Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người
Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người
Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người
Ebook312 pages4 hours

Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Bằng cách hướng dẫn bạn quan sát và thấy ra Bản ngã sáng suốt – bản thể chân thật của mình, thấy ra nguyên lý vận hành của tâm trí, trái tim và năng lượng nội tại trước những sự kiện xảy ra ở thế giới bên ngoài, Michael Singer chỉ dẫn bạn làm thế nào để giải phóng mọi mô thức tích tụ bên trong để trở về trạng thái tự do tuyệt vời vốn có của nội tâm và tận hưởng từng khoảnh khắc của đời sống diễn ra trước mắt bạn.

 

Bằng cách lùi vào sâu bên trong, ở Vị thế của nhận thức sáng suốt, vị thế của bản ngã, bạn nhận ra mình chính là Bản ngã sáng suốt đó. Cũng ở vị thế này, bạn cũng nhìn thấy rõ hơn những nhân tố gây phân tâm luôn kéo chúng ta rời xa bản thể tuyệt vời của mình và trạng huống khó khăn của con người - những suy nghĩ, cảm xúc và thói quen khiến bạn bị trói buộc, kìm hãm.

 

"Hãy thật sự sống đời sống tâm linh! Đời sống tâm linh không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống mà là trải nghiệm cuộc sống ở cấp độ sâu sắc nhất", là thông điệp mà tác giả gửi gắm qua quyển sách "Sống đời tự do".

 

Với lối viết linh hoạt, lời văn giản dị kết hợp những phân tích thông qua các ví dụ và trải nghiệm thực tế, tác giả làm cho những lý giải ở góc độ khoa học và những khái niệm tâm linh trở nên đơn giản, dễ tiếp cận và thật sự có thể áp dụng trong cuộc sống.

 

Khép lại quyển sách, bạn tìm lại được bản ngã sáng suốt của chính mình. Và bạn sẽ nhận ra rằng "Cuộc sống sẽ trở nên đơn giản không ngờ ngay khi nội tâm bạn hoàn toàn an ổn".

LanguageTiếng việt
PublisherFirst News
Release dateAug 30, 2023
ISBN9798223548645
Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người

Related to Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người

Related ebooks

Reviews for Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Sống Đời Tự Do - Vượt lên tình cảnh khó khăn của con người - Michael A.Singer

    MỤC LỤC

    PHẦN I - NHẬN THỨC SÁNG SUỐT

    Chương 1 - Nhận thức về bản ngã

    Chương 2 - Người nhận biết có ý thức

    Chương 3- Sống ở bên trong

    Chương 4 - Đấu trường không ngơi nghỉ

    Chương 5 - Khám phá bản chất của vạn vật

    PHẦN II - THẾ GIỚI BÊN NGOÀI

    Chương 6 - Khoảnh khắc trước mắt bạn

    Chương 7 - Thế giới bạn đang sống

    Chương 8 - Nguồn gốc của vật chất

    Chương 9 - Quyền năng của tạo hóa

    Chương 10 - Khoảnh khắc trước mắt bạn không mang tính cá nhân

    PHẦN III - TÂM TRÍ

    Chương 11 - Tâm trí rỗng không

    Chương 12 - Sự ra đời của tâm trí cá nhân

    Chương 13 - Rơi khỏi vườn địa đàng

    Chương 14 - Bức màn tâm thức

    Chương 15 - Tâm trí thông minh của con người

    PHẦN IV - SUY NGHĨ VÀ GIẤC MƠ

    Chương 16 - Tâm trí trừu tượng

    Chương 17 - Phục vụ hay cải thiện tâm trí

    Chương 18 - Suy nghĩ có chủ ý và bột phát

    Chương 19 - Giấc mơ và tiềm thức

    Chương 20 - Giấc mơ lúc tỉnh

    PHẦN V - TRÁI TIM

    Chương 21 - Hiểu về cảm xúc

    Chương 22 - Tại sao trái tim đóng và mở

    Chương 23 - Vũ điệu của dòng chảy năng lượng

    Chương 24 - Nguyên nhân của tâm trạng và cảm xúc

    Chương 25 - Bí mật của trái tim

    PHẦN VI - TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ VƯỢT THOÁT

    Chương 26 - Tình cảnh khó khăn của con người

    Chương 27 - Thay đổi hệ tư duy

    Chương 28 - Làm việc với trái tim

    Chương 29 - Không đè nén và cũng không biểu hiện

    PHẦN VII - HỌC BUÔNG BỎ

    Chương 30 - Các kỹ thuật giải phóng bản thân

    Chương 31 - Quả ở cành thấp

    Chương 32 - Quá khứ

    Chương 33 - Thiền định

    Chương 34 - Những việc lớn hơn

    PHẦN VIII - SỐNG CUỘC ĐỜI CHẤP NHẬN

    Chương 35 - Xử lý năng lượng tích tụ

    Chương 36 - Chuyển hóa năng lượng

    Chương 37 - Sức mạnh của ý định

    Chương 38 - Khám phá các trạng thái cao hơn

    Chương 39 - Hòa vào dòng chảy nhưng không chìm trong nó

    Lời cảm ơn

    Original title: Living Untethered: Beyond the Human Predicament

    Written by Michael A. Singer

    Copyright © 2022 by Michael A. Singer

    Vietnamese edition © 2023 by First News Co., Ltd.

    Published under arrangement with New Harbinger Publications through Big Apple Agency, Inc., Labuan, Malaysia.

    All rights reserved.

    Tác phẩm: SỐNG ĐỜI TỰ DO

    Tác giả: Michael A. Singer

    Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với New Harbinger Publications thông qua Big Apple Agency, Inc., Labuan, Malaysia.

    Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne.

    Biên tập viên First News: Thoại Uyên

    Quý độc giả có nhu cầu liên hệ, vui lòng gửi email về:

    Bản thảo và bản quyền : rights@firstnews.com.vn

    Phát hành : triviet@firstnews.com.vn

    CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT – FIRST NEWS

    11H Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

    Ngôi Nhà Hạt Giống Tâm Hồn, Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP. HCM

    Tel: (84.28) 38227979 – 38227980

    www.firstnews.com.vn

    www.hatgiongtamhon.vn

    facebook.com/firstnewsbooks

    facebook.com/hatgiongtamhon

    PHẦN I

    Nhận thức sáng suốt

    Chương 1

    Nhận thức về bản ngã

    ¹

    ¹ Bản ngã (tiếng Anh: self) ở đây là bản thể chân thật của mỗi người.

    Ngồi trên một hành tinh xoay quanh giữa vũ trụ mênh mông trong một ít năm giới hạn – xét theo nghĩa rộng nhất – quả là một trạng huống khó khăn của nhân loại. Trái Đất đã tồn tại ở đây 4,5 tỷ năm, nhưng mỗi con người chúng ta thì chỉ sống loanh quanh trên hành tinh này độ chừng tám mươi năm, nhiều hơn hay ít hơn nhau một số năm. Chúng ta được sinh ra trên hành tinh này, rồi sẽ rời đi khi cái chết đến. Sự thật đơn giản vậy thôi! Tuy nhiên, quãng đời của chúng ta trên Trái Đất không hẳn là khó khăn và trần trụi như thế. Cuộc sống trên hành tinh này rõ ràng có thể là một trải nghiệm cực kỳ thú vị, đem đến nhiệt huyết, đam mê và cảm hứng ở mỗi vòng quay. Khi cuộc sống mở ra theo cách đó, mỗi ngày đều có thể là một chuyến phiêu lưu tuyệt diệu. Nhưng thật không may, cuộc sống trên Trái Đất hiếm khi diễn ra hoàn toàn đúng như những gì chúng ta mong muốn; nếu chống đối, chúng ta sẽ có những trải nghiệm khá tồi tệ. Sự phản kháng tạo ra căng thẳng và lo lắng, khiến cuộc sống trở thành gánh nặng.

    Để tránh gánh nặng này và có thể đón nhận cuộc sống một cách trọn vẹn, các bậc thông thái qua các thời đại đều truyền dạy tầm quan trọng của việc chấp nhận thực tại. Chỉ khi chấp nhận thực tại, chúng ta mới có thể hòa vào dòng chảy cuộc sống khi nó trôi ngang qua và kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Toàn bộ nền khoa học đều dựa trên việc nghiên cứu hiện thực cuộc sống, học hỏi các quy luật của nó, sau đó tương hợp với các quy luật này để cải thiện cuộc sống con người. Các nhà khoa học không thể phủ nhận thực tế; họ phải hoàn toàn chấp nhận thực tế như là điểm khởi đầu cho mọi nỗ lực trong cuộc sống của mình. Để bay được, chúng ta không thể nào phủ nhận sự tồn tại của luật hấp dẫn mà phải hoàn toàn đón nhận nó. Điều này cũng đúng trong địa hạt tâm linh. Những lời thuyết giảng về sự buông bỏ, chấp nhận và không kháng cự là nền tảng của một đời sống tâm linh sâu sắc. Nhưng thật khó để thấu suốt những khái niệm này. Trong Sống đời tự do, chúng ta bắt đầu hành trình đi đến việc thấu hiểu tính hợp lý tuyệt đối của sự chấp nhận và những món quà tuyệt vời mà điều này hứa hẹn sẽ mang lại: sự tự do, bình an và sáng suốt nội tại. Chấp nhận được hiểu theo nghĩa đúng nhất là không chống lại hiện thực. Dù cho có cố gắng hết mức, không ai có thể ngăn một sự kiện không xảy ra. Bạn chỉ có một trong hai lựa chọn là chấp nhận sự kiện đó hoặc kháng cự nó. Trong suốt hành trình này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách thức và lý do bạn đưa ra lựa chọn của mình. Nhưng trước hết, bạn phải hiểu được ai là chủ thể bên trong bạn quyết định việc đó.

    Chắc hẳn bạn đang ở trong đó – bạn có cảm nhận trực giác về sự tồn tại của mình ở bên trong. Đó là gì vậy? Đó là nhận thức về Bản ngã, chủ đề quan trọng nhất mà chúng ta có thể bàn luận mãi không chán. Vì chúng ta muốn đi sâu vào tìm hiểu bản chất tâm linh của sự chấp nhận, chúng ta phải bắt đầu bằng việc hiểu ai ở trong đó đang chấp nhận hoặc kháng cự.

    Có nhiều cách để tiếp cận bản chất của Bản ngã. Từng bước một, chúng ta hãy bắt đầu từ điều gì đó đơn giản. Hãy tưởng tượng ai đó tiến lại gần bạn và hỏi: "Xin chào. Bạn có ở trong đó không?. Bạn sẽ trả lời thế nào? Không ai nói: Không, tôi không ở trong đó". Đó là câu trả lời bất nhất tột độ. Nếu bạn không ở trong đó, vậy thì ai đã trả lời? Ắt hẳn bạn ở trong đó, nhưng điều đó có nghĩa là gì?

    Để tìm hiểu riêng bạn-ở-trong-đó có nghĩa là gì, hãy tưởng tượng bạn được cho xem ba bức ảnh khác nhau. Các bức ảnh lần lượt được đưa ra, sau đó bạn được hỏi: Mặc dù các bức ảnh là khác nhau, nhưng có phải người xem cả ba bức ảnh đều là bạn không?. Hẳn là bạn sẽ trả lời: Đều là tôi, tất nhiên rồi. Tốt lắm – câu trả lời đó giúp chúng ta có thêm manh mối. Từ bài tập đơn giản này, rõ ràng là bạn-ở-trong-đó không phải là khách thể mà chính là chủ thể đang nhìn những khách thể đó. Những bức ảnh khác nhau; còn bạn, người nhìn chúng, vẫn chỉ là một.

    Qua ví dụ về những bức ảnh, không khó để hiểu rằng bạn không phải là đối tượng bạn đang nhìn, nhưng có một vài đối tượng mà chúng ta đồng nhất với chính mình nhiều hơn những đối tượng khác. Ví dụ, cơ thể chúng ta. Chúng ta nhận diện cơ thể mình là chính mình khi nói rằng: Tôi là một phụ nữ bốn mươi ba tuổi, cao một mét bảy. Đó có thật sự là bạn-ở-trong-đó không, một cơ thể phụ nữ ở tuổi bốn mươi ba và có chiều cao một mét bảy? Hay cơ thể là đối tượng mà bạn-ở-trong-đó đang nhận thức? Để tìm lời giải, chúng ta hãy bắt đầu với bàn tay của bạn. Nếu bạn được hỏi liệu bạn có nhìn thấy bàn tay của mình không, hẳn bạn sẽ nói: Vâng, tôi nhìn thấy bàn tay của mình. Được rồi, nhưng sẽ ra sao nếu nó bị cắt bỏ đi? Đừng lo lắng về cái đau, hãy chỉ tưởng tượng trong thoáng chốc rằng nó biến mất. Bạn vẫn còn ở trong đó chứ? Bạn vẫn nhận biết rằng bàn tay mình đã bị cắt bỏ chứ? Tương tự như trong ví dụ về những bức ảnh, khi bàn tay ở đó, bạn nhìn thấy nó; khi nó không còn ở đó, bạn nhìn thấy nó không còn ở đó. Bạn-ở-trong-đó, người chứng kiến sự việc, không thay đổi; cái bạn đã nhìn thấy mới là cái đã thay đổi. Cơ thể bạn chỉ là một trong những thực thể mà bạn nhìn thấy. Câu hỏi đặt ra vẫn là: Ai ở trong đó đang thực hiện hành động nhìn?

    Chúng ta không nhất thiết phải tưởng tượng bàn tay bị cắt bỏ. Lĩnh vực phẫu thuật ngày càng tân tiến – với sự trợ giúp của máy tim-phổi và các trang thiết bị y khoa khác, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ đi rất nhiều thứ trên cơ thể bạn, nhưng bất kể thay đổi nào xảy ra, vẫn cùng một Bản ngã ở trong đó nhận thức về những thay đổi. Làm sao bạn có thể là cơ thể của mình nếu nó thay đổi nhiều đến mức như vậy mà bạn ở trong đó vẫn vẹn nguyên?

    Thật may, để giúp bạn nhận thức bạn không phải là cơ thể của mình, chúng ta không nhất thiết phải đi xa đến thế. Có một cách tiếp cận đơn giản và gần với trực giác hơn. Chắc chắn bạn nhận biết được cơ thể mình thay đổi trong quá trình bạn lớn lên, từ ba tuổi đến mười tuổi, đến hai mươi tuổi, rồi đến năm mươi tuổi. Cơ thể bạn tất nhiên sẽ khác hơn nữa lúc bạn tám mươi hay chín mươi tuổi. Nhưng chẳng phải vẫn là bạn-ở-trong-đó đang nhìn nó thay đổi sao? Lúc mười tuổi, bạn nhìn vào gương, người bạn nhìn thấy trong gương có giống bây giờ không? Không. Nhưng chẳng phải người nhìn vẫn là bạn sao – cả lúc đó và bây giờ? Chẳng phải bạn vẫn ở trong đó mọi lúc sao? Đó là cốt lõi, là bản chất của toàn bộ những gì chúng ta đang bàn đến. Bạn là ai? Ai ở trong đó đang nhìn qua đôi mắt và thấy cái mà bạn đang thấy? Tương tự như khi bạn được lần lượt cho xem ba bức ảnh, bạn không phải là bất kỳ bức ảnh nào – bạn là thực thể đang nhìn những bức ảnh. Cũng vậy, khi bạn nhìn vào gương, bạn không phải là cái hình hài mà bạn nhìn thấy – bạn là thực thể đang nhìn thấy hình hài đó.

    Từng bước một, thông qua những ví dụ này, chúng ta đang dần khám phá được bản chất của Bản ngã. Mối quan hệ giữa bạn với cái bạn nhìn thấy luôn luôn là mối quan hệ chủ thể - khách thể. Bạn là chủ thể, còn cái bạn đang nhìn là khách thể. Có vô số khách thể khác nhau lướt qua các giác quan của bạn, nhưng chỉ có duy nhất một chủ thể đang trải nghiệm chúng – là Bạn.

    Chương 2

    Người nhận biết có ý thức

    Một khi bạn nhận ra bạn đang ở trong đó, bạn sẽ thấy rằng các khách thể xung quanh bạn đang có khuynh hướng làm phân tán tâm thức của bạn. Tiếng chó sủa vẳng ra từ nhà hàng xóm, tiếng bước chân đi lại trong phòng, hương cà phê thoang thoảng, các khách thể đó thu hút nhận thức của bạn. Mỗi ngày, bạn bị các khách thể bên ngoài làm cho xao lãng đến nỗi bạn hiếm khi duy trì được sự chú tâm vào Bạn, người nhận biết có ý thức các khách thể này. Chúng ta hãy lắng lại một chút để xem xét mối quan hệ thật sự giữa người nhận biết có ý thức và các khách thể gây phân tâm.

    Nếu xem xét điều này từ góc nhìn khoa học, bạn không thật sự nhìn thấy các khách thể bên ngoài này. Ngay lúc này, bạn đang không thật sự thấy những gì bạn đang thấy. Cái đang diễn ra chỉ là những tia sáng phản chiếu ra từ các phân tử tạo nên các khách thể bên ngoài này. Những tia phản xạ này chạm đến các tế bào cảm quang của mắt bạn và truyền trở lại dưới dạng thông điệp thông qua hệ thần kinh của bạn. Và rồi những thông điệp này hiển thị trong tâm trí bạn như hình ảnh của các khách thể bên ngoài. Bạn đang thật sự nhìn thấy các khách thể từ bên trong chứ không phải ở bên ngoài.

    Chúng ta đang chậm rãi bóc tách từng lớp vỏ của củ hành để khám phá bản thân bạn. Mọi thứ chắc chắn không hẳn là những gì ta nhìn thấy. Ngay cả khoa học cũng ủng hộ luận điểm này. Điều này giống như bạn đang ngồi ở bên trong bạn, nhìn vào tâm trí bạn như nhìn một màn hình phẳng đang hiển thị hình ảnh của thế giới ra trước mắt bạn. Rõ ràng bạn không phải là khách thể mà bạn đang nhìn thấy; suy cho cùng, thậm chí bạn cũng không đang nhìn chính khách thể đó. Nếu trở lại lúc trước, câu hỏi bạn đặt ra sẽ trở thành: "Tôi ở trong đây là ai – cái tôi mà đang nhìn qua tâm trí hình ảnh của khách thể đang ở trước mắt tôi?".

    Có một bậc thánh người Ấn Độ, một vị tôn sư đã giác ngộ tên là Ramana Maharshi. Vào mỗi phút giây trên toàn bộ hành trình tâm linh của mình, ông đều liên tục tự vấn: Ai đang nhìn khi tôi nhìn? Ai đang nghe khi tôi nghe? Ai đang cảm thấy khi tôi cảm thấy?. Tự nhận biết mình, cụm từ dùng để nói đến sự giác ngộ mà bậc thầy yoga Paramahansa Yogananda đã sử dụng, có nghĩa là bạn nhận thức được trọn vẹn mình-ở-trong-đó. Toàn bộ hành trình tâm linh trở về Vị thế của Bản ngã không phải là hành trình đi tìm chính mình, mà là hành trình giúp bạn nhận ra mình chính là Bản ngã đó. Ngay cả trong Do Thái giáo và Ki-tô giáo, nếu ai đó hỏi rằng bản thân họ có linh hồn không, câu trả lời sẽ là: "Không, bạn không linh hồn – bạn ở trong đó, trong tâm thức; bạn linh hồn. Vì vậy, Bạn là ai?" đã trở thành câu hỏi cốt tủy. Bạn không thể cởi trói bản thân, trừ khi bạn hiểu được ai đang bị trói. Tương tự, bạn không thể thấu suốt về sự chấp nhận cho đến khi bạn hiểu ra ai đang kháng cự.

    Chúng ta hãy tiếp tục công cuộc khám phá Bản ngã. Trong phần trước, chúng ta đã đề cập đến việc khi bạn còn nhỏ, bạn nhìn thấy qua đôi mắt mình một hình ảnh phản chiếu trong gương. Nhiều năm sau, bạn nhìn thấy một hình ảnh phản chiếu khác. Từ góc độ quan sát này, bạn bao nhiêu tuổi? Không phải tuổi của cơ thể bạn. Bạn-ở-trong-đó – cái chủ thể đang nhìn cơ thể bạn qua đôi mắt ấy – bao nhiêu tuổi? Nếu bạn đã ở trong đó khi bạn lên mười, nếu bạn đã ở trong đó khi bạn hai mươi tuổi, nếu bạn đã ở trong đó và nhận biết mình đang nằm trên chiếc giường trong giờ phút lâm chung, thì tuổi của bạn-ở-trong-đó là bao nhiêu? Đừng vội trả lời câu hỏi này, mà chỉ để nó chạm đến tầng sâu thẳm nhất bên trong bạn. Bạn đã sẵn sàng buông bỏ² những khái niệm truyền thống về tuổi tác rồi chứ?

    ² Ở khía cạnh tâm linh, từ buông bỏ hay buông thường được dùng với ý nghĩa không cố bám chấp (suy nghĩ, ý niệm, cảm xúc…) vào một điều gì đó hoặc để điều gì đó trôi qua, không cố níu kéo, bám giữ trong tâm trí. (Tất cả chú thích trong sách là của người dịch hoặc người biên tập.)

    Hãy cùng làm một thử nghiệm thú vị khác nhé! Hãy tưởng tượng bạn đang nhìn vào gương sau khi vừa tắm xong. Bạn đang nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của một cơ thể nam hoặc nữ phải không? Nếu bỗng nhiên, do một năng lực siêu nhiên, hình ảnh này thay đổi thì sao nhỉ? Một số bộ phận cơ thể thay đổi theo cách nào đó. Nếu trước đó bạn là nam, giờ đây bạn đang nhìn thấy một người nữ. Nếu trước đó bạn là nữ, bạn đang nhìn thấy một người nam. Liệu có phải vẫn là bạn-ở-trong-đó đang nhìn thấy hình hài trong gương? Có phải vẫn cùng một tâm thức đó nhưng giờ đây đang nhìn thấy một cơ thể rất khác qua đôi mắt bạn? Có lẽ, bạn đang thốt lên: Chuyện gì thế này? Cái quái gì đang xảy ra ở đây vậy?. Bất kể chuyện gì đang xảy ra đi nữa, vẫn một chủ thể là bạn đang trải nghiệm tất cả. Vậy thì bạn-ở-trong-đó thuộc giới tính gì? Bạn-ở-trong-đó – không có các bộ phận cơ thể – không thể có giới tính. Tất cả những gì bạn có thể có là sự nhận thức – sự nhận thức thấy được cơ thể mà bạn đang nhìn có một hình tướng và hình dáng cụ thể khi bạn nhìn ra thế giới bên ngoài qua đôi mắt. Hình tướng và hình dáng đó có thể là nam hoặc nữ, nhưng bạn – người nhận biết điều đó – không thuộc giới tính nào.

    Câu hỏi vẫn là: "Bạn – sự nhận thức bằng trực giác nhận biết bạn-ở-trong-đó – là ai?". Cơ thể bạn có tuổi và cơ thể bạn có giới tính, nhưng những khái niệm này không thiết yếu đối với người nhận biết cơ thể đó. Nếu bạn nhìn một chiếc bình hoa cao hơn 100 năm tuổi, điều đó có biến bạn thành một người cao và hơn 100 tuổi không? Điều này cũng đúng với sắc tộc. Màu da của bạn là một màu nào đó, nhưng tâm thức nhận biết điều này không hề có màu sắc. Bạn không phải là cơ thể của bạn; bạn là người nhận biết những đặc tính của cơ thể bạn. Bạn là sự nhận biết có ý thức nội tại đang quan sát tất cả những điều này. Câu hỏi đặt ra là: Bạn có sẵn sàng để buông bỏ con người quá khứ của bạn chưa – con người mà bạn từng nhận diện là chính bạn? Bởi vì con người mà bạn từng đồng nhất với bản thân không thật sự là bạn. Cùng một thực thể bên trong đó đang nhận biết cơ thể bạn, ngôi nhà của bạn, chiếc xe của bạn. Bạn là chủ thể, còn tất cả những phần khác của bạn đều là những khách thể của nhận thức.

    Chúng ta chuyển sang một ví dụ nhẹ nhàng hơn một chút nhé! Ban đêm khi đi ngủ, bạn thường nằm mơ. Sáng thức dậy, bạn nói: Mình đã mơ. Câu khẳng định này thật sự rất sâu sắc. Làm sao bạn biết rằng mình đã mơ? Bạn chỉ đơn thuần nhớ đến giấc mơ hay bạn thật sự đã ở trong đó và trải nghiệm giấc mơ? Câu trả lời rất đơn giản: bạn đã ở trong đó và trải nghiệm giấc mơ. Chính bạn là người nhìn thế giới bên ngoài qua đôi mắt và cũng là người đã trải nghiệm những sự kiện xảy ra trong giấc mơ. Chỉ có duy nhất một bản thể có ý thức ở trong đó là bạn, khi thì đang trải nghiệm thế giới tỉnh thức, khi thì trải nghiệm thế giới trong mơ. Hãy lưu ý rằng khi mô tả những tương tác của bạn với cả hai thế giới, một cách trực giác, bạn sử dụng từ tôi/mình, chẳng hạn như Tôi/Mình đang bay xuyên qua những đám mây với đôi cánh tay dang rộng, sau đó tôi/mình chợt thức giấc và nhận ra tôi/mình đang ở trên giường.

    Trong The Yoga Sutras of Patanjali (tạm dịch: Kinh Yoga của Patanjali), một quyển sách cổ về yoga, Patanjali đã bàn về chủ đề giấc ngủ sâu, không mộng mị. Ông cho rằng việc bạn ngủ mà không mơ thấy gì không phải là vì bạn không có ý thức, mà vì bạn ý thức rằng không giấc mơ nào diễn ra. Nếu dành thời gian suy nghiệm về điều này, bạn sẽ nhận ra rằng bạn luôn có ý thức ở trong đó. Ngay cả những người bị đánh bất tỉnh hoặc hôn mê khi tỉnh dậy cũng thường kể với chúng ta về những điều họ đã trải qua trong thời gian đó. Những người có trải nghiệm rời bỏ thân xác lúc cận tử cũng kể lại những gì mình đã trải qua sau khi hồi dương. Bất kể nguồn gốc của những trải nghiệm này là gì, bạn-ở-trong-đó luôn là chủ thể trải nghiệm mọi sự và có khả năng mô tả những gì mình đã trải qua. Sao bạn có thể gọi điều đó là không có ý thức? Về mặt y khoa, cái mà chúng ta gọi là có ý thức có nghĩa là có khả năng nhận thức về mọi thứ ở bên ngoài xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, ý niệm về việc liệu bạn-ở-trong-đó có nhận biết một cách có ý thức về bất cứ điều gì không lại là một câu chuyện khác. Bạn luôn luôn có ý thức. Bạn có ý thức ngay từ lúc bắt đầu cuộc sống. Bạn nhận thức về bất cứ điều gì mà bạn dành cho nó sự tập trung, chú ý, bên trong hoặc bên ngoài. Nhưng bạn thật sự là ai? Thực thể luôn nhận thức sáng suốt đó ở bên trong bạn là ai?

    Chương 3

    Sống ở bên trong

    Chúng ta quay lại với những sự thật cơ bản nhất về cuộc sống của bạn: bạn ở trong đó, bạn biết rằng bạn ở trong đó, và bạn vẫn luôn ở trong đó suốt toàn bộ sự sống. Điều này

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1