Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tản mạn về Hạnh phúc
Tản mạn về Hạnh phúc
Tản mạn về Hạnh phúc
Ebook261 pages3 hours

Tản mạn về Hạnh phúc

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

"Căng thẳng", "kiệt sức", "mệt mỏi", "lo lắng", "sợ hãi", "trầm cảm" là những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó là một sự thật khó chấp nhận.

Nếu có ít nhất một trong những từ khoá trên đây đang "chiếm hữu" tâm trí của bạn, thì cuốn sách Tản mạn về Hạnh phúc chính là dành riêng cho bạn.

Cuốn sách nhỏ này sẽ như là những giọt cafe tí tách mỗi ngày, truyền cảm hứng để mang lại bình yên và hạnh phúc cho bạn, bất chấp những nghịch cảnh đang xảy đến với bạn.
LanguageTiếng việt
PublisherBookBaby
Release dateSep 8, 2021
ISBN9781667801247
Tản mạn về Hạnh phúc

Related to Tản mạn về Hạnh phúc

Related ebooks

Reviews for Tản mạn về Hạnh phúc

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tản mạn về Hạnh phúc - Việt Hùng

    PHẦN 1: CẢM NHẬN CUỘC SỐNG

    Chúng ta sinh ra, lớn lên, già đi, và cuối cùng là ra đi khỏi cuộc sống này. Đó là một tiến trình khắc nghiệt và không thể chối bỏ. Nhưng liệu chúng ta có đang sống sao cho xứng đáng với cuộc sống này, hay chỉ là tồn tại qua ngày? Chúng ta có thực sự sống cho chính mình, được là chính mình không? Hay ta chỉ đang sống đời phụ thuộc, tầm gửi? Mỗi một giây phút qua đi, chúng ta học được những gì? Ý nghĩa mà cuộc sống mang đến cho chúng ta là gì?

    Đối diện với sợ hãi

    Tôi nhận được bức thư dài của một bạn thanh niên vào một ngày bận rộn. Có lẽ nhiều người cũng nhìn thấy một phần nào đó của mình qua những dòng tâm sự dưới đây:

    Chào anh, không biết em gửi cái message này thì có làm phiền anh quá không vì chắc là anh rất bận rộn với công việc, nhưng sau khi đọc blog của anh suốt cả đêm thì em nghĩ có lẽ nên bộc bạch chút tâm sự của mình với anh. Phần vì cho đỡ ngứa tay, nhưng chủ yếu là vì em mong muốn được trò chuyện với một người có kinh nghiệm phát triển con người như anh. Thường thì chả ai chịu đọc những gì em viết cả…

    Em là sinh viên sắp ra trường tại một trường đại học tư không mấy danh tiếng. Cũng như bao sinh viên sắp ra trường khác, nỗi lo việc làm ám ảnh em bao tháng ngày. Tối nào em cũng không ngủ được, mải lang thang trên mạng tìm những blog IT của các anh chị để đọc về kinh nghiệm phỏng vấn, xin việc, ôn tập,… rồi lại cảm thấy thích đọc blog từ khi nào không biết. Mỗi ngày em đều đợi mọi người trong nhà ngủ hết, chọn khi không gian yên tĩnh nhất để đọc blog. Ban đầu chỉ là đọc bài về công nghệ, ôn tập kiến thức rồi từ từ rảnh rỗi sinh nông nổi, đọc cả những bài về ngành nghề, về con người, về cuộc sống. Rồi khi đọc nhiều quá, em lại nhận ra mình thật sự vô dụng…

    Em năm nay đã 24 tuổi. Ở cái tuổi mà bạn bè nhiều đứa đã có việc làm ổn định, kiếm được thật nhiều tiền, làm được những điều lớn lao… thì em vẫn chỉ đi học. Dường như đi học là cái cớ an toàn nhất để em trốn tránh đi làm. Ba năm cao đẳng, hai năm liên thông, em luôn cố gắng đi học chăm chỉ hết sức có thể. Cuối cùng thì kết quả cũng xứng đáng với công sức em bỏ ra, GPA của em cao nhất lớp – 2,67/4 khi học Cao đẳng và 3,34/4 khi học Đại học. Em vui và cũng hãnh diện lắm, nhưng rồi em chợt nhận ra chính mình mới là kẻ thất bại. Bây giờ hầu như mấy đứa bạn trong lớp – những người mà em từng nghĩ họ sẽ thất bại vì chẳng chịu học hành gì cả – đều tự kiếm được tiền, thậm chí ngay cả thằng bạn học tệ nhất lớp cũng kiếm được công việc bán hàng với mức lương 10 triệu/tháng. Còn em, một đứa mà ngay cả việc nộp CV xin việc còn sợ thì làm được gì?

    Thế nhưng, em không muốn vì sợ và thiếu tự tin mà em đánh mất nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Khi còn học, em có tham gia một buổi hội đàm giữa một công ty IT nước ngoài với sinh viên. Kể từ ấy, em đã muốn làm việc cho công ty đó sau khi kết thúc việc học. Công ty đó như là động lực để em cố gắng học tiếng Anh nhiều hơn. Và rồi thời gian chuẩn bị ra trường cũng sắp tới, công ty IT đó cũng bắt đầu tuyển nhân sự, em cảm thấy rất vui và háo hức vì ước mơ có thể thành sự thật.

    Để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình xin việc, em bắt đầu soạn CV, ôn lại kiến thức và xem review về kinh nghiệm phỏng vấn. Và cái sở thích đọc blog cũng từ việc tìm kiếm kinh nghiệm phỏng vấn mà ra. Sau khi tìm hiểu thì em cũng thấy là mình còn quá yếu về cả chuyên môn lẫn kỹ năng tiếng Anh. Họ nói rằng công ty IT đó chỉ tuyển những người giỏi, những người có năng lực, phải vượt qua 3 vòng phỏng vấn khó khăn để kiểm tra trình độ tiếng Anh và chuyên môn. Em cố gắng làm thử mọi bài tập tiếng Anh, ôn tập lại các kiến thức chuyên môn,… nhưng thật sự em cảm thấy mình còn yếu lắm và xin việc ở công ty đó dường như quá sức với em.

    Em không muốn xin việc ở nơi khác, em muốn lần phỏng vấn đầu tiên, công việc đầu tiên phải là nơi sẽ để lại cho mình nhiều kỷ niệm nhất, để mình còn có thể tự viết blog sau này và kể về hành trình sự nghiệp của mình, truyền cảm hứng cho thế hệ sau như anh và các anh chị khác đã làm. Nhưng một đứa vô dụng như em thì truyền được cho ai? Ngày qua ngày, cơ hội được làm cho công ty IT đó cũng ít đi, CV đã soạn sẵn nhưng em vẫn chưa nộp, hay là để tới đợt tuyển dụng tiếp theo khi mà em chuẩn bị kỹ hơn thì em sẽ nộp? Em sợ mình thất bại lắm…

    Em nghĩ mình viết dài quá, chắc anh cũng không đọc hết được, mà có đọc thì chắc cũng bực em lắm. Thật sự em muốn nói ra hết tâm sự của em nhưng em không biết phải viết ra ở đâu cả. Đọc được blog của anh cũng như nói ra hết tất cả mọi thứ cũng thấy vui hơn rất nhiều. Anh có thể cho em một lời khuyên được không ạ? Em chờ hồi đáp của anh nhé.

    Thư trả lời

    Hi em,

    Vấn đề của em cũng là điều mà nhiều người gặp phải. Con người mình ai cũng có nhiều sợ hãi trong người hết. Sợ không thành công, sợ hình ảnh mình trông xấu xí trước mặt mọi người, lo sợ về sức khỏe. Hay đôi khi cũng có thể là lo sợ một cách vô lý, mơ hồ, vu vơ mà không biết cụ thể là sợ cái gì, bất an vì cái gì. Vấn đề không nằm ở sự sợ hãi, bởi vì đó là thứ mà ai cũng có (và anh cũng không phải là ngoại lệ). Mà cốt yếu là cần phải giải quyết sự sợ hãi này như thế nào.

    Cách đơn giản nhất để giải quyết nó là phải bắt tay vào cải thiện tình hình, chứ không phải cứ trì hoãn mãi để rồi sau đó tình hình ngày càng xấu đi. Anh đã từng có nhiều sợ hãi hơn bây giờ. Lo lắng về sức khỏe. Lo lắng về tài chính. Lo lắng về an toàn cho bản thân mình và những người mình thương yêu. Và thậm chí lo lắng luôn cho cả tương lai của nhiều người (một việc thật sự không tưởng). Giờ thì càng ngày anh càng ít sợ hãi hơn, ngày càng ít lo lắng hơn. Nỗi lo đầy hay vơi là tùy theo lời nói, hành động và suy nghĩ mỗi người gieo trồng cho bản thân mỗi ngày, trong giây phút hiện tại. Sự trì hoãn hành động cải thiện tình hình cũng ví như việc em đang gửi tiết kiệm các gánh nặng của em vào ngân hàng. Và mỗi ngày qua đi, nó sẽ càng nặng hơn với tiền lãi. Em sẽ càng ngày càng đuối sức và bất an hơn. Một cái vòng luẩn quẩn, em nhỉ?

    Có lẽ, sau khi chia sẻ được với anh qua email, em đã cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều như em có đề cập đến, phải không? Em hơn nhiều người ở một việc quan trọng. Đó là việc nhận ra được thất bại của bản thân và thẳng thắn thừa nhận điều đó. Việc nhận biết được vấn đề đã giúp giải quyết được một nửa vấn đề rồi em ạ. Biết gánh nặng này đích thực là gì rồi thì trước mắt hãy bỏ gánh nặng xuống và đối mặt trực tiếp với nó, chứ không nên mang vác nó trên vai mà chạy trốn (vừa nặng, vừa mệt).

    Chẳng có gì là thất bại hay thành công một cách tuyệt đối cả. Không có thất bại, làm sao có thành công? Đó chỉ là những khái niệm. Mấu chốt là em học được gì, thấy được gì qua những sự kiện, những thành công hay thất bại đó mà thôi. Chẳng cần phải dán nhãn cho nó làm gì. Đây là một quá trình học hỏi và quan sát bản thân suốt cả cuộc đời, không khi nào dừng nghỉ cả em ạ. Đơn giản là em khổ sở vì đang ở trong một trạng thái tâm lý nặng nề, đau khổ, chán nản, thất vọng. Để thoát khỏi trạng thái tâm lý nặng nề và bất an này, anh khuyên em ghi nó vào một tờ giấy toilet và bỏ nó vào bồn cầu, rồi xổ nó đi – một động tác tượng trưng để có thể dứt khoát thông báo với tâm trí rằng em đã tạm biệt chúng nó.

    Anh đề nghị em một điều. Đó là em nên tìm mua một cái nón, hay cái áo, hay đôi giày Nike. Nike có một câu khẩu hiệu rất hay: JUST DO IT (Hãy làm đi!). Em cần ghi nhớ điều đó, hãy làm đi, làm bất cứ thứ gì để có thể cải thiện tình hình, chứ không phải mải mê trì hoãn để nuôi dưỡng thêm sự sợ hãi.

    Câu hỏi kế tiếp là em cần phải làm gì? Dễ lắm em ạ. Thực tế mà nói, con người ta trưởng thành hơn không phải thông qua học hành và suy nghĩ, mà đa phần là do hành động. Thông qua đó, người ta mới thấy rõ việc học hành và suy nghĩ của chúng ta có thể được vận dụng cụ thể như thế nào vào thực tế. Ví dụ, em lo lắng về công việc đầu tiên, về việc phỏng vấn và mong muốn mọi thứ được hoàn hảo. Muốn hoàn hảo, em cần phải biết sự không hoàn hảo là như thế nào cái đã. Không có con đường nào khác. Mục tiêu là một buổi phỏng vấn tốt, đúng vậy. Và thường đó là buổi phỏng vấn cuối cùng, chứ không nhất thiết là buổi phỏng vấn nào cũng phải tốt cả em ạ. Em học hỏi được nhiều hơn từ những buổi phỏng vấn không thuận lợi, nếu em thực sự muốn vươn lên. Trong một trận bóng, đội A có thể chơi tốt toàn trận, nhưng kết quả vẫn có thể được lật lại ở những giây phút cuối cùng, khi đội B vẫn kiên trì, bình tĩnh cố gắng nỗ lực để lật ngược tình thế. Và như thế, cho dù đội A có chơi tốt toàn trận đi nữa, nếu kết quả là đội B thắng ở những phút cuối thì mọi người chỉ có thể công nhận kết quả cuối cùng và tôn vinh đội B mà thôi. Họ hoàn toàn xứng đáng với điều đó.

    Em chỉ cần một buổi phỏng vấn thành công. Trong hoàn cảnh này, việc cần bắt đầu là đi phỏng vấn. Chứ không phải chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị phỏng vấn. Đó là chưa kể, khi em đi phỏng vấn thực tế thì em mới thấy rõ rằng có một số thứ không cần dành nhiều công sức trong việc chuẩn bị. Điều kỳ diệu nằm ở chỗ em càng đi phỏng vấn, em càng thấy bớt sợ hãi, càng có nhiều tự tin hơn. Thông thường tỷ lệ thành công trong phỏng vấn là 1/10, 1/15. Nên em yên tâm, ai cũng cần phải nếm mùi bại trận hết. Và đó là lẽ thường của cuộc sống.

    Chỉ cần bắt đầu hành động, đừng trì hoãn. Không cần dán nhãn là thành công hay thất bại, mà chỉ chú ý đến việc can đảm để trải nghiệm các cảm xúc thành công và thất bại, rồi học hỏi trên chính từng trải nghiệm thực tế đó. Hãy bắt đầu nhé.

    Một việc khác em có thể bắt đầu làm là hãy cho tâm trí thư giãn mỗi ngày, như trong phần hướng dẫn anh có chia sẻ ở đây.

    Khi em có thể thực sự thư giãn, những giây phút bình an có được đó chính là nguồn năng lượng tích cực, giúp gieo trồng sự tự tin vào tâm trí, để em có thể mạnh dạn hơn. Và sự bình an này, dù ngắn ngủi, có thể dẫn dắt và mách bảo cho em những việc cần làm kế tiếp.

    Chúc em thuận lợi. Just do it, em!

    Lỗi tại ai?

    Có lẽ không ít người trong chúng ta từng chứng kiến tình huống đại loại như thế này: Một em bé đang chơi đùa với chiếc xe đồ chơi trong nhà. Té. Đau. Khóc. Ba em lại xem và dỗ dành em. Hóa ra em mải chơi, không chú ý, nên vấp té. Ba em uýnh cái xe, buộc tội cho cái xe là nguyên nhân, để em bé nguôi ngoai, bớt đau.

    Câu chuyện chỉ đơn giản như thế. Nhưng nếu chúng ta không chú ý và cứ chấp nhận cách buộc tội này, để nó trở thành suy nghĩ và thói quen trong vô thức thì vô cùng nguy hiểm. Đó là nguồn gốc của văn hóa chỉ trích, của việc đổ lỗi cho người khác và phủ nhận trách nhiệm cá nhân.

    Ngày nay, đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông như tivi, báo đài hay Internet là những lời chỉ trích về sự yếu kém của chính phủ, của ngành y tế, của giáo dục, của tất tần tật. Thật dễ dàng để chỉ ra lỗi của người khác, chỉ trích, mà không cần phải đưa ra một giải pháp cho vấn đề. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi người ta chỉ trích như vậy để làm gì chưa? Chỉ trích để… xoa dịu sợ hãi,… cho hả cơn giận trong một cuộc sống còn nhiều điều chưa tốt? Hay chỉ trích chỉ đơn giản là để cho sướng miệng?

    Vậy liệu việc chỉ trích, việc đổ tội đó có giải quyết được vấn đề của bạn và của xã hội không? Đa phần là không. Những lời chỉ trích có lẽ sẽ chỉ mang đến cho chúng ta sự bất an, sợ hãi, và chúng ta còn lây nhiễm sự sợ hãi đó sang người khác thông qua những phát ngôn và chia sẻ của mình.

    Tôi có đọc được một lời khuyên rất hay trong một bài báo mà tôi đã dịch sang tiếng Việt, đại khái rằng: Nếu bạn không phải là một phần của giải pháp, thì bạn chính là một phần của vấn đề. Và đúng như vậy. Khi thấy nhiều điều chưa đúng, chúng ta hãy thử hỏi xem mình có thể làm gì, dù là nhỏ bé, để thay đổi. Ngay cả khi bạn thấy không thể làm được điều gì để thay đổi thì bạn vẫn có thể thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận cũng như thái độ của mình về sự việc. Điều đó sẽ giúp bạn có sự chủ động cũng như có động lực hơn để bước tới, thay vì chỉ trích và ngập chìm trong lo âu.

    Ngạn ngữ xưa của Trung Quốc có câu: Khi gặp việc không suôn sẻ, tiểu nhân sẽ đổ lỗi cho người khác, trung nhân thì sẽ trách bản thân, còn bậc đại nhân thì không trách ai cả. Bậc đại nhân, những con người trưởng thành, sẽ không quan tâm quá đến việc đó là lỗi của ai. Thay vào đó, họ cố gắng tìm hiểu vấn đề để có thể có một hiểu biết đúng đắn về những gì đã và đang xảy ra. Từ đó, họ xét xem mình có thể làm gì để thay đổi cục diện một cách tích cực hơn.

    Stop! Dừng việc chỉ trích và đổ lỗi. Hãy hỏi xem bạn có thể đóng góp được gì. Điều đó chắc chắn là quan trọng hơn nhiều.

    Bản tính con người là thích chỉ trích?

    Tôi tình cờ nhận được câu hỏi từ một đồng nghiệp rằng: Anh em làm kỹ thuật rất hay chỉ trích. Họ thường nhìn vào điểm xấu và chỉ trích. Có thể làm gì để thay đổi việc này không? Hay đó là một sự thật cần phải chấp nhận?. Một câu hỏi và cũng là lời nhận xét thú vị, rất thực tế.

    Vài năm trước, tôi cũng từng có thói quen như vậy. Dù vẫn tự xem mình tích cực hơn nhiều người, nhưng vẫn có rất nhiều lúc tôi thích chỉ trích. Theo tôi, có lẽ không phải do đặc thù của dân kỹ thuật, mà là do bản tính chung của con người: Thích chỉ trích, thích nhìn vào mặt tiêu cực. Một phần là do lo âu, sợ hãi về sự bất định của cuộc đời. Một phần là do nhu cầu về sự an toàn, bình an cho cuộc sống chúng ta. Điều này không phải là một sự thật đáng ngạc nhiên. Tỷ lệ những người lạc quan không phải là phổ biến trong xã hội từ Đông sang Tây (thấy chưa, tôi cũng vẫn còn nhìn vào điểm tiêu cực đấy thôi, ngay lúc này và bây giờ).

    Về khía cạnh tâm lý, nguyên nhân sâu xa của việc chỉ trích là do sự sân hận, nóng nảy được tạo ra trong tâm của chúng ta khi so sánh, hơn thua. Và chỉ trích có vẻ như sẽ xoa dịu được sự khó chịu đó. Nhưng sự thực thì nó chẳng thể làm dịu đi sự bức bối trong lòng. Mà ngược lại, chỉ trích sẽ có xu hướng để lại hậu quả ngày càng xấu hơn. Bản thân càng thấy nặng nề hơn với những suy nghĩ làm kiệt sức chính mình.

    Theo tôi, mỗi chúng ta nên tỉnh táo với thói quen vô cùng có hại này.

    Dứt khoát cần phải tuyển cho mình những người bạn tích cực. Hãy luôn không ngừng tưới tẩm tinh thần tích cực vào suy nghĩ của chúng ta từ chính những con người này, cũng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1