Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Lão tử và minh triết Trung Hoa
Lão tử và minh triết Trung Hoa
Lão tử và minh triết Trung Hoa
Ebook268 pages9 hours

Lão tử và minh triết Trung Hoa

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Có người cho rằng, ở Đông phương có ba nhà là Nho gia, Phật gia và Đạo gia : Nho gia là lương thực. Phật gia là các loại hàng hoá cần thiết. Đạo gia chính là thuốc men. Trong đời sống không thể thiếu lương thực, hàng hoá và thuốc men.
Ngày nay, do mưu sinh vất vả, lo được, lo mất, được thì khó kiếm, mất thì dễ dàng, nhiều việc không được như ý, nhiều lo toan; đôi khi con người mình không phải là mình, mà như một cái máy, bị đời sống giật giây, đong đưa như quả lắc; lâu ngày sinh tâm bệnh.
Cuốn sách này là một trong những phương thuốc quý, gọi là tâm dược, giúp con người, tạm trút bớt những gánh nặng ở đời, tìm lại sự thanh tĩnh, lấy lại sự cân bằng, để rồi che dấu ánh sáng tiếp tục đi trên con đường đời bụi bặm (hòa kỳ quang, đồng kỳ trần).

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJan 20, 2014
ISBN9781310820267
Lão tử và minh triết Trung Hoa
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Lão tử và minh triết Trung Hoa

Related ebooks

Related categories

Reviews for Lão tử và minh triết Trung Hoa

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Lão tử và minh triết Trung Hoa - Dong A Sang

    Phần một:LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH

    Chương một : LÃO TỬ -VỊ THẦY GIÀ CỦA NHÂN LOẠI

    I. NHỮNG GIẢ THUYẾT VỀ THÂN THẾ LÃO TỬ

    1. Một cách nộp mãi lộ :

    Sách Thần tiên truyện kể: Một sáng nọ, có một quan chức trấn thủ ở ải Hàm Cốc thức dậy, ra trông trời, trông đất, trông mây.

    Bỗng thấy ở phía Đông có một vầng ánh sáng tím, đang di chuyển về biên cương phía Tây, ông ta nghĩ rằng có một vị thánh nhân đang quá quan.

    Quả nhiên, thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, cưỡi con trâu xanh, đủng đĩnh muốn qua cửa ải.

    Quân canh ải ra chặn lại, hỏi có giấy qua ải không (quan điệp).

    Ông lão nói rằng, không có.

    Quân canh lại hỏi có trà nước (tiền hối lộ, mãi lộ) gì không ?

    Ông lão cũng nói rằng không có.

    Quân canh hỏi, ông làm nghề gì mà cái gì cũng không có ?

    Ông lão nói là ông đi truyền đạo.

    Quân canh lại vặn hỏi, truyền đạo thì kinh kệ đâu ?

    Ông bảo ông cũng không có kinh kệ, chỉ kinh kệ ở trong bụng.

    Viên quan giữ ải thấy thế, liền giữ ông lão lại, viết 5 ngàn chữ, để làm lộ phí qua ải.

    Năm ngàn chữ ấy, là Đạo đức kinh.

    2. Chi tiết nhưng không đáng tin :

    Sử kí, Tư Mã Thiên viết ngắn gọn: Lão tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, xóm Khúc Nhân (Hà Nam). Ông họ Lý tên Nhĩ, tự Bá Dương, thuỵ là Đam. Ông làm quan giữ tàng thất nhà Chu.

    Tuy Tư Mã Thiên là nhà viết sử nổi tiếng, ghi khá rõ ràng, chi tiết về thân thế Lão tử nhưng có nhiều học giả cho rằng, đây cũng chỉ là một giả thuyết, không đáng tin.

    II. NHỮNG GIẢ THUYẾT VỀ HỌ CỦA LÃO TỬ

    1. Những giả thuyết về họ của Lão tử :

    Sách Trang tử cho rằng, Lão tử là Lão Nhĩ, lão là tiếng tôn xưng, chỉ bậc tiền bối, không phải là họ.

    Sách Lễ kí, Trịnh Huyền, giải thích, lão là chỉ người đầu bạc, không phải là họ.

    Nhưng sách Tả truyện cho rằng Lão là họ Lão, thời ấy có nhiều người họ Lão.

    Tư Mã Trinh căn cứ vào Sử kí, cho rằng, mẹ Lão tử là họ Lí, nên Lão tử là họ Lí.

    Có học giả quả quyết rằng, Lão tử sinh ra ở Lí thôn, nên lấy tên thôn làm họ, tức họ Lí. Nhưng có nhà nghiên cứu cho rằng, thời ấy chưa có họ Lí.

    2. Lão tử đi về phương mô ? :

    Sách Trang tử cho rằng, Lão tử từ chức quan, đi về quê Lộc Aáp (Hà Nam) để quy ẩn, tức là đi về phía Đông. Các sách như Hàn phi tử, Lễ kí đều theo thuyết này.

    Có sách lại nói, Lão tử cưỡi trâu ra khỏi Hàm Cốc quan (có thuyết nói là Xuất Tán quan) đi về hướng Tây, qua Lưu Sa, rồi đến Aán Độ để truyền giáo.

    Tóm lại, Lão tử (ông thầy già) : Quê quán nơi mô ? Tên họ gì ? Đi về hướng nào ? Sống bao lâu ? Đều là những giả thuyết.

    3. Khổng tử gặp Rồng :

    Khổng tử đến Châu, hỏi lễ.

    Lão tử nói :

    - Lời nói của ông, là lời nói của những kẻ nay đã xương tàn cốt lụi.

    Vả lại, người quân tử được thời thì đi xe, không được thời thì tay vịn nón lá mà đi chân.

    Ta nghe rằng : Kẻ buôn giỏi khéo giữ của quý như không có gì; người quân tử đức thịnh, dung mạo dường như kẻ ngu; họ khác với cái kiêu khí và đa dục của ông. Sắc thái và dâm chí ấy, không ích gì cho thân ông cả ? Tôi sở dĩ dĩ bảo cho ông biết bấy nhiêu thôi !

    Khổng tử ra về nói với đệ tử :

    - Chim, ta biết nó bay như thế nào; cá, ta biết nó lội ra làm sao; thú, ta biết nó chạy cách nào.

    Thú chạy thì ta có lưới bắt nó, cá lội thì ta có giây câu chăng nó, chim bay thì ta có bẫy gài nó.

    Riêng con Rồng, ta không biết nó theo mây gió mà bay luợn thế nào ? Nay ta thấy Lão tử như con Rồng.

    Câu chuyện ngụ ngôn trên ít nhiều phản ánh tư tưởng uyên bác, uyển chuyển, linh hoạt đến mức huyền diệu của Lão tử và kể cả về thân thế của Lão tử.

    4. Ông thầy già của nhân loại :

    Việc tranh luận về tên, họ, quê quán của Lão tử và Lão tử cưỡi trâu đi đâu chắc vẫn còn tiếp tục ? Nhưng nhiều người quen gọi, một cách kính trọng, thân mật : Lão tử - ông thầy già của nhân loại !

    III. TÔN XƯNG VÀ HẬU DUỆ

    1. Lý Thế Dân tôn Lão tử làm Thái thượng lão quân :

    Thông thường, lúc sáng nghiệp hoặc sau khi lên ngôi thường truy tìm nguồn gốc của mình để cho danh phận của mình càng thêm cao quý.

    Chẳng hạn, tranh được thiên hạ, vì Lưu Bang là con của loài rồng, gốc gác từ Xích đế trong huyền thoại xa xôi.

    Hạng Vũ thất bại, chưa kịp tự truy tìm nguồn gốc, nên

    Tư Mã Thiên viết: Ta nghe Chu sinh nói, mắt vua Thuấn hình như có hai con ngươi. Lại nghe nói, mắt Hạng Vũ cũng có hai con ngươi. Phải chăng Vũ là dòng dõi của vua Thuấn ?

    Nếu các vua chúa chưa kịp tìm nguồn gốc, thì các nhà viết sử sẽ cất công tìm tòi và suy luận giúp !

    Tương tự, nhân có thuyết cho rằng Lão tử là họ Lý (Lí Nhĩ); sau khi Đường Thái tông – Lý Thế Dân lên ngôi cũng truy tìm nguồn gốc, cho mình là hậu duệ của Lão tử.

    Theo truyền thuyết, mẫu thân của Lão tử mang thai đến 81 năm mới sinh Lão tử. Vì vậy, Lão tử mới ra khỏi bụng mẹ thì râu ria đã bạc trắng, tượng trưng sống thọ.

    Căn cứ vào truyền thuyết trên, Lý Thế Dân liền tôn Lão tử thành Thái Thượng Lão quân, rồi tôn Đạo giáo là quốc giáo.

    2. Chuyện vui về thấy người sang bắt quàng làm họ :

    Nhân đây, để thư giãn, xin kể chuyện vui về việc nhận họ hàng gốc gác của người đời và vua chúa.

    Chuyện thứ nhất :

    Có một quan chức tên là Trương Hiến Trung muốn vào tế lễ miếu Trương Phi, liền bảo thuộc hạ là một nhà văn viết một bài văn tế, khi viết nên tìm mối quan hệ tông tộc giữa ông ta với Trương Phi.

    Anh nhà văn suy nghĩ nát óc cũng không tìm ra mối quan hệ mà không có gia phả này.

    Trương Hiến Trung tức giận, muốn trừng trị anh nhà văn.

    Anh nhà văn bí quá đành lập luận là : Vì có thuyết cho rằng Lão tử là họ Trương; suy ra Trương Phi là con cháu của Lão tử. Vậy, Trương Hiếu Trung cũng là con cháu của Lão tử !

    Lúc ấy, Trương Hiếu Trung mới vui vẻ.

    Chuyện thứ hai :

    Lúc còn bé, nhà nghèo, Chu Nguyên Chương phải đi chăn trâu, nghèo khó chẳng có dịp đọc sách, có lúc phải làm sãi ở chùa, không được học hành.

    Khi lên làm vua, Chu Nguyên Chương truy tìm gốc gác và cho rằng, mình là hậu duệ của Chu Hy (đời Tống), người đã chú giải Tứ thư (Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh tử) của Nho gia.

    Một hôm, Chu Nguyên Chương hỏi một ông quan nhỏ có tên Lý Phát Khâu:

    - Ông có họ hàng gì với Chu Hy không?

    Lý Phát Khâu thật thà tâu:

    - Thần chẳng có quan hệ họ hàng gì với Chu Hy cả.

    Chu Nguyên Chương nói :

    - Chu Hy là một người có trình độ học vấn rất cao (đại học vấn), sao ông không nhận họ hàng với ông ta ?

    Lý Phát Khâu tâu :

    - Thần không dám. Tổ tông của thần chỉ là người bình dân, bách tính.

    Lý Phát Khâu không biết chuyện là Chu Nguyên Chương nhận Chu Hy là tổ tiên. Nếu biết, chưa chắc là Lý Phát Khâu chẳng dại gì mà tâu trình thẳng thắn như vậy ?

    Có chút họ hàng, nguồn gốc với nhà vua thì bao giờ cũng được thiên hạ nể nang, ưu đãi, hơn người ngoài !

    Chương hai : ĐẠO ĐỨC KINH - THUỐC CỦA ĐỜI SỐNG

    1. Đạo đức kinh.

    2. Các môn đồ của Lão tử.

    3. Đạo đức kinh - thuốc của đời sống.

    I.ĐẠO ĐỨC KINH

    1.Tại sao gọi là Đạo đức kinh ?:

    Hiện tại có ba tên gọi về cuốn sách của Lão tử : Một là Lão tử, hai là Lão tử đạo đức kinh, ba là Đạo đức kinh; cách gọi thông thường phổ biến là Đạo đức kinh.

    Sở dĩ, gọi Đạo đức kinh, vì các học giả thời Hán - Đường phân chia cuốn sách thành hai phần, một phần luận về Đạo, một phần bàn về Đức.

    Người ta tìm ra ở Long Hưng (Dịch Châu) một tấm bia, được lập dưới thời Đường Trung tông (708), khắc nội dung Đạo đức kinh, mặt trước khắc 37 chương, gọi là Đạo kinh, phía sau bia khắc 44 chương, gọi là Đức kinh.

    Việc phân chia các phần, các thiên, các chương khá phức tạp, không thể nói hết được.

    Hiện nay, nhiều cuốn Đạo đức kinh được chia thành 81 chương, là theo cách phân chia theo tượng số của Kinh Dịch (9.9 = 81) của Vương Bật.

    Từ chương 1 đến chương 37 gọi là thượng kinh.

    Từ chương 38 đến chương 81 gọi là hạ kinh.

    2. Đâu là bản lai diện mục Đạo đức kinh ?

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cuốn Đạo đức kinh thời cổ, được tìm thấy ở thẻ tre (giản trúc) trên da trâu, da dê, không tránh khỏi việc hư hỏng, đứt đoạn, nên phải chắp nối với nhau.

    Trải qua trên dưới năm ngàn năm được nhiều học giả chỉnh lí, sắp xếp cũng không tránh được sự sắp xếp chương đoạn khác nhau, phải kể thêm nạn người đời sau thêm thắt và tam sao thất bản, khó là hình dung được bản lai diện mục của nguyên bản.

    Ngoài ra, lời văn cô đọng, súc tính, nhiều chữ nhiều rất câu khó hiểu, mỗi nhà nghiên cứu có cách giải thích riêng, chú thích riêng, cách dịch riêng, muốn hiểu cách giải thích cũng không biết dựa vào đâu để khảo chứng để hiểu chính xác.

    3. Lão tử học :

    Như đã nói, Lão tử không chỉ tên tác giả mà còn là tên một cuốn sách giàu tính văn chương, khoảng năm ngàn chữ.

    Mỗi chữ, mỗi câu rất hàm súc có hai, ba tầng nghĩa, đạt đến mức huyền diệu, có sức hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu qua các thời đại.

    Thiền sư Lâm Tế viết về việc đọc tam huyền (Kinh Dịch và Đạo đức kinh, Nam hoa kinh) : Cứ mỗi câu nói đầy đủ tinh vi (ngữ) lại có ba huyền môn, cứ mỗi huyền môn lại có ba nghĩa cốt yếu (Nhất ngữ trung cụ tam huyền môn. Nhất huyền môn trung cứ tam yếu nghĩa).

    Cứ mỗi câu nói đầy đủ tinh vi trong kinh điển của một cửa, một nhà, lại liên quan đến ba nhà, ba cửa (Dịch, Lão, Trang), cứ ba nhà thì lại có ba nghĩa cốt yếu; cứ thế suy ra, mỗi câu có 9 tầng nghĩa chính.

    Đủ biết đọc Đạo đức kinh khó đến mức nào !

    Từ khi ra đời đến nay, ước tính có hàng trăm có học giả tên tuổi của Trung Quốc đã nghiên cứu, có hàng trăm cuốn sách, gồm cả trăm vạn chữ viết về cuốn Lão tử.

    Chưa kể những học giả, các nhà nghiên cứu, mà chúng ta chưa biết đến, bút nhiều như rừng, mực như sông, không thể nào kể hết.

    Thời cận và hiện đại, các nhà học giả thuộc nước như Nhật Bản, Hàn quốc, các nước Aâu, Mỹ cũng rất chú trọng nghiên cứu cuốn Lão tử.

    Hiện tượng này đã tạo ra một môn học, gọi là Lão tử học.

    4. Âm nhu và âm mưu :

    Nói về nghiên cứu Đạo đức kinh, có thể quy thành 3 khuynh hướng hoặc 3 dòng chủ lưu : Thiên về tìm hiểu tinh tuý triết học, phê bình triết học. Thiên về công phu tu dưỡng (dưỡng sinh, tu tiên, luyện đơn). Thiên về mưu lược, xử thế.

    Riêng, những nghiên cứu thiên về mưu lược, có một số người cho rằng, Đạo đức kinh, trong đó có Nam hoa kinh, bàn về âm mưu, đề cao âm mưu.

    Việc này hư thực như thế nào ?

    Theo triết học truyền thống Trung Quốc, trong đó có Kinh Dịch, cho rằng : Năm loại vật chất cơ bản của thế giới là Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ, quy thuộc về Âm và Dương.

    Theo Lão tử thì mọi vật đều bồng Âm và cõng Dương. Dương thuộc về cứng, cương cường, dễ gảy, là con trống, là trắng, là bất thuận, là chết. Âm thuộc về mềm, nhu nhuyễn, không gãy, là con mái, là đen, là thuận, là sống.

    Trần Bình, một trong những mưu sĩ của Lưu Bang, nói: Ta có nhiều mưu ngầm (âm mưu), đó là điều Đạo gia cấm kị. Đời ta hết thì thôi, sẽ không còn ngóc đầu được nữa, là vì trong chỗ không ai biết (âm mưu) ta đã gieo nhiều mầm tai hoạ.

    Quả nhiên, sau khi Trần Bình mất, con cháu không ai hiển đạt bằng ông.

    Đến đời Trần Hà (chắt của Trần Bình) thì Trần Hà bị chém giữa chợ và bị nhà nước cắt hết tước lộc.

    Về mưu lược và xử thế, Đạo gia thiên về dùng âm nhu, kiêng kị dùng âm mưu.

    Khác với Kinh Dịch, bàn về mưu cho người quân tử, không bày mưu cho kẻ tiểu nhân, xét cho cùng cũng là mưu.

    5. Nhận xét của một học giả Việt Nam về Đạo đức kinh :

    Có học giả Việt Nam viết: Đạo đức kinh thuộc vào hàng lí thú hấp dẫn nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại, nhưng nhiều chữ rất khó hiểu. Nó chỉ hơn 5 ngàn chữ, mà từ xưa tới nay không biết có bao nhiêu bản chú thích (Riêng ở Phương Tây đã có 80 bản), không có bản nào giống bản nào, ai muốn hiểu sao thì hiểu.

    Nhiều tư tưởng ngược đời (trong Đạo đức kinh) được trình bày rất tài tình, khiến ta thấy thú vị mà phải nhận rằng, có phần nào đúng.

    Và khi đến tuổi nào đó, nhất là ở trong thời loạn, ta chán nản mọi sự, không muốn hoạt động nữa, muốn làm bạn với hươu nai, hưởng gió mát trên sông và trăng trên núi, thì thấy Đạo Lão thật thâm thuý, minh triết.

    Chúng tôi không dám lạm bàn về những nhận xét trên !

    Nhưng, sau đọc xong cuốn sách này, chúng ta thấy Đạo đức kinh, Đạo gia, thiên về nhập thế, hơn là xuất thế, dùng minh triết để sống giữa đời, đối xử với người, hơn là lánh đời, ở với hươu nai !

    Một học giả phương Tây khuyên rằng: Quan trọng nhất, không phải những gì mà sách nói với mình, mà nhưng gì sách đã khêu gợi được nơi lòng mình.

    Điều này, khá đúng khi đọc Đạo đức kinh.

    II.CÁC MÔN ĐỒ CỦA LÃO TỬ

    1. Trang tử :

    Đạo gia là tôn giáo, là một trong những dòng văn hoá chủ lưu của Trung Quốc, đã tôn Lão tử làm giáo chủ.

    Nho gia thường nhắc đến thánh (Khổng tử), á thánh (Mạnh tử), gọi chung là Khổng Mạnh, và một số môn đồ kiệt xuất.

    Tương tự, Đạo giáo, ngoài việc tôn Lão tử là giáo chủ, thường nhắc đến một số nhân vật, trong đó có Trang tử, người viết Nam Hoa kinh, nên gọi là Lão Trang.

    Có một số người ghép Đạo gia hoặc Lão tử với Tôn tử và Nghê tử (Nghê : họ Nghê hoặc có nghĩa là nhi đồng); gọi là ba đời (tam đại).

    2. Tam đại :

    Tôn tử:

    Tôn Tử, tức là Tôn Vũ, người nước Tề, thời Xuân Thu. Tôn Tử đã viết cuốn binh thư gồm 13 thiên, rồi ông giúp vua Hạp Lư nước Ngô đánh thắng nước Sở là một nước mạnh lúc bấy giờ.

    Cuốn binh thư, còn gọi là binh pháp, của Tôn Tử là cuốn triết học quân sự, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, cuốn sách ảnh hưởng tư tưởng của Lão tử hoặc Đạo giáo.

    Có lẽ Tôn Tử là một môn đồ xuất chúng của Đạo gia, vì vậy, mà người ta nhắc đến Đạo gia là nhắc đến Tôn Tử ?

    Nghê tử :

    Nghê nguyên là họ Nghê, còn có nghĩa là nhi đồng, người trẻ, có hai thuyết về chữ Nghê.

    Thuyết thứ nhất :

    Nghê tử tức là Kế Nhiên tử, nhưng thuyết này không chứng minh được ông này là ai ?

    Thuyết thứ hai :

    Nghê chỉ Phạm Lãi; người đã dùng học thuyết của Đạo gia, giúp Việt vương Câu Tiễn phục thù, đánh thắng Ngô, khôi phục lại nước Việt.

    Sau khi, giúp Câu Tiễn khôi phục được nước Việt, Phạm Lãi lại áp dụng tư tưởng Đạo gia (đạo Trời) là công thành thân thối (Công thành, danh toại, thân thoái, Thiên chi đạo), không màng phú quý, cùng với Tây Thi thả chiếc thuyền rong chơi Ngũ Hồ, lánh xa danh lợi.

    Vì vậy, người ta gắn Phạm Lãi hoặc Nghê với Lão tử hoặc Đạo gia.

    Nói chung, Tôn tử (Tôn Vũ), Nghê tử (Phạm Lãi) là những người ảnh hưởng sâu đậm hoặc áp dụng tư tưởng Lão tử hoặc Đạo gia.

    Giữa Lão tử với Tôn tử và Nghê tử không có quan hệ họ hàng gì cả, nên không thể gọi 3 nhân vật này là ba đời (tam đại).

    Tư tưởng của Trang tử (Nam hoa kinh) gần với Lão tử (Đạo đức kinh), là những kinh điển hàng đầu của Đạo gia, nên gọi chung là Lão Trang; còn Tôn tử, Nghê tử là những người ứng dụng Đạo gia vào quân sự và thuật giữ mình thành công, được xem là môn đồ của Lão tử.

    III. ĐẠO ĐỨC KINH - THUỐC CỦA CUỘC SỐNG

    1. Đạo đức kinh và Nam hoa kinh :

    Như đã nói, Lão tử vừa tên gọi của tác giả vừa là tên sách, đến thời Đường Huyền Tông, cuốn Lão tử được tôn xưng là Đạo đức kinh.

    Đường Huyền Tông cũng chú trọng đến tư tưởng của Trang tử và tôn xưng sách của Trang tử là Nam Hoa kinh (kinh là một cách tôn xưng kinh điển, sách vở).

    Đạo đức kinh, Nam hoa kinh là những cuốn sách đại biểu tư tưởng, học thuật của Đạo gia, nhằm xiển dương Đạo gia.

    Hai cuốn sách này không chỉ là hệ thống tư tưởng, học thuật của Đạo gia, mà còn bàn luận về chính trị, quân sự, giáo dục, kinh tế … không những vậy, sách còn đề cập đến việc tu Đạo, dưỡng khí, lập thân, xử thế.

    2. Giá trị sách vở của Đạo gia :

    Dưới đời vua Càn Long, nhà Thanh, Kỉ Nghiêu Cang là người chủ biên cuốn sách đồ sộ Tứ khố toàn thư.

    Khi biên tập, chỉnh lí sách cổ (trong đó có sách của Nho gia và Đạo gia), Kỉ Nghiêu Cang nói : Bao nhiêu đạo lí, sự tình trong thế gian, cổ nhân đã nói hết trong sách vở. Ngày nay, người ta muốn viết về đạo lí, sự tình thì cũng không hơn người xưa được.

    Kỉ Nghiêu Cang để hết tâm trí đọc sách, phân loại, hệ thống, chỉnh lí, biên tập sách cổ và chỉ viết một cuốn sách duy nhất có tên là Duyệt vi thảo đường bút kí.

    Trong quyển bút kí, Kỉ Nghiêu Cang đánh giá rất cao về sách của Đạo

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1