Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng
Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng
Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng
Ebook196 pages9 hours

Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng

Rating: 4 out of 5 stars

4/5

()

Read preview

About this ebook

Cuốn sách "Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng" tập hợp loạt ký sự dài 36 kỳ được đăng trên báo Thanh Niên vào năm 2004, đồng thời bổ sung một phần về hoạt động của ông Ba Quốc - Ông chính là Thiếu tướng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam Đặng Trần Đức - sau năm 1975 – với những chiến công mà các tác giả phải thừa nhận là "lừng lẫy" hơn những gì họ có thể tưởng tượng.

Thông qua 36 câu chuyện thấm đẫm tình nhân nghĩa, cuốn sách chứa đựng nhiều bài học quý báu không chỉ về nghiệp vụ tình báo mà còn về cách đối nhân xử thế, những quan điểm và thái độ sống mà thế hệ trẻ ngày nay cần học hỏi.

Bên cạnh đó, tám bài viết kể về những hoạt động sau năm 1975 của ông tướng tình báo Ba Quốc còn là những di sản vô giá trong kho tàng khoa học quân sự - chính trị Việt Nam mà ông và các bậc tiền nhân truyền lại cho thế hệ sau. Không chỉ vậy, cuốn sách còn chứa đựng nhiều bài học về nghệ thuật lãnh đạo, đặc biệt là về tầm quan trọng của lòng dân.

 

 

 

LanguageTiếng việt
PublisherFirst News
Release dateMay 3, 2023
ISBN9798223677963
Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng

Related to Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng

Related ebooks

Related categories

Reviews for Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng

Rating: 4 out of 5 stars
4/5

1 rating0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Ông Tướng Tình Báo Bí Ẩn Và Những Điệp Vụ Siêu Hạng - Hoàng Hải Vân , Tấn Tú

    ÔNG TƯỚNG TÌNH BÁO BÍ ẨN VÀ NHỮNG ĐIỆP VỤ SIÊU HẠNG

    Tác giả: Hoàng Hải Vân và Tấn Tú

    Chịu trách nhiệm xuất bản:

    Giám đốc - Tổng Biên tập:

    ĐINH THỊ THANH THỦY

    Biên tập : Hàn Ngọc Lan

    Trình bày : Lê Chi

    Bìa : Phương Thảo

    NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    62 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM

    ĐT: (028) 38225340 - 38296764 - 38247225 - Fax: 84.28.38222726

    Email: tonghop@nxbhcm.com.vn

    Sách online: www.nxbhcm.com.vn / Ebook: www.sachweb.vn

    Thực hiện liên kết:

    Công ty TNHH Văn hóa Sáng tạo Trí Việt (First News)

    Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM

    XNĐKXB số 473-2023/CXBIPH/06-43/THTPHCM - QĐXB số 33/QĐ-THTPHCM-EBOOK2023 ngày 14/3/2023. ISBN: 978-604-377-946-2. Lưu chiểu quý 1/2023.

    Giá bán: 59.000 đồng

    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU

    LỜI DẪN

    PHẦN 1: HAI MƯƠI NĂM TRONG CƠ QUAN MẬT VỤ TỐI CAO CỦA ĐỐI PHƯƠNG

    PHẦN 2: VĨ THANH - HAI MƯƠI NĂM NHÌN LẠI

    Tác phẩm: ÔNG TƯỚNG TÌNH BÁO BÍ ẨN VÀ NHỮNG ĐIỆP VỤ SIÊU HẠNG

    Tác giả: Hoàng Hải Vân

    Bản quyền © 2023 Hoàng Hải Vân

    Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới theo thỏa thuận hợp tác xuất bản với tác giả Hoàng Hải Vân.

    Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne.

    Thực hiện: First News

    Quý độc giả có nhu cầu liên hệ, vui lòng gửi email về:

    Bản thảo và bản quyền: rights@firstnews.com.vn

    Phát hành: triviet@firstnews.com.vn

    CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT – FIRST NEWS

    11H Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

    Ngôi Nhà Hạt Giống Tâm Hồn, Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP. HCM

    Tel: (84.28) 38227979 – 38227980

    www.firstnews.com.vn

    www.hatgiongtamhon.vn

    facebook.com/firstnewsbooks

    facebook.com/hatgiongtamhon

    lời giới thiệu

    Năm 2004, tờ Thanh Niên chạy ba mươi sáu số báo: Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng của hai tác giả Hoàng Hải Vân - Tấn Tú. Tác phẩm này mô tả quãng thời gian hơn hai mươi năm ông Ba Quốc trong địch hậu, những điểm nhấn trong quá trình hoạt động của ông, từ đó tạo nên hình tượng một điệp viên siêu hạng với những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước.

    Loạt bài này, dù dung lượng không nhiều, thời gian thực hiện cũng rất gấp, liên tục phải chạy để kịp xuất bản trên các số báo hằng ngày, thậm chí có số phải dừng vì báo ra đúng ngày ông Ba Quốc từ trần, nhưng qua đó, độc giả có thể hình dung cuộc đời hoạt động của ông Ba Quốc thời địch hậu, cùng với đó là những mối quan hệ thấm đậm tình người, tình đồng chí, những niềm vui, nỗi buồn và cả những lát cắt trong cuộc đời riêng của ông Ba.

    Sau khi những bài báo được đăng tải, có nhiều độc giả và ngay cả hai tác giả Hoàng Hải Vân - Tấn Tú, cũng như những người ruột thịt trong gia đình ông Ba đặt ra câu hỏi: Cuộc đời hoạt động trong địch hậu kéo dài hơn hai mươi năm thì như vậy, còn đoạn đời sau năm 1975, khi ông đảm nhiệm lần lượt các cương vị ‘nóng’ nhất trong ngành Tình báo thì sao?.

    Đoạn đời sau năm 1975 của ông Ba trải dài theo cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở hai đầu đất nước, mười năm giúp nước bạn Campuchia xây dựng hòa bình, và sau đó là những năm đầu giai đoạn Đổi mới của đất nước. Dù bị màn sương lịch sử che lấp, nhưng nó ẩn chứa những điệp vụ, chiến công vô cùng to lớn, không kém giai đoạn ông hoạt động địch hậu trong kháng chiến chống Mỹ.

    Chính tôi cũng từng đặt câu hỏi tương tự với ông Ba. Mỗi lần như vậy, ông chỉ cười: Tôi sẽ không nói về cuộc đời hoạt động của mình!. Ngay lúc ấy, tôi hiểu cần phải có độ lùi nhất định về thời gian, cũng như những nhân chứng phù hợp để giải mật về cuộc đời của ông Ba những năm sau này.

    Cách đây gần hai mươi năm, khi vĩnh biệt ông Ba, tôi tự nhủ với bản thân rằng một khi đã hoàn thành hành trình phụng sự Tổ quốc và Quân đội của mình, về với đời thường, tôi sẽ viết lại quãng đời của ông Ba sau năm 1975 mà tôi được trực tiếp chứng kiến và cùng ông trên mọi nẻo đường, suốt hai mươi năm cho đến ngày ông mất. Và đến hôm nay, khi đặt bút viết cuốn sách Người Thầy, tôi lại nhớ về loạt bài báo của Hoàng Hải Vân - Tấn Tú. Những câu chuyện đó như tiếng vọng của quá khứ mỗi khi tôi hồi tưởng về chặng đường mà thầy trò chúng tôi từng đi qua, từ Campuchia, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, tới vùng biên giới phía Bắc.

    Vì vậy, tôi đề nghị hai tác giả tập hợp và tái bản ba mươi sáu bài báo dưới dạng một cuốn sách, kèm theo một số thông tin mới cùng những suy ngẫm của họ sau hai mươi năm nhìn lại. Hết sức trân trọng những tâm huyết và tình cảm của hai nhà báo dành cho ông Ba Quốc – một tấm gương hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Xin giới thiệu với bạn đọc cuốn sách chân thực và đầy ý nghĩa này.

    - Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH

    Ủy viên Trung ương Đảng (khóa XI, XII)

    Tổng cục trưởng Tổng cục II (2000-2009)

    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009-2021)

    LỜI DẪN

    Trong những nhà tình báo siêu hạng của chúng ta, ông là một vị tướng có công lao đặc biệt xuất sắc. Cuộc đời ông là một chuỗi dài những chuyện hào hùng gay cấn trong suốt ba cuộc chiến tranh vì độc lập tự do của đất nước: chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, trong đó hơn hai mươi năm hoạt động đơn độc giữa Sài Gòn.

    Bằng lòng yêu nước vô bờ bến và tài năng bẩm sinh, ông đã thực hiện nhiều điệp vụ siêu hạng phục vụ đắc lực cho kháng chiến, góp phần giảm thiểu xương máu trong chiến tranh. Ông đã cứu ông hoàng Norodom Sihanouk thoát chết trong một vụ ám sát, cứu ông Nguyễn Văn Linh (sau này là Tổng Bí thư Đảng) và chín đặc khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định thoát khỏi cuộc truy bắt của cơ quan mật vụ chính quyền Sài Gòn, xóa sạch các ổ gián điệp mà đối phương đã cài ở miền Bắc. Là người chỉ huy tình báo trong chiến tranh bảo vệ biên giới sau năm 1975, ông là người phát hiện sớm nhất âm mưu thủ đoạn của bè lũ Pol Pot và quan thầy, giúp Tổng hành dinh sớm định chiến lược và triển khai các chiến dịch bảo vệ biên giới, giải phóng Campuchia thoát nạn diệt chủng, giúp quân dân Campuchia xây dựng chính quyền và ổn định cuộc sống.

    Đồng đội gọi ông là Ba Quốc. Còn trong giấy tờ, ông là Đặng Trần Đức, Thiếu tướng Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam.

    Cho đến thời điểm loạt ký sự về ông Ba Quốc đăng trên báo Thanh Niên, tên của vị lão tướng này chưa hề xuất hiện trên sách báo và các phương tiện truyền thông trong cũng như ngoài nước. Trừ những cán bộ có trách nhiệm trong ngành tình báo, không ai biết gì về ông. Ông hoàn toàn là một nhân vật bí ẩn, không chỉ bí ẩn đối với công chúng mà còn bí ẩn ngay đối với lực lượng vũ trang và lãnh đạo đất nước, trừ số ít vị ở cấp cao nhất trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng.

    Lần đầu tiên công chúng biết về ông Ba Quốc và những hoạt động lừng lẫy của ông, qua loạt ký sự nói trên. Nhưng đó mới chỉ là những hoạt động tình báo trước năm 1975. Từ sau năm 1975, ông vẫn làm tình báo hơn một phần tư thế kỷ nữa, với tư cách là một nhà chỉ huy tình báo trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động của ông trong thời kỳ mới này cũng lừng lẫy không kém so với trước năm 1975, nhưng không được công bố. Hai mươi năm trước, nhắc đến những kẻ gây ra hai cuộc chiến tranh biên giới sau năm 1975, ông căm phẫn đỏ mặt tía tai, nhưng hỏi ông đã làm những gì trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và gần mười năm giúp nước bạn Campuchia thì ông không hé răng nửa lời.

    Để kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ông Ba và tưởng nhớ lần thứ hai mươi ngày ông qua đời, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã viết cuốn sách Người Thầy, nói về ông Ba Quốc. Tướng Vịnh là học trò gần gũi xuất sắc nhất của ông Ba Quốc trong ngành tình báo, bắt đầu từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Tây Nam và chiến trường Campuchia. Anh sống và làm việc nhiều năm với ông Ba trên chiến trường gian truân dầu sôi lửa bỏng. Từ một trợ lý của ông Ba, anh đã trưởng thành, lần lượt đảm nhiệm các trọng trách trong ngành tình báo và trong Quân đội.

    Hai mươi năm trước, chính tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đưa chúng tôi đến gặp ông Ba Quốc, bảo lãnh tư cách của chúng tôi để xin ông Ba cho chúng tôi được viết về ông. Lần này, sau khi viết cuốn sách Người Thầy, tướng Vịnh đề nghị chúng tôi cho in loạt ký sự nói trên thành sách. Theo anh, đây là cuốn sách cho đến nay phản ánh đầy đủ những dấu ấn quan trọng nhất cuộc đời hoạt động của ông Ba Quốc trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Anh đề nghị chúng tôi viết bổ sung phần tiếp theo: Hai mươi năm nhìn lại và cho phép chúng tôi sử dụng một số tư liệu lần đầu tiên được công bố.

    Cuốn sách này tập hợp loạt Ký sự Ông tướng tình báo bí ẩn và những điệp vụ siêu hạng đã đăng trên báo Thanh Niên năm 2004. Lúc đó, loạt ký sự được viết feuilleton đăng trên báo giấy hằng ngày, do phải viết nhanh kỳ nào đăng ngay kỳ đó, nên nhiều chỗ quá ngắn gọn chưa nêu hết ý, một vài chỗ diễn đạt chưa thật mạch lạc. Nhưng vì đã đăng trên báo, nên chúng tôi vẫn giữ nguyên không chỉnh sửa, chỉ bổ sung một phần riêng về hoạt động sau năm 1975 của ông. Sự thật thì thời kỳ này hoạt động và chiến công của ông lừng lẫy hơn là những gì chúng tôi có thể tưởng tượng.

    Di sản mà ông để lại là vô giá trong kho tàng khoa học quân sự - chính trị Việt Nam, di sản đó sẽ là bất diệt qua mọi thời đại. Nó cần và sẽ được trao truyền qua các thế hệ.

    Các điệp viên và các nhà chỉ huy tình báo của chúng ta có thể học ở ông cách phân tích thời cuộc và phương pháp hiểu đối tượng như chúng vốn có trong các mối tương quan để đánh giá đúng bản chất. Có thể học ở ông cách trang bị tri thức nghiệp vụ từ thực tiễn kết hợp với kinh nghiệm và sách vở trường lớp, nhưng phải học ở ông cách không phạm sai lầm giữa chiến trường thầm lặng, vì chiến trường không phải là trường học của các nhà tình báo, phạm sai lầm là không thể sửa chữa. Có thể học ở ông tính mục đích trong hoạt động và cách thoát hiểm trong những tình huống gay cấn. Có thể học ở ông sự chính trực không báo cáo theo khẩu vị cấp trên, dù cấp trên đó to cỡ nào, mà phải báo cáo trung thực đúng những gì đang diễn ra, ta có thể không được cấp trên ưa thích nhưng một tin tức bị bóp méo có thể gây tổn thất cho đất nước và gây hại cho chính cấp trên đó. Sự chính trực đó bao gồm lòng tin tưởng và sự khiêm nhường đối với nhân dân và đồng đội, lòng tin đối với sự nghiệp mà mình lựa chọn để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

    Các cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang có thể học ở ông lòng trung thành với đất nước và tổ chức trong mọi tình huống, sự phục vụ nhân dân vô điều kiện, lòng thủy chung tận tụy với gia đình, đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và lòng khoan dung với người khác.

    Đối với công chúng rộng rãi, chúng ta có thể tự hào về một nhà tình báo lỗi lạc thấm đẫm nhân nghĩa và tình người hiếm thấy trên thế giới để tin tưởng vào nền quốc phòng vừa toàn dân vừa chuyên nghiệp nổi trội của chúng ta, đủ sức bảo vệ đất nước trước bất cứ kẻ xâm lược nào, trong bất cứ tình huống nào.

    Đối với các bạn trẻ, dù theo bất cứ khuynh hướng nghề nghiệp nào, đều có thể học ở con người phi thường này sự khiêm nhường không háo danh. Kẻ háo danh không những tuyệt đối không làm được nghề tình báo mà còn không làm được bất kỳ công việc ích nước lợi dân nào ra hồn.

    Chúng tôi thật may mắn được kể lại những câu chuyện của ông Ba Quốc. In thành sách, chúng tôi không có mục đích nào khác ngoài việc tham gia bảo tồn một di sản quân sự - chính trị quý giá của đất nước.

    - Hoàng Hải Vân

    PHẦN 1

    
HAI MƯƠI NĂM TRONG CƠ QUAN MẬT VỤ TỐI CAO CỦA ĐỐI PHƯƠNG

    Bước chân vào nghề

    Năm 2002, khi thu thập thông tin để viết thiên ký sự về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, chúng tôi có dịp thâm nhập vào các mạng lưới tình báo và được gặp nhiều điệp viên siêu hạng. Chúng tôi bị cuốn hút bởi các chiến công và những câu chuyện ly kỳ của họ, đã đành là như vậy rồi. Nhưng càng thâm nhập sâu, càng hiểu nhiều hơn về họ, chúng tôi càng bị một sức cuốn hút khác, mạnh mẽ hơn. Đó là những nhân cách lớn được tạo ra từ lòng yêu nước và tâm hồn trong trẻo của họ. Ai trong số họ cũng có một cuộc đời đầy sóng gió nhưng tất cả đều sống thầm lặng. Họ không háo danh. Đức tính đó cuốn hút mạnh mẽ chúng tôi, nhưng cũng gây cho chúng tôi không ít khó khăn, bởi họ không muốn nói về mình.

    Lần đầu tiên chúng tôi biết về ông Ba Quốc là từ câu chuyện với ông Mười Nho, một cán bộ chỉ huy tình báo lão thành. Trong những lần nói chuyện với chúng tôi về Phạm Xuân Ẩn, ông Mười Nho có kể chuyện về ông Ba Quốc và hứa sẽ giới thiệu chúng tôi gặp ông – người mà ông Mười Nho cho là cũng rất lừng lẫy. Nhưng đến lần gặp sau thì ông Mười Nho lắc đầu, ông nói ông đã cố gắng hết sức mình để thuyết phục, nhưng ông Ba Quốc không đồng ý để ai viết về mình. Chúng tôi đem câu chuyện này nói với một sĩ quan tình báo quân đội, người hay lui tới chỗ ông. Anh này cũng lắc đầu: Khó lắm. Ông ấy sống âm thầm, vĩnh viễn không muốn ai biết về những chuyện của ông ấy.

    Cuối cùng, chúng tôi phải nhờ đến người chỉ huy cao nhất của cơ quan tình báo quốc phòng. Đó là một vị tướng trẻ, từng làm trợ lý cho ông Ba Quốc. Vị tướng trực tiếp dẫn

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1