Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Các vị chân sư Đại Thủ Ấn: Mật tông Tây Tạng, #1
Các vị Đại sư tái sinh Tây Tạng: Mật tông Tây Tạng, #2
Hành trình giác ngộ: Mật tông Tây Tạng, #4
Ebook series12 titles

Mật tông Tây Tạng

Rating: 0 out of 5 stars

()

About this series

Tập sách này gồm 2 bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra - đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma - trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 4 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt. Phát tâm Bồ-đề là bài giảng được chúng tôi hoàn tất trước tiên và được chọn làm tựa đề cho tập sách này vì tính phổ quát của nó đối với mọi người Phật tử. Bài giảng này có nội dung khuyến khích và hướng dẫn việc phát tâm Bồ-đề, một yêu cầu tối thiết yếu đối với bất cứ ai muốn bước chân vào con đường tu tập theo Phật giáo Đại thừa. 
Bài giảng thứ hai trong sách này có tựa đề "Tôn giáo có thể đóng góp gì cho nhân loại?" đề cập đến vai trò của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trong việc mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại.
Chúng tôi thành kính tri ân đức Đạt-lai Lạt-ma XIV và ngài Rajiv Mehrotra đã dành cho chúng tôi một đặc ân ngoài cả sự mong đợi khi ban tặng những giáo pháp này, và chúng tôi cũng ngầm hiểu rằng đây là một món quà vô giá mà các ngài muốn thông qua chúng tôi để gửi tặng tất cả Phật tử Việt Nam, những ai mong muốn được học hỏi Chánh pháp của đức Thế Tôn từ lời dạy của các bậc cao tăng đương đại. Chúng tôi cũng cảm tạ các vị Ven. Lhakdor, Dorje Tseten and Jeremy Russell đã chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ để chúng tôi có cơ hội Việt dịch từ bản anh ngữ và giới thiệu cùng độc giả Việt Nam. Xin cảm ơn Pedron Yeshi và Jeremy Russell đã làm công việc hiệu đính cho các bản Anh ngữ. 
Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong quá trình chuyển dịch nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Chúng tôi xin nhận phần trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết trong việc dịch thuật cũng như trình bày và rất mong mỏi sẽ nhận được những góp ý chỉ dạy từ độc giả. 
Cuối cùng, những người thực hiện sách này xin hồi hướng mọi công đức về cho tất cả chúng sanh hữu tình. Nguyện cho sự ra đời của tập sách này sẽ giúp cho tất cả những ai hữu duyên gặp được nó đều sẽ nhanh chóng phát tâm Bồ-đề và dũng mãnh tinh tấn trên đường tu tập cho đến ngày thành tựu giác ngộ viên mãn.
Trân trọng,
NGUYỄN MINH TIẾN 
 

LanguageTiếng việt
Release dateOct 17, 2021
Các vị chân sư Đại Thủ Ấn: Mật tông Tây Tạng, #1
Các vị Đại sư tái sinh Tây Tạng: Mật tông Tây Tạng, #2
Hành trình giác ngộ: Mật tông Tây Tạng, #4

Titles in the series (12)

  • Hành trình giác ngộ: Mật tông Tây Tạng, #4

    4

    Hành trình giác ngộ: Mật tông Tây Tạng, #4
    Hành trình giác ngộ: Mật tông Tây Tạng, #4

    ự rèn luyện cốt lõi nhất trong Phật giáo - và vì thế cũng là quan trọng trong bất kỳ con đường tâm linh nào - chính là những "phương tiện thiện xảo" giúp hành giả có khả năng chuyển hóa mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày của mình thành sự tu tập tâm linh. Tu tập tâm linh là những sự luyện tập làm giải thoát tâm thức khỏi sự căng thẳng do bám chấp về tinh thần và sức mạnh thúc đẩy sai sử của tham dục. Sự tu tập tâm linh xoa dịu những đau khổ tạo ra bởi quan điểm chật hẹp, cứng rắn và những cảm xúc hỗn loạn, thiêu đốt của ta. Sự tu tập tâm linh quyết định sự nhận biết và kinh nghiệm của rộng mở, an bình, hoan hỷ, tình thương và trí tuệ. Nếu tâm tràn đầy tình thương, an bình và trí tuệ thì năng lượng tinh thần và tâm linh chúng ta sẽ mạnh mẽ. Nếu năng lượng tinh thần và tâm linh của ta mạnh mẽ, các nguyên tố vật chất trong thân thể sẽ trở nên mạnh khỏe và các sự kiện trong cuộc sống ta trở nên tích cực. Vì lẽ đó, nếu năng lượng tinh thần mạnh mẽ, cơ thể sẽ khỏe mạnh và cuộc sống tích cực hơn, tâm chúng ta sẽ tự nhiên an bình và hoan hỷ hơn. Những ngày tháng trong suốt cuộc đời ta sẽ trôi chảy trong một chu trình thực sự hạnh phúc. Như Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ tam đã viết:[1] Khi tâm không rối loạn, năng lượng của bạn sẽ không nhiễu loạn và nhờ đó các nguyên tố khác của thân cũng sẽ không hỗn loạn. Do vậy tâm bạn sẽ không bị rối loạn và bánh xe hoan hỷ sẽ liên tục quay. Có hai cách quan trọng để chuyển hóa cuộc sống hằng ngày thành sự tu tập. Thứ nhất, nếu bạn đã nhận biết trí tuệ siêu vượt tâm thức ý niệm, hoặc thậm chí nếu chưa siêu vượt được tâm thức ý niệm nhưng có kinh nghiệm tâm linh mạnh mẽ như lòng từ bi, sùng kính, hay thiền định, thì bạn có thể hợp nhất hay chuyển hóa mọi hình tướng và kinh nghiệm thành một hỗ trợ cho năng lượng của trí tuệ nhận biết và kinh nghiệm tâm linh. Với những bậc đại tinh thông, mọi hình tướng của hiện tượng đều trở thành sự diễn tả của tự thân trí tuệ nội tại. Tất cả hình tướng trở thành năng lực của giác ngộ, giống như ánh sáng mặt trời vỗ về những bông hoa hạnh phúc nở rộ trong lòng của tất cả những người xung quanh.  

  • Các vị chân sư Đại Thủ Ấn: Mật tông Tây Tạng, #1

    1

    Các vị chân sư Đại Thủ Ấn: Mật tông Tây Tạng, #1
    Các vị chân sư Đại Thủ Ấn: Mật tông Tây Tạng, #1

    Mahamudra là một thuật ngữ để chỉ pháp tu tối thượng của Mật tông nhằm đạt tới đạo quả vô thượng, tức Phật tính; tự thân phảp môn này là cứu cánh rốt ráo. Theo nghĩa của từ nguyên, Maha là to lớn, Mudra là dấu ấn. Như vậy, Mahamudra tức Đại thủ ấn. Đại thủ ấn vừa là phương tiện thiện xảo, vừa là cứu cánh rốt ráo. Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12. Những thiền sư này đã hình thành và sáng tạo những phương cách thiền định đặc thù để tự tu tập và giác ngộ. Về sau, các môn đồ của họ cũng đã thành công khi áp dụng những phương cách thiền định này. Các bậc thiền sư Đại thủ ấn khi ngộ được chân tính thì được gọi là Đại thành tựu giả (Mahasiddha). Tác phẩm này được rút tỉa từ kinh văn Tây Tạng, gọi là Truyền thuyết về tám mươi tư vị thánh tăng (Grub thob brgyad bcu tsa bzhi'i lo rgyus) được đánh giá rất cao vì tính sử liệu và cụ thể của các phương pháp tu tập mà những đại thiền sư này đã áp dụng và thành tựu. Trước hết, về mặt lịch sử có một số mẩu chuyện kể về các thiền sư kiệt xuất và có thật trong lịch sử Phật giáo như các ngài Nagarjuna, Sahara, Luipa, Virupa... với pháp lực, thần thông và trí tuệ xuất chúng của các ngài. Những mẩu chuyện thú vị có tính cách giải trí này lại là một kiểu sách giáo khoa của các dòng tu Mật tông Ấn Độ, được bậc thầy truyền lại cho các môn đồ từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Thứ hai, thông qua những truyền thuyết về các đạo sư này, chúng ta có thể lãnh hội các mẩu chuyện đó như những phúng dụ (allegory) mà trong đó các giai thoại (anectote) có những nét tương đồng và tính ẩn dụ dùng làm phương tiện khai tâm cho môn đồ thuộc các dòng tu mật. Một số truyền thuyết được thu gọn lại chỉ bao gồm các chi tiết về tiểu sử và các pháp thiền định. Thứ ba, bởi vì các truyền thuyết này được viết lại sau cái chết của vị đạo sư cuối cùng trong số 84 vị nên có những sai sót về lỗi chính tả trong các bản sao lục và ở các di bản khắc gỗ. Dù vậy, chúng ta vẫn có một lịch sử tương đối trọn vẹn về tám mươi tư vị thánh tăng kiệt xuất này. Thật vậy, chúng ta có tám mươi tư truyền thuyết đáng tin cậy, tám mươi tư khuôn mẫu phương cách thiền định, tám mươi tư nhân cách mà một số mang tính lịch sử và một số mang tính tiêu bản, sống ở Ấn Độ trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.

  • Các vị Đại sư tái sinh Tây Tạng: Mật tông Tây Tạng, #2

    2

    Các vị Đại sư tái sinh Tây Tạng: Mật tông Tây Tạng, #2
    Các vị Đại sư tái sinh Tây Tạng: Mật tông Tây Tạng, #2

    Cho đến nay, hầu chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về lịch sử Mật tông được công bố. Những khó khăn về mặt sử liệu có thể làm nản lòng ngay cả các nhà nghiên cứu nhiệt tình và nghiêm túc nhất, bởi họ gần như không biết phải bắt đầu từ đâu, và cũng không có gì nhiều ngoài những mảnh vụn rải rác trong các truyền thuyết, hoặc những trích dẫn không mang tính hệ thống từ lời dạy của các bậc thầy Mật tông trước đây và hiện nay. Dĩ nhiên, những điều đó chưa bao giờ được xem là những cứ liệu xác đáng theo cách nhìn của các học giả phương Tây, và càng không thể là nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn về mặt lịch sử. Hơn thế nữa, vấn đề nguồn gốc hình thành hay quá trình phát triển của Mật tông chưa bao giờ là vấn đề quan tâm của các vị đạo sư thuộc tông phái này. Vì thế, họ để lại rất ít hoặc gần như không có gì liên quan đến lịch sử tông phái. Điều mà các vị thực sự quan tâm chỉ là những gì mà chính bản thân họ cũng như những đệ tử mà họ dẫn dắt phải đạt được trong quá trình tu tập. Nhìn từ góc độ nhu cầu tâm linh của người tu tập thì một quan điểm như thế là hoàn toàn đúng đắn và rất đáng trân trọng. Hơn thế nữa, chính sự nhấn mạnh vào khía cạnh thực hành tu tập là yếu tố quan trọng nhất trong sự tồn tại của Mật tông qua các thời đại, bất chấp mọi biến động về kinh tế, chính trị và xã hội. Chúng ta không nghi ngờ gì về việc các hành giả Mật tông không cần đến những hiểu biết về lịch sử tông phái mà vẫn có thể đạt được những kết quả tiến triển trong việc tu tập, miễn là họ tìm được một bậc thầy chân chính và có những nỗ lực tu tập đúng hướng. Tuy nhiên, đó không phải là sự may mắn mà tất cả mọi người đều có được. Điều thường xảy ra hơn là có rất nhiều người quan tâm đến Mật tông nhưng lại hiểu biết rất ít, hoặc thậm chí sai lệch về tông phái này. Điều đó có thể dẫn đến vô số những nhận thức và hành vi sai lầm đáng tiếc cho bản thân cũng như cho mọi người chung quanh, vì chúng ta đều biết là khi một sai lầm không được sửa chữa thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến rất nhiều sai lầm khác.

  • Kho tàng các giáo huấn siêu việt về tri giác trí tuệ nguyên thủy: Mật tông Tây Tạng, #6

    6

    Kho tàng các giáo huấn siêu việt về tri giác trí tuệ nguyên thủy: Mật tông Tây Tạng, #6
    Kho tàng các giáo huấn siêu việt về tri giác trí tuệ nguyên thủy: Mật tông Tây Tạng, #6

    LỜI NÓI ĐẦU của Thinley Norbu Rinpoche Hiện thân vinh quang sự toàn thiện nguyên thủy của hai tích tập và sự thuần tịnh bổn nguyên của hai che chướng được biểu lộ như trạng thái toàn thiện nguyên sơ, Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra (Phổ Hiền). Sự xuất hiện của quang minh chói lọi và lòng bi mẫn không chướng ngại này được phô diễn như các hiện thân giác ngộ lẫn trí tuệ nguyên thủy. Nó hiển lộ như vô số cảnh giới thanh tịnh vượt khỏi những giới hạn của thực tại. Trong sắp xếp hoàn hảo này của sự bất nhị, biểu thị của bậc bảo hộ nguyên sơ là sự hiện diện tự nhiên toàn khắp vai trò của trí tuệ nguyên thủy và sự phô diễn không thể nghĩ bàn của hoạt động giác ngộ kỳ diệu bao gồm toàn thể thực tại. Đức Shakya Thupa (Đức Phật Thích ca Mâu ni), vị dẫn dắt thứ tư của tất cả chúng sinh đã xuất hiện trong cõi này như suối nguồn của Phật Pháp. Vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh cũng như để điều phục những nhu cầu và khuynh hướng của họ bắt nguồn từ nhân và quả, thừa nguyên nhân[1] với những đặc tính đã được giới thiệu. Vì lợi lạc của những người may mắn với căn cơ nhạy bén có khuynh hướng theo đuổi con đường của kết quả và để dẫn dắt họ tới những trạng thái tái sinh cao hơn và tới sự giải thoát thực sự, Kim Cương thừa (Mật thừa) đã được giới thiệu. Dần dần, những giáo pháp này tìm ra con đường của chúng để đi vào xứ sở Tây Tạng, vốn đang bị che phủ bởi một màn vô minh. Như mặt trời, tám cỗ xe (thừa) lớn của các dòng truyền thừa thực hành Pháp đã xua tan bóng tối. Thời kỳ này được gọi là sự truyền bá ban đầu truyền thống Nyingma. Các giáo lý trình bày phương pháp truyền thụ trực tiếp của Đức Phật và các luận giảng vĩ đại viết về các giáo lý này được làm sáng tỏ trong thế gian qua những hiển lộ trong thân tướng con người của ba đấng Bồ Tát bảo trợ vĩ đại xuất hiện là Khenpo Shantirakshita, Loppon Padmasambhava, và Vua Pháp Trisong Deutsen. Được dẫn dắt bởi ba bậc khai sáng lẫy lừng này, một trăm lẻ tám dịch giả và học giả trải qua những gian khổ để có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm truyền bá toàn hảo và trọn vẹn các giáo lý về sutra (Kinh điển) và tantra (Mật điển) trong xứ Tây Tạng. Nhờ những nỗ lực và thiện tâm vĩ đại của các ngài, toàn thể xứ sở này đã được gia hộ bằng những Pháp ngữ xác thực. Sự truyền bá của trường phái Cựu dịch thuộc Mật thừa, bao gồm các dòng truyền thừa như đại dương của sutra và tantra, đã tạo nên nền tảng chưa từng có của giáo lý viên mãn và toàn hảo ở Tây Tạng, cùng với tất cả các thừa được trình bày trong sự toàn vẹn của chúng.     

  • Người Chết Đi Về Đâu: Mật tông Tây Tạng, #8

    8

    Người Chết Đi Về Đâu: Mật tông Tây Tạng, #8
    Người Chết Đi Về Đâu: Mật tông Tây Tạng, #8

    Sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào một cuốn sách bằng tiếng Tây Tạng có nhan đề là Bardo Thődol, trước đây được một vị Lạt-ma Tây Tạng là Kazi Dawa Samdup dịch sang tiếng Anh, nhan đề là The Tibetian Book of the Dead, với lời bình giải của Hòa thượng Chőgyam Trungpa. Sau đó đã có thêm bản tiếng Pháp của bà Marguerite La Fuente, dịch lại từ bản tiếng Anh. Chúng tôi đã sử dụng phần lớn bản Việt dịch của dịch giả Nguyên Châu, cũng được dịch từ bản tiếng Anh. Căn cứ vào nhan đề của nguyên tác là Bardo Thődol, có thể gọi sách này là Tử thư, hoặc như đã từng được gọi là Luận vãng sinh. Tuy nhiên, ngoài phần chính văn của sách, trong khi biên soạn chúng tôi cũng đưa thêm vào phần Dẫn nhập của tiến sĩ W. Y. Evans Wentz, phần Giảng luận của Hòa thượng Chőgyam Trungpa, Luận văn tâm lý học của Carl Gustav Jung, và cuối cùng là một vài suy nghĩ, nhận thức riêng của người biên soạn. Như vậy, với sự trình bày nhiều ý kiến khác nhau về cùng một chủ đề, chúng tôi đã đặt tựa sách theo chủ đề ấy là "Người chết đi về đâu". Nội dung chính của sách này quả thật đã trả lời câu hỏi ấy. Đây là những lời nhắn gửi với người chết, những lời tụng đọc trong lúc cầu siêu sau khi chết, nhằm có thể giúp cho người chết đạt đến một cảnh giới tốt đẹp nhất có thể có trong điều kiện riêng của mỗi người. Tuy không chính thức nằm trong hệ thống kinh điển Phật giáo, nhưng đây có thể xem là một cuốn luận bao trùm nhiều quan điểm của các tông phái khác nhau trong đạo Phật. Điều này thật ra cũng không có gì khó hiểu, nếu chúng ta biết rằng các tông phái chẳng qua chỉ là những phương tiện khác nhau để dẫn đến cùng một mục tiêu duy nhất là giác ngộ. Nếu phải phân loại sách này trong rừng kinh sách phong phú của đạo Phật, thì có thể xếp nó vào Tịnh độ tông và Mật tông. Xếp vào Tịnh độ tông, vì trong đó có phần nhắc nhở thần thức người chết kiên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà để được vãng sinh về cõi Cực Lạc của ngài. Xếp vào Mật tông vì sách này xuất phát từ Tây Tạng và có những mô tả rất lạ lùng về cảnh tượng sau khi chết, không hề có trong Nam tông hay Bắc tông.  

  • Phù trợ người lâm chung: Mật tông Tây Tạng, #9

    9

    Phù trợ người lâm chung: Mật tông Tây Tạng, #9
    Phù trợ người lâm chung: Mật tông Tây Tạng, #9

    Tôi nhận được bản Việt dịch này như một món quà hoàn toàn mang tính cách cá nhân, nghĩa là được gửi đến cho riêng tôi, từ một người bạn hiện đang sống nơi Kinh đô Ánh sáng - Paris, Pháp quốc. Tôi đã hết sức vui mừng, vì nội dung bản dịch chính là những gì tôi đang khao khát tìm kiếm từ nhiều năm qua.  Khi tôi viết những dòng này thì cha tôi đã bước vào năm thứ 88 của cuộc đời, và mẹ tôi vừa sang tuổi 81. Cả hai vị tuy vẫn còn khỏe mạnh, nhưng là cái khỏe mạnh rất mong manh của tuổi già, và không có bất cứ lý do nào để tôi có thể tin được - dù rất muốn như thế - là các vị sẽ còn ở lại lâu dài với tôi. Sự thật là trong hàng chục năm qua tôi vẫn luôn thao thức trăn trở về ngày ra đi của các vị. Là Phật tử, tôi không hề tránh né sự thật nên vẫn luôn tìm kiếm một phương thức nào đó để có thể đối mặt và chuẩn bị thật tốt cho những ngày cuối của cha mẹ mình, nhất là trong ý nghĩa tinh thần. Hơn thế nữa, chính bản thân tôi cũng đã hơn một lần có thể gọi là "trở về từ cõi chết", nên tôi có thể cảm nhận sâu sắc lẽ vô thường một cách cụ thể và tất yếu như những gì mắt thấy tai nghe chứ không như một lý thuyết trừu tượng có được qua suy tưởng. Mỗi ngày tôi luôn tự nhắc nhở mình về một sự ra đi có thể vào bất cứ lúc nào. Vì thế, câu hỏi trước tiên của tôi trong ngày bao giờ cũng là: "Điều gì cần thiết nhất phải làm nếu hôm nay là ngày cuối của đời mình?" Và tập sách này đã đến với tôi trong tâm trạng như thế đó. Vì vậy, chỉ riêng cái tựa đề của nó cũng  đã đủ cuốn hút tôi rồi! Thật ra thì cách đây nhiều năm tôi đã từng chuyển dịch và bình giải quyển Tử thư (Bardo Thődol) nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng. Tất nhiên là tôi không có và cũng không đủ khả năng đọc nguyên bản tiếng Tây Tạng, nên đã sử dụng bản dịch Anh ngữ có tựa đề "The Tibetan Book of the Dead" của Lama Kazi Dawa Samdup. Tuy vậy, tôi tin chắc là mình không đến nỗi bỏ sót bất cứ nội dung quan trọng nào của tập sách, vì mấy năm sau khi có dịp tiếp xúc với bản luận giảng Anh ngữ "Death, Intermediate State and Rebirth in Tibetan Buddhism" của Đại sư Lati Rinbochay thì tôi nhận ra những gì mình đã hiểu được qua bản dịch cuốn Tử thư cũng hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Đại sư.  

  • Trí Tuệ Hoan Hỷ: Mật tông Tây Tạng, #8

    8

    Trí Tuệ Hoan Hỷ: Mật tông Tây Tạng, #8
    Trí Tuệ Hoan Hỷ: Mật tông Tây Tạng, #8

    Sách này cũng hướng đến cả những người có thể hiện nay chưa gặp bất ổn hay khó khăn gì, những người mà cuộc sống đang tiến triển một cách mãn nguyện và hạnh phúc. Đối với những cá nhân may mắn ấy, quyển sách sẽ có giá trị như một bài kiểm tra lại những điều kiện cơ bản của nhân sinh mà theo lăng kính Phật giáo có thể đã tỏ ra hữu ích, dẫu chỉ như phương tiện để khám phá và nuôi dưỡng một tiềm năng nào đó, mà có thể chính họ thậm chí đã không hề nhận biết. Theo một số chiều hướng thì hẳn sẽ dễ dàng hơn khi chỉ cần sắp xếp những ý tưởng và phương pháp được bàn thảo trong những trang sau đây thành những tờ hướng dẫn đơn giản, như kiểu sách hướng dẫn sử dụng mà bạn nhận được khi mua một chiếc điện thoại di động chẳng hạn. Đại thể như là: "Bước 1: Kiểm lại xem trong hộp có đủ những thứ sau đây..." , "Bước 2: Mở nắp đậy khoang chứa pin ở phía sau máy.", "Bước 3: Lắp pin vào..." Tuy nhiên, vì được đào tạo theo cung cách rất cổ truyền, nên từ tấm bé tôi đã thấm nhuần niềm tin rằng, một sự hiểu biết căn bản về các nguyên tắc - ta có thể gọi đó là kiến giải - là điều thiết yếu để rút ra được bất kỳ lợi ích thiết thực nào từ sự tu tập. Chúng ta nhất thiết phải hiểu được thực trạng căn bản của chính mình, để từ đó mới có thể nỗ lực thích hợp. Nếu không, sự tu tập của ta sẽ không đi đến đâu cả. Chúng ta chỉ đi loanh quanh một cách mù quáng, không nhận biết được bất kỳ điều gì về phương hướng hay mục đích. Vì lý do đó, tôi thiết nghĩ phương thức tốt nhất hẳn là phải sắp xếp nội dung sách thành ba phần, theo mẫu mực của những bản văn Phật pháp cổ điển.

  • Lời Đạo Sư: Mật tông Tây Tạng, #11

    11

    Lời Đạo Sư: Mật tông Tây Tạng, #11
    Lời Đạo Sư: Mật tông Tây Tạng, #11

    Cuốn sách Lời Đạo Sư - quyển I là tuyển tập các bài giảng của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche tại Việt Nam năm 2011, 2012, và một số bức thư Ngài gửi đệ tử từ năm 2009. Đức Tôn Quý Khyentse Rigdzin Hungkar Dorje là hóa thân chuyển thế của Do Khyentse, Đạo Sư vĩ đại của Tây Tạng, Tổ của dòng Longchen Nyingthig. Ở Tây Tạng, Ngài được tôn vinh là hiện thân của Đại Trí Văn Thù Sư Lợi. Những năm qua nhóm ấn tống, và nay là quỹ Zangdok Palri (Zangdok Palri Foundation), đã gửi tới các bạn nhiều bản ghi chép các bài giảng của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche tại Việt Nam và một số nơi khác trên thế giới như Mỹ, Canada, Nga v.v. Nhiều bạn đạo đã bày tỏ tấm lòng trân quý, khát khao đối với những lời dạy giản dị nhưng sâu sắc, đi thẳng vào lòng người của Ngài. Vì ân tình ấy của các bạn mà người góp nhặt cảm thấy mình có lỗi nhiều về sự chậm trễ trong việc cho ra đời cuốn sách này. Việc ghi chép lại lời dạy của Rinpoche bằng tiếng Anh và dịch Việt, biên tập, thiết kế mĩ thuật, làm chế bản, dưới sự hướng dẫn của Ngài, để thành sách là công việc đòi hỏi phải rất công phu, cẩn thận, tốn nhiều thời gian, công sức. Đây là một trong những lý do khiến việc hoàn thành tập sách bị chậm. Lời nói của Rinpoche thường nhẹ nhàng nhưng hàm súc, đa nghĩa, mà ngữ nghĩa lại thường nương theo văn cảnh. Thiếu đi văn cảnh của pháp hội, đạo tràng ... thì việc chuyển tải những nghĩa hàm chứa đôi khi rất khó khăn.  

  • Năng Lực Chữa Lành Của Tâm: Mật tông Tây Tạng, #12

    12

    Năng Lực Chữa Lành Của Tâm: Mật tông Tây Tạng, #12
    Năng Lực Chữa Lành Của Tâm: Mật tông Tây Tạng, #12

    LỜI NÓI ĐẦU CỦA ÔNG DANIEL GOLEMAN Một trong những thành tựu ngày càng sâu sắc hơn của khoa học hiện đại là sự khám phá rằng thân và tâm không tách biệt và độc lập, mà đúng hơn là cùng một thực thể được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Descartes đã sai lầm trong việc tách rời thân và tâm, và y học phương Tây đi theo quan điểm của ông đã sai lầm tương tự trong việc xem nhẹ ý nghĩa những trạng thái tinh thần của bệnh nhân đối với điều kiện sức khỏe của họ. Một dấu hiệu về sức mạnh liên kết giữa thân và tâm - được tìm thấy trong sự phân tích hơn một trăm cuộc nghiên cứu về mối liên kết giữa những cảm xúc và sức khỏe - là những người bị phiền não kéo dài, cho dù đó là sự lo sợ, bồn chồn, thất vọng, bi quan, hay giận dữ, thù hận, đều sẽ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao gấp hai lần trong những năm sau đó so với tỷ lệ trung bình thông thường. Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng là 60%; những cảm xúc phiền não dai dẳng làm gia tăng đến 100%. Nếu so sánh với việc hút thuốc, những cảm xúc phiền não làm gia tăng nguy cơ cho sức khỏe gần gấp đôi. Những nhà nghiên cứu trong lãnh vực khoa học mới về khoa tâm thần kinh miễn nhiễm học (Psychoneuroimmunology), một ngành khoa học nghiên cứu về mối liên kết sinh học giữa tâm trí, não bộ và hệ thống miễn nhiễm, đã nhanh chóng lấp đầy những cơ cấu thiếu sót liên kết giữa thân và tâm. Họ phát hiện trung tâm cảm xúc của não bộ không chỉ liên kết chặt chẽ với hệ thống miễn nhiễm mà còn với cả hệ thống tim mạch. Khi chúng ta bị căng thẳng tâm lý kéo dài - như khi cơ thể liên tục bị đẩy vào trạng thái "phải đương đầu hay trốn tránh", khiến tiết ra những nội tiết tố căng thẳng -, điều này sẽ làm yếu đi khả năng của hệ miễn nhiễm chống lại virus và ngăn chặn bệnh ung thư, thậm chí làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm cho cơ thể phải báo động. Kết quả cuối cùng là làm gia tăng sự dễ bị tổn hại bởi đủ loại bệnh. Ngược lại, một tâm thức an bình với chính nó sẽ bảo vệ sức khỏe cơ thể. Nguyên lý này là căn bản của y học cổ truyền Tây Tạng, một hệ thống cổ xưa không bao giờ đánh mất cái nhìn về mối liên kết trọng yếu giữa thân và tâm.

  • Phát Tâm Bồ Đề: Mật tông Tây Tạng, #14

    14

    Phát Tâm Bồ Đề: Mật tông Tây Tạng, #14
    Phát Tâm Bồ Đề: Mật tông Tây Tạng, #14

    Tập sách này gồm 2 bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra - đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma - trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 4 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt. Phát tâm Bồ-đề là bài giảng được chúng tôi hoàn tất trước tiên và được chọn làm tựa đề cho tập sách này vì tính phổ quát của nó đối với mọi người Phật tử. Bài giảng này có nội dung khuyến khích và hướng dẫn việc phát tâm Bồ-đề, một yêu cầu tối thiết yếu đối với bất cứ ai muốn bước chân vào con đường tu tập theo Phật giáo Đại thừa.  Bài giảng thứ hai trong sách này có tựa đề "Tôn giáo có thể đóng góp gì cho nhân loại?" đề cập đến vai trò của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trong việc mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại. Chúng tôi thành kính tri ân đức Đạt-lai Lạt-ma XIV và ngài Rajiv Mehrotra đã dành cho chúng tôi một đặc ân ngoài cả sự mong đợi khi ban tặng những giáo pháp này, và chúng tôi cũng ngầm hiểu rằng đây là một món quà vô giá mà các ngài muốn thông qua chúng tôi để gửi tặng tất cả Phật tử Việt Nam, những ai mong muốn được học hỏi Chánh pháp của đức Thế Tôn từ lời dạy của các bậc cao tăng đương đại. Chúng tôi cũng cảm tạ các vị Ven. Lhakdor, Dorje Tseten and Jeremy Russell đã chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ để chúng tôi có cơ hội Việt dịch từ bản anh ngữ và giới thiệu cùng độc giả Việt Nam. Xin cảm ơn Pedron Yeshi và Jeremy Russell đã làm công việc hiệu đính cho các bản Anh ngữ.  Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong quá trình chuyển dịch nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Chúng tôi xin nhận phần trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết trong việc dịch thuật cũng như trình bày và rất mong mỏi sẽ nhận được những góp ý chỉ dạy từ độc giả.  Cuối cùng, những người thực hiện sách này xin hồi hướng mọi công đức về cho tất cả chúng sanh hữu tình. Nguyện cho sự ra đời của tập sách này sẽ giúp cho tất cả những ai hữu duyên gặp được nó đều sẽ nhanh chóng phát tâm Bồ-đề và dũng mãnh tinh tấn trên đường tu tập cho đến ngày thành tựu giác ngộ viên mãn. Trân trọng, NGUYỄN MINH TIẾN   

  • Nguyên Lý Duyên Khởi: Mật tông Tây Tạng, #13

    13

    Nguyên Lý Duyên Khởi: Mật tông Tây Tạng, #13
    Nguyên Lý Duyên Khởi: Mật tông Tây Tạng, #13

    Đối với người tu tập thì việc có được một động cơ đúng đắn và tốt đẹp là rất quan trọng. Tại sao [hôm nay] chúng ta [đến đây để] cùng nhau thảo luận về những vấn đề này? Chắc chắn không phải vì tiền bạc, không phải vì danh vọng hay vì sinh kế trong cuộc sống này. Có rất nhiều những sự việc khác mang đến cho ta nhiều tiền bạc hơn, nhiều danh vọng hơn và nhiều điều thú vị hơn.  Như vậy, lý do chính yếu mà quý vị cũng như tôi cùng đến đây hôm nay, bất chấp những khó khăn về bất đồng ngôn ngữ, là tất cả mọi người đều mong muốn được hạnh phúc và không ai muốn [phải chịu đựng] khổ đau. Điều này chẳng có gì phải bàn cãi, vì ai ai cũng đồng ý như vậy. [Thế nhưng,] những phương cách [mà chúng ta dùng] để đạt được hạnh phúc và vượt qua bất ổn là khác nhau. Hơn nữa, hạnh phúc cũng có nhiều loại khác nhau, và khổ đau cũng thế. Ở đây chúng ta không chỉ nhắm đến việc làm giảm nhẹ [khổ đau] hay đạt được lợi lạc nhất thời, mà ta đang hướng đến một mục đích hay sự lợi lạc lâu dài. Là những người Phật tử, chúng ta không nhắm đến điều đó chỉ trong một kiếp sống này, mà là trong nhiều kiếp sống tiếp nối nhau, và chúng ta không tính đếm bằng tuần lễ hay năm tháng, mà là trong nhiều đời, nhiều kiếp. Trong phạm vi vấn đề đang bàn, tiền bạc cũng có ích, nhưng có một sự giới hạn đối với những quyền lực và mọi pháp thế gian; rõ ràng là [trong pháp thế gian] cũng có những điều tốt đẹp đấy, nhưng chúng luôn có một giới hạn. Theo quan điểm Phật giáo, nếu quý vị có được phần nào phát triển trong chính tâm thức mình, điều đó sẽ được tiếp nối từ đời này sang đời khác. Bản chất của tâm thức có điểm đặc biệt là, nếu những phẩm chất tinh thần nhất định nào đó đã từng được phát triển trên một nền tảng đúng đắn, thì những phẩm chất đó sẽ luôn được duy trì; và không chỉ là được duy trì, mà chúng còn sẽ tiếp tục tăng trưởng theo thời gian. Những phẩm chất tốt đẹp của tâm thức, nếu được phát triển theo một phương cách thích hợp, thì cuối cùng sẽ tăng trưởng không giới hạn. Điều đó không chỉ mang lại hạnh phúc về lâu dài, mà còn mang đến cho quý vị một nội lực mạnh mẽ hơn ngay cả trong đời sống thường ngày. [Bây giờ,] quý vị hãy để tâm vào những điều này, với một động cơ thanh tịnh và chú ý lắng nghe, đừng để rơi vào trạng thái buồn ngủ. Về phía [người giảng là] tôi thì động cơ chính cũng là một ý nguyện vị tha chân thành, thực sự quan tâm đến mọi người và sự an vui của họ.       

  • Những Thực Hành Trọng Yếu: Mật tông Tây Tạng, #13

    13

    Những Thực Hành Trọng Yếu: Mật tông Tây Tạng, #13
    Những Thực Hành Trọng Yếu: Mật tông Tây Tạng, #13

    Nhờ căn cứ vào cuộc đời của Đức Phật, chúng ta có thể hiểu được những khía cạnh nền tảng của sự thiền định và cách hành xử như một hành giả Pháp. Mặc dù nhiều người chỉ nhìn cuộc đời Đức Phật như một câu chuyện lịch sử, và điều đó có thể khơi dậy đôi chút hứng khởi, nhưng họ không thấy được những gì sâu xa hơn thế nữa. Tuy nhiên, cuộc đời của Đức Phật có thể xem là một điển hình chung cho mỗi người cũng như tất cả chúng ta. Nếu ta phân tích tiểu sử của Ngài và suy ngẫm về nó, ta có thể thấy được trong đó bao gồm những giáo lý và mẫu mực để chúng ta noi theo như thế nào. Đức Phật sinh ra là một thái tử của Ấn Độ cổ xưa. Vào lúc đó, xã hội Ấn Độ có bốn giai cấp chính. Dĩ nhiên giai cấp cao nhất là giai cấp Bà-la-môn (các tăng lữ). Giai cấp thứ hai là giai cấp của vua chúa cầm quyền và các chiến sĩ, Đức Phật thuộc giai cấp thứ hai này. Cuộc đời Ngài là một mẫu mực cho chúng ta, nó gửi tới các hành giả một thông điệp rất quan trọng. Đức Phật được sinh ra như một người thật bình thường và đã sống theo cách bình thường như thế. Ngài không là một vị trời hay một bậc siêu nhiên tương tự. Thay vào đó, Ngài là một con người bình thường mà nhờ sự thực hành đã trở nên một hiện thể đặc biệt. Trước hết, Ngài từng sống như một người không giác ngộ, điều này rất quan trọng. Ngay lúc này đây, chúng ta cũng là những người đàn ông, những phụ nữ bình thường. Nếu Đức Phật chỉ là một hiện thể đặc biệt, là bậc sinh ra vốn đã sẵn được "giác ngộ," thì câu chuyện đời Ngài sẽ không có gì đặc biệt! Chuyện đời Ngài hẳn sẽ không có chút ý nghĩa gì, bởi những chúng sinh bình thường như ta sẽ mãi mãi bị dính cứng trong vị trí của chúng sinh tầm thường; ta sẽ chẳng bao giờ đạt được giác ngộ. Vì thế, Đức Phật đã xuất hiện trong thế gian, được sinh ra là Siddharta Guatama (Tất-đạt-đa Cồ-đàm). Ngài đã sống với chủ đích làm một gương mẫu cho chúng ta noi theo.  

Author

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.

Read more from Nguyễn Minh Tiến

Related to Mật tông Tây Tạng

Related ebooks

Related categories

Reviews for Mật tông Tây Tạng

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words