên là ... ... nương theo hòa thượng ni... ... cầu được thọ giới cụ túc. Nay con xin nương theo chư tăng cầu được thọ giới cụ túc, hòa thượng ni là... ... Nguyện chư tăng rủ lòng thương xót, cho con được thọ giới cụ túc. Xin chư tăng thương xót con.

    Người xin thọ giới  lặp lại ba lần như vậy. Khi ấy, chúng tăng nên cử ra một vị tỳ-kheo thưa giữa đại chúng rằng:

    Kính bạch chư đại đức tăng, người này tên là ... ... đã nương theo hòa thượng ni là... ... để cầu được thọ giới cụ túc. Người này đã thưa thỉnh cầu chúng tăng cho thọ giới cụ túc, có hòa thượng ni là... ... Nếu chúng tăng thấy đây là lúc thích hợp và ưng thuận, nay tôi sẽ theo đúng pháp hỏi lại người này.

    Sau đó, vị tỳ-kheo nói với người xin thọ giới:

    Cô nên nghe cho rõ đây. Giờ là lúc phải chí thành, lúc phải nói lên sự thật. Nay ta ở giữa chúng tăng mà hỏi cô, điều nào đúng thật, phải thưa là đúng thật, như có gì không thật, phải thưa là không thật.

    "Cô từ xưa nay có phải là người lương thiện trong sạch hay không? Từ lúc xuất gia đến nay có thực hành theo đúng pháp xuất gia hay không? Cô đã có đủ hai năm học giới hay chưa? Đã theo đúng pháp xin với chúng tỳ-kheo ni hay chưa? Chư ni tăng có đồng thuận cử hòa thượng ni yết-ma dạy dỗ cô? Cô có đủ năm tấm y và bình bát hay chưa? Cô tên họ gì? Hòa thượng ni đỡ đầu cho cô tên là gì?

    Người xin thọ giới phải tùy theo từng câu hỏi mà trả lời thông suốt.

    Tiếp đó, vị tỳ-kheo thưa với chúng tăng:

    Kính bạch chư đại đức tăng, như thế có còn điều chi chưa hỏi hay chăng? Nếu có điều chi chưa hỏi, xin cứ hỏi. Nếu thấy hỏi như vậy đã đầy đủ, xin lặng yên.

    Nếu chúng tăng đều yên lặng chấp thuận, vị tỳ-kheo ấy liền thưa trước đại chúng:

    Kính bạch chư đại đức tăng. Đệ tử này tên là ... ... đã theo hòa thượng ni là... ... xin được thọ giới cụ túc. Đệ tử này đã xin với chúng tăng xin được thọ giới cụ túc, có hòa thượng ni là... ... Đệ tử này tự nói rằng mình là người trong sạch, không có những điều chướng ngại việc xuất gia, đã đủ tuổi xuất gia, từ khi xuất gia đến nay đều thực hành theo đúng pháp xuất gia. Đệ tử này đã có đủ hai năm học giới pháp, chúng tỳ-kheo-ni đã đồng thuận, đã cử hòa thượng ni yết-ma dạy dỗ. Đệ tử này có đủ năm tấm y và bình bát, có hòa thượng ni đỡ  đầu là... ... Nếu chúng tăng thấy đây là lúc thích hợp và ưng thuận, xin cho phép đệ tử này thọ giới cụ túc, có hòa thượng ni là... ...

    Kính bạch chư đại đức tăng. Hôm nay chúng tăng sẽ cho phép đệ tử... ... thọ giới cụ túc, có hòa thượng ni là... ... Nếu vị nào ưng thuận, xin lặng yên chấp nhận. Nếu vị nào không chấp nhận, xin tùy tiện nói ra.

    Vị tỳ-kheo thưa trước đại chúng ba lần như vậy. Nếu chúng tăng im lặng chấp nhận thì việc thọ giới xem như thành tựu.

    Sau đó, vị thầy Yết-ma thuyết dạy cho người xin thọ giới về tám điều trọng luật,[10] nếu phạm vào sẽ bị trục xuất khỏi giáo hội Tăng-già:

    1. Không được phạm vào sự dâm dục, làm chuyện không trong sạch. Nếu tỳ-kheo ni không giữ hạnh trong sạch, làm chuyện dâm dục, thậm chí với loài súc sanh, không còn là tỳ-kheo ni, là đệ tử Phật nữa. Trọn đời không được phạm vào giới này, con có thể giữ được hay không?

    Người thọ giới đáp: Thưa, được.

    2. Không được trộm cắp, cho dù là những món cỏ lá nhỏ nhặt. Nếu tỳ-kheo ni trộm lấy của người khác, hoặc chỉ bảo, sai khiến người khác trộm lấy, tự mình chặt phá, hoặc sai bảo người khác chặt phá, hoặc chôn giấu, hoặc làm thay đổi màu sắc để cho đồ vật ấy trở thành của mình, không còn là tỳ-kheo ni, là

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1