Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng (song ngữ Anh Việt): Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #7
Tứ Diệu Đế: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #8
Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #1
Ebook series5 titles

Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Rating: 0 out of 5 stars

()

About this series

Hôm nay có khá nhiều người thuộc mọi thành phần xã hội cùng tề tựu ở đây, kể cả một số người đến từ Tây Tạng. Hôm nay, chúng ta tề tựu về đây không phải để nghe kể chuyện này, chuyện nọ, mà là để lắng nghe Phật pháp. Việc chuyển hóa thân, khẩu, ý của quý vị là điều quan trọng, để thẳng tiến đến giác ngộ nếu có thể. Do đó, ít nhất là trong các buổi giảng Pháp này, quý vị hãy cố gắng hướng tâm vào việc tu tập tâm linh. Hãy cố gắng ghi nhớ bất kỳ ý nghĩa nào mà quý vị tiếp nhận được từ các buổi giảng Pháp này và nỗ lực thực hành theo đó cho thuần thục. Nghe giảng Pháp không chỉ là để trau dồi học thuật, mà mục đích chính là để thuần phục và chuyển hóa tâm. Do đó, điều quan trọng là sau khi nghe giảng Pháp, chúng ta phải đạt được kết quả là có sự chuyển hóa trong cuộc sống của mình.

Thông thường, trước một buổi giảng Pháp chúng ta tụng các bài kệ quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng-già) và phát tâm Bồ-đề, vốn là tinh túy của Phật pháp. Hai dòng kệ đầu tiên là: "Con nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng từ nay cho đến khi đạt giác ngộ." Quy y nghĩa là từ trong sâu thẳm lòng mình đã đặt niềm tin và phó thác [cuộc đời mình] cho Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng-già). Quý vị chỉ trở thành Phật tử khi đã giao phó chính bản thân mình cho Phật, Pháp, Tăng. Điều quan trọng là phải có sự nhận hiểu rõ ràng về bản chất của Phật, Pháp và Tăng-già. Sự nhận hiểu đó được thực hiện thông qua việc học hỏi nghiên cứu (văn), suy ngẫm (tư) và thực hành thiền định (tu). Người đời không có sự nhận hiểu rõ ràng như trên và chỉ đơn giản làm theo thói quen truyền thống từ xưa mà tụng đọc: "Con xin quy y Lạt-ma, con xin quy y Phật, Pháp, Tăng" nhưng không hề hiểu rõ bản chất của Phật, Pháp và Tăng, nên họ sẽ không thể quy y một cách sâu xa. Họ chưa đạt đến lòng tin thực sự thông qua sự suy luận hay học hỏi nghiên cứu. Do đó, có thể có nhiều mức độ quy y khác nhau, tùy thuộc vào sự quan tâm, nghiên cứu học hỏi và trí thông minh của quý vị.

Phương cách quy y chân thật nơi Phật, Pháp, Tăng là noi gương Tam bảo. Quý vị phát nguyện tự mình sẽ là Phật, là Pháp, sẽ khơi dậy Chánh pháp ngay trong tâm thức của chính mình. Khi nói về quy y, có nhiều cách để tiến hành điều đó. Thông thường, chúng ta nương tựa vào người nào có khả năng bảo vệ, che chở cho ta. Về một phương diện, nếu ai đó có khả năng loại bỏ khổ đau và giúp đỡ chúng ta, ta sẽ nương tựa vào người đó. Mặt khác, nếu quý vị có khả năng tự chu toàn mọi trách nhiệm của mình, quý vị có thể sống tương đối độc lập và không cần thiết phải nương tựa vào ai cả.

 

 

LanguageTiếng việt
Release dateOct 17, 2021
Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng (song ngữ Anh Việt): Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #7
Tứ Diệu Đế: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #8
Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #1

Titles in the series (5)

  • Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #1

    1

    Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #1
    Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #1

    T ập sách này là bản Việt dịch từ một bài giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, được ngài Rajiv Mehrotra - đệ tử của đức Đạt-lai Lạt-ma - trực tiếp ban cho chúng tôi cùng với 5 bài giảng khác nữa, kèm theo một văn bản cho phép chuyển dịch tất cả sang Việt ngữ và phát hành ở dạng song ngữ Anh-Việt. Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập là bài giảng giải chi tiết về ý nghĩa một bài kệ rất nổi tiếng của Đại sư Tongskhapa (Tông-khách-ba). Mặc dù đây là một phần giáo pháp rất uyên áo, không dễ nắm hiểu, nhưng đức Đạt-lai Lạt-ma đã hết sức khéo léo trong sự trình bày mạch lạc và luận giải chặt chẽ, khiến cho người đọc có thể nắm hiểu được từng vấn đề theo một trình tự tiến dần lên. Qua đó, những phần tinh yếu của giáo pháp được giảng rõ và người đọc có được cơ hội để học hỏi bài kệ của ngài Tongskhapa một cách dễ dàng hơn rất nhiều so với khi chỉ đọc nguyên bản. Ngoài ra, việc trình bày song ngữ Anh-Việt cũng là một lợi thế rất lớn cho các độc giả sử dụng được tiếng Anh, vì có thể đối chiếu ngay từng câu văn, đoạn văn của nguyên tác nếu thấy còn có chỗ khó hiểu. Chúng tôi thành kính tri ân đức Đạt-lai Lạt-ma XIV và ngài Rajiv Mehrotra đã dành cho chúng tôi một đặc ân ngoài cả sự mong đợi khi ban tặng những giáo pháp này, và chúng tôi cũng ngầm hiểu rằng đây là một món quà vô giá mà các ngài muốn thông qua chúng tôi để gửi tặng tất cả Phật tử Việt Nam, những ai mong muốn được học hỏi Chánh pháp của đức Thế Tôn từ lời dạy của các bậc cao tăng đương đại. Chúng tôi cũng cảm tạ Lobsang Jordhen đã chuyển dịch từ Tạng ngữ sang Anh ngữ để chúng tôi có cơ hội Việt dịch và giới thiệu cùng độc giả Việt Nam. Xin cảm ơn Jeremy Russell đã làm công việc hiệu đính bản Anh ngữ. Mặc dù đã nỗ lực hết sức trong quá trình chuyển dịch nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót. Chúng tôi xin nhận phần trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết trong việc dịch thuật cũng như trình bày và rất mong mỏi sẽ nhận được những góp ý chỉ dạy từ quý độc giả gần xa. Cuối cùng, những người thực hiện sách này xin hồi hướng mọi công đức về cho tất cả chúng sanh hữu tình. Nguyện cho sự ra đời của tập sách này sẽ giúp cho tất cả những ai hữu duyên gặp được nó đều sẽ nhanh chóng phát tâm Bồ-đề và dũng mãnh tinh tấn trên đường tu tập cho đến ngày thành tựu giác ngộ viên mãn.

  • Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng (song ngữ Anh Việt): Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #7

    7

    Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng (song ngữ Anh Việt): Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #7
    Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng (song ngữ Anh Việt): Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #7

    Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích. Đời sống của chúng ta trôi qua theo cách hết sức bận rộn. Cho dù chúng ta có ứng xử tốt đẹp hay không, thời gian cũng chẳng bao giờ chờ đợi, vẫn không ngừng biến chuyển. Thêm vào đó, cuộc sống của riêng ta cũng liên tục trôi qua, nên nếu có gì bất ổn xảy ra ta cũng không thể quay lại [để chỉnh sửa]. Mạng sống vơi dần theo thời gian. Vì thế, việc quán xét khuynh hướng tinh thần là rất quan trọng. Chúng ta cũng nhất thiết phải không ngừng quán xét tự thân trong cuộc sống thường ngày. Điều này rất hữu ích trong việc giúp ta tự tìm ra những định hướng sống. Nếu mỗi ngày chúng ta luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác, ta có thể thường xuyên rà soát lại động cơ và hành vi ứng xử của mình. [Nhờ đó,] ta có thể hoàn thiện và chuyển hóa tự thân. Cho dù bản thân tôi chưa có sự thay đổi hay hoàn thiện chính mình nhiều lắm, nhưng lúc nào tôi cũng duy trì một ước nguyện là phải làm được như thế. Và trong cuộc sống thường ngày của mình, tôi thấy việc thường xuyên rà soát lại mọi động cơ [hành xử] của chính mình từ sáng đến tối là vô cùng hữu ích. Trong các buổi giảng này, những gì tôi trình bày sẽ là một phương tiện thiết yếu để giúp quý vị sử dụng trong việc tự hoàn thiện bản thân. Điều này cũng giống như là quý vị có thể mang bộ não của mình đến phòng thí nghiệm khoa học để khảo sát sâu hơn các chức năng tâm thần, rồi nhờ đó quý vị có thể điều chỉnh lại các chức năng ấy theo hướng tích cực hơn. Một người tu tập theo Phật pháp nên chọn quan điểm sống luôn nỗ lực thay đổi chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn. Những ai thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhưng quan tâm đến Phật giáo, hoặc thấy mình có sự ưa thích những pháp môn đặc thù của đạo Phật, như là các pháp thiền quán nuôi dưỡng tâm từ bi, cũng có thể được lợi lạc qua việc kết hợp những pháp môn này với truyền thống [tôn giáo] của chính họ và tu tập [theo đó]. Trong kinh văn Phật giáo có giảng giải về nhiều hệ thống [giáo lý] và truyền thống tu tập khác nhau. Những hệ thống [giáo lý] khác nhau này được gọi là các thừa, như thiên thừa và nhân thừa, Tiểu thừa (Hinayana), Đại thừa (Mahayana) và Mật thừa (Tantra).  

  • Tứ Diệu Đế: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #8

    8

    Tứ Diệu Đế: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #8
    Tứ Diệu Đế: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #8

    Tháng 7 năm 1996, đức Dalai Lama có một loạt các bài giảng về tư tưởng và thực hành cho Phật tử ở Barbican Center (Trung tâm Barbican) tại Luân Đôn. Những buổi thuyết pháp này được sự hỗ trợ từ Network of Buddhist Organisations (Liên hiệp các Tổ chức Phật giáo) tại Vương quốc Anh. Cốt lõi của tập sách này hình thành từ chủ đề trọng tâm các bài giảng của đức Dalai Lama trong dịp này, bao gồm giáo lý Tứ diệu đế, là nền tảng mọi giáo pháp của đức Phật. Trong các bài giảng, Ngài đã giải thích đầy đủ về chủ đề này, giúp chúng ta có được sự hiểu biết rõ hơn về Tứ diệu đế. Phần phụ lục có tựa đề "Từ bi, cơ sở cho hạnh phúc con người", là bài nói chuyện của Ngài trước công chúng tại Free Trade Center (Trung Tâm Mậu Dịch Tự Do) ở Manchester. Sự kiện này được tổ chức bởi Tibet Society thuộc Vương quốc Anh - là một trong những tổ chức hỗ trợ người Tây Tạng ra đời sớm nhất. Phần này đề cập tới từ bi, bổ túc một cách hoàn mỹ cho các lời dạy về Tứ diệu đế, bởi vì đây là những minh họa cụ thể về cách ứng dụng những lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày. Vì thông điệp trọng tâm của đức Dalai Lama trong các bài nói chuyện là lòng từ bi và giảng dạy về cách thức để sống một cuộc đời nhân hậu, nên chúng tôi hy vọng rằng những điều trình bày trong sách này sẽ lý thú và ích lợi cho bất cứ ai, dù thuộc tôn giáo nào, hay thậm chí là không chia sẻ lòng tin với tôn giáo. Văn phòng về Tây Tạng (The Office of Tibet) ở Luân Đôn xin gửi lời cảm tạ đến Cait Collins và Jane Rasch, những người đã chuyển thành văn viết từ các băng ghi âm, và Dominique Side cùng với ngài Geshe Thupten Jinpa, người dịch sang Anh ngữ, trong việc hoàn chỉnh văn bản để ấn hành. Bà Kesang Y Takla Đại diện của đức Dalai Lama tại Luân Đôn

  • Vầng sáng từ phương Đông: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #14

    14

    Vầng sáng từ phương Đông: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #14
    Vầng sáng từ phương Đông: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #14

    Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính. Sự tôn kính này không hẳn chỉ vì ngài là người đã nhận được giải Nobel Hòa bình do những nỗ lực không mệt mỏi trong việc tìm kiếm một tiếng nói chung cho nền hòa bình thế giới, mà còn là vì những bài thuyết giảng rộng rãi của ngài luôn đề cập đến những chủ đề mà hầu hết mọi con người của thế giới hiện đại đều phải quan tâm đến. Trong số những người ngưỡng mộ ngài qua các bài thuyết giảng, không chỉ giới hạn có những tín đồ Phật giáo, mà còn có sự hiện diện của hầu hết những tôn giáo khác, bởi những gì ngài giảng dạy không đơn thuần là những trích dẫn từ kinh điển mà thực sự là những kinh nghiệm tu chứng mà bản thân ngài đã có được ngay trong cuộc sống của thời hiện đại này. Vì thế, bất cứ ai cũng đều có thể nhận được lợi ích lớn lao từ những bài giảng của ngài. Mặt khác, không chỉ những ai quan tâm đến các vấn đề về tinh thần hoặc tâm linh mới cần đến lời dạy của ngài. Điều thú vị đã xảy ra trong hơn một thập kỷ qua là có rất nhiều nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và phát hiện những điểm tương đồng giữa tri thức khoa học của phương Tây với trí tuệ trực giác của phương Đông mà ngài là một trong những điển hình rõ nét nhất. Các nhà khoa học đã vô cùng ngạc nhiên khi những kết quả nghiên cứu của họ cho thấy việc tu tập thiền định chẳng hạn, không chỉ mang ý nghĩa rèn luyện tâm linh, mà thực sự luôn mang lại những lợi ích lớn lao hết sức cụ thể cho sự phát triển thể chất, duy trì sức khỏe của con người. Họ cũng hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng những chỉ dẫn cho sự tu tập của một tu sĩ không chỉ hoàn toàn dựa vào đức tin, mà thực sự là dựa trên những cơ sở khoa học vô cùng chính xác và hợp lý, nhờ đó luôn tạo ra được những điều kiện tối ưu để sự hành trì có thể đạt đến kết quả khả quan nhất! Lạ thay, tất cả những điều kỳ diệu đó lại không có được nhờ vào những kết quả nghiên cứu, phân tích luôn cần đến sự hỗ trợ bởi máy móc, thiết bị tối tân của phương Tây, mà chỉ là hoàn toàn dựa vào năng lực trí tuệ trực giác, vào sự thực chứng qua kinh nghiệm cá nhân, đã được đức Phật khám phá và chỉ bày cho nhân loại từ hơn 25 thế kỷ trước đây, và cho đến nay thì đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 chính là một trong những người tiếp nối được truyền thống cực kỳ quý giá đó. Những bài thuyết giảng của ngài trong nhiều năm qua đã thực sự mang lại những hiểu biết chân chánh và thiết thực về Phật giáo cho nhân loại thời hiện đại, đặc biệt là trong đó có rất nhiều người phương Tây trước đây chỉ quen tiếp nhận mọi tri thức thông qua cánh cửa khoa học.  

  • Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #17

    17

    Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #17
    Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ: Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, #17

    Hôm nay có khá nhiều người thuộc mọi thành phần xã hội cùng tề tựu ở đây, kể cả một số người đến từ Tây Tạng. Hôm nay, chúng ta tề tựu về đây không phải để nghe kể chuyện này, chuyện nọ, mà là để lắng nghe Phật pháp. Việc chuyển hóa thân, khẩu, ý của quý vị là điều quan trọng, để thẳng tiến đến giác ngộ nếu có thể. Do đó, ít nhất là trong các buổi giảng Pháp này, quý vị hãy cố gắng hướng tâm vào việc tu tập tâm linh. Hãy cố gắng ghi nhớ bất kỳ ý nghĩa nào mà quý vị tiếp nhận được từ các buổi giảng Pháp này và nỗ lực thực hành theo đó cho thuần thục. Nghe giảng Pháp không chỉ là để trau dồi học thuật, mà mục đích chính là để thuần phục và chuyển hóa tâm. Do đó, điều quan trọng là sau khi nghe giảng Pháp, chúng ta phải đạt được kết quả là có sự chuyển hóa trong cuộc sống của mình. Thông thường, trước một buổi giảng Pháp chúng ta tụng các bài kệ quy y Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng-già) và phát tâm Bồ-đề, vốn là tinh túy của Phật pháp. Hai dòng kệ đầu tiên là: "Con nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng từ nay cho đến khi đạt giác ngộ." Quy y nghĩa là từ trong sâu thẳm lòng mình đã đặt niềm tin và phó thác [cuộc đời mình] cho Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng-già). Quý vị chỉ trở thành Phật tử khi đã giao phó chính bản thân mình cho Phật, Pháp, Tăng. Điều quan trọng là phải có sự nhận hiểu rõ ràng về bản chất của Phật, Pháp và Tăng-già. Sự nhận hiểu đó được thực hiện thông qua việc học hỏi nghiên cứu (văn), suy ngẫm (tư) và thực hành thiền định (tu). Người đời không có sự nhận hiểu rõ ràng như trên và chỉ đơn giản làm theo thói quen truyền thống từ xưa mà tụng đọc: "Con xin quy y Lạt-ma, con xin quy y Phật, Pháp, Tăng" nhưng không hề hiểu rõ bản chất của Phật, Pháp và Tăng, nên họ sẽ không thể quy y một cách sâu xa. Họ chưa đạt đến lòng tin thực sự thông qua sự suy luận hay học hỏi nghiên cứu. Do đó, có thể có nhiều mức độ quy y khác nhau, tùy thuộc vào sự quan tâm, nghiên cứu học hỏi và trí thông minh của quý vị. Phương cách quy y chân thật nơi Phật, Pháp, Tăng là noi gương Tam bảo. Quý vị phát nguyện tự mình sẽ là Phật, là Pháp, sẽ khơi dậy Chánh pháp ngay trong tâm thức của chính mình. Khi nói về quy y, có nhiều cách để tiến hành điều đó. Thông thường, chúng ta nương tựa vào người nào có khả năng bảo vệ, che chở cho ta. Về một phương diện, nếu ai đó có khả năng loại bỏ khổ đau và giúp đỡ chúng ta, ta sẽ nương tựa vào người đó. Mặt khác, nếu quý vị có khả năng tự chu toàn mọi trách nhiệm của mình, quý vị có thể sống tương đối độc lập và không cần thiết phải nương tựa vào ai cả.    

Author

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.

Read more from Nguyễn Minh Tiến

Related to Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Related categories

Reviews for Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words