Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hội Thánh Tăng Trưởng: ...hoàn toàn khả dĩ!
Hội Thánh Tăng Trưởng: ...hoàn toàn khả dĩ!
Hội Thánh Tăng Trưởng: ...hoàn toàn khả dĩ!
Ebook317 pages4 hours

Hội Thánh Tăng Trưởng: ...hoàn toàn khả dĩ!

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Mục tiêu tăng trưởng Hội Thánh là mục tiêu không dễ gì đạt được. Tất cả các mục sư đều ao ước Hội Thánh của họ tăng trưởng. Quyển sách này là lời đáp cho nhu cầu tăng trưởng Hội Thánh. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu “mọi sự hiệp lại làm ích lợi” trong hành trình vươn tới mục tiêu tăng trưởng Hội Thánh. Hỡi các mục sư, khi từng câu chữ và sự xức dầu của sách này đến với lòng quý vị, quý vị sẽ nhìn thấy sự tăng trưởng Hội Thánh – điều quý vị hằng ước ao và khẩn xin.

LanguageTiếng việt
Release dateApr 4, 2018
ISBN9781641348454
Hội Thánh Tăng Trưởng: ...hoàn toàn khả dĩ!
Author

Dag Heward-Mills

Bishop Dag Heward-Mills is a medical doctor by profession and the founder of the United Denominations Originating from the Lighthouse Group of Churches (UD-OLGC). The UD-OLGC comprises over three thousand churches pastored by seasoned ministers, groomed and trained in-house. Bishop Dag Heward-Mills oversees this charismatic group of denominations, which operates in over 90 different countries in Africa, Asia, Europe, the Caribbean, Australia, and North and South America. With a ministry spanning over thirty years, Dag Heward-Mills has authored several books with bestsellers including ‘The Art of Leadership’, ‘Loyalty and Disloyalty’, and ‘The Mega Church’. He is considered to be the largest publishing author in Africa, having had his books translated into over 52 languages with more than 40 million copies in print.

Related to Hội Thánh Tăng Trưởng

Related ebooks

Reviews for Hội Thánh Tăng Trưởng

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hội Thánh Tăng Trưởng - Dag Heward-Mills

    Phần 1

    HỘI THÁNH TĂNG TRƯỞNG,NỖI KHÁT KHAO CHÁY BỎNG

    Chương 1

    Hội Thánh Tăng Trưởng,Nỗi Khát Khao Cháy Bỏng

    Ở đâu không có khải tượng…

    Châm Ngôn 29:18

    Khải tượng có giúp Hội Thánh tăng trưởng được không?

    C

    ách đây nhiều năm, tôi có đọc tạp chí nọ, trong đó có bài viết của tiến sĩ David Yonggi Cho mạn đàm về chủ đề: chúng ta phải có khải tượng và giấc mơ về Hội Thánh tăng trưởng. Lúc đó tôi không hiểu tại sao phải có khải tượng để thúc đẩy Hội Thánh tăng trưởng.

    Tiến sĩ David Yonggi Cho, mục sư trưởng của Hội Thánh lớn nhất thế giới và cũng là người khởi xướng ý niệm Hội Thánh tăng trưởng có nói một câu mà lúc đó tôi cũng chưa hiểu lắm. Ông nói: Khải tượng tạo ra bạn. Bạn không tạo ra khải tượng. Tôi không hiểu câu này.

    Thành thực mà nói, tôi cũng thấy là chủ đề có khải tượng luôn được các diễn giả đề cập đến như là điểm khởi phát tiêu chuẩn cho mọi sự dạy dỗ về thuật lãnh đạo.

    Khi tôi nghe mọi người dạy dỗ về tầm quan trọng của khải tượng, của việc viết ra mục tiêu rõ ràng, v.v.., tôi vẫn không hiểu tại sao khải tượng lại giúp Hội Thánh tăng trưởng. Mỗi mục sư là người tham dự các hội thảo chuyên đề Hội Thánh tăng trưởng dường như cũng có rất nhiều khải tượng và khao khát nhìn thấy Hội Thánh tăng trưởng thực sự.

    Tôi nghĩ bụng: Mục sư nào cũng ao ước Hội Thánh mình tăng trưởng, nhưng Hội Thánh của họ cũng có tăng trưởng đâu. Nếu thực sự ao ước và khải tượng sẽ đưa đến sự tăng trưởng của Hội Thánh, rõ ràng tất cả các Hội Thánh đều phải đông người lắm chứ!

    Khải tượng của bạn phải là khải tượng nóng cháy

    Thời gian qua đi, tôi nhận ra điều này: bạn phải có khải tượng, nhưng đó phải là khải tượng cháy bỏng. Bạn không thể có một khải tượng hời hợt khi nói tới chuyện xây dựng Hội Thánh lớn. Một khải tượng hời hợt sẽ không thể thúc đẩy Hội Thánh tăng trưởng. Khải tượng đó phải mãnh liệt giống như ăn tươi nuốt sống và đốt cháy tâm can bạn liên tục. Khi bạn làm được điều này thì những gì mà tiến sĩ Cho nói sẽ thành hiện thực. Khải tượng cháy bỏng đó sẽ biến bạn thành mục sư quản nhiệm cả một Hội Thánh tầm cỡ.

    Đúng vậy, nếu không có khải tượng cháy bỏng, bạn không bao giờ đạt được mục tiêu Hội Thánh tăng trưởng trên thực tế.

    Khải tượng cháy bỏng thúc đẩy tăng trưởng Hội Thánh bằng cách khơi nguồn cảm hứng và dẫn dắt bạn đi trên đường đúng đắn - con đường tuyệt diệu mà con người không thể làm được.

    Khải tượng cháy bỏng – động cơ thúc đẩy Hội Thánh tăng trưởng

    Con đường đi lên để trở thành mục sư quản nhiệm Hội Thánh lớn cũng dài và lắm chông gai.

    Khải tượng cháy bỏng và ước mơ là động cơ vô hình thúc đẩy người hầu việc Chúa tiến xa trên hành trình này, để từ chỗ chỉ là một mục sư Hội Thánh nhỏ họ trở thành mục sư quản nhiệm một Hội Thánh tầm cỡ.

    Một số mục sư không có động cơ vô hình này trong lòng họ, thứ động cơ thúc đẩy họ phải chịu thương chịu khó để làm cho Hội Thánh tăng trưởng.

    Ảnh hưởng ngoại tại không biến bạn thành mục sư Hội Thánh tầm cỡ

    Không có lời khuyên nào, không có sự đóng góp nào có thể gọi là đủ để thúc đẩy một cá nhân tiến xa trên con đường trở thành mục sư quản nhiệm một Hội Thánh tầm cỡ. Mọi tác động ngoại tại sẽ sớm lu mờ trước khi bạn trở thành mục sư Hội Thánh tầm cỡ. Lời khuyên, sự khích lệ, sự cố vấn... đều là tác nhân tốt nhưng không phải là tác động lâu dài để giúp cho người hầu việc Chúa đứng vững trên con đường vươn đến Hội Thánh tăng trưởng.

    Nhờ khải tượng bạn sẽ làm được gì

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng trong lòng sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích lớn lao, những lợi ích mà con người không thể giúp bạn được.

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng trong lòng sẽ làm bạn khiêm hạ, đủ khiêm hạ để có thể làm nhiều việc cần thiết hầu cho Hội Thánh tăng trưởng.

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng sẽ thúc đẩy bạn cầu nguyện cho Hội Thánh tăng trưởng. Nếu không có khải tượng và giấc mơ cháy bỏng, bạn sẽ không bao giờ chịu cầu nguyện nhiệt tình để kêu cầu Chúa đoái hoài.

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng sẽ thúc đẩy bạn tìm kiếm sự khôn ngoan và chiến lược phát triển. Nếu không có khải tượng và giấc mơ cháy bỏng, bạn sẽ không đầu tư thời gian cần thiết để tìm kiếm sự khôn ngoan. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi chán nản khi đối diện với các chiến lược phát triển Hội Thánh mà bạn đã lĩnh hội từ các mục sư đi trước. Nếu không có khải tượng cháy bỏng, bạn sẽ nói là những lời dạy này không có tác dụng.

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng sẽ thúc đẩy bạn đọc sách liên tục, đọc đi đọc lại cho đến khi tìm được giải pháp hiệu quả.

    Nếu không có khải tượng và giấc mơ cháy bỏng, bạn sẽ không có thời gian để đọc sách vở cần đọc, những đầu sách ích lợi cho công cuộc phát triển Hội Thánh.

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng sẽ thúc đẩy bạn gặp gỡ, kết tâm giao với những con người đặc biệt, tức là các nhân tố có thể giúp đỡ bạn trong tiến trình này. Từ chỗ có khải tượng bạn sẽ hạ mình khiêm nhường để giao thiệp và thông công với các nhân tố cần thiết, cho đến khi ảnh hưởng và sự xức dầu trên họ chuyển giao cho bạn.

    Nếu không có khải tượng và giấc mơ cháy bỏng, bạn sẽ không nghe những bài giảng cần thiết cho sự phát triển Hội Thánh. Những gì bạn rất cần cho sự phát triển Hội Thánh chính bạn sẽ chỉ trích và nhạo báng.

    Khải tượng và giấc mơ cháy bỏng là nguồn động lực duy nhất giúp bạn duy trì sức lực, sức bền, và sự kiên trì cần thiết, bởi hành trình Hội Thánh tăng trưởng là hành trình rất dài.

    Phần 2

    HỘI THÁNH TĂNG TRƯỞNG & ĐỘI NGŨ NHÂN SỰ TÌNH NGUYỆN

    Chương 2

    Nhân Sự Tình Nguyện, Chìa Khóa Cho Thành Tựu Lớn Lao

    Laikos – nhân sự tình nguyện

    L

    ịch sử dạy chúng ta một bài học hay: đội ngũ những con người dường như thiếu kỹ năng vẫn có thể giúp chúng ta đạt được nhiều thành tựu lớn lao. Nếu bạn xem xét các thành tựu đóng góp của đội ngũ nhân sự tình nguyện, bạn sẽ được thúc đẩy và khích lệ để dùng họ nhiều hơn trong công cuộc phát triển Hội Thánh.

    Từ layman (Nhân sự hầu việc Chúa tình nguyện, không lương, thường không được phong chức như mục sư thực thụ, không thuộc hàng giáo phẩm, thường hầu việc Chúa bán thời gian, vẫn có công ăn việc làm ngoài đời - lời người dịch chú giải) xuất phát từ nguyên ngữ Hy Lạp là laikos nghĩa là không có kỹ năng. Sau đây là vài định nghĩa của từ layman này.

    1.      Nhân sự tình nguyện là người bình thường.

    2.      Nhân sự tình nguyện là người thông thường.

    3.      Nhân sự tình nguyện là đối tượng trong đại chúng.

    4.      Nhân sự tình nguyện là người bình dân.

    5.      Nhân sự tình nguyện cũng là người như bao người.

    6.      Nhân sự tình nguyện là giáo hữu phổ thông.

    7.      Nhân sự tình nguyện là người có sinh hoạt bình thường mỗi ngày.

    8.      Nhân sự tình nguyện là người trung bình.

    9.      Nhân sự tình nguyện là người không chuyên.

    10.      Nhân sự tình nguyện là người không phải chuyên gia.

    11.      Nhân sự tình nguyện là người không chuyên ngành.

    12.      Nhân sự tình nguyện là người chưa có kỹ năng.

    13.      Nhân sự tình nguyện là người chưa được huấn luyện.

    14.      Nhân sự tình nguyện là người chưa có bằng cấp.

    15.      Nhân sự tình nguyện là người chưa có chứng chỉ chuyên môn.

    Thành tựu lớn lao trong Hội Thánh

    1.  Nhân sự tình nguyện là rường cột của phong trào cải chánh giáo hội.

    Martin Luther đã dịch Kinh Thánh sang một ngôn ngữ phổ thông đại chúng, sự kiện này thay đổi dòng lịch sử thế giới. Trước sự kiện này Kinh Thánh chỉ có bản tiếng La-tinh, nhưng sau đó Kinh Thánh đã dễ tiếp cận hơn đối với giáo hữu gần xa.

    Khi giáo hữu/cộng đoàn nhận được tri thức mặc khải từ Lời Chúa, họ đã thay đổi thế giới. Khi họ nhận ra lẽ thật là sự cứu rỗi cho muôn dân chỉ có được là nhờ ân điển của Chúa, họ đã trỗi dậy trong phong trào Cải Chánh Giáo Hội.

    2.      Nhân sự tình nguyện là rường cột của Hội Thánh Giám Lý.

    Đến giữa thế kỷ 20, Giáo Hội Giám Lý là hệ phái Tin Lành lớn nhất ở Mỹ. Hội Thánh Giám Lý hoạt động dựa trên đội ngũ hầu việc Chúa tình nguyện không lương.

    Truyền thống ban đầu của Hội Thánh Giám Lý là thế này: một nhà thuyết giảng tình nguyện sẽ được bổ nhiệm vào chức việc dẫn dắt các buổi lễ thờ phượng, và họ sẽ giảng luận trong một nhóm Hội Thánh được gọi là giáo khu.

    Nhà thuyết giảng sẽ đi bộ hoặc cưỡi ngựa đến giáo khu đã được phân công, tức là nơi thuyết giảng, vào thì giờ đã thỏa thuận từ đầu.

    Sau khi có sự bổ nhiệm người hầu việc Chúa và mục sư, truyền thống sử dụng các nhà thuyết giảng tình nguyện vẫn cứ tiếp tục duy trì. Các Hội Thánh bổ nhiệm đội ngũ Thuyết Giảng Giám Lý Địa Phương, đội ngũ này được các Hội Thánh lân cận mời đến giảng và chấp nhận. Họ được xem là sự bổ sung cần thiết cho đội ngũ hầu việc Chúa, nhất là khi đội ngũ hầu việc Chúa chủ đạo trong Hội Thánh nhà vắng mặt.

    3.      Nhân sự tình nguyện là rường cột của Hội Thánh địa phương lớn nhất thế giới.

    Một nguyên tắc nền tảng mà Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Yoido đã vận dụng là nguyên tắc làm việc thông qua đội ngũ nhân sự hầu việc Chúa tình nguyện không lương.

    Hội Thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Yoido được Mục Sư David Yonggi Cho và mẹ vợ của ông là bà Choi Ja-shil đồng sáng lập. Hai vị mục sư xuất thân từ giáo hội AG đã tổ chức buổi lễ thờ phượng đầu tiên của Hội Thánh mới vào ngày 15 tháng 05 năm 1958, với chỉ 4 nữ tín hữu nhóm lại tai nhà bà Choi Ja-shil.

    Tính đến năm 1977, số lượng thuộc viên Hội Thánh đã đạt đến con số 50.000 người, một con số đáng kinh ngạc vì Hội Thánh đã tăng trưởng gấp đôi chỉ sau 2 năm. Đến ngày 30 tháng 11 năm 1981, số thuộc viên nhảy lên con số 200.000 người. Đến lúc đó Hội Thánh Yoido đã là cộng đoàn lớn nhất trên thế giới, có xác nhận của Thời Báo Los Angeles.

    Năm 2007, số thuộc viên Hội Thánh đạt 830.000 người, tổ chức bảy lễ thờ phượng ngày Chúa Nhật, dịch ra 16 thứ tiếng.

    4.      Nhân sự tình nguyện là rường cột của các mạng lưới Hội Thánh hùng mạnh khởi phát từ Nigeria và Ghana.

    Cả Hội Thánh Những Người Được Chuộc (The Redeemed Christian Church of God) ở Nigeria và Hội Thánh Ngũ Tuần (The Church of Pentecost) có trụ sở ở Ghana đều sử dụng đội ngũ hầu việc Chúa tình nguyện không lương rất hiệu quả. Cả hai chức vụ này đều có mạng lưới Hội Thánh rộng khắp, và thường sử dụng lực lượng hầu việc Chúa không lương vào công tác giảng dạy, chăn bầy.

    Hội Thánh Ngũ Tuần được sáng lập bởi một giáo sĩ Ai Len được Hội Thánh Sứ Đồ Bradford, Anh Quốc sai đến vùng Gold Coast.

    Hội Thánh này đã đạt số lượng thuộc viên lên đến hơn 1.7 triệu người; Hội Thánh Ngũ Tuần có hơn 13.000 Hội Thánh rải khắp 70 quốc gia, có mặt trên tất cả các châu lục.

    Năm 1952, Hội Thánh The Redeemed Christian Church of God được thành lập ở Nigeria bởi Pa Josiah Akindayomi.

    Dưới sự lãnh đạo của Tổng Giám Mục Giáo Hội, Mục Sư E.A. Adeboye, Hội Thánh đã tăng trưởng mạnh mẽ và thành lập được vô số Hội Thánh nhánh tại hơn 140 quốc gia, tổng số thuộc viên lên đến hàng triệu người.

    Quả là những thành tựu lớn lao, và các thành tựu này có mồ hôi công sức của đội ngũ nhân sự hầu việc Chúa tình nguyện.

    Thành tựu lớn lao trong thế giới thế tục

    1.      Hệ thống chính thể dân chủ khai sinh nhờ tầng lớp quần chúng bình dân.

    Chính thể dân chủ mang đến cho quần chúng cơ hội được hành động và thay đổi chỉnh quyền nếu họ muốn.

    Chế độ dân chủ là quyền lực của quần chúng. Họ được quyền phản kháng để không phải tiếp tục sống trong những điều kiện tệ hại.

    Chế độ dân chủ là sự tham gia và ảnh hưởng của tầng lớp bình dân trong một quốc gia.

    Chế độ dân chủ được xây dựng trên nguyên tắc cơ hội bình đẳng cho mọi người.

    2.      Siêu quyền lực ra đời nhờ giai cấp bình dân.

    Cách Mạng Mỹ là ví dụ điển hình về quyền lực của giai cấp bình dân không chuyên trong tiến trình định hình lịch sử.

    Quần chúng đã khai sinh ra siêu quyền lực. Tại thời điểm chuyển giao thế kỷ, Cách Mạng Mỹ là một sự kiện đánh dấu bước chuyển giao thành công, bước chuyển từ một thế giới nằm dưới quyền bá chủ của vài người thành xã hội đại đồng của nhiều người.

    Cách Mạng Mỹ đã định hình rất nhiều tổ chức cách mạng nhỏ ra đời sau đó chẳng hạn như tổ chức Sons of Liberty (Những Người Con Tự Do). Các tổ chức này không bị kiểm soát bởi các điền chủ giàu có quyền lực mà được kiểm soát bởi giai cấp bình dân – những con người đã tụ họp lại tranh đấu và gieo hạt giống cho Cách Mạng Mỹ.

    3.      Chiến thắng trong bầu cử nhờ lực lượng quần chúng đông đảo.

    Tháng 08 năm 200, Barack Obama trở thành tổng thống da mầu đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông đại diện cho Đảng Dân Chủ lên nắm quyền cai trị toàn cõi Hoa Kỳ.

    Dù các cử tri đảng Dân Chủ giàu có và quyền lực của nước Mỹ đa phần là người hậu thuẫn Cliton và đã bơm hàng triệu đô-la vận động tranh cử, Obama đã vượt trỗi hơn tất cả các ứng viên tổng thống khác trong lịch sử Hoa Kỳ nhờ sức mạnh của quần chúng bình dân.

    Obama đã kêu gọi được hơn 80 triệu đô-la Mỹ cho chiến dịch vận động tranh cử. Số tiền này chủ yếu là do thành phần bình dân ở Mỹ đóng góp từng chút một mà thành.

    Chương 3

    Nhân Sự Tình Nguyện Giúp Hội Thánh Tăng Trưởng Ra Sao?

    T

    ôi đã gắn bó với cả hai dạng chức vụ hầu việc Chúa – chức vụ trọn thời gian và chức vụ hầu việc Chúa tình nguyện không lương. Hầu hết mục sư chỉ quan tâm đến sự hiện hữu của chức vụ trọn thời gian. Tôi muốn giúp bạn khám phá tiềm năng mà đội ngũ hầu việc Chúa tình nguyện không lương có thể mang đến cho Hội Thánh.

    Nhân sự tình nguyện là người tích cực trong công tác nhà Chúa, dù họ vẫn đang gắn bó với một công việc ngoài đời. Người hầu việc Chúa trọn thời gian là người đã bỏ công việc ngoài đời để tập trung hoàn toàn cho chức vụ.

    Nhiều người hầu việc Chúa đang gắn bó với chức vụ trọn thời gian không thích ý tưởng sử dụng nhân sự tình nguyện trong chức vụ. Họ muốn duy trì trạng thái nhân sự trong chức vụ toàn là những người được kêu gọi của Chúa, dù số đó ít ỏi cũng được.

    Một số người hầu việc Chúa trọn thời gian không muốn chấp nhận thực tế là đội ngũ hầu việc Chúa tình nguyện có năng lực đóng góp rất nhiều (không phải là tài chính) cho chức vụ. Nhiều người hầu việc Chúa trọn thời gian chỉ muốn đội ngũ nhân sự tình nguyện dâng hiến tài chính thôi – với họ thế là đủ.

    Các mục sư thích cảm giác ta là người đặc biệt khi họ được độc quyền đảm đương trách nhiệm mục vụ, không ai được xen vào. Sao lại để cho nhân sự tình nguyện làm việc tôi đang làm chứ? họ nói vậy. Họ nghĩ: Nếu anh làm được việc tôi đang làm, làm sao tôi làm người đặc biệt được? Mục sư như tôi sẽ có gì đặc biệt nữa đây nếu nhân sự tình nguyện cũng làm được việc tôi đang làm?

    Nhiều người hầu việc Chúa không tin là đội ngũ nhân sự tình nguyện có thể hầu việc Chúa được. Có nhiều mục sư hỏi tôi: Họ có thời gian lo cho nhu cầu bầy chiên không vậy mục sư? Họ có xử lý được các tình huống khẩn cấp không? Họ thi hành ân tứ như mình được không?

    Lời đáp cho những câu hỏi trên quá đơn giản – một chữ ĐƯỢC thật rõ to! Tôi từng hầu việc Chúa tình nguyện không lương nhiều năm, tôi thấy được.

    Tôi viết sách này để giới thiệu cho bạn một giải pháp tốt khả dĩ hỗ trợ cho hình thức giáo phẩm trọn thời gian – là những con người chuyên tâm chờ đợi Chúa trong đền thờ. Chức vụ hầu việc tình nguyện không lương là chìa khóa cho Hội Thánh tăng trưởng. Các Hội Thánh có tốc độ tăng trưởng kỷ lục đều sử dụng đội ngũ nhân sự tình nguyện vào công tác nhà Chúa. Tôi tin đây là chìa khóa giúp bạn hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Với số lượng mục sư quá ít ỏi như hiện tại, chúng ta không thể chinh phục thế gian về cho Chúa. Tất cả mọi người phải đồng công trong Đại Mạng Lệnh. Nhiều người phải dấn thân vào cấp độ chức vụ cao hơn. Phải phấn hưng chức vụ hầu việc tình nguyện trong Hội Thánh.

    Hiện có một dạng chức vụ là mục sư hầu việc Chúa tình nguyện bán thời gian (lay pastor), tức là mục sư vừa làm công việc ngoài đời vừa hầu việc Chúa. Chín mươi phần trăm mục sư trong Hội Thánh tôi là mục sư hầu việc Chúa tình nguyện không lương.

    Các mục sư hầu việc Chúa trọn thời gian phải đứng vững trong vị trí của họ để khích lệ đội ngũ nhân sự tình nguyện tham gia tích cực vào công việc nhà Chúa. Chức vụ cũng không có gì huyền ảo đâu! Có nhiều mục sư muốn phủ một lớp mù sương mờ ảo quanh chức vụ để thuộc viên phải lệ thuộc vào họ.

    Đã đến lúc xua tan mùa sương mù mờ ảo đang vây bủa chức vụ chăn bầy và chức vụ mục sư. Chức vụ hầu việc Chúa là công trường cho phép nhiều người đồng công. Thật phước hạnh biết bao khi nhân sự tình nguyện biết họ có thể hữu dụng cho chức vụ! Thật phước hạnh biết bao cho mục sư khi ông ấy biết rằng đóng góp của nhân sự tình nguyện đang làm cho Hội Thánh ông ấy tăng trưởng.

    Ý của tôi không phải là chúng ta không cần người hầu việc Chúa trọn thời gian. Tôi là người hầu việc Chúa trọn thời gian đây. Chúng ta rất cần đội ngũ hầu việc Chúa trọn thời gian, những con người dấn thân trăm phần trăm cho chức vụ. Có nhiều việc chỉ có người hầu việc Chúa trọn thời gian mới làm được.

    Tôi từng là mục sư hầu việc Chúa bán thời gian

    Ở tuổi 14, lúc đang học trung học cơ sở, tôi gặp gỡ Chúa. Từ ngày tôi dâng đời tôi cho Đấng Christ, tôi tham gia tích cực vào con đường hầu việc Chúa. Tôi nôn nả dấn thân vào các hoạt động chinh phục linh hồn và chăm sóc thăm viếng tân tín hữu. Tôi tích cực trong việc hát thờ phượng và chơi nhạc cụ thờ phượng Chúa.

    Trong giai đoạn đầu tiên của đời sống Cơ Đốc, tôi không phải là người đi lễ nhà thờ sáng Chúa Nhật theo kiểu truyền thống. Lúc đó hầu như tôi không đi nhà thờ sáng Chúa Nhật. Từ thứ Hai đến thứ Bảy tôi làm việc tích cực vô cùng! Ngày thứ Hai và thứ Tư tôi có buổi nhóm cầu nguyện và học Kinh Thánh. Ngày thứ Ba và thứ Năm tôi tập nhạc. Thứ Sáu chúng tôi kiêng ăn cầu nguyện. Thứ Bảy chúng tôi có thì giờ dưỡng linh từ 10 giờ sáng tới 6 giờ chiều.

    Tôi tham gia tất cả các sinh hoạt nhưng tôi chưa bao giờ bỏ học. Tôi hoàn thành chứng chỉ GCE cấp độ O với học lực xuất sắc – tôi đạt 7 điểm 1 (điểm 1 ở nước tôi là điểm cao nhất trong thang xếp loại học lực). Đó là thành quả học tập cao nhất. Ở cấp độ GCE A tôi xếp nhất lớp và là một trong số không nhiều học sinh được tuyển sinh vào trường y. Trong suốt thời gian này tôi vẫn dấn thân nhiệt thành vào công tác hầu việc Chúa. Tôi giảng! Tôi làm chứng! Tôi thăm viếng! Tôi tâm vấn cho nhiều người! Tôi kiêng ăn cầu nguyện! Có lúc tôi kiêng ăn nhiều đến nỗi tôi gầy gò như cây sậy. Có người còn hỏi tôi: Em nghĩ em sẽ lên Thiên Đàng bằng cách ốm o gầy mòn như bộ xương khô thế này ư?

    Trong suốt thời gian này tôi không nhận một đồng tiền thù lao nào, nhưng tôi vẫn tích cực đóng góp. Tới năm 19 tuổi, tôi đã hầu việc Chúa trọn thời gian rồi. Tôi có nhiều con chiên, họ trông cậy vào sự hướng dẫn và cầu nguyện của tôi. Đến năm 1980 tôi là diễn giả đầy lửa và lãnh đạo của hiệp hội thông công Thánh Kinh Hội. Tôi đang muốn nói điều này: bạn có thể vừa hầu việc Chúa vừa tiếp tục một số trách nhiệm xã hội thông thường.

    Tôi vào đại học hồi tháng 10 năm 1982. Tôi có vinh hạnh được học ngành dược – một trong những ngành

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1