Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hố đen
Hố đen
Hố đen
Ebook290 pages5 hours

Hố đen

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Dạy cho ai lòng căm thù chính là huỷ hoại con người ấy.
Directing anyone to hatred equals destroying them.

LanguageTiếng việt
PublisherThiên Thu
Release dateFeb 12, 2019
ISBN9780463169568
Hố đen

Related to Hố đen

Related ebooks

Reviews for Hố đen

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hố đen - Thiên Thu

    Cái rét đã về tới làng Moi hơn một tháng nay rồi, mọi người đều sốt ruột vì lúa năm nay được mùa mà chưa chịu chín để cho mọi người gặt nhanh còn chạy giặc. Thế rồi ngày mong đợi cũng đã đến. Cả làng đổ ra đồng, ruộng nhà nào chín, tất cả cùng đổ vào gặt. Trẻ con ở nhà, đứa lớn trông đứa bé.

    Trông kìa! Cái gì thế kia ? Cháy! Cháy!, anh Cồng ngừng gặt, chỉ tay về làng, kêu lên.

    Mọi người đều ngừng tay, nhìn đám khói đang bốc lên cao, to dần. Một vài người bước khỏi ruộng. Theo gió, tiếng sung bắt đầu lác đác vọng ra cánh đồng, đến tai mọi người.

    Nguy rồi!, anh Cồng nói tôi về đây.

    Tôi cũng về !

    Tôi cũng về !

    Những người đàn ông đều thốt lên một câu và bước khỏi ruộng, vất liềm xuống, cởi xà-cạp(1), chạy về làng. Những phụ nữ còn ở lại ruộng cũng lần lượt lên bờ, nhìn về phía làng, mặt đầy lo âu. Chị Cồng không nói năng gì, mặt tái ngắt, chạy theo chồng. Vừa chạy chị vừa gào lên tiếng gọi con.

    Chiều xuống, gió bấc thổi mạnh dần lên làm những đám khói bay từ làng ra cánh đồng càng nhanh. Đến lúc này không còn ai có thể đứng nhìn nữa; tất cả đều ùa chạy về, mặc kệ cả xà-cạp. Chân chạy, mắt ai cũng nhìn toán trẻ đang lác đác từ làng chạy ra, xem có con mình không. Khoảng cách hơn một cây số làm sao có thể nhận biết được đứa nào, nhưng ai cũng căng mắt ra nhìn. Bờ ruộng rộng chưa đầy ba mươi phân làm mọi người liên tục ngã. Đứng dậy, lại chạy, lại ngã, ngã đè lên nhau. Ối giời ơi! Con ơi!... Chết rồi!...; những tiếng kêu bị ngắt quãng trèo lên nhau, mất hút trong không gian lạnh lẽo, bao la. Khói mỗi lúc lại dày thêm, lũ trẻ trong làng đổ ra cánh đồng ngày một đông. Hai đứa con anh Cồng cõng nhau, ì ạch cũng ra được khỏi bờ tre, tới mép cánh đồng, đứa lớn lên năm, thằng bé lên ba.

    Cu Tí đâu ?, anh Cồng gặp con, hỏi.

    Cu Tí đang ngủ, thằng lớn bình thản trả lời.

    Cõng em ra đồng với bu đi !, anh Cồng giục con.

    Mặt tái ngắt, anh định chạy bổ vào làng. Một du kích vừa bế hai trẻ ra, vai vác khẩu súng trường, gặp anh Cồng:

    Anh về làm gì ? Nhà anh cháy rồi !

    Còn thằng nhỏ trong nhà.

    Người du kích không nói được điều gì ngoài việc giương mắt tròn xoe, cứng đờ, nhìn anh. Chí..u…, đoàng, tiếng đạn xé không khí ngay trên đầu; tiếp đó là một tiếng nổ làm họ rụt cổ lại theo phản xạ.

    Cẩn thận ! Chúng đông lắm, người du kích nói.

    Thế chú bảo tôi làm thế nào bây giờ ?

    Anh Cồng chưa nói hết câu, một tiếng nổ nữa lại phát ra, gần họ hơn. Khói đã lan đến chỗ họ. Hai người du kích nữa xuất hiện.

    Chúng gần đây lắm rồi ! Mau đưa trẻ con qua sông đi !, một người mới đến, nói.

    Khói mỗi lúc một dày. Tiếng Pháp lẫn tiếng Việt của lính đi càn đã nghe thấy rõ. Anh Cồng chạy vòng tay trái về phía cuối làng.

    Anh ấy đi đâu đấy ?, một du kích vừa tới, hỏi.

    Thằng con nhỏ anh ấy còn trong nhà. Khéo nó chết cháy rồi. Thôi, lo cho lũ trẻ này đi! Bảo mọi người ngoài đồng sang sông ngay! Còn anh em ta, tối nay quay lại kiểm tra tình hình, vẫn địa điểm ấy nhé! Nhưng phải hết sức cẩn thận! Báo tất cả nhé!

    Rõ !

    Hai người du kích chạy theo lũ trẻ. Họ đuổi kịp hai đứa con anh Cồng. Một người đỡ thằng nhỏ trên lưng thằng anh:

    Đưa em đây, chú cõng cho !

    Bóng tối đổ ập xuống làm nhọ hết mặt người. Chỉ còn nghe tiếng để người thanh niên nhận ra vợ anh Cồng. Anh trao đứa trẻ trên lưng cho chị:

    Chị cho cháu xuống thuyền qua sông để em quay lại đón cháu lớn !

    Nhờ ơn chú nhé!

    Trời tối hẳn, đoàn thuyền đã đưa được đàn bà và lũ trẻ qua sông. Họ lên bờ, ngơ ngác nhìn về phía làng mình, thấy những đám lửa cao hơn ngọn tre, soi rõ những cột khói chỗ đen chỗ trắng chen nhau phun lên trời. Cả làng ngập trong biẻn lửa. Những con mắt đàn bà và trẻ nhỏ thao láo như mắt những con thỏ, con nai vừa thoát khỏi đám cháy rừng.

    Hợi ơi!, chị Cồng gọi tìm con trai lớn. Chị lùng sục khắp cả đoàn người đã lên bờ cũng không thấy đâu; cả người du kích Mống đi đón con chị cũng không thấy. Bế đứa con ba tuổi trên tay, chị không hiểu nổi điều gì đang xảy ra với gia đình mình: chồng chị và thằng con út chưa đầy năm thì thế nào? rồi lại thằng con lớn lên năm nữa. Tất cả xảy ra chỉ nửa buổi chiều thôi, như một cơn ác mộng làm chị không kịp khóc, không kịp nghĩ.

    Những tiếng gọi nhau í ới, lộn xộn.

    Tất cả theo tôi!, tiếng một người đàn ông chạc ngoài ba mươi, đêm nay chúng ta tạm nghỉ nhờ trong đình làng Đọ.

    Gió bấc thổi qua mặt sông như mạnh hơn. Cái cảm giác rét trở lại với mọi người. Không một tiếng nói; tất cả lầm lũi, cúi mặt xuống, nhìn đường đi. Đường mòn ven sông, đêm đông không trăng, không sao, chỗ đen chỗ trắng, ẩn hiện những mô đất to, bé khiến nhiều người liên tục vấp ngã. Sau hơn một giờ đồng hồ đói, rét và sợ hãi, mọi người đến được điểm dừng chân. Cái đói và rét cuối cùng cũng chịu khuất phục trước cơn mệt và buồn ngủ của lũ trẻ, còn người lớn bắt đầu thấy lo sợ cho tương lai. Chị Cồng đặt con nằm ngủ, đi hỏi dò tin tức chồng và con qua mấy người đàn ông nhưng không ai biết gì. Chị ra cửa đình ngóng chờ những bóng người đến. Vào nhìn con, chị lại ra, chờ đợi. Ở tuổi hai mươi ba, với ba mặt con, chị nổi tiếng khắp vùng với vẻ đẹp chân phương đầy sức hấp dẫn. Bộ ngực và cặp mông tròn vo, lẳn lên những thăn thịt gọn gàng với những đường cong gợi cảm được giấu dưới lớp vải tưởng như kín đáo đã làm ngây dại bao con mắt của các chàng trai chưa vợ, chứ không nói đến những người đàn ông đã có gia đình; nước da trắng hồng Trời cho khiến nhiều thiếu nữ phải thèm khát, ghen tị. Đôi mắt trong, sáng, luôn tươi roi rói của chị tưởng chừng không bao giờ biết buồn, đến lúc này đang ngấn lệ. Một cảm giác nguy hiểm mơ hồ tràn vào chị; chị thấy ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Rùng mình, chị khẽ quay người lại. Một đôi mắt hiền lành, quen thuộc đang nhìn chị một cách trìu mến và cảm thông. Chị Cồng nhận ra ngay người đang đứng sau mình: anh Tảo. Người này đáng lẽ đã là chồng chị rồi, người mà chị đã yêu khi chị mới mười bốn tuổi. Như muốn đổ người vào lòng anh nhưng chị đã không làm điều đó. Bình tĩnh lại, chị lên tiếng:

    Bác Tảo đấy à ? Không biết nhà em với các cháu thế nào ?, giọng chị yếu dần, nghẹn nơi cổ.

    Không nói gì, người đàn ông bước lên bên cạnh chị Cồng. Anh cũng nhìn về phía làng, nhìn ánh sáng vàng, đỏ của đám cháy chưa tắt, hắt lên trời. Anh thở dài, một giọng thở dài khó hiểu. Mọi lần, khi hai người có dịp gần nhau, anh Tảo đều thở dài như vậy. Những lần ấy, chị cảm thấy xốn xang, nhưng lúc này chị không hề động lòng và không muốn hiểu sao anh đã ở đây, bên chị. Chị Cồng lui lại một bước, khẽ quay người, đi về chỗ con. Nằm ôm con vào lòng, ứa nước mắt, chả lẽ chỉ còn hai mẹ con thôi ư ?. Chị giật mình, ngồi nhỏm dậy xua đuổi ý nghĩ vừa bật lên trong đầu. Bầu sữa trong cặp vú căng phồng, tưng tức. Bất giác chị khẽ gọi hai tiếng con ơi rồi gục đầu vào hai cẳng tay bắt chéo qua đầu gối, khóc nức nở. Mấy phụ nữ đến bên, ôm lấy chị, cùng khóc; họ chẳng biết an ủi chị thế nào. Bọn trẻ, bụng trống rỗng, ngủ không chăn, màn, cựa quậy liên tục. Ngoài trời, sương xuống ướt sân, đêm lạnh thêm, không một bóng người qua lại.

    Trong ánh sáng lờ mờ bên bờ sông, khoảng giữa đêm, một bóng người dò dẫm rồi cái bóng đó cứ dọc sông đi về phía thượng nguồn. Đến chỗ có một con mương nhỏ cắt ngang, biết là hết đất làng Moi, bóng người dừng lại giây lát rồi quyết định bơi qua lạch nước.

    Ai ? Đứng lại !, một tiếng quát.

    Tôi. Cồng đây.

    Anh Cồng đấy à ? Tốt rồi. Lại đây ! Tình hình ra sao ?

    Cháy hết cả rồi, mà tôi không tìm thấy dấu tích cháu đâu.

    Tối thế này anh tìm sao thấy ?

    Tôi cứ liều đốt lửa lên, đến đâu thì đến, nó bắt tôi là cùng chứ gì, thế mà cũng chẳng thấy cháu đâu, anh Cồng nói một mạch. Ngừng giây lát, anh thở dài rồi ngồi bết xuống, hai tay ôm lấy đầu.

    Anh Cồng ạ!, người chỉ huy du kích nói, giọng ân cần, tình hình chiến sự bây giờ rất căng thẳng. Chúng sẽ liên tục càn quét, không để dân làng yên ổn làm ăn đâu. Thông báo của cấp trên mà chúng tôi vừa nhận được là những làng như làng ta không còn lực lượng du kích nữa vì không còn chỗ cho du kích hoạt động nữa rồi. Một là anh em ta cùng tham gia quân đội chính quy, hai là về với vợ con, tha phương cầu thực. Hiện nay bọn địch quyết định đóng quân lâu dài ở làng Moi rồi, đừng hy vọng quay về nhà mình nữa. Ngừng ít phút, người chỉ huy tiếp, ý anh thế nào ?

    Vợ con tôi đang ở đâu ?, anh Cồng hỏi, rướn thẳng mắt mình vào đôi mắt người chỉ huy. Trong đêm, anh nhìn thấy đôi mắt rất lanh lợi và quyết đoán của anh Tài.

    Chị ấy và cháu nhỏ sang sông an toàn rồi.

    Thằng lớn thì sao ?

    Nó kia. Cháu đang ngủ.

    Mắt anh Cồng vụt sáng lên. Anh nói :

    Nếu các anh cho cháu đi cùng thì tôi xin đi ngay.

    Bàn nhau một lúc, mọi người đồng ý để anh Cồng nhập ngũ được mang theo con. Đoàn người men dọc sông, lặng lẽ đi về phía thượng nguồn ngay trong đêm. Thằng Hợi tiếp tục ngủ trên lưng bố, hành quân lên chiến khu.

    Mảnh trăng cuối tháng hình bán nguyệt đã lên đến đầu ngọn tre, chẳng mấy chốc nhạt dần màu vàng vốn đã yếu ớt của trăng mùa đông mà còn bị tiếng gà gáy mỗi lúc một xôn xao lấn tới. Khi mặt sông đã hiển hiện sự sẵn sàng của một ngày mới, họ xuống một con thuyền nhỏ đủ chỗ cho hai chục người, sang sông. Anh Cồng ôm con vào lòng, ngồi xuống mảnh gỗ được bắc ngang thuyền làm ghế, sững sờ với quyết định quá vội vàng của mình. Không được nữa rồi, anh nghĩ thầm, làm sao báo được tin cho vợ mình bây giờ, cô ấy sẽ khóc hết nước mắt thôi, đến khi nào gia đình mình mới được đoàn tụ, thằng con út mình thế nào? Nó chết cháy rồi ư?…, tất cả nỗi day dứt cứ liên tục dồn vào đầu anh, bắt anh trả lời. Anh cứ ú ớ trong miệng.

    Con thuyền cập vào bờ một con kênh nhỏ khi trời đã sáng rõ từng khuôn mặt. Người chỉ huy nhảy lên bờ trước tiên, nói to, giọng hồ hởi: Chúng ta đã đặt chân lên đất chiến khu rồi các đồng chí ạ!. Nhìn thấy khuôn mặt ngay thuỗn của anh Cồng, anh dịu giọng: Lên hết đi, các đồng chí! Chúng ta thở một chút rồi tiếp tục đi bộ.

    Anh Cồng bế con lên khỏi thuyền. Thằng bé đã thức giấc. Nó hỏi :

    Bu đâu, hở thầy ?

    Anh Cồng chưa biết trả lời con thế nào thì người chỉ huy bước đến bên cạnh hai bố con anh, cùng ngồi bệt xuống đất.

    Nào, cháu ra đây với chú!, anh nói và đưa hai tay ra đón thằng bé sang lòng mình. Ôm chặt nó, anh hôn lên mái tóc còn ngai ngái mùi bùn, ghé tai khẽ hỏi, cháu còn nhớ chiều hôm qua không ?

    Thằng bé gật gật đầu trong lòng người chỉ huy.

    Bây giờ chú cháu mình không còn nhà ở nữa rồi, anh nói nhỏ, chỉ để đủ cho thằng bé nghe.

    Nó chui đầu khỏi vòng tay anh, hỏi:

    Sao thế, hở chú ?.

    Bọn giặc đốt cháy tất cả rồi; nhà cháu cũng cháy rồi.

    Thằng bé chưa hiểu thế là thế nào. Nó nhìn trong mắt người chỉ huy thấy long lanh nước, hỏi:

    Sao chú lại khóc ?

    Ừ! Chú thương dân làng mình từ nay không có nhà ở, không có gì ăn

    Bu cháu đâu rồi hở chú ?

    Bu cháu với em cháu bị giặc đuổi, chạy sang làng khác rồi.

    Thằng bé ưỡn người ra, nhìn anh Cồng, hỏi:

    Có phải không hở thầy ?

    Nó thấy anh Cồng gật đầu. Nhìn mọi người đều đang ngồi trầm ngâm, nó quay lại người chỉ huy, hỏi :

    Thế bao giờ thì về được nhà hở chú ?

    Hôm nay chú cháu mình vào bộ đội cùng mọi người đánh đuổi hết giặc đi thì ta về. Bây giờ đến giờ đi rồi. Nào! Chú cõng!, anh không muốn kéo dài buổi phỏng vấn quá khó trả lời của thằng bé.

    Buổi sáng khô hanh đã tràn vào đình làng Đọ đánh thức mọi người dậy. Trẻ con ngơ ngác, chúng không biết điều gì đang xảy ra nhưng chúng cảm thấy có cái gì chẳng lành nên không đứa nào khóc mếu kêu đói rét cả. Chúng đang cố gắng theo dõi xem người lớn làm gì. Người lớn thì đang im lặng chờ đợi tin tức, không biết mức độ sẽ kinh khủng đến đâu. Những phút nặng nề trôi qua như những cục chì trong đầu mỗi người. Khi người trưởng đoàn đêm qua dẫn họ đến, bước qua ngưỡng cửa đình, đi vào, mọi người nín thở, chăm chú dõi theo từng cử chỉ của ông. Trước đám đông đang ngóng đợi, ông Củi đứng ngây người giây lát rồi nói nhát gừng: Bà con ạ! Làng ta cháy sạch rồi! Giặc đốt ... hết rồi! Không còn gì cả ... Bọn chúng đóng quân ở trong làng rồi, ai về là chúng bắt... Chúng ta không còn chỗ về rồi... Quân khốn nạn....

    Đám đông bắt đầu xôn xao, lộn xộn, kẻ đứng lên, người ngồi xuống:

    Làm thế nào bây giờ ?

    Cả nhà tôi biết đi đâu bây giờ ?

    Chết rồi !

    Trời ơi là trời !

    ...

    Chị Cồng cứng người như tượng đá. Anh Tảo đứng im trong góc, nhìn chị, đăm chiêu. Người dẫn đường nói tiếp: Sáng nay chúng ta phải đi khỏi đây,...nhà nào lo nhà ấy. Thế nhá!. Ông lúng túng không biết nói gì nữa. Cả gia đình ông, ông cũng chưa biết đưa vợ con đến nơi nào bây giờ. Mọi người càng lộn xộn thêm, nỗi lo sợ nhanh chóng hiện rõ trên mặt. Họ thần người ra, suy nghĩ. Hột cơm ít ỏi từ trưa hôm qua làm gì còn tý nào, nhưng trước mắt, họ phải lo ngay cái gì cho vào bụng cả gia đình đã. Ai nấy đều đang nghĩ đến người họ hàng nào gần đây nhất để xin bát cơm đổ vào cái dạ dày trống rỗng; vài ba người nghĩ ra người quen bắt đầu lục đục đứng dậy, ra đi; họ vội vã và không còn tâm trí để chào những người còn ngồi lại nữa. Đợi người đi vãn, anh Tảo đến bên chị Cồng, hỏi :

    Cô định đi đâu ?

    Em không có nơi nào cả.

    Đi theo tôi! Tôi đưa cô đến nhà một người thân. Nào! Cháu! Ra bác bế!, anh Tảo nói với thằng bé. Rồi không đợi trả lời, anh bế thốc nó lên, đi ra cửa. Chị Cồng đứng dậy, bước theo sau, mặc cho bao con mắt xung quanh nhìn theo mình.

    Bầu trời vẫn một màu chì, mặt trời không ló mặt ra được, cái rét vẫn làm chủ trên đồng quê nghèo nàn như nó đang đồng lõa với kẻ cầm quyền. Thằng Sửu ngồi trên lưng anh Tảo, lạnh cóng, mặt nhợt nhạt, môi thâm thì, cẳng chân tím ngắt. Lẽo đẽo phía sau, nhìn con cong queo trên lưng anh Tảo, chị Cồng cũng chỉ còn biết xót xa, kêu thầm: Thế này thì chết hết thôi, ông Trời ơi.

    Con đói!, thằng bé khẽ kêu lên khi vừa ra khỏi cổng đình.

    Bác biết rồi, ngoan nhé! Tý nữa ra chợ, bác mua bánh cho cháu ăn!

    Thằng bé yên trí chờ đợi. Nó đói lả từ tối qua mà không dám hé răng. Khi tới một chợ cóc ven đường, họ cho vào bụng một cái bánh giò rồi tiếp tục lên đường. Gần trưa, mặt trời đã le lói, chiếu một vài tia nắng yếu ớt xuống làng quê, họ đến một ngôi chùa ở cuối làng Mai, cách đó hai làng.

    Con chào bá!, anh Tảo lên tiếng chào sư thày.

    Bà cụ sư chủ trì ngôi chùa, khoảng sáu mươi tuổi, nhìn một lượt mọi người rồi nhíu mày nhìn kỹ người đàn ông vừa chào mình. Như nhớ ra đứa cháu, cụ hỏi :

    Anh là con dì Lành phải không ?

    Vâng! Bá ạ! Làng cháu hôm qua bị giặc đốt cháy hết cả rồi. Chúng cháu sang nương nhờ bá một, hai ngày, xem tình hình thế nào, rồi sẽ liệu. Đây là vợ, con cháu, anh nói giới thiệu một cách ráo hoảnh.

    Chị Cồng không nói gì. Chị khẽ chào sư cụ rồi nhẹ nhàng ngồi xuống chiếc tràng kỉ được làm bằng tre đặt ở gian giữa.

    Mô Phật! Các cháu ở đây bao lâu cũng được. Chắc đói lắm? Nghỉ ngơi một chút rồi ăn cơm, sư cụ nói và đi vào phòng ngủ mang ra một chiếc chăn mỏng, đưa cho chị Cồng, Quấn cho con, không nó chết rét mất. Tội nghiệp thằng bé.

    Bữa cơm trưa trôi đi chậm chạp bởi những lời hỏi thăm gia đình quá tỉ mỉ của sư cụ. Khi chiều đông lảng vảng bò đến sân chùa, anh Tảo để hai mẹ con chị Cồng ở lại, về làng tìm cha, con anh Cồng. Nhất định phải tìm cho ra sự thể , anh thầm nghĩ, không thì phiền phức lắm. Trong thâm tâm, anh muốn ở bên chị Cồng càng lâu càng tốt, song phải có cớ; anh không hề muốn có chuyện không hay với cha, con anh Cồng. Cầu mong…, anh vừa đi vừa thầm cầu mong mà chẳng hiểu mình đang cầu mong điều gì.

    Bóng tối ập xuống khi anh tới bờ sông. Trời đất lặng như tờ, anh Tảo ngồi bệt xuống bờ sông. Anh chờ xem họa hoằn có gặp ai đó để dò la tin tức. Ba,… rồi bốn tiếng đồng hồ trôi qua, anh chỉ thấy gió và gió. Càng về đêm, gió càng mạnh, càng rít lên những tiếng kêu xé lòng. Anh Tảo co gọn người cho đỡ lạnh, quyết tâm đợi. Lác đác tiếng gà gáy từ xa vọng đến, anh Tảo đứng dậy, vặn mình cho ấm người. Đây rồi, anh nghĩ khi thấy một con thuyền nhỏ đang lặng lẽ trôi tới. Một tia hy vọng lóe lên. Anh ngồi sụp xuống, nín thở. Mười phút sau, con thuyền chỉ còn cách anh khoảng dăm chục mét, anh đứng dậy, gọi to:

    Thuyền ơi ! Vào đây cho tôi hỏi nhờ tý nào!

    Ai đấy? Người ở đâu?, tiếng từ thuyền hỏi lại.

    Tôi người làng Moi đây.

    Tên là gì?

    Tảo đây.

    Con thuyền quay mũi vào bờ. Người chèo thuyền hỏi :

    Sao anh ở đây giờ này ?

    Thì quay về xem tình hình thế nào. Chả lẽ cứ chạy mãi à? Có thuốc không? Thèm quá. Suốt từ hôm qua chưa được hơi nào.

    .

    Anh Tảo bước xuống thuyền, cầm điếu cày, vê vê mồi thuốc, châm lửa, kéo một hơi dài rồi chậm rãi phả ra một luồng khói trắng, thốt lên: Đã quá. Con thuyền lại từ từ ra sông. Anh Tảo hỏi:

    Tình hình thế nào chú có biết không ?

    Bọn địch đóng quân ngay trong đình làng. Chúng lấy nhà tổng Nhẫn làm ban chỉ huy, nghe nói cả ngày hôm nay đi sục xem có còn du kích không.

    Quân nhà mình đi đâu hết rồi?

    Lên chiến khu, vào bộ đội chính quy hết rồi.

    Có ai đi theo du kích không ?

    Không… À, có. Cha, con anh Cồng cũng nhập ngũ rồi.

    Sao chú biết ?

    Thì chính tay em chở mọi người lên tận chiến khu mới quay về. Anh Cồng còn dặn em tìm cách báo tin cho chị ấy. Nếu anh có gặp chị Cồng thì báo cho chị ấy nhé !

    Anh Tảo thở phào nhẹ nhõm, hỏi tiếp:

    Có gì đặc biệt nữa không? À, thế thằng con nhỏ anh Cồng thì sao ?

    Anh ấy đã về bới đống đổ nát mà không thấy dấu tích thằng bé đâu cả, kể cũng lạ, chàng lái thuyền thở dài. Mai em lại lên chiến khu đây. Có lẽ em cũng xin nhập ngũ luôn; chả biết bao giờ mới trở lại. Tiện đây em xin tạm biệt anh.

    Tiếng gà gáy dồn dập hơn. Tiếng nước vỗ ì ọp vào mạn thuyền đều đều càng làm cho không gian như thêm bao la. Một tiếng thở dài não nuột. Người chèo thuyền hỏi:

    Anh định đến đâu bây giờ ?

    Chưa biết đi đâu cả. Thôi, chú lại cho tôi vào bờ. Tôi biết tình hình, sẽ liệu đường.

    Con thuyền quay mũi đưa anh Tảo lên bờ. Anh cười thầm trong đêm, bước đi những bước mạnh bạo và sảng khoái. Trời giúp ta rồi, anh buột mồm nói. Bước thật nhanh, vừa đi anh vừa suy tính kế hoạch.

    Đêm đã lùi lại phía sau. Mặt trời đã lên hơn một cây sào. Anh Tảo trở về chùa với nét mặt rạng rỡ. Thằng bé vẫn ngủ ngon trong căn buồng ấm áp. Chị Cồng, sau một đêm dài ấm áp đã lại sức, đang ở ngoài vườn giúp sư cụ. Thấy anh Tảo về, chị vội bỏ cuốc xuống, trở vào nhà.

    Vào đây!, anh Tảo nói và khẽ kéo chị ngồi xuống giường, bên cạnh mình. Anh thì thầm nhưng giọng lộ rõ vẻ phấn khởi, bố con thằng Hợi lên chiến khu, nhập quân đội rồi.

    Sao anh biết ?

    Đêm qua anh gặp thằng Mây ở sông. Nó kể hết mọi chuyện cho anh nghe.

    Chị Cồng ngồi thần người ra. Suy nghĩ hồi lâu, chị thở phào, lẩm bẩm :

    Thế là bố con nó đi rồi. Nhưng còn thằng bé, em cũng cảm thấy cháu không sao, nhưng biết tìm nó ở đâu. Ngước nhìn anh Tảo, anh bảo em làm thế nào bây giờ?. Chị lại gục đầu xuống, bần thần.

    Anh Tảo vòng một cánh tay ôm nhẹ chị vào sát mình. Anh thấy nó ấm áp làm sao. Chưa bao giờ anh được ôm người mình yêu như vậy. Chị để mặc cho đầu mình gục vào vai anh. Chị đã thèm khát điều này từ lâu, bây giờ nó mới đến. Thời gian cứ lặng lẽ trôi. Anh Tảo hôn lên mái tóc thơm, mượt, khẽ nói: Anh yêu em lắm!. Ngước mắt nhìn lên, chị thấy đôi mắt anh long lanh, sâu thẳm; đôi mắt đang nhìn chị rất âu yếm. Chị nói lại: Em cũng rất yêu anh. Má hai người áp vào nhau, nóng dần, rồi môi họ cũng tìm đến nhau. Rùng mình, hai người nhìn nhau mỉm cười trong bóng tối của căn nhà đóng cửa.

    Anh có kế hoạch rồi. Sáng mai mình lên đường. Ở với anh suốt đời nhé!, anh

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1