Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Thiển tông trong cửa Thiền.
Thiển tông trong cửa Thiền.
Thiển tông trong cửa Thiền.
Ebook134 pages2 hours

Thiển tông trong cửa Thiền.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

“Truy Môn Cảnh Huấn” là một bộ sách gom hơn 170 điều răn dạy của các bậc Tiên hiền Cổ đức. Trong đó có chia ra thành nhiều đề tài như tham thiền học đạo, nghiêm trì giới luật...ở trong cửa thiền rất hữu ích cho người xuất gia.
“Truy Môn Cảnh Huấn”, ban đầu là một quyển do ngài Trạch Hiền biên soạn vào đời Tống. Sau đó, đến đời Nguyên có ngài Vĩnh Trung rồi đến đời Minh có ngài Như Cẩn, cả hai thuộc dòng Lâm Tế, nối nhau bổ sung thành mười quyển được lưu hành tới ngày nay.
Theo chủ ý của chúng tôi, nếu cho ra một tác phẩm hoàn bị như nguyên tác, thì e rằng quá dày làm cho người đọc sẽ ngán ngẩm. Vì vậy, để chia sẻ thành quả này, chúng tôi tạm chia ra thành nhiều tập mỏng nhỏ đi theo những chủ đề riêng. Tập này chúng tôi tạm đặt với nhan đề là “Thiền Tông Trong Cửa Thiền”.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJul 20, 2016
ISBN9781370081691
Thiển tông trong cửa Thiền.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Thiển tông trong cửa Thiền.

Related ebooks

Reviews for Thiển tông trong cửa Thiền.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Thiển tông trong cửa Thiền. - Dong A Sang

    THIỀN TÔNG TRONG CỬA THIỀN

    By Thích Trúc Thông Quảng

    Smashwords Edition

    mailto:htt//blog,%20smahwords.com

    MỤC LỤC

    Phần 1 : LỜI NÓI ĐẦU

    Phần 2: THIỀN TÔNG TRONG CỬA THIỀN

    1.Bài Văn Cảnh Sách Của Thiền Sư Đại Viên Ở Quy Sơn.

    2.Thiên Tôn Kính Chư Tăng Của Thiền Sư Minh Giáo Tung.

    3.Lời Dạy Đệ Tử Của Pháp Sư Viên Ở Cô Sơn.

    4.Khuyên Gắng Học Đối Với Bậc Thượng.

    5.Khuyên Gắng Học Đối Với Bậc Hạ.

    6.Mười Môn Cần Học (Kèm Theo Lời Tựa) Của Pháp Sư Vân Ở Chùa Cảnh Đức, Cô Tô.

    7.Nghi Thức Tọa Thiền Của Thiền Sư Phật Tâm Tài Ở Thượng Phong.

    8.Nghi Thức Tọa Thiền Của Thiền Sư Từ Giác Trách Ở Trường Lô.

    9.Văn Khuyên Tham Thiền.

    10.Văn Tự Răn Nhắc.

    11.Bài Minh Về Tọa Thiền Của Thiền Sư Phật Nhãn Viễn Ở Long Môn .

    12.Ba Điều Tự Tỉnh Xét Mình.

    13.Bài Minh Ngồi Thiền Của Thiền Sư Đại Nghĩa Ở Nga Hồ.

    14.Lời Dạy Chúng Của Thiền Sư Hỗn Dung Ở Đông Lâm, Lô Sơn

    15.Bài Tựa Cuốn Tự Cảnh Lục Của Pháp Sư Tín Ở Lam Cốc.

    16.Bài Văn Nói Về Nỗi Khó Khăn Làm Tăng Họ Thích.

    17.Lời Răn Để Lại Cho Các Chú Tiểu Của Pháp Chủ Xướng, Cao Tăng Thời Lương.

    18.Tăng Lục Hữu Nhai Ninh Khuyên Phải Học Thông Ngoại Điển.

    19.Bài Minh Ở Bên Phải Chỗ Ngồi Của Thiền Sư Chi Độn Thời Tấn.

    20.Pháp Sư Đạo An Ở Chùa Trung Hưng Tại Kinh Sư Nhà Châu Để Lại Chín Chương Răn Dạy Môn Đồ.

    21.Bài Châm Nói Về Việc Xuất Gia Của Pháp Sư Từ Ân, Thời Đường.

    22.Bài Ký Về Tỉnh Hành Đường Ở Chùa Pháp Luân, Nam Nhạc.

    23.Bài Minh Dừng Tâm Của Pháp Sư Vô Danh, Sa Môn Ở Vị Tân, Đời Châu.

    24.Lời Quy Giới Của Hòa Thượng Động Sơn.

    25.Bài Văn Viết Trên Dải Áo Của Sám Chủ Thức Ở Chùa Từ Vân.

    26.Bài Văn Phát Nguyện.

    27.Bài Minh Bên Phải Chỗ Ngồi Của Thiền Sư Khuê Phong Mật.

    28.Lời Dạy Chúng Của Thiền Sư Thuận Ở Bạch Dương.

    29.Lời Răn Dạy Của Thiền Sư Trí Giác Thọ Ở Vĩnh Minh.

    30. Tám Cửa Tràn Đầy Hương Vị Giải Thoát Của Phật.

    31.Bài Văn Về Chánh Danh Tỳ Kheo Của Luật Sư Chiếu Hiệu Đại Trí.

    32.Bài Minh Xả Duyên.

    33. Bài Minh Bên Phải Chỗ Ngồi.

    34.Lời Bạt Sau Cuốn Quy Thằng.

    35. Bài Ghi Về Tăng Đường Chùa Vĩnh An Ở Châu Phủ.

    36.Lời Răn Dạy Cho Bậc Đại Ẩn Của Đại Sư Thiền Nguyệt. 37.Tăng Lục Hữu Nhai Tán Ninh Luận Chung Về Tam Giáo.

    38. Bài Ký Về Tuyển Phật Đường Ở Thiền Viện Bảo Phong Tại Hồng Châu.

    39. Bài Tín Tâm Minh Của Thiền Sư Giám Trí, Tổ Thứ Ba Thiền Tông.

    SÁCH THAM KHẢO

    Phần 1: LỜI NÓI ĐẦU

    Truy Môn Cảnh Huấn là một bộ sách gom hơn 170 điều răn dạy của các bậc Tiên hiền Cổ đức. Trong đó có chia ra thành nhiều đề tài như tham thiền học đạo, nghiêm trì giới luật…ở trong cửa thiền rất hữu ích cho người xuất gia.

    Truy Môn Cảnh Huấn, ban đầu là một quyển do ngài Trạch Hiền biên soạn vào đời Tống. Sau đó, đến đời Nguyên có ngài Vĩnh Trung rồi đến đời Minh có ngài Như Cẩn, cả hai thuộc dòng Lâm Tế, nối nhau bổ sung thành mười quyển được lưu hành tới ngày nay.

    Cuốn sách này được chuyển ngữ tiếng Việt do hai dịch giả là Thượng tọa Viên Thành và Giác Thiện có cùng tên là Truy Môn Cảnh Huấn. Bản dịch của ngài Viên Thành tuy đầy đủ theo nguyên tác chữ Hán song lối văn xưa cũ khiến người đọc thời nay dễ chán nản. Còn bản dịch của ngài Giác Thiện tuy văn chương theo thời hiện đại nhưng chỉ dịch những bài chọn lựa theo ý riêng thôi, chứ không hoàn hảo một tác phẩm của người xưa.

    Chính vì lý do đó, nên chúng tôi có nhã ý dịch lại tác phẩm có giá trị này, nhưng phải thú thật rằng, phần nào cũng dựa trên hai bản dịch có sẵn đó.

    Theo chủ ý của chúng tôi, nếu cho ra một tác phẩm hoàn bị như nguyên tác, thì e rằng quá dày làm cho người đọc thời nay sẽ ngán ngẩm. Vì vậy, để chia sẻ thành quả này, chúng tôi tạm chia ra thành nhiều tập mỏng nhỏ đi theo những chủ đề riêng.

    Tập đầu chúng tôi tạm đặt với nhan đề là Thiền Tông Trong Cửa Thiền, vì toàn bộ những bài trong tập này từ quyển một cho tới nửa đầu quyển ba, đều nổi bật lên chung một đề tài đó, dĩ nhiên không tránh khỏi ý nghĩa răn nhắc.

    Về tập hai, xin được đặt với nhan đề là Giới Luật Trong Cửa Thiền, vì lẽ từ nửa sau cuốn ba cho tới quyển năm hầu như các điều răn nhắc của bậc Cổ đức chỉ xoáy mạnh vào đề tài này thôi vậy.

    Và những tập tiếp theo sẽ cho ra mắt sau.

    Riêng hai tập này được dịch trích ra từ năm quyển đầu của cuốn Truy Môn Cảnh Huấn để giới thiệu cùng bạn đọc ngày nay, nhất là những vị xuất gia học Phật cần phải biết.

    Trong bản dịch này chúng tôi có thêm phần chú thích mà ở các bản dịch khác không làm để giải nghi nhiều thắc mắc cho độc giả trong khi đọc sách của người xưa.

    Mong rằng, hai tập nhỏ này sẽ giúp ích cho những người xuất gia học Phật bồi bổ thêm kiến thức thiền tông cũng như giới luật Phật chế để cố gắng hành trì cho đúng pháp đối với chí nguyện xuất gia của mình.

    Dịch giả cẩn chí

    Đà Lạt, những ngày cuối xuân năm Giáp Ngọ (2014)

    Thích Trúc Thông Quảng

    Phần 2: THIỀN TÔNG TRONG CỬA THIỀN.

    1.BÀI VĂN CẢNH SÁCH CỦA THIỀN SƯ ĐẠI VIÊN1 Ở QUY SƠN2

    Hễ nghiệp đã trói buộc rồi là có thân, đã có thân rồi thì không tránh khỏi sự vướng lụy của thân. Thân ấy hấp thụ từ tinh cha huyết mẹ và mượn nhờ các duyên chung hợp lại mà thành hình. Tuy nó do bốn đại là đất, nước, gió, lửa nương đỡ nhau, nhưng cũng thường hay chống trái nhau. Trong cơn vô thường, già nua và bệnh hoạn không hẹn với ai cả, sớm còn thấy đó chiều lại mất đi, trong chừng sát na thôi đã sang đời khác! Giống như sương mù mùa xuân và mốc giăng buổi sớm, chợt có chợt không.

    -----

    1Thiền sư Đại Viên, tức ngài Quy Sơn Linh Hựu (771-853) Thiền tăng đời Đường, Tổ tông Quy Ngưỡng, họ Triệu, người xứ Trường Khê, Phúc Châu (nay là Hà Phố, tỉnh Phúc Kiến) Trung Quốc. Năm 15 tuổi theo luật sư Pháp Thường ở chùa Kiến Thiện xuất gia. Ba năm sau thụ giới cụ túc ở chùa Long Hưng, Hàng Châu, tu học các kinh luật Đại, Tiểu thừa. Sư từng đến Thiên Thai. Lần lượt gặp 2 ngài Hàn Sơn và Thập Đắc khải phát cho. Năm 23 tuổi đến Giang Tây tham vấn Bách Trượng Hoài Hải, là đệ tử đứng đầu và được nối pháp Ngài. Cuối niên hiệu Nguyên Hoà (820) sư đến Quy Sơn ở một mình suốt 7 năm, về sau được Tướng quốc Bùi Hưu sùng kính, cất chùa Đồng Khánh, chư tăng theo học rất đông, từ đây thiền phong hưng thịnh. Thuỵ hiệu Đại Viên Thiền sư. Tác phẩm: Đàm Châu Quy Sơn Linh Hựu Thiền sư ngữ lục.

    2 Truy Môn Cảnh Huấn, quyển 1

    *

    Như cây mọc bên bờ và dây leo miệng giếng, đâu thể tồn tại lâu dài. Mỗi niệm mỗi niệm trôi qua nhanh chóng trong khoảng sát na là đã thành đời khác rồi, thế thì sao ta lại ngồi yên để thời giờ trôi qua suông mất?

    Đối với cha mẹ, ta đã chẳng cung cấp dưỡng nuôi miếng ăn ngon ngọt nào, bà con sáu họ thân thuộc ta lại bỏ đi. Chẳng thể làm công việc trị nước an dân, còn nghiệp nhà lại dứt bỏ không nối dõi. Lánh xa làng xóm, lại cả thân quen. Chỉ có mỗi một việc là cắt tóc theo thầy học đạo, nên bên trong phải siêng năng ra công khắc ghi nhớ nghĩ, bên ngoài thì mở rộng đức không tranh cãi. Cốt là muốn thoát ra khỏi trần lao và mong hẹn ngày nào đó thoát ly mà thôi.

    Thế sao vừa mới được đăng đàn thọ giới cụ túc xong, liền cho ta là Tỳ kheo rồi! Những đồ vật của đàn na thí chủ dâng cúng đó, sao chẳng suy nghĩ từ đâu họ đem tới cho ta mà lại tự cho mình đáng được dâng cúng như thế? Ăn uống no nê rồi lại chụm đầu nói chuyện om sòm, chỉ nói toàn những chuyện tạp nham ở thế gian. Thế thì, một lúc chạy theo sướng vui ấy, nào có hay biết rằng, sướng vui ấy là cái nhân của nỗi khổ về sau hay sao? Ta đã bao nhiêu kiếp chạy theo bụi trần chưa từng tỉnh ngộ quay về, lại còn để cho thời gian trôi qua đi, và năm tháng lặn mất nữa. Nhận dùng của đàn na rất là ân cần và đầy đủ chỉ làm cho lợi ích việc cúng dường của họ càng sâu dày thêm. Trải qua năm này tháng nọ, chẳng hề nghĩ tới việc bỏ đi, mà còn chất chứa thêm nhiều hơn nữa để bảo vệ, duy trì cho thân huyễn này.

    Bậc Đạo Sư có ban ra lời chỉ dạy để răn nhắc các Tỳ kheo là phải làm sao cho đạo nghiệp mỗi ngày một tiến lên thêm và nghiêm trang lấy thân mình. Ba việc thường có là ăn, mặc, ngủ nghỉ chẳng nên cho đầy đủ. Vậy mà, đa số người tu ai cũng ở trong đó tham đắm, đam mê mùi vị của chúng chẳng chịu dừng đến nỗi ngày qua tháng lại coi ra thì đã bạc đầu từ hồi nào không hay.

    Đàn em đến học chưa nghe được chỉ thú nào, đáng lẽ phải học hỏi rộng thêm ở các bậc tiền bối hiểu biết, thì lại coi xuất gia chỉ là quý trọng ăn uống và y phục mà thôi. Do đó, Đức Phật trước chế ra giới luật để mở mang và làm sáng tỏ cho những kẻ còn mê mờ. Bày ra những khuôn phép oai nghi, bắt phải giữ gìn cho trong sạch như băng tuyết vậy. Lại đem bốn điều là chỉ, trì, tác, phạm để bó buộc và gạn lọc đối với những kẻ mới vào tu. Những chương, những điều lệ nhỏ nhặt chép trong giới luật ấy, là cốt ngăn ta cách xa những điều xấu dở. Hơn nữa, những trường giảng luật ta chưa từng lưu tâm học hỏi, và bao nhiêu kinh điển liễu nghĩa của Đại Thừa đã phân biệt được gì chưa?

    Thật là đáng tiếc cho một đời trôi qua suông vô ích! Về sau có hối hận ăn năn cũng khó hòng theo kịp. Thử hỏi, giáo lý ta chưa từng quan tâm tới thì đạo nhiệm mầu lấy đâu mà khế ngộ?

    Đến lúc tuổi đời cao, tuổi đạo lớn, mà trong bụng rỗng tuếch chẳng có gì, lại ôm lòng kiêu căng. Đã thế, chẳng chịu gần gũi bạn lành, chỉ biết ngạo mạn mà thôi. Bởi lẽ chưa rành rẽ gì về giới luật cho nên thu nhiếp,

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1