Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)
Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)
Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)
Ebook201 pages2 hours

Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Thật ra tôi không bao giờ gặp ông Chủ Tịch nước Việt Nam. Nếu hiểu cách khác thì tôi vừa "gặp" ông Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quấc qua những tài liệu lịch sử rất đầy đủ liên quan đến ông do Nha Văn Khố của bộ Thuộc Địa Pháp gìn giữ. Tôi đã tra khảo kỷ những tài liệu đó để phác họa vài nét đặc biệt trong những hoạt động của ông những năm ông sống tại nước Pháp (1917-1923).

LanguageTiếng việt
Release dateDec 25, 2021
ISBN9780463939048
Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)
Author

Truong Buu Lam

Truong Buu Lam is a retired professor of history from the University of Hawaii at Manoa. He is the author of Patterns of Vietnamese Response to Foreign Intervention (1968); New Lamps For Old(1982); Resistance, Rebellion, Revolution (1984); Colonialism Experienced (2000.)

Related to Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)

Related ebooks

Related categories

Reviews for Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tôi gặp bác Hồ ở Pháp (1918-1923) - Truong Buu Lam

    Lời nói đầu

    Tôi gặp Bác Hồ –nói gặp cho nó oai-- chớ thật ra thì tôi chỉ nghe người ta nói thôi về một người Nam mình tên là Hồ Chí Minh. Dạo ấy gần cuối năm 1945, ở một nơi quá xa xôi, hầu như ngoài sức tưởng tượng của một đứa trẻ, ở tận ngoài Bắc kỳ, Hà Nội, có một tổ chức, gần như một đảng, gọi là Việt Minh đã nắm chánh quyền, rồi thành lập một chính phủ do ông Hồ Chí Minh cầm đầu. Nước Nam ta được đặt cho một cái tên mới gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH). Không biết ở mấy chỗ khác thì sao chớ ở Nam kỳ thì chắc chắn là ít, nếu không phải là không có ai biết Hồ Chí Minh là ai!!

    Vài ngày sau đó, báo chí cùng các cơ quan tuyên truyền dành nhau giải thích rất cặn kẽ Hồ Chí Minh không phải ai khác hơn là Nguyễn Ái Quấc --cũng viết là Nguyễn Ái Quốc. Người Việt trong nước cũng không quen thuộc chi hơn với Nguyễn Ái Quấc so với Hồ Chí Minh, vì, theo lời tuyên truyền, thì Nguyễn Ái Quấc đã bôn ba ở nước ngoài gần nữa thế kỷ. Về nước vài năm trước đó nhưng lại phải sống trong hang cùng ngỏ hẻm ở một góc nhỏ của vùng Việt Bắc, hoạt động hoàn toàn trong bí mật, lại còn bị quân Quốc Dân Đảng Tàu bắt tù hơn một năm tròn: trong cảnh huống đó thì làm sao mà nhiều người biết hay nhớ đến tên mình được? Để làm cho vấn đề phức tạp hơn nữa, tên cúng cơm của Nguyễn Ái Quấc hay Hồ Chí Minh lại là Nguyễn Sinh Cung hay Nguyễn Sinh Côn. Thế thì Nguyễn Tất Thành là ai nữa? Cũng theo tin đồn, tất cả --và có thể còn nhiều tên khác nữa-- đều là tên của ...Hồ chủ tịch! Liền sau ngày tuyên bố độc lập nghĩa là ngày 2 tháng 9, nay là ngày Quốc Khánh, danh tiếng của Hồ chủ tịch nổi lên như cồn. Sau đó không bao lâu, cái tên Hồ Chí Minh trở nên hết sức quen thuộc đối với dân Việt. Rồi sau khi chiến tranh Pháp Việt bùng nổ vào cuổi năm 1946, trên mặt báo hay trên môi của mọi người, thường nghe thấy hai tên: Việt Minh, tổ chức lãnh đạo cuộc kháng chiến và Hồ Chí Minh, chủ tịch của một chính phủ mà bọn thực dân Pháp nhứt định không thương lượng với vì cho rằng chính phủ ấy không thay mặt dân chúng nào cả. Nhưng rốt cuộc rồi chính phủ Pháp cũng phải ngồi xuống suốt mấy tháng trời năm 1954 tại Genève, Thuỵ Sĩ, thương thuyết với chính phủ Hồ Chí Minh, Cam-bốt và Lào để mang lại hoà bình cho cả ba nước.

    Tên của Hồ chủ tịch còn nổi lên cao hơn nữa vì chính Tổng Thống của cường quốc Hoa kỳ – đó là Tổng Thống Eisenhower (1953-1961) -- đã tuyên bố rằng nếu năm 1956, dân chúng Việt Nam đi bỏ thăm để chọn một người đứng đầu lãnh đạo nước Việt Nam thống nhất thì chắc Hồ Chí Minh sẽ được bầu làm thủ tướng.

    Câu nói này của cố Tổng Thống Huê Kỳ Eisenhower được trích dẫn không biết bao nhiêu lần và bởi không biết bao nhiêu tác giả. Nhưng mỗi lần cũng như với mỗi tác giả, câu trích dẫn có khác nhau. Tôi xin dịch đoạn văn sau đây. trích từ quyển Dwight D. Eisenhower, Mandate for Change, 1953-56, Garden City, 1963, tr. 337: "Việc này đặt người Pháp vào tình trạng khó chọn. [...] Nếu cuộc bầu cử được tổ chức năm [1956] thì Hồ Chí Minh chắc sẽ được bầu làm Thủ Tướng."

    Sau năm 1975, phong trào tâng bốc tên hay nhân cách của cố chủ tịch vẫn tiếp tục mạnh mẽ trong và ngoài nước. Dần dần ta thấy ngoài nước, --có thể cũng trong nước, nhưng trầm lặng thôi-- một khuynh hướng mới nảy nở: phê bình cay nghiệt, chỉ trích gay gắt, chê bay thậm tệ, phủ nhận mọi tài năng, phỉ báng mọi thành tích. Cho đến nỗi có người cho Hồ chủ tịch là một người Tàu giả vì theo họ ông Hồ thiệt đã chết trong tù ở Hồng Kông từ năm 1931 rồi.

    Vậy thì Hồ Chí Minh là ai? Làm cách nào ông từ một người không ai biết đến lại có thể trở thành một nhân vật lịch sử? Tại sao ông có thể chỉ tin vào sức một cá nhân mình để lên đường tìm phương cách cứu nước? Trước khi ra đi, ông đã có sẵn những dự định mình sẽ làm gì hay chỉ dựa vào thời cơ đưa đẩy? Yếu tố nào giúp ông thành công?

    Tôi viết bài này với mục đích tìm hiểu mặt thật của Hồ Chí Minh-Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc... để kể ra những tên quen thuộc nhất thôi. Đây có thể gọi là một cuộc gặp gỡ trong lịch sử giữa Hồ chủ tịch và tôi.

    Nguyễn Tất Thành là người có thiệt. Từ ngày ông đặt chân lên nước Pháp, Bộ Thuộc Địa liền cho một số nhân viên mật thám giả làm bạn hay ngấm ngầm theo dỏi tất cả các hành động của ông. Họ báo cáo lại cho Bộ Thuộc Địa. Hầu hết những báo cáo ấy hiện còn giữ lại tại kho Văn khố của Bộ, xưa tàng trữ tại Paris, nay tại Aix-en-Provence. Ngoài những báo cáo vừa kể, Bộ Thuộc Địa cũng cho gom góp lại rất nhiều tài liệu do Nguyễn Ái Quấc làm ra: thư từ, bài báo, sách vở, truyền đơn, nhật ký, vân vân...Điểm hay và quan trọng nhất chúng ta có thể nói là những tài liệu vừa liệt kê hoàn toàn khách quan. Những người viết những báo cáo, thu thập những văn bản đó lãnh tiền chánh phủ để ghi lại những gì mắt thấy tai nghe, kể lại những điều đó càng gần như chúng đã xảy ra càng tốt; không cần thêu dệt, không phải tô điểm, thêm bớt chi cả. Nghĩ cho cùng, những nhân viên ấy không có lý do chính đáng nào để báo cáo chuyện không thật hoặc bóp méo sự mắt thấy tai nghe. Có chi đi nữa, tầm quan sát hay thuật diễn tả của các nhân chứng đó hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng tri thức của mỗi tác giả. Nếu bài báo cáo của họ không chính xác là do họ không đủ khả năng để hiểu hoàn toàn sự kiện họ quan sát hoặc họ không đủ lời hầu diễn tả biến cố họ đã quan sát kỹ càng.

    Một số học giả đã đề cập đến hay khai thác thứ tài liệu này nhiều lần rồi. Phần đông họ chỉ dùng một hai tài liệu để chứng minh việc này hay chuyện nọ chớ họ không khai thác một cách triệt để giá trị nội tại của những tài liệu đó. Trong bài này, tôi làm một việc rất dễ dàng, gần như quá sơ sài: đó là khai thác triệt để một phần nhỏ trong khối hơn 9000 trang tài liệu đủ loại về Hồ Chí Minh từ năm 1918/9 đến năm 1955 mà kho Văn Khố Quốc Gia Hải Ngoại đang tàng trữ tại Aix-en-Provence. Một việc hay quá sức tưởng tượng là chính phủ Pháp đã cho số hoá toàn thể khối văn khố về Hồ Chí Minh. Hơn nữa. Toàn thể khối văn khố liên quan đến Hồ Chí Minh được phổ biến lên mạng, theo địa chỉ sau đây:

    <http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/ark:/61561/ph999nlnn>

    Cũng lạ là trong toàn thể nước Pháp không tìm được một người biết viết đúng chữ của một thời thuộc dân.

    Về phần tôi, tôi soạn sách này vì hai lý do. Thứ nhứt: tôi mong sẽ đạt được mục đích là giới thiệu một phần nhỏ trong khối văn khố liên quan tới Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quấc khi sống và hoạt động tại Paris, Pháp. Tôi dư biết khối văn khố đó đã được nhiều người nghiên cứu, phân tích, phê bình rồi viết thành sách. Nhưng hầu hết các công trình nghiên cứu đó đã được hoàn tất trước khi khối văn khố được số hoá. Có lẽ tôi không cần viết nhiều về khác biệt giữa những ghi chép và những tài liệu toàn diện. Lý do thứ hai liên quan tới một vấn đề thực tế: 99% tài liệu này viết bằng tiếng Pháp; phần đông các con em chúng ta, ngày nay ít học tiếng Pháp. Vì vậy tôi hết sức cố gắng dùng tiếng Việt soạn quyễn sách này. Tôi chỉ muốn giới thiệu cùng độc giả những tài liệu giúp chúng ta soi sáng thêm một chặng đường trong cuộc đời của một nhân vật nước nhà đã đi vào lịch sử.

    Thế thôi.

    *****

    1.

    Nguyễn Tất Thành lên đường cứu nước.

    Có lẽ không còn ai không biết là Nguyễn Tất Thành đã rời bỏ Việt Nam từ bến Nhà Rồng khi vừa quá tuổi hai mươi để lên đường cứu nước sau khi bị đuổi khỏi trường Quốc Học ở Huế vì tham dự những cuộc biểu tình ủng hộ phong trào nông dân chống sưu cao thuế nặng vào những năm 1907/1908.

    Tại sao lại đi Pháp? Vào thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, du học Pháp còn là một chuyện hy hữu; phải còn chờ hơn bao nhiêu năm nữa mới thấy các nhà phú hộ hay những gia đình có máu mặt bắt đầu gởi con cháu đi Tây. Trong tình trạng này, những thanh niên có lòng thương nòi hay có chí cứu nước chỉ có thể chọn một trong hai đường lối hoạt động chống nhà nước thuộc địa. Cần phải nói liền là trong hai con đường này, đường nào cũng rất eo hẹp, đầy nguy hiểm. Đường thứ nhứt là tham gia một trong những tổ chức chống thực dân Pháp ngay tại trong nước; thứ hai là trốn ra nước ngoài, mà ra nước ngoài lúc ấy chỉ có nghĩa là Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Nguyễn Tất Thành đã dò xét rất kỹ cả hai phương cách đó và đã nhận thấy khá chính xác khuyết điểm của mỗi lối.

    Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.

    Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau.

    Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến.

    Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Hà Nội, 2001. Bản điện tử: <http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9194&rb=08> đọc trên mạng và sao chép lại trên 83 trang, ngày 27 tháng 9, 2018, tr. 3-4. Từ đây về sau những đoạn trích từ sách này sẽ được chú thích như sau: (TDT, tr.---)

    Những nhận xét nêu trên là kết quả của một thời gian ngắn Nguyễn Tất Thành sinh sống và hoạt động với các chí sĩ của trường học Dục Thanh tại Phan Thiết. Dục Thanh là cơ quan giáo dục, một trong ba cơ sở có tên chung là Liên Thành. Cơ sở thứ hai là Liên Thành Thư Xã: nhà in và nhà xuất bản sách vỡ và tài liệu dùng trong trường hay các trung tâm văn hoá. Liên Thành Thương Quán là cơ quan thứ ba chuyên môn sản xuất và buôn bán nước mắm. Phần lớn số tiền Thương Quán thu hoạch được dùng để trang trải chi phí của hai bộ phận kia. Trải qua hơn một thế kỷ cho đến ngày nay, Liên Thành vẫn sản xuất và bán nước mắm trong nhiều tiệm mang hiệu Liên Thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Cũng như Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội và nhiều nghĩa hội có tên khác nhau trên đất nước vào đầu thập niên 1910, Liên Thành là một tổ chức kinh tế, giáo dục và văn hoá do một số người yêu nước thành lập để mở mang dân trí, bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học và kỷ thuật của giới thanh niên theo đà tiến triển của những nền văn minh Âu Mỹ.Liên Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục thuộc giai đoạn thứ nhì trong lịch trình chống xâm lăng của dân tộc Việt. Giai đoạn nhứt chấm dứt vào cuối thế kỷ mười chín khi bao nhiêu đơn vị chống quân đội xâm lăng và sau đó chống chính quyền thực dân đều lần lần tan rả hay bị tiêu diệt. Trên toàn lãnh thổ nước nhà chỉ còn gõn gọn một trung tâm nhứt định không tùng phục nhà nước thực dân. Đó là căn cứ tại tỉnh Bắc Giang của hùm thiêng Yên Thế Đề Đốc Hoàng Hoa Thám.

    Chiến thắng trong cuộc xung đột giữa Nga và Nhật Bản năm 1905 đánh dấu giai đọan thứ hai trên con đường chống thực dân của dân tộc Việt. Giai đoạn này là giai đoạn nằm vùng, chuẩn bị, học hỏi, quan sát, tập dượt, tổ chức, chờ đợi ngày châu chấu Việt đủ sức có thể đá xe thực dân Pháp ra khỏi bờ cỏi nước nhà. Trong cảnh huống đó, Nguyễn Tất Thành chỉ còn một hướng đi thôi:

    Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. (TDT, tr. 4/83)

    Thế là Nguyễn Tất Thành được tuyển dụng làm lao công trên tàu Latouche Tréville của hảng Chargeurs Réunis, một hảng tàu thủy Pháp. Bắt đầu năm 1901, hảng này cho tàu chạy đường Viễn Đông, từ thành phố Dunkerque, Pháp đến Sàigòn, Hải Phòng xuyên qua kinh Suez.

    Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bước chân lên tàu; tên anh được nhập vào biên chế nhân viên trên tàu với tư cách là một lao công với phận sự đảm bảo nhà máy tàu mỗi ngày có đủ than củi. Ngoài ra, anh còn phải rửa nồi ơ chén dỉa dùng trong phòng ăn của

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1