Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết
Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết
Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết
Ebook202 pages3 hours

Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Các mục sư luôn chịu nhiều áp lực vì người ta mong đợi các mục sư lúc nào cũng phải vui vẻ phấn chấn để tạo cảm hứng và mang đến cho hội chúng nhiều tin tốt lành. Áp lực này đã xui khiến nhiều người bóp méo lời tinh tuyền của Đấng Christ, cho đến khi chẳng ai bận tâm đến sứ điệp thập tự giá, và sứ điệp ngày càng mờ nhạt.
Ngày nay, chúng ta đang dựng trả lại một lẽ thật căn bản của Cơ Đốc Giáo. Chúng ta phải “mất” để “được” Christ. Quyền năng sẽ trở lại với Hội Thánh khi chúng ta giảng luận về đòi buộc chịu khổ, chịu hy sinh, và chịu chết cho Đấng Christ. Quyền năng trong lời của Đấng Christ không ai có thể tẩy xóa được, dù cho người đó có thành đạt hay quyền lực đến đâu đi nữa

LanguageTiếng việt
Release dateApr 4, 2018
ISBN9781641348508
Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết
Author

Dag Heward-Mills

Bishop Dag Heward-Mills is a medical doctor by profession and the founder of the United Denominations Originating from the Lighthouse Group of Churches (UD-OLGC). The UD-OLGC comprises over three thousand churches pastored by seasoned ministers, groomed and trained in-house. Bishop Dag Heward-Mills oversees this charismatic group of denominations, which operates in over 90 different countries in Africa, Asia, Europe, the Caribbean, Australia, and North and South America. With a ministry spanning over thirty years, Dag Heward-Mills has authored several books with bestsellers including ‘The Art of Leadership’, ‘Loyalty and Disloyalty’, and ‘The Mega Church’. He is considered to be the largest publishing author in Africa, having had his books translated into over 52 languages with more than 40 million copies in print.

Related to Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết

Related ebooks

Reviews for Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Chịu Mất Mát, Chịu Khổ, Chịu Hy Sinh và Chịu Chết - Dag Heward-Mills

    Chương 1

    Bốn Sự Kêu Gọi Thuộc Linh

    "Nếu ai đến theo Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa thì không thể làm môn đồ Ta.

    Lu-ca 14:26

    T

    heo Chúa Jêsus không dễ dàng chút nào. Sống cho Chúa Jêsus cũng không dễ dàng. Đừng tin lời người nào đang dạy cho bạn một phiên bản hàng nhái của Cơ Đốc Giáo chân chính. Cơ Đốc Giáo nghĩa là theo Chúa Jêsus Christ và trở nên giống Đấng Christ!

    Đọc qua lời Chúa Jêsus phán về điều kiện làm môn đồ Ngài, chúng ta ngay lập tức có cảm tưởng là dường như Ngài không muốn ai theo Ngài. Ngài cảnh báo nhiều người đang muốn theo Ngài về những nguy cơ phải chấp nhận.

    Chúa Jêsus cảnh báo chúng ta

    Ngài phán: Nếu các con muốn theo Ta, các con phải ghét cha mẹ, gia đình, và chính bản thân (Lu-ca 14:26). 

    Ngài phán với người thanh niên giàu có đang muốn đi theo: Hãy bán hết gia tài rồi theo Ta. (Ma-thi-ơ 19:21).

    Ngài phán: Nếu các con muốn theo Ta, các con sẽ không có chỗ ở dù cáo có hang, chim trời có tổ. (Lu-ca 9:58).

    Ngài phán: Con không thể chào từ biệt gia đình con nếu con thực lòng muốn theo Ta. (Lu-ca 9:61)

    Ngài phán với người có cha mẹ vừa qua đời: Con không thể dính líu tới chuyện chôn cất cha con được nếu con thực sự muốn làm môn đồ Ta. (Lu-ca 9:59).

    Chúa Jêsus không hạ thấp tiêu chuẩn cho bất kỳ ai

    Rõ ràng Chúa Jêsus không muốn có tiêu chuẩn dễ dãi cho bất kỳ ai. Ngài không hạ tiêu chuẩn cho bất kỳ ai. Ngài không ưu tiên hay có chế độ đặc biệt cho ai hết. Ngài đang mời gọi chúng ta bước vào nhận lãnh đặc ân lớn nhất của nhân loại, đặc ân được cứu rỗi bởi huyết Chúa Jêsus, đặc ân được nhận biết Chúa, đặc ân được lên Thiên Đàng!

    Những lời cảnh báo của Chúa Jêsus Christ vẫn không làm cho hàng triệu người trên khắp hành tinh này chùn bước. Họ vẫn cứ đáp ứng lại một cách nồng nhiệt với tình yêu tuyệt diệu của Ngài. Hàng triệu người vẫn yêu Chúa hết lòng, bất chấp những điều kiện khó khăn mà Ngài đã đặt ra cho người theo Ngài.

    Nhận biết Đức Chúa Trời hằng sống và Con Ngài là Chúa Jêsus Christ là một phước hạnh, một sự bù đắp quá lớn, cho nên dù chúng ta có phải chịu khó chịu khổ đi nữa chúng ta vẫn cam lòng.

    Đừng nghe lời người nào nói thế này: theo Chúa Jêsus sướng lắm, chỉ có được phước, được giàu, được thành đạt mà thôi. Đó không phải là Cơ Đốc Giáo. Cơ Đốc Giáo nghĩa là chịu mất mát, chịu hy sinh, chịu khổ, chịu chết vì Chúa và vì tha nhân.

    Những gian nan và khó khăn trên hành trình đức tin mà mọi Cơ Đốc Nhân đều phải nếm trải có thể chia ra thành bốn nhóm chính: chịu mất mát, chịu hy sinh, chịu khổ, và chịu chết.

    Có bốn sự kêu gọi thuộc linh mà mọi tín hữu sẽ bước vào và nếm trải, không nếm trải dạng này thì nếm trải dạng khác. Không có người nào thực sự theo Chúa Jêsus Christ mà có thể thoát khỏi bốn sự kêu gọi này.

    Đừng nghe lời dụ dỗ của người nào đang rao một lẽ đạo ngược lại! Người ấy đang vuốt ve bản ngã của bạn thôi. Đằng nào bạn cũng sẽ nếm trải thập tự giá của Chúa Jêsus Christ, không nếm trải kiểu này thì nếm trải kiểu khác, nếu bạn thực sự là môn đồ Ngài.

    Bốn sự kêu gọi của chúng ta là chịu mất mát, chịu hy sinh, chịu khổ, và chịu chết. Bốn sự kêu gọi này có nền tảng Kinh Thánh không? Có, các câu Kinh Thánh dưới đây chỉ rõ: chúng ta được định để chịu mất mát, chịu khổ, chịu hy sinh, và chịu chết vì cớ đức tin, sự kêu gọi, và định mệnh thuộc linh của mình.

    Quyển sách này trình bày nội dung bốn sự kêu gọi này. Bạn có thể nói: bốn sự kêu gọi này kinh khủng quá, nhưng không đến nỗi vậy đâu, mà thực ra đó là nguồn phước hạnh lớn lao. Hãy để ý các câu Kinh Thánh bên dưới.

    1.      Sự kêu gọi mất mát và chịu mất mát

    Vì bất cứ ai muốn cứu mạng sống mình thì SẼ MẤT, còn ai vì Ta mà mất mạng sống thì sẽ tìm lại được.

    Ma-thi-ơ 16:25

    Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi xem những lợi lộc mình có như là LỖ. Hơn thế, tôi cũng xem tất cả mọi sự như là LỖ, vì sự nhận biết Đấng Christ Jêsus, Chúa tôi, là quý hơn hết. Vì Ngài, tôi đành chịu LỖ tất cả, và xem những điều đó như rác rưởi, để được Đấng Christ,

    Phi-líp 3:7-8

    Vì cớ Đấng Christ, bạn sẽ từng trải sự kêu gọi mất mát và chịu mất mát. Điều này có ý nghĩa rất lớn lao đối với ai thực sự có quan tâm và nghĩ ngợi thấu đáo.

    a. Mất mát nghĩa là bạn sẽ không có một số điều trong cuộc sống. Bạn sẽ có rất ít, thậm chí không có triển vọng lấy lại được những gì đã mất.

    b.      Mất mát nghĩa là chịu thiếu thốn, kiệt quệ một số điều gì đó trong cuộc sống.

    c.      Mất mát nghĩa là không có khả năng giữ lại một số điều gì đó trong cuộc sống.

    d.      Mất mát nghĩa bạn bạn sẽ phải từ bỏ và chịu thiệt về quyền sở hữu một số điều gì đó.

    2.      Sự kêu gọi chịu khổ.

    Vì cớ Đấng Christ, bạn sẽ kinh nghiệm sự kêu gọi chịu khổ. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với người nào có quan tâm và chịu khó tìm hiểu ý nghĩa của hai từ ‘chịu khổ.’ Đừng nghe lời những người đang cố tình bỏ qua khái niệm chịu khổ trong hành trình đức tin. Các anh hùng đức tin đều phải chịu khổ vì cớ họ tin Chúa.

    a.      Chịu khổ nghĩa là chịu đau đớn, khốn cùng, mất mát, thương tổn, chịu một điều gì đó rất khó khăn.

    b.      Chịu khổ nghĩa là chấp nhận bị chống đối, bị hành hạ, bị khó nhọc, bị cùng cực trong cuộc đời này.

    c.      Chịu khổ nghĩa là đi qua bao bất hạnh, bất tiện, không thoải mái, khó khăn.

    d.      Chịu khổ nghĩa là chấp nhận bị tra tấn, hành hạ, và đối nghịch.

    Vì qua Đấng Christ, anh em đã được ban ơn không phải chỉ để tin Ngài mà thôi, nhưng còn được CHỊU KHỔ vì Ngài nữa, bởi anh em đang tham gia cùng một trận chiến mà anh em đã thấy nơi tôi, và hiện nay vẫn còn nghe nơi tôi.

    Phi-líp 1:29-30

    và gửi Ti-mô-thê, anh em chúng tôi, người phục vụ Đức Chúa Trời trong việc rao giảng Tin Lành của Đấng Christ, đến cùng anh em để xây dựng và khích lệ anh em trong đức tin, để không một người nào trong anh em bị nao núng trước những hoạn nạn nầy; vì chính anh em đã biết ẤY LÀ ĐIỀU ĐÃ ĐỊNH TRƯỚC CHO CHÚNG TA.

    Khi còn ở với anh em, CHÚNG TÔI ĐÃ NÓI TRƯỚC RẰNG CHÚNG TA SẼ PHẢI CHỊU GIAN KHỔ; và như anh em biết, điều đó đã xảy đến rồi.

    Vì vậy, không thể đợi lâu hơn được, tôi đã gửi Ti-mô-thê đi để biết đức tin của anh em như thế nào, e rằng kẻ cám dỗ đã cám dỗ anh em, và công lao của chúng tôi trở thành vô ích.

    I Tê-sa-lô-ni-ca 3:2-5

    Hai ông làm vững lòng các môn đồ, khích lệ họ giữ vững đức tin, và bảo rằng: Chúng ta PHẢI TRẢI QUA NHIỀU NỖI GIAN LAO mới vào được vương quốc Đức Chúa Trời.

    Công Vụ Các Sứ Đồ 14:22

    3.  Sự kêu gọi chịu hy sinh

    Vì cớ Đấng Christ, bạn sẽ kinh nghiệm sự kêu gọi chịu hy sinh. Điều này có ý nghĩa vô cùng đối với những ai thực sự quan tâm tìm hiểu hai từ hy sinh. Xin đừng nghe lời những con người không bao giờ giảng dạy về sự hy sinh phải lẽ dành cho Cơ Đốc Nhân. Chịu hy sinh là một phần trong mọi tôn giáo của đời.

    a.      Chịu hy sinh nghĩa là dâng trình sở hữu vật chất cho Chúa trong sự thờ phượng.

    b.      Chịu hy sinh nghĩa là chịu đầu phục, dâng trình một điều gì rất quý giá, rất đáng chuộng vì cớ một điều gì đó cao thượng hơn.

    c.      Chịu hy sinh là chấp nhận thương đau và thiệt hại, bất lợi vì cớ một điều gì khác.

    d.      Chịu hy sinh nghĩa là bỏ đi những điều tốt đẹp, chấp nhận thực tế là bạn sẽ không được lợi lộc nữa.

    Vậy thưa anh em, bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời, tôi nài xin anh em dâng thân thể mình làm SINH TẾ sống, thánh khiết và đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng phải lẽ của anh em.

    Rô-ma 12:1

    Vậy nhờ Đức Chúa Jêsus, chúng ta hằng dâng sinh tế bằng lời ngợi ca cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miệng tuyên xưng danh Ngài.

    Hê-bơ-rơ 13:15

    4. Sự kêu gọi chịu chết

    Vì cớ Đấng Christ bạn sẽ kinh nghiệm sự kêu gọi chịu chết. Đòi hỏi phải chịu chết là một đòi hỏi lớn lắm. Cho nên Chúa Jêsus phán rằng chúng ta phải vác thập tự giá mình mà theo Ngài.

    a.      Chịu chết nghĩa là chấp nhận ngừng tồn tại, ngừng mọi chức năng xưa nay.

    b.      Chịu chết nghĩa là chấp nhận chịu mất sức và mất thế lực.

    c.    Chịu chết nghĩa là chấp nhận dần qua đi.

    d.      Chịu chết nghĩa là chấp nhận dừng lại mãi mãi.

    Ngài phán với mọi người: "Nếu ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, mỗi ngày vác THẬP TỰ GIÁ mình mà theo Ta.

    Lu-ca 9:23

    TÔI ĐÃ BỊ ĐÓNG ĐINH VÀO THẬP TỰ GIÁ với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong thể xác, tức là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi.

    Ga-la-ti 2:20

    Thưa anh em, MỖI NGÀY TÔI PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI SỰ CHẾT. Tôi nói như vậy vì niềm tự hào của tôi về anh em trong Đấng Christ Jêsus, Chúa chúng ta.

    I Cô-rinh-tô 15:31

    Phần 1

    CHỊU MẤT MÁT

    Chương 2

    Cách Chịu Mất Mát Vì Cớ Đấng Christ

    Hơn thế, tôi cũng xem tất cả mọi sự như là LỖ, vì sự nhận biết Đấng Christ Jêsus, Chúa tôi, là quý hơn hết. Vì Ngài, tôi đành chịu LỖ tất cả, và xem những điều đó như rác rưởi, để được Đấng Christ,

    Phi-líp 3:8

    B

    ạn phải chấp nhận chịu mất mát mọi sự vì cớ Chúa Jêsus Christ như sứ đồ Phao-lô đã chịu mất mát. Phao-lô đã chịu mất mát rất nhiều thứ. Khi bạn không chịu mất mát, bạn sẽ không được lại. Mười hai môn đồ của Chúa Jêsus đã chịu mất mát mọi thứ vì cớ theo Chúa Jêsus. Họ đã bỏ lại tất cả sau lưng! Họ đã chịu mất mát tài sản, gia đình, bạn bè vì cớ theo Chúa Jêsus. Đây là một sự mất mát cá nhân rất lớn đối với họ. Bạn không thể theo Chúa Jêsus trừ phi bạn sẵn sàng chịu mất mát một thứ gì đó.

    Phi-e-rơ liền nói: Thưa Thầy, CHÚNG CON ĐÃ TỪ BỎ TẤT CẢ mà theo Thầy.

    Mác 10:28

    Chức vụ của bạn sẽ bị giới hạn theo những gì bạn còn cố níu giữ. Nếu bạn mang theo nhiều vật dụng khi bạn đang chạy đua, bạn sẽ không chạy nhanh được. Chúa mong muốn chúng ta lìa bỏ nhiều thứ, để lại đằng sau, để mà cố sức theo Ngài. Chúng ta có thể phải lìa bỏ giấc ngủ, lìa bỏ bạn bè, lìa bỏ cái TV, lìa bỏ công danh sự nghiệp rỡ ràng, lìa bỏ công ăn việc làm để theo Chúa Jêsus.

    Bạn phải chịu mất mát tiền bạc

    Bước vào chức vụ nghĩa là chịu mất mát tiền bạc. Bạn sẽ mất mát tài chính khi bạn bước vào chức vụ. Nhiều mục sư không nhận ra điều này: họ sẽ phải dâng hiến tiền túi của họ cho chức vụ. Mỗi người hầu việc Chúa phải đầu tư tiền của cá nhân cho chức vụ hầu việc Chúa. Dĩ nhiên, bạn không thể làm như vậy nếu tiền của bạn không tách bạch ra khỏi tiền bạc của Hội Thánh.

    Điều quan trọng là tài sản sở hữu cá nhân của bạn phải tách bạch ra khỏi tài sản của Hội Thánh. Nếu sự tách bạch này không rõ ràng, bạn sẽ mất phước của người dâng hiến. Bạn không có gì để dâng vì những gì bạn có là tài sản của Hội Thánh. Làm sao bạn có thể dâng cho Hội Thánh khi mà ... tài sản Hội Thánh đang thuộc về bạn chứ?

    Bạn phải chịu mất mát sự thoải mái và giàu sang

    Nếu bạn không chịu hy sinh thời gian rãnh rỗi của mình cho Chúa, bạn sẽ không có trái thực sự. Nhiều người hầu việc Chúa sẵn sàng dành thì giờ cho mọi việc khác, vậy mà không có thì giờ cho Chúa. Họ có thì giờ xem TV, có thì giờ nhiều chuyện vô ích, có thì giờ ngồi máy tính, có thì giờ làm ăn, có thì giờ chơi thể thao, nhưng không có thì giờ tương giao cá nhân với Chúa. Chức vụ của bạn là sự phản ứng của thì giờ cá nhân của bạn với Chúa.

    Có nhiều điều trong chức vụ có thể lấy đi sự thoải mái vốn có của bạn. Nếu bạn không sẵn lòng chịu hy sinh những điều nhỏ nhặt trong đời này, bạn có thể không bao giờ đạt được nhiều thành tựu trong linh trình chức vụ.

    Nếu bạn cứ cố níu giữ những sự thoải mái tiện lợi trên đất này, bạn sẽ dễ dàng có cớ để thoái thác và lánh xa nhiệm vụ tiến bước trong chức vụ. Bạn nên "chăm xem những gì trên cao, đừng chăm xem những gì dưới đất" (Cô-lô-se 3:2). Khi tấm lòng bạn gắn chặt với những gì đến từ thiên thượng, bạn sẽ không bị rối trí về những chuyện thường tình dưới đất này.

    Một đêm nọ, tôi đang đứng trước Thái Bình Dương rộng lớn, lúc đó tôi ở nước ngoài. Trước mặt tôi là vài mẫu đất rất lớn, rất đắt tiền thuộc quyền sở hữu của các triệu phú. Tôi quay sang vài anh chị em tín hữu đang đi bộ cùng tôi: Tôi muốn có mẫu đất lớn của tôi ở Thiên Đàng cơ. Một người cười và nói: Ồ không, tôi chỉ muốn có mấy mẫu ở chỗ này nè. Cuộc đối thoại cho thấy có hai luồng tư duy trong thế giới Cơ Đốc Giáo ngày nay. Đa số tín hữu chỉ muốn hưởng tiện nghi trên đất, rất ít người muốn sở hữu những điều cao trọng nơi Thiên Đàng vinh hiển.

    Tôi không lái chiếc xe hơi mà tôi rất thích. Thực ra tôi chưa bao giờ lái chiếc xe hơi mà tôi thực sự rất thích lái. Tôi không biết đâu là chiếc xe đẹp nhất và tốt nhất, tôi chỉ làm mọi sự miễn sao chức vụ được ích lợi mà thôi.

    Nhưng tôi không hề sử dụng quyền ấy, cũng không viết thư nầy để đòi hỏi quyền ấy; vì tôi thà chết còn hơn để cho bất

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1