Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp
Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp
Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp
Ebook484 pages10 hours

Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

"Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp" không trực tiếp bàn về luân hồi mà hướng trọng tâm đến việc nghiên cứu các dấu hiệu chứng tỏ ký ức của một người vẫn tồn tại sau khi chết. Thông qua 11 chương sách, tác giả đã đưa ra nhiều bằng chứng khoa học thuyết phục nhất chứng minh ký ức của chúng ta vẫn tồn tại sau khi chết. Ông tin rằng, con người có thể nhớ lại tiền kiếp sau khi được tái sinh vào một kiếp sống mới.

Thông qua "Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp", tác giả hy vọng mọi người sẽ có quan điểm cởi mở hơn về luân hồi, đồng thời lý giải được một số hiện tượng bí ẩn trong tâm lý học, tâm thần học và y học dưới góc nhìn của khoa học tâm linh.

Khép lại quyển sách, bạn đọc có thể lựa chọn tin hoặc không tin vào luân hồi nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn mới từ những câu chuyện về tiền kiếp đã được kiểm chứng. Đúc kết lại, những bằng chứng về luân hồi trong "Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp" đều liên quan đến mối quan hệ nhân quả giữa hai kiếp sống, cũng như nhiều điều về thế giới tâm linh bí ẩn mà chúng ta chưa nhận ra.

LanguageTiếng việt
PublisherFirst News
Release dateJun 27, 2023
ISBN9798223226727
Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp

Related to Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp

Related ebooks

Reviews for Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Những Đứa Trẻ Nhớ Được Tiền Kiếp - Ian Stevenson

    MỤC LỤC

    Lời giới thiệu của Giáo sư John Vu

    Lời cảm ơn

    Lời tựa cho Ấn bản có chỉnh sửa

    Lời tựa cho Ấn bản đầu tiên

    Chương 1 - GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI

    Chương 2 - NIỀM TIN VÀO LUÂN HỒI

    Chương 3 - CÁC LOẠI BẰNG CHỨNG VỀ LUÂN HỒI

    Chương 4 - MƯỜI BỐN TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH VỀ NHỮNG ĐỨA TRẺ NHỚ CHUYỆN TIỀN KIẾP

    Chương 5 - ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP LUÂN HỒI ĐIỂN HÌNH

    Chương 6 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Chương 7 - PHÂN TÍCH VÀ LÝ GIẢI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP LUÂN HỒI

    Chương 8 - SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TRƯỜNG HỢP LUÂN HỒI Ở NHỮNG NỀN VĂN HÓA KHÁC NHAU

    Chương 9 - SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI NHƯ MỘT CÁCH GIẢI THÍCH CHO MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG

    Chương 10 - MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ CHỦ ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỢP NHỮNG ĐỨA TRẺ NHỚ CHUYỆN TIỀN KIẾP

    Chương 11 - MỘT SỐ SUY ĐOÁN VỀ TIẾN TRÌNH LUÂN HỒI

    Original title: Children Who Remember Previous Lives: A Question of Reincarnation, rev. ed.

    Written by Ian Stevenson, M.D. 

    Copyright © 2001 by Ian Stevenson

    Vietnamese edition © 2023 by First News – Tri Viet Publishing Co., Ltd.

    Published by special arrangement with McFarland & Company, Inc., Publishers, Jefferson, North Carolina, USA.

    All rights reserved.

    Tác phẩm: NHỮNG ĐỨA TRẺ NHỚ ĐƯỢC TIỀN KIẾP

    Tác giả: Ian Stevenson, M.D. 

    Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt tại Việt Nam theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với McFarland & Company, Inc., Publishers, Jefferson, North Carolina, Hoa Kỳ.

    Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne.

    Thực hiện: Thùy Duyên

    Quý độc giả có nhu cầu liên hệ, vui lòng gửi email về:

    Bản thảo và bản quyền: rights@firstnews.com.vn

    Phát hành: triviet@firstnews.com.vn

    CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT – FIRST NEWS

    11H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

    Ngôi nhà Hạt Giống Tâm Hồn, Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.HCM

    Tel: (84.28) 38227979 – 38227980

    www.firstnews.com.vn

    www.hatgiongtamhon.vn

    facebook.com/firstnewsbooks

    facebook.com/hatgiongtamhon

    Lời giới thiệu của Giáo sư John Vu

    Đối với đa số độc giả châu Á, khái niệm về luân hồi không phải đề tài gì mới lạ vì nó đã tồn tại hàng ngàn năm và là một phần của các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo... Luật Luân hồi đã giải thích rất rõ nhiều sự việc xảy ra trong đời sống. Tuy nhiên trong thời đại khoa học, đa số mọi người, nhất là ở châu Âu, không chấp nhận điều gì mà họ không thể chứng minh hoặc giải thích được bằng các phương pháp khoa học.

    Thời gian gần đây đã có rất nhiều bằng chứng về Luân hồi được kiểm chứng bởi các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là sự phát hiện về những đứa trẻ tuy còn rất nhỏ nhưng đã có thể nhớ được kiếp trước. Chúng kể lại tiền kiếp mà chúng đã trải qua, và điều này đã tạo ra một chấn động trong giới khoa học đồng thời khuyến khích hiện tượng nghiên cứu về đề tài luân hồi tại các phòng thí nghiệm trên thế giới.

    Điều đặc biệt là hầu hết những đứa trẻ này đều ở tuổi rất nhỏ, khoảng hai hay ba tuổi, độ tuổi chưa thể tưởng tượng ra những việc như thế. Chúng nói rõ về kiếp trước đã sống tại địa danh nào, thành phố nào, gia đình nào và chết ra sao. Lời tuyên bố của chúng đã được kiểm chứng cẩn thận và so sánh với hồ sơ cá nhân của những người từng sống tại đó và qua đời trong những trường hợp đặc biệt. Ngoài ra, những đứa trẻ này còn nhận ra được người của gia đình kiếp trước mà nhiều người hiện nay vẫn còn sống. Một số trẻ có những dấu tích trên người lúc mới sinh phù hợp với vết thương trên thân thể của những người quá cố. Các dấu tích cũng như trạng thái tâm sinh lý liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm kiếp trước của những người này cũng được ghi nhận lại qua những cái chết bất đắc kỳ tử hay những trường hợp bị giết một cách tàn bạo, dã man.

    Trường hợp những đứa trẻ nhớ kiếp trước thường được nhắc đến tại các quốc gia ở châu Á, nhưng đây là các trường hợp xảy ra ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Thụy Điển... Giáo sư Stevenson đã thu thập gần 3.000 trường hợp về ký ức tiền kiếp trong đó có 65 báo cáo rất chi tiết đã được kiểm chứng rõ ràng. Thông tin này đã được chính quyền địa phương xác nhận khớp với các dữ liệu về danh tính, gia đình, nơi cư trú và trường hợp tử vong.

    Là một nhà khoa học, một chuyên gia về tâm thần nổi tiếng, tác giả Ian Stevenson chỉ yêu cầu người đọc, đa số là người Tây phương, hãy tạm thời gác bỏ thành kiến không tin Luân hồi mà quan sát thật kỹ về hồ sơ các trường hợp đặc biệt này. Quyển sách Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp tóm tắt công trình nghiên cứu trong bốn mươi năm qua với gần 3.000 hồ sơ của những đứa trẻ này. Tác giả đưa ra bằng chứng khoa học thuyết phục nhất rằng ký ức của chúng ta vẫn tồn tại sau khi chết và chết không phải là hết. Qua những dữ liệu này, ông tin rằng con người có thể nhớ lại tiền kiếp sau khi tái sinh vào một kiếp sống mới.

    Công trình nghiên cứu của ông đã được rất nhiều khoa học gia khác kiểm chứng cẩn thận. Đa số đều đồng ý rằng Tiến sĩ Stevenson đã mở ra một chân trời mới về con người qua những diễn biến trong không gian và thời gian. Qua công trình nghiên cứu nghiêm túc này, tác giả đã đưa ra những căn cứ mạnh mẽ, chính xác với những suy đoán súc tích và hợp lý về sự tồn tại của ký ức mà bất cứ ai, có đầu óc cởi mở, khi đọc quyển sách này, sẽ nhận ra rằng các khái niệm thông thường của chúng ta về sự sống và cái chết sẽ phải thay đổi.

    Đây là một quyển sách được trình bày một cách khoa học dựa trên bốn mươi năm nghiên cứu của tác giả. Ông đã lắng nghe, ghi nhận, kiểm chứng và dựa vào những lý luận và phương pháp khoa học để xua tan những quan niệm sai lầm phổ biến về cái chết. Nó cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về niềm tin vào các định luật của vũ trụ với bằng chứng về sự tái sinh qua những dữ kiện chính xác đã được kiểm chứng cẩn thận bởi những khoa học gia khác. Ông còn dẫn chứng một cái nhìn mới về các dấu tích và dị tật bẩm sinh liên hệ đến tiền kiếp mặc dù ông khiêm tốn nói rằng những trường hợp này không đại diện cho tất cả và xác nhận ông chưa thể hiểu vì lý do gì mà những đứa trẻ này có thể nhớ lại tiền kiếp. Là một nhà khoa học, tác giả đã thận trọng kết luận: Mặc dù tôi sử dụng dữ liệu của gần 3.000 trường hợp, nhưng đây vẫn là một con số rất nhỏ so với hàng tỷ người đang sống trong thế giới này. Tôi không muốn đưa ra một kết luận chung dựa trên một số ít trường hợp, mặc dù cá nhân tôi tin rằng đó là những dữ liệu thuyết phục nhất về quan niệm Luân hồi.

    Một khoa học gia khác, Tiến sĩ Jim. B. Tucker, sau khi kiểm chứng những tài liệu này đã viết trên một tạp chí khoa học: Với những dữ liệu này, theo tôi, trong tương lai gần, mọi người sẽ phải công nhận Luân hồi là một định luật khoa học có thể chứng minh. Thay vì phủ nhận, nó sẽ mở ra cho nhân loại một chân trời mới, một lĩnh vực nghiên cứu mới và đem lại nhiều giải thích hợp lý cho chúng ta.

    - Giáo sư John Vu

    Nguyên Giám đốc Chương trình Đổi mới Công nghệ Sinh học và Tính toán tại Đại học Carnegie Mellon, nguyên kỹ sư trưởng Boeing

    Lời cảm ơn

    Trong những quyển sách trước với báo cáo chi tiết về các trường hợp luân hồi, tôi đã cảm ơn những người bạn tài giỏi hết lòng hỗ trợ tôi trong những cuộc khảo sát đó. Tôi sẽ không nhắc lại tên của họ, thay vào đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ tôi trong những năm gần đây và trong quá trình thực hiện quyển sách này.

    Trong hoạt động nghiên cứu thực địa, tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ đặc biệt của Rita Castrén (Phần Lan), Daw Hnin Aye (Miến Điện), Nicholas Ibekwe (Nigeria), Tissa Jayawardene (Sri Lanka), Majd Mu’akkasah (Li-băng), Satwant Pasricha (Ấn Độ), Godwin Samararatne (Sri Lanka), Nasib Sirorasa (Thái Lan) và U Win Maung (Miến Điện). Cảm ơn Can Polat (Thổ Nhĩ Kỳ) đã gửi thông tin về các trường hợp luân hồi tại đất nước của anh.

    Những người bạn và đồng nghiệp đã đọc và đưa ra những nhận xét hữu ích để hoàn thiện các chương sách, và về sự hỗ trợ hào phóng, vô giá đó, tôi xin cảm ơn Carlos Alvarado, John Beloff, Stuart Edelstein, Brian Goodwin, Nicholas McClean-Rice, George Owen và James Wheatley. Họ đã giúp loại bỏ rất nhiều lỗi, và có lẽ ít nhất một vài trong số những lỗi còn lại là do tôi đã không nghe theo lời khuyên của họ.

    Hai trợ lý, cũ và hiện tại, cũng đã có những đề xuất giúp hoàn thiện quyển sách rất nhiều. Cảm ơn Carolee Werner, Susan Adams, và đặc biệt Emily Williams Cook vì đã đọc từ đầu đến cuối quyển sách này tới hai lần.

    Chân thành cảm ơn Elizabeth Byrd và Patricia Estes về kỹ năng đánh máy chất lượng cao, và cả nhiều lần đánh máy lại.

    Cảm ơn nhà xuất bản Elsevier Science Publishers (Ban Sinh học) đã cho phép tôi sử dụng các trích dẫn từ tạp chí của họ, và Sở Thông tin Kỹ thuật Quốc gia thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã cho phép tôi trích lại một đoạn từ Chuyên khảo của L. L. Vasiliev.

    Phần lớn quyển sách này được tôi phác thảo trong kỳ nghỉ phép ở trường Cao đẳng Darwin, Đại học Cambridge, và tôi chân thành cảm ơn hiệu trưởng cũng như các đồng nghiệp tại trường đã trao cho tôi cơ hội này.

    Vợ tôi, Margaret, đã hy sinh nhiều thời gian mà lẽ ra chúng tôi có thể tận hưởng cùng nhau để tôi hoàn thành quyển sách, và tôi muốn yêu thương dành tặng cô ấy quyển sách này.

    Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Quỹ Siêu tâm lý học và Sức khỏe Bernstein Brothers đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

    Lời tựa cho Ấn bản có chỉnh sửa

    Hạnh phúc thay cho tác giả nào có được nhiều thành tựu trong lĩnh vực của mình khi chỉnh sửa một quyển sách mà ông ấy đã viết chỉ mới hơn một thập niên trước. Vì một số lý do, tôi may mắn là một tác giả hạnh phúc như vậy.

    Thành tựu đầu tiên là nghiên cứu của tôi đã tạo tiền đề cho nhiều nghiên cứu nhân rộng. Trước những năm 1980, tôi gần như làm việc một mình để tìm hiểu trường hợp của những đứa trẻ nhớ chuyện tiền kiếp. Tôi may mắn có được những phiên dịch viên và trợ lý cực kỳ giỏi giang, cần mẫn, nhưng họ không thể tiến hành và xuất bản các cuộc nghiên cứu độc lập. Không lâu sau khi ấn bản đầu tiên của quyển sách này được xuất bản, các nhà nghiên cứu khác cũng bắt đầu xuất bản các báo cáo độc lập về những trường hợp này. Hơn nữa, họ còn triển khai nhiều dự án sáng tạo khác nhau, từ đó mở rộng quy mô của nghiên cứu này và đưa nó tiến xa so với những gì tôi đã làm. Nhiều phần bổ sung và tài liệu tham khảo được nhắc đến trong ấn bản mới này được trích từ các nghiên cứu của họ. Họ là Erlendur Haraldsson, Jürgen Keil, Antonia Mills, Satwant Pasricha và Jim Tucker. Trong khi họ tiến xa hơn thì tôi lại rút ngắn hành trình của mình. Tôi muốn giảm tiến độ nghiên cứu để dành nhiều thời gian hơn cho việc viết lách. Những trường hợp được tóm lược ở Chương 4, bao gồm hai trường hợp mới được bổ sung vào mười hai trường hợp mà tôi đã đề cập trong ấn bản đầu tiên, đã được tôi tìm hiểu từ nhiều năm trước. Nếu độc giả muốn tìm hiểu về những trường hợp được nghiên cứu gần đây, hãy tham khảo các ấn phẩm của các đồng nghiệp của tôi.

    Thành tựu đáng chú ý thứ hai là tôi đã xuất bản một chuyên khảo có độ dài hai tập vào năm 1997 về những trường hợp mà trong đó chủ thể của nghiên cứu sở hữu những vết bớt và dị tật bẩm sinh ở những vị trí đặc biệt. Chuyên khảo bao gồm nhiều trường hợp mà tôi đã tìm hiểu trước khi ra mắt ấn bản đầu tiên của quyển sách này. Tôi đã giữ lại các báo cáo này để có thể giới thiệu một lượt. Nhờ vậy, tôi đã có thể bổ sung nội dung về các vết bớt và dị tật tẩm sinh vào phiên bản cập nhật này.

    Ấn bản này còn ghi nhận nhiều kết quả phân tích dữ liệu (từ rất nhiều trường hợp) mà tôi và các đồng nghiệp đã thực hiện từ khi ra mắt ấn bản đầu tiên.

    Bên cạnh những nội dung và dữ liệu mới, tôi cũng cố gắng làm cho nội dung của quyển sách này rõ ràng và dễ hiểu hơn, cũng như cập nhật các tài liệu tham khảo.

    Có thể những độc giả tinh ý sẽ nhận ra tôi có nhắc đến các ấn phẩm mới đây trong lĩnh vực khoa học thần kinh. Tôi vẫn luôn dõi theo các bước phát triển trong lĩnh vực quan trọng này, lĩnh vực đã và đang đạt được những tiến bộ vượt bậc nhờ nguồn tài trợ dồi dào trong suốt thập niên của bộ não. Tuy nhiên, tôi vẫn hoài nghi liệu phương pháp giản lược của hầu hết các nhà khoa học thần kinh có giúp chúng ta hiểu hơn về vấn đề tâm trí-bộ não hay không. Tôi tin chỉ khi công nhận những trải nghiệm mà hiện nay đang được gọi là siêu linh thì chúng ta mới có thể hiểu được vấn đề này. Tôi rất mong đợi thập niên của tâm trí đó.

    Có một sự kiện chính trị diễn ra sau thời điểm ra mắt ấn bản đầu tiên của quyển sách này cần được nhắc đến. Đất nước suốt một thời gian dài mang tên Miến Điện đã trải qua gần bốn mươi năm dưới sự cai trị của chế độ độc tài quân sự. Năm 1989, chính phủ đổi tên nước thành Myanmar, cùng với một số thay đổi về tên gọi của một số tỉnh thành, chẳng hạn như Rangoon thành Yangon. Các nghiên cứu của tôi ở đây được tiến hành từ năm 1970 đến 1987, khi đất nước này vẫn được gọi là Miến Điện, vì vậy tôi xin được giữ lại tên gọi đó trong quyển sách này.

    Tên gọi của các chủ thể và người quá cố được nhắc đến trong quyển sách này có cả tên thật lẫn tên giả. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những trường hợp này, độc giả có thể tham khảo các báo cáo chi tiết của tôi; nếu những báo cáo đó vẫn chưa đủ, độc giả có thể viết thư cho tôi để biết thêm thông tin.

    Tôi vô cùng biết ơn những người đã hỗ trợ tôi hết mình trong quá trình tôi hoàn thành ấn bản đầu tiên và vẫn tiếp tục ủng hộ tôi hết lòng trong ấn bản cập nhật này. Có một vài người có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều chỉnh quyển sách này. Tôi muốn đặc biệt cảm ơn hai đồng nghiệp Emily Williams Kelly (tên cũ là Cook) và Jim Tucker, những người đã đọc từ đầu tới cuối và đưa ra những góp ý vô cùng hữu ích để hoàn thiện ấn bản này. Dawn Hunt cũng đã đọc hết nội dung, đặc biệt chú ý đến phần tài liệu tham khảo và hỗ trợ tôi rất nhiều trong những phần khác. Patricia Estes đã đánh máy lại bản thảo bằng sự kiên nhẫn vô bờ và độ chính xác đáng kinh ngạc, cùng với sự hỗ trợ tuyệt vời của Irene Dunn.

    Trong quá trình thực hiện ấn bản này, vợ tôi đã hỏi tại sao tôi đề tặng cô ấy. Những ai biết Margaret đều biết câu trả lời cho câu hỏi này.

    Lời tựa cho Ấn bản đầu tiên

    Tôi viết quyển sách này để độc giả có thể tiếp cận công trình nghiên cứu về những trường hợp có liên quan đến luân hồi mà tôi đã tìm hiểu. Quyển sách này không cung cấp bằng chứng chi tiết về luân hồi, mà thay vào đó, đây là bản tóm tắt quá trình và phương pháp tôi dùng cho nghiên cứu này, những kết quả đáng lưu ý và những kết luận hiện tại của tôi.

    Để giúp độc giả làm quen với những trường hợp có liên quan tới luân hồi, tôi đã tóm tắt trong quyển sách này mười hai trường hợp tiêu biểu. Tuy nhiên, đây chỉ là nội dung tóm lược so với các báo cáo chi tiết với đầy đủ bằng chứng liên quan mà tôi đã xuất bản. (Đến lúc này, tôi đã xuất bản 65 báo cáo chi tiết và có hơn 100 báo cáo đang ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình chuẩn bị xuất bản.) Tôi sẽ không tán thành những ai chỉ đọc quyển sách này và chuyển từ thái độ hoài nghi hoặc không biết gì về luân hồi sang tin chắc rằng nó xảy ra. Tôi sẽ rất vui nếu có thể khiến cho ý tưởng về luân hồi trở nên hợp lý với những người chưa từng nghĩ về nó theo cách đó, và sẽ càng cảm thấy trọn vẹn hơn nếu một vài người muốn dành thời gian xem xét các bằng chứng trong báo cáo chi tiết của tôi về những trường hợp cụ thể.

    Tôi cũng đã rút ngắn phần thảo luận khi giải thích về các bằng chứng dù vẫn cố gắng cân bằng được các điểm mạnh và điểm yếu trong đó. Tôi hy vọng rằng phần giải thích ngắn gọn như vậy sẽ thôi thúc độc giả tìm hiểu thêm về các lập luận chi tiết hơn của tôi trong những quyển sách khác.

    Ngoài việc khái quát các phương pháp và kết quả chính từ các cuộc khảo sát của tôi, quyển sách này còn phục vụ cho nhiều mục đích khác. Thứ nhất, tôi hy vọng quyển sách sẽ giúp sửa chữa một số quan niệm sai lầm thường thấy về luân hồi. Đối với nhiều người phương Tây, ý nghĩ về luân hồi có vẻ xa vời và kỳ quái. Họ thường cho rằng nó có liên quan, và chỉ liên quan, đến Hindu giáo và Phật giáo và những ý tưởng về nghiệp quả báo ứng (karma) của hai tôn giáo này cũng như sự tái sinh trong cơ thể động vật không phải con người. Tôi cố gắng hết sức để chỉ ra rằng những trường hợp mà tôi đã nghiên cứu hiếm khi cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho những ý tưởng này. Hơn nữa, nhiều dân tộc trong số những dân tộc không phải tín đồ Hindu giáo và Phật giáo không cho rằng luân hồi có liên quan đến các khái niệm về phần thưởng, hình phạt hay sự tái sinh trong cơ thể động vật không phải con người. Niềm tin rằng luân hồi phải xảy ra theo một cách cụ thể nào đó có thể cản trở suy nghĩ hữu ích về chủ đề này, gần giống sự cản trở đến từ việc bác bỏ hoàn toàn ý tưởng đó; một số phóng viên viết thư cho tôi với sự quả quyết võ đoán về diễn biến của luân hồi có vẻ cũng cần thay đổi tư duy cố hữu của họ giống như những người không tin vào luân hồi.

    Thứ hai, tôi hy vọng quyển sách sẽ giúp nhận được nhiều báo cáo về các trường hợp mới cần khảo sát. Tôi tin rằng nhiều trường hợp luân hồi đã không được báo cáo đầy đủ, đặc biệt là ở phương Tây. Thỉnh thoảng, các phóng viên kể với tôi rằng một đứa trẻ trong gia đình họ dường như nói về tiền kiếp vào năm cậu bé lên hai, ba tuổi, nhưng vào thời điểm phóng viên đó viết bài, đứa trẻ đã mười hoặc mười lăm tuổi, hay thậm chí lớn hơn. Một số người hối tiếc vì đã phớt lờ hay thậm chí giễu cợt đứa trẻ khi em kể về tiền kiếp. Theo thời gian, đứa trẻ quên mất những điều em từng nhớ. Nếu tôi và những người kế nhiệm có thể nghiên cứu các trường hợp trẻ em phương Tây tại thời điểm các em đang nhớ về tiền kiếp, giống như những gì chúng tôi đã làm với trẻ em ở châu Á và các khu vực khác trên thế giới, nghiên cứu của chúng tôi hẳn đã tiến triển nhanh hơn.

    Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng dù đã kêu gọi độc giả cung cấp thông tin về các trường hợp mới, tôi cũng không khuyến khích mọi người chủ động tìm kiếm ký ức tiền kiếp, cho dù bằng cách sử dụng ma túy, thiền định hay thôi miên. Tiếc thay, một số nhà thôi miên đã tuyên bố rằng bất kỳ ai cũng có thể khôi phục ký ức tiền kiếp bằng thuật thôi miên, đồng thời khẳng định hoặc ám chỉ về những lợi ích trị liệu tuyệt vời từ phương pháp này. Tôi phải cố gắng dập tắt cơn khát thôi miên lầm lạc và đôi khi bị lạm dụng một cách đáng hổ thẹn đó, nhất là khi nó được đề xuất như một phương pháp chắc chắn gợi lại ký ức về tiền kiếp.

    Đối với tôi, những trường hợp đáng chú ý nhất hầu như đều xảy ra bên ngoài không gian văn hóa phương Tây, tức là giữa các tộc người thuộc khu vực châu Á, Tây Phi và các nhóm bộ lạc vùng tây bắc Bắc Mỹ. Có nhiều lý do để giải thích cho sự khác biệt về địa lý này, và dù không có nhiều hiểu biết nhưng tôi vẫn muốn đưa ra một vài suy đoán về điều này. Tôi muốn trình bày hai nhận xét có liên quan. Thứ nhất, không phải tất cả các trường hợp đều bắt nguồn từ những khu vực thường xảy ra hiện tượng luân hồi; một vài trường hợp xuất sắc đã xảy ra ở châu Âu và Bắc Mỹ (giữa những người không thuộc bộ lạc). Thứ hai, những trường hợp gợi nhắc về luân hồi cho thấy các đặc điểm tương đồng đáng kể với những hiện tượng đã được nghiên cứu cẩn trọng tại phương Tây suốt hơn một thế kỷ: hồn ma hiện hình, thần giao cách cảm, báo mộng, và giấc mơ sáng suốt. Xuyên suốt quyển sách, tôi có đề cập nhiều đến các chủ đề song song này. Tôi hy vọng chúng sẽ khiến cho những trường hợp mà tôi thảo luận sẽ trở nên ít xa lạ hơn, và do đó cũng đáng tin hơn so với khi được đặt trong hoàn cảnh khác.

    Chương 1

    GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LUÂN HỒI

    Có thể một số độc giả sẽ thất vọng khi biết nội dung quyển sách này không trực tiếp bàn về sự luân hồi; thay vào đó, đây là quyển sách về những đứa trẻ khẳng định mình nhớ chuyện tiền kiếp. Thông qua việc nghiên cứu trải nghiệm của những đứa trẻ đó, chúng ta có thể hiểu thêm phần nào về luân hồi. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước tiên chúng ta phải có đủ bằng chứng để tin luân hồi là cách lý giải phù hợp nhất cho phần ký ức rõ ràng của những đứa trẻ này.

    Khi đề cập đến những ký ức này, đôi khi tôi sẽ bỏ qua các tính từ định tính như rõ ràng hay được cho là; nhưng tôi làm vậy chỉ để làm cho câu văn mạch lạc và dễ đọc hơn chứ không có ý định né tránh vấn đề mà trải nghiệm của những đứa trẻ này đặt ra. Tuy nhiên, từ góc độ của đứa trẻ – chủ thể của câu chuyện – ký ức về những trải nghiệm ở kiếp trước cũng thật như ký ức về những gì mà các em trải qua từ lúc chào đời. Những phát biểu đã được xác minh mà đứa trẻ đưa ra về một kiếp sống khác bắt nguồn từ những ký ức cụ thể nào đó.¹ Các nhà nghiên cứu cần xác định xem đó là những ký ức mà đứa trẻ có được từ những lần luân hồi trước, hay là ký ức mà các em đã có được theo cách khác. Nếu lưu ý được điểm này, độc giả hiểu đúng về tiêu đề của quyển sách.

    ¹ Bên cạnh những phát biểu đã được xác minh, đôi khi những đứa trẻ này cũng đưa ra những phát biểu hoặc tuyên bố không chính xác; một số đứa trẻ trong cùng một nhóm lớn còn đưa ra những phát biểu không được xác minh hoặc hoàn toàn không phát biểu gì. Tôi sẽ đề cập tới vấn đề này sau. (Tất cả chú thích đều của tác giả, trừ khi có ghi chú khác.)

    Bên cạnh đó còn có một lý do khác khiến tôi ít khi bàn về vấn đề luân hồi. Mặc dù tôi sử dụng thông tin của gần 3.000 trường hợp², đây vẫn là một con số rất nhỏ so với hàng tỷ con người đã và đang sống trong thế giới này. Thật hấp tấp khi đưa ra tuyên bố chung dựa trên quá ít trường hợp, ngay cả nếu chúng tôi chắc chắn đó là những ví dụ thuyết phục nhất về luân hồi (nhưng chúng tôi lại không thể chắc chắn như vậy). Hơn nữa, mặc dù những trường hợp đó có nhiều điểm đồng nhất với nhau, chúng tôi không thể nói rằng chúng đại diện cho cuộc sống của người bình thường. Khi tôi mô tả đặc điểm chung của những trường hợp luân hồi, độc giả sẽ nhanh chóng nhận ra kiếp sống mà những đứa trẻ này nhớ rõ không phải là kiếp sống của một người bình thường. Một phần lý do là vì trong quá trình tập hợp các trường hợp, tôi phải áp dụng nhiều phương pháp một cách ngẫu nhiên – cái nào tốt nhất tại thời điểm đó thì chọn – chứ không thể hoạch định từ trước. Những trường hợp này cũng không mang tính đại diện bởi việc nhớ lại tiền kiếp là một trải nghiệm khác thường và chỉ xảy ra với vài người vì những lý do mà chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu được.

    ² Đến thời điểm ấn bản này được biên soạn, số trường hợp có liên quan tới luân hồi được Đại học Virginia thống kê đã gần 3.000. Con số này vẫn đang tăng lên từ từ khi tôi và các cộng sự tiếp tục quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bị loại ra khỏi danh sách vì sau khi tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ tính chân thực của những trường hợp này.

    Mặc dù tôi không trực tiếp viết về luân hồi nhưng trọng tâm trong nghiên cứu của tôi và của quyển sách này là luân hồi có xảy ra hay không. Điều này cũng giống như hỏi liệu tính cách con người (hoặc một phần tính cách con người) có tồn tại sau khi con người chết đi hay không, và sau đó – có lẽ là sau khoảng thời gian tồn tại ở một cõi vô hình nào đó – tính cách này bắt đầu gắn kết với một cơ thể khác. Tính cách con người được cho là có thể vượt qua cái chết theo nhiều cách chứ không phải chỉ bằng cách luân hồi. Luân hồi không phải là hình thức tồn tại sau cái chết mà tín đồ Cơ Đốc giáo và Hồi giáo mong đợi. Nó cũng không phải là hình thức tồn tại duy nhất sau cái chết mà các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này hình dung.

    Hầu hết các nhà khoa học ngày nay đều không tin tính cách con người có thể tồn tại sau khi chết. Gần như tất cả những nhà khoa học tin vào sự sống sau cái chết đều có niềm tin này từ một đức tin tôn giáo nào đó. Đa số họ đều cho rằng sự tồn tại của con người sau cái chết là một vấn đề không thể được nghiên cứu một cách khoa học. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, một nhóm các nhà khoa học và học giả ở Anh bắt đầu thảo luận về khả năng thu thập bằng chứng về sự tồn tại sau cái chết thông qua tập hợp các dữ liệu và sự phân tích dữ liệu có được nhờ sử dụng những phương pháp phổ biến trong các ngành khoa học khác. Họ và những người kế nhiệm của họ đã thu thập được nhiều dữ liệu như vậy. Những trường hợp được thảo luận trong quyển sách này chỉ đại diện cho một khối thông tin mà bất kỳ ai nghiên cứu về sự sống sau cái chết đều nỗ lực tìm hiểu.

    Tôi đã nhắc đến tính cách con người trong hai đoạn trên. Theo định nghĩa, tính cách con người là phẩm chất hoặc đặc điểm riêng giúp phân biệt con người với sự vật, sự tồn tại của cá nhân như một con người, bản sắc cá nhân, phẩm chất hoặc tập hợp các phẩm chất làm nên một con người khác với những con người còn lại. Phần đầu của định nghĩa chỉ ra điểm mấu chốt của vấn đề này. Con người có phải là sự vật, hay con người là thứ gì đó hơn thế? Nếu con người có thứ gì đó hơn một sự vật, vậy thứ đó, bất kể là gì, có tồn tại sau khi con người chết đi không? Chỉ có chủ thể mới trực tiếp biết được dòng ý thức của mình có tiếp tục tồn tại sau khi mình chết hay không. Những người sống lâu hơn anh ta chỉ có được bằng chứng gián tiếp về sự tồn tại sau khi chết của anh ta. Họ nên áp dụng những tiêu chí nào để quyết định một người nào đó còn tồn tại sau khi chết? Bản sắc của một cá nhân, như được đề cập trong định nghĩa ở trên, là gì? Các triết gia đã tranh luận nhiều về điều gì tạo nên bản sắc của một người. Đa số họ đều đồng ý rằng mỗi cuộc đời là duy nhất, ký ức về mỗi cuộc đời cũng là duy nhất; do đó, bằng chứng về sự tồn tại lâu dài của ký ức sẽ là dấu hiệu tốt nhất – và có lẽ là duy nhất – cho thấy một người nào đó vẫn tồn tại sau khi cơ thể của anh ta đã chết.

    Chính vì vậy, việc tìm kiếm bằng chứng cho thấy sự tồn tại sau khi chết của một người thường liên quan đến việc nghiên cứu các dấu hiệu chứng tỏ ký ức của người đó vẫn tồn tại. Tuy nhiên, thông tin được xem xét phải vượt ra khỏi phạm vi ký ức hình ảnh về các sự kiện trong quá khứ; những ký ức hình ảnh như vậy được ghi lại trong các đoạn video, nhưng chúng ta sẽ không nói đoạn video và thiết bị phát video đó là bản sắc. Khái niệm về bản sắc cũng phải bao gồm cảm nhận, mục đích và nhận thức ở một mức độ nhất định nào đó. Chúng ta có thể chấp nhận việc ý thức của một người tạm gián đoạn sau khi người đó chết, giống như tình trạng của chúng ta khi ngủ và thức dậy vào hôm sau; nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ không công nhận ai đó tồn tại sau khi chết nếu anh ta không lấy lại được ý thức, ngay cả khi kiểu ý thức mà anh ta có sau khi chết có thể rất khác với kiểu ý thức quen thuộc với chúng ta khi anh ta còn sống.

    Có một khía cạnh quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa bằng chứng về sự tồn tại sau khi chết từ những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp với một số loại bằng chứng khác về sự tồn tại này, chẳng hạn như bằng chứng về những lần người chết hiện hình. Hiện hình là hiện tượng gợi ý rằng người đã khuất vẫn đang tồn tại theo một cách nào đó và có thể truyền đạt cho người sống bằng chứng về sự hiện diện của mình, còn đứa trẻ nhớ chuyện tiền kiếp là một người sống đang khẳng định mình từng có một cuộc đời mà ở đó nó đã chết. Xét trên một số phương diện, quá trình nghiên cứu theo chiều xuôi từ người đã khuất tới người đang sống sẽ dễ dàng hơn so với khi truy ngược từ người đang sống về người chết – người từng sống cuộc đời mà đứa trẻ khẳng định nó đã trải qua. Tôi sẽ cố gắng giải thích lý do tôi có quan điểm như vậy trong phần tiếp theo.

    Nhiều bằng chứng hiện nay cho thấy có thể người chết chỉ trải qua sự thay đổi không đáng kể về đặc điểm tính cách sau khi chết – ít nhất là đến giai đoạn có thể xác định được bằng chứng về sự tồn tại ngoài thân xác của họ. Ngược lại, sự kết hợp giữa một cá tính đã thoát xác với một cơ thể mới có thể đòi hỏi nhiều sự điều chỉnh lớn vì lúc này, cá tính đó được chứa đựng trong một cơ thể mới, nhỏ hơn, với các cơ quan nhận thức và các giác quan chỉ mới bắt đầu thành hình. Hơn nữa, có thể cơ thể mới này được sinh ra trong một gia đình khác nên cá tính đó sẽ cần học thích nghi, và môi trường sống mới chắc chắn sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi khác nữa. Đến thời điểm đứa trẻ có thể kể lại ký ức về tiền kiếp, những yếu tố khác nhau trong đặc điểm tính cách của nó đã ít nhiều pha trộn với nhau, khiến nhà nghiên cứu khó phân biệt đặc điểm nào thuộc về con người nào. Điều này làm cho bằng chứng về sự tồn tại của người đã khuất mà chúng tôi rút ra từ trường hợp của những đứa trẻ như vậy trở nên khó đánh giá hơn – ít nhất là về danh tính của người đã chết – so với bằng chứng có được từ những trường hợp như sự hiện hình của người chết tại thời điểm người đó qua đời chẳng hạn. Có một số cách lý giải đối lập nhau mà nhà nghiên cứu cần cân nhắc khi đánh giá hiện tượng hiện hình, nhưng ít ra thì hình dáng được nhìn thấy thường là – dù không phải lúc nào cũng vậy – hình dáng của một con người trọn vẹn và với những đặc điểm riêng khá dễ nhận ra. Đối với trường hợp những đứa trẻ khẳng định nhớ chuyện tiền kiếp thì khác. Từ những thông tin mà chúng cung cấp, thường chỉ là những mẩu thông tin rời rạc, nhà nghiên cứu phải xác định xem những mảnh ghép mà anh ta có thể ghép lại với nhau đó có gợi lên hình ảnh về một người đã khuất cụ thể nào đó và không trùng lặp với hình ảnh của bất kỳ ai khác hay không. Tôi sẽ quay lại chủ đề quan trọng về các tiêu chí xác định một nhân vật cụ thể ở phần sau.

    Bằng chứng về luân hồi mà chúng tôi hiện có đều cho thấy người sống (và có lẽ cả những động vật không phải con người) có tâm trí – hoặc linh hồn, nếu bạn muốn gọi như vậy – giúp mang lại sinh khí cho họ khi họ đang sống, và tâm trí đó vẫn tồn tại sau khi họ chết. Đa số các nhà sinh vật học đều xem đây là một quan điểm thuộc sinh lực luận (thuyết sức sống)³ và tuyên bố rằng thuyết này đã bị bác bỏ từ nhiều thập niên trước. Tuy nhiên, có thể những bằng chứng mới – và cả quá trình xem xét lại những bằng chứng cũ bị lãng quên – sẽ lại củng cố tính xác thực của sinh lực luận. Tôi cho rằng nếu cởi mở xem xét những bằng chứng mà chúng tôi có về sự sống sau cái chết, các nhà khoa học trong những lĩnh vực khác không mất gì mà chỉ cần dẹp bỏ một vài giả định của họ – chẳng hạn như giả định rằng con người không là gì hơn một cơ thể sinh học. Sự luân hồi, ít nhất là luân hồi theo tôi hiểu, không vô hiệu hóa những gì chúng ta biết về quá trình tiến hóa và di truyền học. Tuy nhiên, khái niệm luân hồi gợi ý rằng có thể có hai dòng tiến hóa – tiến hóa sinh học và tiến hóa cá nhân – và có thể hai dòng tiến hóa này tương tác với nhau trong quá trình sống trên trái đất. Hiện tại, chúng ta gần như không thể hình dung được chúng tương tác với nhau như thế nào, dù ở chương sau, tôi sẽ đưa ra một vài suy đoán về một số phương thức mà quá trình này có thể xảy ra.

    ³ Sinh lực luận cho rằng yếu tố làm cho thực thể có sự sống chính là lực sống, từ yếu tố này phát sinh ra các nguyên tắc sinh học chỉ có ở sinh vật sống chứ không có trong chất vô cơ và vật vô sinh. (Chú thích của người dịch và ban biên tập.)

    Khái niệm luân hồi góp phần giúp chúng ta hiểu về tính duy nhất của mỗi cá nhân. Các nhà di truyền học sử dụng từ kiểu hình để chỉ con người được tạo ra bởi sự tương tác giữa bộ gien của người đó với môi trường sống (hai yếu tố vẫn được các nhà di truyền học hiện nay công nhận). Hầu hết các nhà sinh vật học đều công nhận tính duy nhất của từng kiểu hình – ngay cả kiểu hình của các cặp song sinh cùng trứng. Họ tin rằng di truyền học và những ảnh hưởng của môi trường hoàn toàn có thể lý giải cho tính duy nhất này. Có vô số kiểu tổ hợp gien khác nhau, chẳng hạn như phân bổ ngẫu nhiên các nhiễm sắc thể trong giao tử (tế bào đực và tế bào cái hợp nhất khi thụ thai), tái tổ hợp các gien trong các nhiễm sắc thể và đột biến gien. Môi trường sống cũng rất khác nhau. Dù là anh em song sinh thì mỗi người cũng có môi trường sống khác nhau; và có người từng nhận định rằng ngay cả một cặp song sinh dính liền cũng không có môi trường sống y hệt nhau, vì một trong hai người phải đi qua cánh cửa trước người còn lại.

    Tuy nhiên, những ý tưởng nhìn chung có vẻ đúng này lại không đủ thuyết phục khi được đối chiếu với tất cả những yếu tố có liên quan mà chúng tôi quan sát được. Một số người có những đặc điểm riêng không thể được giải thích một cách hợp lý nếu chỉ dựa vào sự kết hợp giữa biến dị di truyền và ảnh hưởng của môi trường. Sự luân hồi đáng được xem như yếu tố tác động thứ ba trong vấn đề này.

    Nếu chúng ta là sản phẩm của sự ngẫu nhiên và tất yếu, tức là được hình thành do sự xáo trộn gien (nói theo thuật ngữ của nhà sinh học đoạt giải Nobel năm 1956 Jacques Monod), vậy thì chúng ta không thể mong đợi bất kỳ giải pháp nào cho vấn đề bất bình đẳng về những hoàn cảnh khác nhau mà con người có từ khi mới chào đời. Và câu nói ẩn dụ con người có cơ hội thay đổi cách chơi những quân bài được chia cũng không mang lại nhiều sự an ủi, bởi một người mù bẩm sinh đâu thể nhìn thấy những quân bài mà họ có trong tay. Niềm tin vào luân hồi không mang lại bất kỳ sự đền bù cấp tốc nào cho chứng mù bẩm sinh, nhưng bên cạnh những lý giải hiện có, có thể nghiên cứu được đề cập trong quyển sách này sẽ mang lại cho độc giả thêm một góc nhìn về lý do xuất hiện một số loại dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như khiếm thị bẩm sinh. Câu hỏi cốt lõi ở đây không phải là tại sao một người nào đó bị khiếm thị bẩm sinh, mà là tại sao một cá nhân cụ thể nào đó bị khiếm thị bẩm sinh trong khi những người khác thì không. Chỉ bằng cách đặt câu hỏi này, chúng ta đã thừa nhận rằng có một con người được gắn kết với một cơ thể trong suốt cuộc đời, và rằng chúng ta có thể phân biệt con người (hoặc tính cách) và cơ thể.

    Hơn nữa, nếu hiện tượng luân hồi xảy ra, người khiếm thị bẩm sinh đó có lý do để hy vọng rằng cuối cùng mình sẽ được nhìn thấy ánh sáng – ở một kiếp sống khác. Đôi khi, những người phản bác các bằng chứng luân hồi chỉ tập trung vào việc những bằng chứng này thường gắn liền với yếu tố hy vọng, từ đó cho rằng bằng chứng mà chúng tôi có chỉ bắt nguồn từ những mơ tưởng hão huyền. Sự phản bác này đặt ra một giả định sai lầm, đó là những mong ước của chúng tôi không đúng với sự thật. Chúng ta dễ được thuyết phục để tin vào những điều mình muốn tin hơn là tin những điều mình không muốn tin; tuy nhiên, có thể điều chúng ta muốn tin là sự thật. Khi tìm hiểu một ý tưởng nào đó là đúng hay sai, chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi việc ý tưởng đó củng cố hay làm lung lay những mong ước của mình.

    Ngoài ra, trong những trường hợp mà tôi nghiên cứu, có một số trường hợp người cung cấp thông tin⁴ đã đưa ra lời khai đi ngược lại với niềm tin và mong muốn của bản thân. Chuyện này đôi khi

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1