Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Fortunato
Fortunato
Fortunato
Ebook220 pages3 hours

Fortunato

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Bộ sách "Fortunato" là một tiểu thuyết mang tính chất tài liệu hoà lẫn lịch sử và giả tưởng. Sự độc đáo tác phẩm "Fortunato" là tác giả đã viết bộ sách này bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp luôn.

Bộ sách "Fortunato" vừa là tiền truyện (prequel) vừa là phần tiếp theo (sequel) của tiểu thuyết "Người Mỹ Trầm Lặng" của Graham Greene. Cuốn "Người Mỹ Trầm Lặng" trộn lẫn lịch sử và giả tưởng, xoay quanh Trình Minh Thế và "lực lượng thứ ba." Khác với tiểu thuyết của Greene, cuốn "Fortunato" có nhiều nhiều mảnh lịch sử pha lẫn với một truyện. Cái cú bom nổ trên quảng trường Nhà Hát tháng giêng năm 1952, vụ ám sát Trính Minh Thế, những biến cố năm 1955, vụ ám sát John F. Kennedy và nhiều sự kiẹn khác còn có thể gọi là những bí ẩn lịch sử.

Tác giả đã cố gắng vận dụng hết sức hiểu biết của mình nhằm xem xét những vấn đề lịch sử phức tạp. Song như ếch ngồi đày giếng, kiến thức tác giả còn hạn chế, xin các nhà sử học và bạn đọc thông cảm và thứ cho các lỗi đánh trống qua cửa nhà sấm.

LanguageTiếng việt
PublisherSergei Blagov
Release dateNov 16, 2023
ISBN9798223791218
Fortunato

Related to Fortunato

Related ebooks

Related categories

Reviews for Fortunato

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Fortunato - Sergei Blagov

    Lời nói đầu

    Cuốn Chuyện lạ phương Nam này bao trùm được hai thập kỷ 1940-1960. Nêu lên các sự kiện và kể lại chuyện xảy ra từ sáu, bẩy, tám mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Nghề nghiệp tác giả bắt buộc nhà báo và nhà sử học phải có trí nhớ tốt để thuộc lầu hàng trăm sự kiện lớn nhỏ. Nhưng khi ngồi đào sâu hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về lịch sử để tìm về quá khứ thì tôi thấy có quá nhiều điều phức tạp. Do đó cuốn Chuyện lạ phương Nam này có những khuyết điểm và tác giả cũng xin bạn đọc thông cảm.

    Lần đầu tiên, tôi sang Việt Nam đúng bốn mươi năm trước đây. Vào những năm 1980-1990 tôi đã làm nhà báo ở Việt Nam. Tiếp theo, tôi đã viết hai cuốn sách về Đạo Cao Đài và nhân vật Trình Minh Thế. Vừa qua, tôi đã có một cơ hội để viết một cuốn sách mới về những diễn biến khá phức tạp ở miền Nam. Đây là cuốn Chuyện lạ phương Nam thuộc thể loại tổng hợp, một tiểu thuyết mang tính chất tài liệu hoà lẫn lịch sử và giả tưởng. Có lẽ cái chất phóng sự của Chuyện lạ phương Nam nặng hơn so với khá nhiều cuốn tiểu thuyết khác.

    Sự độc đáo cuốn Chuyện lạ phương Nam là tôi viết bộ sách này bằng ba thứ tiếng Việt, Anh, Nga luôn. Tôi cho rằng xuất bản tác phẩm bằng tiếng Việt trước là đúng, và hai phiên bản khác thì tôi dự kiến xuất bản sau.

    Có thể nói cuốn Chuyện lạ phương Nam vừa là tiền truyện (prequel) vừa là phần tiếp theo (sequel) của tiểu thuyết Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene, xuất bản cuối năm 1955. Cuốn Người Mỹ Trầm Lặng trộn lẫn lịch sử và giả tưởng, xoay quanh Trình Minh Thế và lực lượng thứ ba. Greene đã nhấn mạnh rằng ông viết một truyện chứ không phải một mảnh lịch sử dù có cái gọi là phóng sự trực tiếp. Khác với tiểu thuyết của Greene, cuốn Chuyện lạ phương Nam có nhiều nhiều mảnh lịch sử pha lẫn với một truyện.

    Giai đoạn hai thập kỷ 1940-1960, những diễn biến ở miền Nam là một đề tài khó kể lại và chú giải vì có quá nhiếu khía cạnh từ chính trị, quân sự, tình báo, ngoại giao đến văn học và điện ảnh. Có thể nói rằng những sự kiện biến cố năm là một trong những giai đoạn phức tạp nhất trong lịch sử hiện đại. Cái cú bom nổ trên quảng trường Nhà Hát tháng giêng năm 1952, những biến cố năm 1955, vụ ám sát Trính Minh Thế và nhiều sự kiẹn khác còn có thể gọi là những bí ẩn lịch sử. Một số điều ẩn giấu mới được tiết lộ. Với thời gian khá lâu đã qua, nhiều người có thể cho rằng đó là quá muộn rồi, nhưng muộn còn hơn không.

    Tác giả đã cố gắng vận dụng hết sức hiểu biết của mình nhằm xem xét những vấn đề lịch sử phức tạp. Song như ếch ngồi đày giếng, kiến thức tác giả còn hạn chế, xin các nhà sử học và bạn đọc thông cảm và thứ cho các lỗi đánh trống qua cửa nhà sấm.

    Tôi cần phải cám ơn những người giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn tất Chuyện lạ phương Nam này, xin được tri ân tất cả mọi người.

    Vậy tôi trân trọng mời quý độc giả hãy vui lòng dành chút thì giờ đọc đẻ biết những gì được viết trong cuốn này.

    Sergei Blagov, tháng 11 năm 2023.

    Chương 1. Hạ cánh

    Nắng Sài Gòn, Fortunato không thể tìm ra chứng cớ tại sao mình được cử lên phi trường Tân-Sơn-Nhứt một cách vội vàng như vậy. Fortunato vẫn đi canh gác, không một phút nghỉ ngơi.

    Trên tháp canh kia có lá cờ Pháp phất phới. Khi nhìn lên tháp canh, Fortunato tự nghĩ: Họ mời tôi bảo vệ cả khách của họ lẫn những người canh gác của họ. Fortunato có cảm tưởng rằng việc canh gác tại phi phi trường tỏ ra khá lỏng lẻo.

    Fortunato không còn thuộc về bất kỳ đơn vị biệt động nào, nhưng anh ta vẫn không thể từ chối những lời yêu cầu của Commandant Antoine Savani. Ông ta là chỉ huy khu vực Miền Nam của Phòng Nhì Bộ Tổng tham mưu, cơ quan tình báo quốc phòng Pháp.

    Savani đã nói với Fortunato: Mày là tay xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất Đông Dương. Vì vậy, mày có thể bảo vệ chống xạ thủ bắn tỉa cho được.

    Fortunato gật đầu và hỏi: Được lắm. Ai sẽ đến, hình như là tổng thống Pháp?

    Antoine bảo rằng: Một số người Hoa Kỳ quan trọng lắm.

    Vào buổi sáng ngày 16 tháng mười năm 1951 tại Căn cứ Không lực Pháp Tân-Sơn-Nhứt, Fortunato đứng trong bóng tối tháp canh cầm khẩu súng carbine của anh ta.

    Tại sao tôi cần có mặt ở đây? Fortunato tự hỏi. Chu vi được phi trường hình như được bảo vệ tốt. Bất kỳ loại cú bắn tốt nào đều bất khả thi từ bên ngoài căn cứ không lực vì quá xa. Chỉ nếu trong số người của họ có kẻ nội gián, thì hắn có thể bắn xuống từ tháp canh.

    Vào buổi sáng nóng nực này, Fortunato gặp Marco và toán biệt động của anh ta. Họ cũng được gọi để đảm bảo an ninh cho những vị khách Mỹ quan trọng dự kiến sẽ đến phi trường Tân Sơn Nhứt.

    Khi chiếc phi cơ hạ cánh đúng lúc đúng thì, không trông thấy một chức sắc nào dưới cái nắng nóng nhiệt của Nam Bộ. Chỉ có một người đàn ông trông khá trẻ bước ra khỏi chiếc phi cơ.

    Fortunato tỏ vẻ ngạc nhiên: Thằng trẻ này là ai?

    Ông ấy là một người quan trọng ở bên kia, một dân biểu đến đây quan sát tình hình. Lớn thuyền lớn sóng. Đây là em trai và em gái của ông ta, Marco nói khi nhìn hai người trẻ hơn ra khỏi phi cơ.

    Fortunato hỏi Marco: Toán của anh đang làm gì ở đây? Đêm qua mọi người trong toán đều uống rượu say ở quán Thập tự Phương Nam.

    Marco chỉ cười không đáp.

    Ba người Mỹ không có gì bên ngoài để cho thấy tầm quan trọng. Họ dường như là những thanh niên mới tốt nghiệp trường mà đến Sài Gòn lần đầu tiên mà cũng có thể là lần duy nhất. Tuy nhiên, một đơn vị quân đội Pháp đã đến chào đón họ.

    Fortunato tỏ vẻ lo ngại: Hy vọng người ta sẽ không chở họ đến Sài Gòn trên xe hơi mui trắn. Người ta cần dùng một chiếc xe đóng kín để không thể nhìn thấy những người ngồi bên trong, và lái xe càng nhanh càng tốt.

    Marco đáp: Nếu làm như vậy thì người dân thành phố sẽ không nhìn thấy bất kỳ ai trong xe.

    Fortunato lắc đầu: Nhưng bất cứ ai muốn bắn vào họ cũng sẽ không nhìn thấy ai cả. Và có rất ít khả năng bắn trúng vào một mục tiêu nào ở tốc độ hơn 50 dặm một giờ.

    Khi đoàn hộ tống đi vào Sài Gòn, từ xa có tiếng còi hụ khi tống thư văn người Pháp cưỡi xe máy rạp mình trên tay lái. Trên đường lái xe đến trung tâm thành phố, họ tình cờ nghe thấy tiếng súng nhỏ ở đằng xa.

    Sau khi những người Mỹ đến tới thành phố, vào buổi chiều họ đã gặp riêng ông phó đại sứ Hoa Kỳ hỏi thăm tình hình. Họ đã gặp tại quầy bar trên tầng thượng của khách sạn Majestic ở góc đường Catinat. Ngồi nhà khách sạn được thiết kế tinh xảo, với phong cách trang trí kiểu Art Nouveau. Các tấm kính được dán để ngăn kính vỡ gây sát thương trong trường hợp bị tấn công bằng lựu đạn. Vào buổi chiều đầu tiên ở Sài Gòn, những người Mỹ đã tận hưởng một hoàn cảnh đẹp. Trên sông Sài Gòn đã có gió mát, họ thấy vạn lý thanh giang nước Nam đẹp lắm.

    Nhưng họ vẫn nghe tiếng súng và đạn cối nổ xa xa tại vì nước loạn. Từ từ tiếng đạn pháo kích có vẻ thưa dần.

    Ông phó đại sứ nói với những người Mỹ rằng bên Pháp đã thua trong cuộc chiến. Ông bảo rằng: Ta ở giữa một khung cảnh phần lớn là xa lạ, ta chưa hiểu rõ. Nếu ta vào đây và làm như Pháp, chúng tôi cũng sẽ thua.

    Ông phó đại sứ cũng nói thêm tình hình Việt Nam là độc nhất vô nhì, và trong khi đối diện với một hoàn cảnh phức tạp cần phải suy nghĩ và hiểu biến cặn kẽ trước khi quyết định đường lối hành động.

    Người Mỹ trẻ nói: Chưa gì đã lo thất bại rồi. Mặt khác, chúng ta không nên tham gia vào một việc gì đó vượt quá khả năng của chúng ta.

    Savani tình cờ có mặt trên tầng thượng của khách sạn Majestic vào chiều hôm đó. Ông bảo rằng: Họ tỏ vẻ mặt nghiêm trọng hình như đang thảo luận về bí mật bom nguyên tử hoặc một chuyện lạ phi thường nào đó.

    Nhưng một nhân viên phục vụ kiêm đặc vụ của Phòng Nhì đã nghe lén được phần lớn cuộc trò chuyện. Nhân viên khẳng định rằng hai người Mỹ chỉ thảo luận Đông Dương mà thôi. Họ nói rằng cần phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam, và đó là chìa khóa dẫn đến thânh công. Họ cũng nói lúc này là lúc cần có những phản ứng mau lẹ và tích cực vì thời cơ khá thuận tiện.

    Tiếp theo, các vị khách Mỹ được mời ở Dinh Norodom tại trung tâm thành phố. Họ được một phòng lớn là phòng duy nhất trong Dinh có máy lạnh. Nghe nói một người Mỹ bị đau lưng nên buộc phải ngủ đêm trên sân nhà.

    Khi ở Sài Gòn, nhằm tự mình tìm hiểu thêm ba người Mỹ trẻ tuổi đã liên lạc với các phóng viên ngoại quốc để nắm được tình hình. Dù còn trẻ, tính người trầm lặng, họ nói ít hiểu nhiều.

    Tay ký giả ngoại quốc tỏ vẻ bi quan. Họ nghe nói rằng những chiến dịch của Pháp đều vô vọng bất chấp mọi viện trợ của Hoa Kỳ. Vì bản chất vấn đề Đông Dương rất tế nhị, nên tương lai thì rất đáng ngại, các phóng viên nói. Họ càng biết rõ sự việc nhiều hơn, thì lại càng thấy tương lai không còn chút ánh sạng nào. Các phóng viên ra vẻ lo ngại kết qủa nỗ lực của Pháp sẽ phản lại mục đích. Họ cũng nói rằng tình hình Đông Dương biến chuyển mạnh nên có nhiều chuyện lạ phi thường.

    Fortunato lộ vẻ thắc mắc: Họ đã gặp ai để nghe nói chuyện thời thế? Có thể đã gặp ông Graeme rồi?

    Savani hỏi: Người Úc hay người Anh?

    Fortunato nói: Gặp rồi. Có lẽ là cả hai. Chuyện Đông Dương dài lắm, mà cũng ly kỳ lắm. Họ được kể vắn tắt thôi.

    Antoine thở ra: Nếu họ gặp tay ký giả Anh, thì rất có thể họ sẽ bị viết xấu lên trong cuốn tiểu thuyết gián điệp sắp tới của ông ấy.

    Fortunato tỏ vẻ không đồng ý: Chà, những người trẻ tuổi này vừa tốt nghiệp đại học Harvard có vẻ khá vô hại, không giống như những kẻ xấu.

    Savani bảo: Tay ký giả Anh có lẽ đã kể cho họ nghe những câu chuyện về thất bại không thể tránh khỏi của Pháp. Người bạn thân của ông ấy, lãnh sự ở Hà Nội, thích nói rằng ta đang thua.

    Fortunato xác nhận: Họ nói rằng Tướng de Lattre phàn nàn rằng ông lãnh sự Anh tại Hà Nội kiêm là sĩ quan tình báo rồi, nhưng bên Anh vẫn cử tiểu thuyết gia của họ như một đặc vụ khác để khuyến khích người Công giáo miền Bắc trở thành Lực lượng thứ ba. Tôi nghe tay ký giả Anh đã viết tuyên bố rằng ông ta không bao giờ có bất cứ điều gì liên quan đến công ty cũ."

    Antoine lộ vẻ nhất trí: "Nếu từng là gián điệp thì luôn là gián điệp.

    Sau đó, ba người Mỹ đã được mời dự một tiệc mà Hoàng thượng Bảo Đại mở vào buổi tối chủ nhật ngày 21 tháng 10 để chiêu đãi Cao uỷ Pháp, Đại Tướng de Lattre de Tassigny. Tại buổi tiệc, de Lattre nhấn mạnh rằng nên giữ nền thống nhứt của Việt Nam từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau.

    Tiếp theo, người Mỹ sang thăm Hà Nội để tự mình tìm hiểu tình hình. Mặc dù sức khỏe giảm sút rõ rệt, Đại Tướng de Lattre vẫn theo phái đoàn Mỹ ra Bắc. Ông muốn đảm bảo rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể hiểu rõ hơn về những vấn đề mà người Pháp đang gặp phải.

    Vị chỉ huy hàng đầu của Pháp đeo dải băng đen trên cánh tay trái để vinh danh người con trai đã ngã xuống. Trung uý Bernard de Lattre là một sĩ quan ưu tú. Đại Tướng cho rằng vì đeo danh họ de Lattre anh ta nên phải ở tiền tuyến chỗ đang đánh nhau. Bernard bị tử trận vào ngày 30 tháng năm trên đỉnh núi ở Ninh Bình. Đạn súng cối phát nổ cách anh ta hai thước, gần một trăm mảnh được tìm thấy trong cơ thể anh ta.

    Le Roi Jean chính mình! Fortunato thì thầm. Hình như cờ nhà vua đã đến rồi.

    Marco nói: Ông ấy đến để bảo với người Mỹ rằng họ sẽ thắng trong vài tháng tới. Mặt ông trông thấy rất mệt mỏi, nhưng tinh thần chưa sa sút.

    Vì sức khỏe suy nhược, ông ấy khó có thể sống lâu như vậy, Fortunato nói, để ý khuôn mặt quá mệt mỏi của ông Đại Tướng. Ông ta trông hình như từ giường chết đi ra. Cờ nhà vua có thể đi theo đường về Địa ngục.

    Le Roi Jean bay đến Hà Nội cùng với Tướng Joseph Lawton Collins, Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ. Những người Mỹ trẻ tuổi cũng đi trên chiếc phi cơ đó. Tướng de Lattre nói với họ rằng không thể để người Pháp thua với sức mạnh 250,000 quân.

    Tướng Collins đã ở Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 10, đã rất ấn tượng với những gì ông nhìn thấy. Tại Hà Nội, phái đoàn Mỹ đã nhận được một cuộc diễu hành vẫy cờ chào đón. Có người nói rằng điều đó giống như việc phản khách vi chủ vì sau gió Âu dường như sắp có mưa Mỹ.

    Cuộc chiến ở miền Bắc phần lớn được xem là công lao của Tướng de Lattre. Có những lo ngại rằng nếu không có Le Roi Jean, quân Pháp rất có thể bị sự sụp đổ ở Đông Dương khá nhanh chóng. Pháp phải tìm ra một mưu kế thần diệu để đối phó với tình thế.

    Chương 2. Xuất gia

    Cha mẹ của Fortunato không bao giờ tranh luận về tương lai của con trai. Họ tin rằng Fortunato sẽ trở thành một linh mục. Ngôi làng nhỏ ở Alta Rocca này đã sinh ra nhiều giáo sĩ Công giáo.

    Khi còn là một cậu bé, Fortunato không có ý muốn trở thành một linh mục. Nếu làm một giáo sĩ Công giáo, anh ta phải tuyên thệ vâng lời, từ chối những yêu mục của bản thân, nên có một tấm lòng sắt đá bền bỉ.

    Cha anh luôn luôn đòi Fortunato chuẩn bị trở thành linh mục. Đó là một yêu cầu bất khả tranh luận. Nhưng nhiềm hy vọng này đã tan vỡ vào ngày Fortunato xuất gia, bỏ gia sản và tình nguyện nhập ngũ trong cuộc kháng chiến sau khi Ý và Đức chiếm đóng nước Pháp. Fortunato chọn con đường binh nghiệp khi còn ít tuổi. Người ta nói rằng cha coi Fortunato như vô ơn phản bội.

    Fortunato cảm thấy mình đã ra đi mãi mãi. Anh ta tham gia cùng các anh em chiến sĩ khác một chiến khu nhỏ trong khu rừng phía tây bắc từ Cảng Vecchio. Các binh sĩ kháng chiến đã tranh đấu dũng cảm và không ngần ngại chạy ra ngoài và giúp đỡ and em gặp khó khăn. Sĩ quan chỉ huy đơn vị này có tài hành quân độc đáo. Binh sĩ dưới quyền anh ta ít khi bị thiệt hại mà thường thu đoạt thắng lợi.

    Fortunato thấy nguy thì bước trước mà an

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1