Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Nghệ Thuật Lãnh Đạo: Tái bản lần 3
Nghệ Thuật Lãnh Đạo: Tái bản lần 3
Nghệ Thuật Lãnh Đạo: Tái bản lần 3
Ebook529 pages19 hours

Nghệ Thuật Lãnh Đạo: Tái bản lần 3

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Sự kêu gọi bước vào chức vụ là sự kêu gọi bước vào vị trí lãnh đạo. Bằng phương pháp lập luận dễ hiểu và thực tiễn, Tiến Sĩ Heward-Mills trình bày nhiều nguyên tắc vàng đã biến ông trở thành một lãnh đạo Cơ Đốc xuất sắc. Lẽ thật được bày tỏ trong sách sẽ khai mở nguồn cảm hứng trong tư duy quý vị độc giả về nghệ thuật lãnh đạo.

LanguageTiếng việt
Release dateApr 5, 2018
ISBN9781641348591
Nghệ Thuật Lãnh Đạo: Tái bản lần 3
Author

Dag Heward-Mills

Bishop Dag Heward-Mills is a medical doctor by profession and the founder of the United Denominations Originating from the Lighthouse Group of Churches (UD-OLGC). The UD-OLGC comprises over three thousand churches pastored by seasoned ministers, groomed and trained in-house. Bishop Dag Heward-Mills oversees this charismatic group of denominations, which operates in over 90 different countries in Africa, Asia, Europe, the Caribbean, Australia, and North and South America. With a ministry spanning over thirty years, Dag Heward-Mills has authored several books with bestsellers including ‘The Art of Leadership’, ‘Loyalty and Disloyalty’, and ‘The Mega Church’. He is considered to be the largest publishing author in Africa, having had his books translated into over 52 languages with more than 40 million copies in print.

Related to Nghệ Thuật Lãnh Đạo

Related ebooks

Reviews for Nghệ Thuật Lãnh Đạo

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Nghệ Thuật Lãnh Đạo - Dag Heward-Mills

    Chương 1

    Thành Bại Là Do Lãnh Đạo

    Nầy, Chúa là Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ cất khỏi Giê-ru-sa-lem và Giu-đa nguồn cung cấp và nơi nương cậy, tức là mọi nguồn cung cấp bánh và nước. Ngài sẽ cất đi những anh hùng và chiến sĩ, quan xét và nhà tiên tri, thầy bói (người vững vàng  - bản King Gia-cơ) và trưởng lão, chỉ huy trưởng năm mươi quân và các nhân sĩ, cố vấn, những người thạo nghề ma thuật và các phù thủy chuyên nghiệp. Ta sẽ cho những cậu bé chỉ huy họ, và lũ trẻ con sẽ cai trị họ. Dân chúng lấn lướt nhau, giữa người nầy với người kia, người lân cận với người lân cận. Người trẻ hỗn láo với người già, người hèn hạ lấn lướt người tôn trọng. Khi người ta sẽ bắt một anh em trong nhà cha mình mà nói: Anh còn áo choàng, hãy làm lãnh tụ chúng tôi, và đống đổ nát nầy sẽ ở dưới quyền của anh! Trong ngày đó, người ấy sẽ trả lời rằng: Tôi sẽ không cai trị đâu, trong nhà tôi không có bánh cũng không có áo choàng; xin đừng lập tôi làm lãnh tụ của dân chúng. Dân ta bị trẻ con ức hiếp, và đàn bà cai trị họ. Ôi dân ta! Kẻ dẫn đường ngươi làm cho ngươi lạc hướng, họ làm rối loạn đường lối ngươi.

    Ê-sai 3:1-7,12

    Ai nương cậy vào lãnh đạo?

    1. Hội Thánh nương cậy vào lãnh đạo.

    K

    hi Hội Thánh không có lãnh đạo chân chính, tội lỗi và điều ác sẽ lan tràn, lãnh đạo giả ngụy cũng sẽ lan tràn. Do Hội Thánh thiếu lãnh đạo chân chính, nhiều người sẽ mất linh hồn và đi vào hỏa ngục. Vì sao như vậy? Lãnh đạo chân chính sẽ dẫn dắt bầy chiên một cách đúng đắn, đồng thời khích lệ bầy chiên giảng Tin Lành cứu tội nhân. Khi lãnh đạo Hội Thánh không cưu mang cho linh hồn hư mất, tà giáo, giáo lý bậy bạ sẽ len lỏi và hoành hành.

    Cơ thể không đầu thì chỉ còn là cái xác. Hội Thánh không có lãnh đạo thật sẽ sớm biến thành chốn thương tâm! Quốc gia không có nguyên thủ giỏi là quốc gia bị rủa sả! Xã tắc thịnh suy cũng do lãnh đạo mà ra.

    Hầu như tất cả vấn nạn xảy ra trong Hội Thánh đều là do vấn nạn thiếu lãnh đạo giỏi mà ra. Hội Thánh bị phân rẽ, Hội Thánh bị tai tiếng – tất cả là do thiếu lãnh đạo giỏi. Đoạn Kinh Thánh ở phần đầu chương cho thấy: Chúa sắp giáng rủa sả lên trên đất bằng cách cất đi các lãnh đạo. Hội Thánh thịnh suy cũng do lãnh đạo. Khi có lãnh đạo giỏi và đầy mạnh mẽ, Hội Thánh sẽ chuyển mình, trở thành Hội Thánh tầm cỡ. Khi lãnh đạo tồi, Hội Thánh sẽ không đi đến đâu, dù mục sư là người rất được xức dầu. Bạn sẽ thấy có nhiều người của Chúa được xức dầu nhưng phẩm chất lãnh đạo của họ lại yếu. Chức vụ của người đó luôn rối ren vì lý do này.

    Lãnh đạo là nghệ thuật. Người giảng Tin Lành phải hiểu về thuật lãnh đạo, dù thuật lãnh đạo gắn liền với xã hội thế tục rất nhiều. Khả năng viết lách và đọc sách không phải là kỹ năng thuộc linh, đó là các kỹ năng thế tục, nhưng ta vẫn phải học hai kỹ năng quan trọng này. Không có hai kỹ năng này, bạn không thể tiến xa trong xã hội hiện nay. Thuật lãnh đạo cũng vậy! Không có tri thức và kỹ năng lãnh đạo, chức vụ của bạn không đi đến đâu.

    2.      Mọi quốc gia đều nương cậy vào lãnh đạo.

    Trong câu kinh Thánh này, Chúa tiên báo về sự đoán phạt khốc liệt sẽ giáng trên Giê-ru-sa-lem và Giu-đa. Đức Chúa Trời đã quyết định trừng phạt và hủy diệt hai vương quốc này. Ngài sẽ đoán phạt bằng cách nào? Câu Kinh Thánh đã nói quá rõ cách thức của Chúa.

    Cách đây vài năm tôi có hỏi một anh bạn: Anh sẽ bỏ phiếu cho ai trong cuộc bầu cử sắp đến? Anh ngập ngừng hồi lâu, nên tôi hỏi thẳng luôn. Anh có định bỏ phiếu cho Tổng Thống X không đấy?

    Khi nghe câu hỏi này, anh trả lời: Nếu tôi phải chọn giữa đứa con trai bốn tuổi của tôi là cháu Đa-vít và Tổng Thống X, tôi chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho con trai của tôi.

          Anh nói tiếp: Tôi thà bỏ phiếu cho một con dê làm Tổng Thống còn hơn bỏ phiếu cho ông chính khách đó.

    Dĩ nhiên, cả con trai tôi và cả con dê đều không thể giúp ích gì nhiều cho đất nước. Quốc gia nào có lãnh đạo ấu trĩ như một đứa con nít, hay nếu phóng đại như anh bạn tôi đã nói, lãnh đạo tệ bạc như một con dê, chắc chắn quốc gia đó đang bị rủa sả. Như vậy nếu quốc gia có lãnh đạo tệ hại và quái đản, hậu quả sẽ ra sao? Kinh Thánh có câu trả lời.

    Dân chúng lấn lướt nhau, giữa người nầy với người kia, người lân cận với người lân cận. Người trẻ hỗn láo với người già, người hèn hạ lấn lướt người tôn trọng. (Ê-sai 3:5)

    Bạn từng thấy cảnh tượng này xuất hiện ở đâu? – sự đàn áp, bất công, đe dọa, điều ác lan tràn? Lý do gì mà dân Châu Phi nổi lên làm loạn? Lý do gì mà Âu Châu và Hoa Kỳ lại có hàng nghìn người trẻ ngập ngụa trong văn hóa thuốc phiện? Quốc gia không có lãnh đạo giỏi sẽ có nhiều thành phần đảo chính, phiến loạn, gây chiến dấy lên.

    3.      Mọi cộng đồng nương cậy vào lãnh đạo.

    Đức Chúa Trời sẽ cất mọi lãnh đạo ra khỏi cộng đồng. Cộng đồng sẽ không có người lãnh đạo. Đức Chúa Trời Toàn Năng biết rõ nguyên tắc này: Không có lãnh đạo, không có tiến bộ! Không có lãnh đạo, không có phát triển! Không có lãnh đạo, không có phước hạnh! Không có lãnh đạo, không có sự giải cứu! Chúa biết cộng đồng xã hội sẽ rơi vào tình cảnh bị đoán phạt nếu Ngài cất lãnh đạo ra khỏi họ. Cho nên tôi mới nói: Thịnh suy là do lãnh đạo.

    Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ giáng một trong những cơn đoán phạt kinh khủng nhất mọi thời đại. Đó là sự đoán phạt làm cho một con người, một quốc gia, một nhóm người thiếu vắng lãnh đạo. Nếu bạn đọc kỹ câu Kinh Thánh này, bạn sẽ thấy Chúa đang tiên báo về việc loại bỏ mọi loại lãnh đạo ra khỏi cộng đồng.

    … Ngài sẽ cất đi những anh hùng và chiến sĩ, quan xét và nhà tiên tri, thầy bói và trưởng lão, chỉ huy trưởng năm mươi quân và các nhân sĩ, cố vấn, ….

    Nếu bạn xem kỹ danh sách này, bạn sẽ bàng hoàng nhận ra: cộng đồng này sẽ chẳng còn ai có khả năng lãnh đạo trong bất kỳ lĩnh vực nào. Các mục sư sẽ bị cất đi. Các chính trị gia sẽ bị cất đi. Bậc trưởng thượng sẽ bị cất đi. Người khôn ngoan sẽ bị cất đi. Tất cả sẽ bị cất ra khỏi cộng đồng này. Tôi gọi đây là xã hội không đầu.

    4. Mọi gia đình nương cậy vào lãnh đạo.

    Nhà khá giả hay nghèo mạt – tất cả tùy thuộc vào vai trò làm đầu của người cha. Một trong những sự đoán phạt kinh khiếp nhất Chúa có thể giáng trên dân sự Ngài chính là điều này – loại bỏ mọi dạng lãnh đạo ra khỏi cộng đồng. Bạn biết đấy, thiên nhiên ghê sợ khoảng không (nature abhors a vacuum – câu nói của triết gia A-rít-tốt). Đức Giê-hô-va báo trước: lãnh đạo bạo tàn sẽ thế chỗ cho lãnh đạo chân chính.

    Ta sẽ cho những cậu bé chỉ huy họ, và lũ trẻ con sẽ cai trị họ.…

    Trong gia đình, người cha sẽ không còn được giữ cương vị dẫn dắt nữa; cương vị đó bây giờ sẽ về tay mấy đứa con nít và trẻ nhỏ. Tôi nói như vậy vì hình ảnh con nít và trẻ nhỏ ở đây ngụ ý về các lãnh đạo yếu kém năng lực và vô dụng. Em bé tự lo chuyện tiểu tiện của nó còn không xong, làm sao cai trị nổi một quốc gia.

    5.      Cả châu lục nương cậy lãnh đạo.

    Tôi thường tranh luận với bạn bè về tình trạng của Châu Phi. Tôi thường kinh ngạc về tình trạng kém phát triển và nghèo đói tràn lan ở Châu Phi. Tôi tự hỏi: Sao lại thế này? Bộ chúng ta không tự làm đường xá được hay sao? Tại sao phải thuê công ty nước ngoài đến đây làm đường xá và nhà vệ sinh cho chúng ta? Đến Châu Âu bạn sẽ thấy: chuyện chính phủ phải đi thuê nước ngoài về làm đường và nhà vệ sinh cho dân chúng là chuyện hiếm. Tại sao các quốc gia đang phát triển lại thống khổ cùng cực như vậy, tại sao bệnh dịch lại hoành hành dữ dội như vậy?

    Có nhiều lý thuyết được viện dẫn để lý giải cho thực trạng nghèo nàn và bất ổn ở các quốc gia chậm tiến. Một số người cho rằng người da đen bị rủa sả. Số khác cho rằng đó là do xã hội Châu Phi không có chế độ dân chủ. Một số người cho rằng Thượng Đế đã rủa sả cả lục địa Phi Châu. Tôi tin một trong các nguyên nhân chính đưa đến tình trạng nghèo đói là đây - thiếu lãnh đạo giỏi.

    Ở đâu có lãnh đạo giỏi, ở đó bạn sẽ thấy sự phát triển vượt bậc, ở đó bạn sẽ thấy sự thịnh vượng. Bạn sẽ nhìn thấy tình trạng thiếu lãnh đạo trong hai thế giới. Bạn sẽ thấy tình trạng này trong thế giới tự nhiên và thế giới thế tục. Bạn cũng nhìn thấy thực trạng này trong thế giới thuộc linh, tức là Hội Thánh. Khi Hội Thánh không có lãnh đạo giỏi, bạn sẽ thấy các biểu hiện của tình trạng kém phát triển, nghèo nàn, thiếu sự giảng dạy, thiếu tri thức, tội lỗi lây lan dữ dội.

        Mọi lĩnh vực đời sống đều cần có lãnh đạo. Thế giới thế tục cần lãnh đạo chân chính. Hội Thánh cần lãnh đạo chân chính. Tôi cầu xin Chúa dấy bạn và nhiều người khác lên để làm lãnh đạo chân chính cho thế hệ này! Thật vậy, mọi sự thành bại trông chờ lãnh đạo!

    Chương 2

    Quyết Định Trở Thành Lãnh Đạo Giỏi

    N

    ếu bạn tin Chúa thực có kêu gọi bạn bước vào chức vụ, bạn đã được kêu gọi để làm lãnh đạo rồi đấy. Đây là quyển sách quan trọng cho cuộc đời bạn. Tại sao vậy? Vì bạn sẽ trở thành lãnh đạo giỏi cho Chúa Cứu Thế Jêsus. Sứ đồ Phao-lô viết thư cho Ti-mô-thê để dạy dỗ học trò về một số phẩm hạnh của lãnh đạo giỏi. Có người hầu việc Chúa tốt, cũng có người hầu việc Chúa tồi. Hãy quyết định trở thành người hầu việc Chúa tốt!

    … thì con sẽ là đầy tớ tốt của Đấng Christ Jêsus…

    I Ti-mô-thê 4:6

          Nếu muốn hầu việc Chúa có hiệu quả, bạn phải học tập thuật lãnh đạo. Ra nhà sách, tôi lập tức có khuynh hướng tìm ngay khu vực bán sách về thuật lãnh đạo. Tôi đã đọc rất nhiều sách vở dạy về thuật lãnh đạo. Tôi đã nghiên cứu chủ đề hết sức quan trọng này. Tôi muốn làm lãnh đạo giỏi. Điều tốt lành không phải tự dưng trên trời rơi xuống, đừng nghĩ nó tự dưng mà có như xoài chín rơi xuống trúng đầu ta. Bạn phải học tập, bạn phải khám phá rất nhiều.

    Rõ ràng thế giới không có nhiều lãnh đạo giỏi. Nếu thế giới có nhiều lãnh đạo giỏi, bạn và tôi sẽ nhận diện được họ ngay, không có gì khó! Tôi tin có nhiều lý do đằng sau chuyện thế giới còn rất ít lãnh đạo xuất chúng, nhưng trước tiên chúng ta hãy xem xét điều này: tại sao người ta không muốn làm lãnh đạo!

    Đắc thắng trở ngại để vươn lên thành lãnh đạo

    Bạn được kêu gọi làm lãnh đạo, hãy đắc thắng sự ngu dại.

    Người ta không biết mình được kêu gọi làm lãnh đạo, đơn giản vì có ai nói cho họ biết đâu! Họ còn không biết họ có khả năng lãnh đạo. Một số người cho rằng: hiếm có ai sinh ra để làm lãnh đạo. Tôi không tin lý thuyết: hiếm có ai sinh ra để làm lãnh đạo. Tôi tin nhiều người được tạo dựng và được ban cho năng lực lãnh đạo, chỉ có điều họ không sẵn sàng trả giá để thành lãnh đạo.

    Như vậy, người cuối sẽ nên đầu, còn người đầu sẽ nên cuối.

    Ma-thi-ơ 20:16

    Như vậy, người cuối sẽ nên đầu, còn người đầu sẽ nên cuối."

    Ma-thi-ơ 22:14

    Kinh Thánh chép: nhiều người được gọi đến để phục vụ. Ai thuận phục để bước vào chức vụ hầu việc Chúa Jêsus Christ ngay lập tức trở thành lãnh đạo. Người giảng Tin Lành phải luôn thể hiện được tư chất và năng lực lãnh đạo.

    Nếu bạn được Chúa kêu gọi phục vụ, bạn đã được kêu gọi để làm lãnh đạo. Bạn không thể tránh né được đâu!

    2.      Đắc thắng lời kiện cáo đang ngăn trở bạn bước vào vị trí lãnh đạo.

    Người ta thường kiện cáo rằng lãnh đạo là người đầy tham vọng. Họ thường bị kiện cáo là người có động cơ đê hèn. Tôi rất ngạc nhiên khi biết người ta kiện cáo tôi. Họ nói tôi hầu việc Chúa vì tiền. Nhưng Đức Chúa Trời phán cùng tôi rằng: việc tôi bị kiện cáo là điều không tránh khỏi. Lãnh đạo luôn có nhiều kẻ thù. Lãnh đạo giỏi là người định phương hướng và duy trì phương hướng cho tập thể. Điều này có nghĩa là trên con đường đi đến đích bạn sẽ chạm trán và có thể làm phật ý một số người.

    Ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta, cũng không thể làm môn đồ Ta.

    Lu-ca 14:27

    Cách đây nhiều năm, tôi bảo một người anh em trong Chúa của tôi rằng tôi không muốn làm lãnh đạo của một nhóm thông công. Tôi nói: tôi là người trầm tính, tôi thích ở riêng tư một chỗ. Tôi nói với anh: tôi không muốn giảng luận, cũng không muốn lãnh đạo gì cả. Nhưng Chúa có một kế hoạch khác cho tôi. Hôm nay, tôi là lãnh đạo trong nhà Chúa. Khi bạn trở thành lãnh đạo, bạn phải trả giá bằng chính sự sống quý báu của mình. Đời sống của tôi hầu như đã đầu tư gần hết vào chức vụ; thời gian cho riêng mình còn rất ít. Khi tôi làm lãnh đạo, người ta biết rất nhiều thông tin về tôi. Người ta bàn tán, xầm xì về tôi trong nhà riêng, trên xe hơi của họ. Cũng như bao lãnh đạo khác, tôi nhận được lời khen ngợi từ vài người, và cũng nhận lời châm chích, xỉa xói từ vô số người khác. Đây là phần của lãnh đạo. Cho nên một số người tránh xa chức vụ lãnh đạo. Chúa Jêsus phán rằng bạn cần phải vác thập tự giá mình và đi theo Ngài. Cơ Đốc Giáo nghĩa là hy sinh. Trở thành lãnh đạo trong Hội Thánh chính là một việc làm rất có ý nghĩa của bạn.

    3.  Đắc thắng nỗi sợ hãi sỉ nhục.

    Nhiều lãnh đạo bị sỉ nhục sau khi mặc áo chức vụ. Nhiều người khác bị tổn thương trầm trọng hoặc cay đắng dai dẳng trong lòng. Một số lãnh đạo bị chính người đi theo mình đóng đinh.

    Tôi đã chứng kiến nhiều lãnh đạo phục vụ tận tâm, nhưng rồi người ta lấy oán báo ơn họ. Tôi cũng chứng kiến một số (vâng, chính xác là một số) Hội Thánh đã nhẫn tâm đá ông mục sư của họ ra đường sau khi ông ấy đã tận trung dẫn dắt bầy chiên suốt nhiều năm. Tôi cũng thấy nhiều mục sư bị nhạo báng, bị khinh khi bởi chính các tín hữu mà họ đã nhọc công phục vụ từ năm này qua năm khác. Tôi đã chứng kiến nhiều mục sư bị dân sự ghẻ lạnh chỉ vì những chuyện không đáng, như chuyện nhà cửa, xe cộ. Buồn thay! Chúng ta đều biết: Chúa Jêsus cũng đã bị người ta treo lên thập tự giá sau ba năm rưỡi chức vụ. Đây là phần thưởng chua chát cho những con người đã dấn thân làm ánh sáng soi đường cho dân Chúa.

    Ở nước tôi, nhiều nguyên thủ quốc gia đã chết bất đắc kỳ tử (chết rất bất thường) sau khi dẫn dắt đất nước được vài năm. Chúng tôi cũng thấy nhiều thẩm phán bị kẻ khát máu giết hại một cách tàn nhẫn. Vì sao? Vì họ dám tin vào công lý mà ra những bản án đích đáng. Môi trường tàn tệ như thế, ai còn muốn làm lãnh đạo? Khi bạn tìm hiểu về số phận của các lãnh đạo, bạn sẽ thấy chuyện người ta xa lánh chức vụ lãnh đạo và chấp nhận sống trung dung, bình hòa an ổn, không ra mặt với đời… cũng là chuyện dễ hiểu. Tôi hiểu rõ tại sao một số nhân tố tiềm năng lại lánh xa thế giới dơ bẩn của các chính trị gia xảo quyệt và lãnh đạo mục ruỗng.

    Qua sách này, tôi khuyến dụ bạn hãy mặc lấy chiếc áo chức vụ lãnh đạo của Cơ Đốc Nhân. Tôi nài khuyên bạn đáp ứng với sự kêu gọi bước vào chức vụ lãnh đạo trong Hội Thánh. Đây là việc làm vô cùng ý nghĩa! Thách thức của chức vụ trong Hội Thánh cũng cam go như ngoài thế tục thôi. Lời kiện cáo mà lãnh đạo phải hứng chịu cũng y như vậy. Nhưng bạn sẽ thấy đó là quyết định rất đáng giá!

    Lãnh đạo ngoài đời làm việc vì phần thưởng đến từ con người, chẳng hạn như tiền bạc và danh vọng. Nhưng các phần thưởng này hay hư nát. Khi bạn làm việc cho Chúa Jêsus, bạn nhận được phần thưởng đời đời.

    … Họ chịu vậy để được mão miện hay hư nát. Nhưng chúng ta chịu vậy để được mão miện không hay hư nát.

    I Cô-rinh-tô 9:25

    Có nhiều lúc tôi phải từng trải nỗi đau đớn dằn vặt khi đứng trong chỗ của người lãnh đạo. Nhưng tôi nhớ lại các phần thưởng đang đợi người trung tín làm theo ý muốn Chúa, thế là tôi được khích lệ. Tôi biết một ngày nào đó tôi sẽ vui mừng nhận lãnh mọi sự.

    Hãy nhìn xem Đức Chúa Jêsus, Đấng khởi nguyên và hoàn tất của đức tin, là Đấng vì niềm vui đặt trước mặt mình, vui chịu thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện đang ngồi bên phải ngai Đức Chúa Trời. Vậy, anh em hãy nghĩ đến Đấng đã chịu sự chống đối của những kẻ tội lỗi dường ấy, để không chán nản hay ngã lòng.

    Hê-bơ-rơ 12:2,3

    4.        Đắc thắng mặc cảm tự ti.

    Một số người nghĩ rằng họ chưa đủ tiêu chuẩn đạo đức để làm lãnh đạo. Số khác đinh ninh rằng họ không có phẩm hạnh của lãnh đạo. Một số người nghi ngờ. Họ nghĩ họ có quá nhiều nan đề riêng tư nên không thể làm lãnh đạo. Họ không tưởng tượng nổi, một khi làm lãnh đạo, họ còn phải tròng thêm ách vào cổ vì còn phải giải quyết nhiều nan đề cá nhân cho người khác nữa.

    Tôi có tin vui cho bạn đây! Đức Chúa Trời không làm việc với người hoàn hảo. Ngài làm việc với người sẵn lòng. Ngài nhìn thấu tận đáy lòng. Ngài hiểu rõ yếu đuối của con người. Nếu Chúa Jêsus chỉ tìm người hoàn hảo, tôi dám chắc không có môn đồ nào đủ tiêu chuẩn bước vào vị trí lãnh đạo Hội Thánh. Hãy nhìn Phi-e-rơ mà xem. Ông này đã phản Chúa đến ba lần. Chuyện này xảy ra chỉ trong vòng vài tuần lễ sau khi ông được phong chức. Ông đã chửi rủa và chối Chúa cứ như thể Chúa chưa bao giờ làm thầy của ông. Thế nhưng Chúa vẫn cứ dùng Phi-e-rơ. Một số môn đồ khác thì tranh giành nhau vị trí cao trọng trong nước Thiên Đàng. Họ đặt ra câu hỏi: Ai mới là người vĩ đại nhất?

    Các môn đồ lại tranh biện với nhau xem ai trong họ sẽ là người lớn hơn hết.

    Lu-ca 22:24

    Sau khi tranh cãi với nhau chuyện ai là người vĩ đại nhất, tất cả đều bỏ rơi Chúa ngay khi Ngài cần họ nhất. Bạn có dám đặt lòng tin vào những con người như vậy không? Bạn có sử dụng những con người như vậy không? Thế mà Chúa lại dùng họ đấy! Bạn không nhất thiết phải hoàn hảo mới có thể đặt chân vào vị trí lãnh đạo. Nếu phải hoàn hảo mới được bước chân vào vị trí lãnh đạo, thế giới này, cộng đồng Hội Thánh này sẽ không có lãnh đạo. Tôi nói như vậy không có nghĩa là: một khi đã làm lãnh đạo ta cứ bất cần tiêu chuẩn. Chúa kỳ vọng lãnh đạo sống với tiêu chuẩn nhân cách và đạo đức cao nhất. Song Ngài làm việc với người không hoàn hảo.

    Đức Chúa Trời nhìn thấy tấm lòng. Hãy đảm bảo lòng bạn ngay thẳng, Chúa sẽ có thể sử dụng bạn.

    … Đức Giê-hô-va không xem theo cách loài người xem; loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng."

    I Sa-mu-ên 16:7

    5.      Đắc thắng thói ích kỷ.

    Người ích kỷ chỉ quan tâm bản thân. Họ vui vì được cứu rỗi. Họ vui vì có Đức Thánh Linh. Họ vui vì được thịnh vượng. Nhưng họ không ngó ngàng hay quan tâm gì đến tha nhân. Họ tự đắc: Đời xem như đã ổn khi tôi đã ổn. Đây là linh ích kỷ.

    Người ích kỷ không muốn chịu huấn luyện hay hy sinh để làm lãnh đạo. Họ sẽ chẳng bao giờ bỏ công giúp đỡ người khác. Nếu Chúa Jêsus quyết định ở yên mãi trong Thiên Đàng vui thỏa, thoải mái, hôm nay bạn đang ở đâu? Ngài đã sống dậy từ hầm mộ, còn bạn không nhấc người ra khỏi giường nổi. Tôi quở trách linh lười biếng và linh ích kỷ! Cảm tạ Chúa về đời sống các giáo sĩ. Cảm tạ Chúa về những con người sẵn sàng sống xa nhà, sẵn sàng dấn thân vào những nền văn hóa xa lạ để giúp đỡ mọi người.

    Chương 3

    Bốn Mươi Tên Tiếng Anh Của Lãnh Đạo

    Ngài sẽ cất đi những anh hùng và chiến sĩ, quan xét và nhà tiên tri, thầy bói và trưởng lão, chỉ huy trưởng năm mươi quân và các nhân sĩ, cố vấn, những người thạo nghề ma thuật và các phù thủy chuyên nghiệp. Ta sẽ cho những cậu bé chỉ huy họ, và lũ trẻ con sẽ cai trị họ.

    Ê-sai 3:2-4

    T

    iếng Anh có nhiều từ đồng nghĩa với từ lãnh đạo. Các tên gọi khác nhau trong tiếng Anh cho thấy hiện trạng có nhiều dạng lãnh đạo trên khắp thế giới. Mỗi lĩnh vực có một nhóm lãnh đạo; mỗi lĩnh vực đặt một tên riêng cho lãnh đạo. Lãnh đạo trên tàu thuyền được gọi là thuyền trưởng; lãnh đạo trên máy bay được gọi là phi công; lãnh đạo của quân đội được gọi là đại tướng. Trong lĩnh vực chính trị, lãnh đạo quốc gia được gọi là Tổng Thống hay thủ tướng; lãnh đạo của trường đại học được gọi là hiệu trưởng. Trong lĩnh vực tôn giáo, lãnh đạo Hội Thánh là mục sư; lãnh đạo của đền thờ Hồi Giáo được gọi là các i-mam. Lãnh đạo các ngôi làng xứ Ả Rập được gọi là sheikh; còn lãnh đạo các ngôi làng ở Gha-na được gọi là già làng.

    Đây là một vài tên và danh xưng khác để chỉ về người lãnh đạo. Các tên và danh xưng này rất quan trọng vì bạn phải nhận ra ai là người lãnh đạo ngay cả trong các lĩnh vực khác mà bạn không thường xuyên tiếp xúc.

    Thường thì các lãnh đạo nhận ra nhau dù rằng họ hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, khả năng lãnh đạo của tôi từng được công nhận bởi một người vô thần. Người này không tin Chúa Jêsus và Hội Thánh. Nhưng người này nhận ra tôi là một lãnh đạo mà anh ta có thể lắng nghe ý kiến. Anh ấy không công nhận các giáo lý của tôi, nhưng công nhận tài lãnh đạo của tôi, nên anh ấy đề nghị tôi chia sẻ kỹ năng với những người vô thần khác. Nếu bạn là lãnh đạo trong tôn giáo bạn sẽ có thể nhận diện nhiều lãnh đạo khác, dù họ là doanh nhân, chính trị gia, người vô thần, hay lãnh đạo tôn giáo khác.

    Trái lại, nếu bạn không phải là lãnh đạo, bạn sẽ không nhận ra lãnh đạo dù bạn có gặp họ trực diện đi nữa. Ví dụ, nhiều chính trị gia đang giữ chức vụ trong chính phủ không nhận ra và không trân trọng các lãnh đạo ở trong lĩnh vực khác, đơn giản vì họ không phải là lãnh đạo đúng nghĩa. Làm chính trị kiểu giả ngụy, chỉ biết đọc diễn văn và làm vừa lòng người khác, chỉ biết lấy lòng và bợ đỡ người có thế quyền… như thế không phải là làm lãnh đạo. Lãnh đạo là phải tìm cách đưa nhân dân đến bến bờ thịnh vượng và phát triển.

    Trong câu Kinh Thánh ở trên, bạn sẽ thấy có nhiều dạng lãnh đạo hiện hữu trong thành Giê-ru-sa-lem. Sự đoán phạt của Chúa là rõ ràng: Ngài sẽ loại bỏ tất cả các dạng lãnh đạo ra khỏi cộng đồng này.

    1.      Lãnh đạo được gọi là thuyền trưởng.

    2.      Lãnh đạo được gọi là già làng/tộc trưởng.

    3.      Lãnh đạo được gọi là tư lệnh.

    4.      Lãnh đạo được gọi là chủ tịch/tổng thống.

    5.      Lãnh đạo được gọi là thủ tướng.

    6.      Lãnh đạo được gọi là người chăn bầy.

    7.      Lãnh đạo được gọi là đại tướng.

    8.      Lãnh đạo được gọi là thị trưởng.

    9.      Lãnh đạo được gọi là người hướng dẫn.

    10.      Lãnh đạo được gọi là mục sư.

    11.  Lãnh đạo được gọi là sếp.

    12.      Lãnh đạo được gọi là thủ trưởng.

    13.      Lãnh đạo được gọi là trưởng phòng.

    14.      Lãnh đạo được gọi là hiệu trưởng.

    15.  Lãnh đạo được gọi là người cai trị.

    16.  Lãnh đạo được gọi là công dân danh dự.

    17.  Lãnh đạo được gọi là nhà tư vấn.

    18.  Lãnh đạo được gọi là phi công.

    19.      Lãnh đạo được gọi là người quản lý/giám đốc chương trình.

    20.  Lãnh đạo được gọi là cấp trên.

    21.  Lãnh đạo được gọi là trưởng lão.

    22.  Lãnh đạo được gọi là người hoạch định tiến độ.

    23.  Lãnh đạo được gọi là giám sát.

    24.  Lãnh đạo được gọi là giám đốc điều hành.

    25.  Lãnh đạo được gọi là giám đốc.

    26.  Lãnh đạo được gọi là sư phụ/chuyên gia.

    27.  Lãnh đạo được gọi là chủ.

    28.  Lãnh đạo được gọi là nhà độc tài.

    29.  Lãnh đạo được gọi là vua.

    30.  Lãnh đạo được gọi là người tiên phong.

    31.  Lãnh đạo được gọi là người kỳ cựu.

    32.  Lãnh đạo được gọi là hiệu trưởng đại học.

    33.  Lãnh đạo được gọi là lãnh tụ Hồi Giáo.

    34.  Lãnh đạo được gọi là thẩm phán.

    35.  Lãnh đạo được gọi là chuyên gia.

    36.  Lãnh đạo được gọi là chuyên viên.

    37.      Lãnh đạo được gọi là anh hùng.

    38.  Lãnh đạo được gọi là thư ký.

    39.  Lãnh đạo được gọi là người dọn đường.

    40.  Lãnh đạo được gọi là quý tộc/người sang cả.

    Chương 4

    Kinh Thánh Nói Gì Về Thuật Lãnh Đạo

    L

    ãnh đạo là một chủ đề quan trọng trong Kinh Thánh. Hầu hết các bản dịch Kinh Thánh không sử dụng từ lãnh đạo khi nói về chủ đề này, do đó chủ đề lãnh đạo thường chỉ được đàm luận phổ biến ngoài đời hoặc trong cộng đồng diễn giả truyền cảm hứng. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu được các từ vựng và thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho từ lãnh đạo, bạn sẽ thấy chủ đề này rất quan trọng. Các câu Kinh Thánh sau đây mô tả các đặc điểm đa dạng của lãnh đạo..

    1.      Sứ đồ Phaolô gọi khái niệm lãnh đạo là quản trị. Trong câu Kinh Thánh sau đây, thuật ngữ lãnh đạo được xem là ân điển đến từ Chúa.

    Đức Chúa Trời đã sắp đặt trong Hội Thánh: thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là nhà tiên tri, thứ ba là giáo sư, kế đến là người làm phép lạ, rồi đến người được ân tứ chữa bệnh, người giúp đỡ, NGƯỜI QUẢN TRỊ, người nói các thứ tiếng lạ.

    I Cô-rinh-tô 12:28

    2.  Lãnh đạo được mô tả là người cai trị. Thông qua khái niệm này, lãnh đạo được xem là ơn đến từ Đức Chúa Trời.

    người được ân tứ khích lệ, hãy khích lệ; người được ân tứ ban phát, hãy ban phát rộng rãi; NGƯỜI ĐƯỢC ÂN TỨ LÃNH ĐẠO, hãy siêng năng lãnh đạo; người được ân tứ làm việc từ thiện, hãy vui vẻ mà làm.

    Rô-ma 12:8

    3.  Phong cách lãnh đạo theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh không giống với tiêu chuẩn của thế gian.

    Về phần các con thì đừng như vậy, nhưng ai lớn nhất trong các con phải trở nên như kẻ nhỏ nhất, và AI LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI NHƯ NGƯỜI PHỤC VỤ.

    Lu-ca 22:26

    4. Trong Kinh Thánh, người được xem là đủ tiêu chuẩn để lãnh đạo Hội Thánh là người có khả năng dẫn dắt một người nữ. Theo mô tả này, lãnh đạo có nghĩa là coi sóc và chăm sóc cho một số người.

    (…vì người nào không biết quản trị gia đình mình thì làm sao chăm sóc Hội Thánh của Đức Chúa Trời được?)

    I Ti-mô-thê 3:5

    5.      Lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên từng được gọi là quan xét. Có lúc khác họ được gọi là vua. Phong cách lãnh đạo và thành tựu của họ được mô tả trong sách Các Quan Xét và Các Vua

    Bấy giờ Đức Giê-hô-va DẤY LÊN NHỮNG QUAN XÉT để giải cứu họ khỏi tay kẻ cướp bóc. Nhưng họ cũng không nghe lời các quan xét vì họ thông dâm với các thần khác, và quỳ lạy các thần ấy.

    Họ vội từ bỏ con đường mà tổ phụ mình đã đi, chẳng theo gương tổ phụ mà vâng giữ các điều răn của Đức Giê-hô-va.

    Mỗi khi Đức Giê-hô-va dấy lên cho họ các quan xét thì Ngài ở cùng vị quan xét ấy. Trong suốt thời gian vị quan xét còn sống, Đức Giê-hô-va giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay các kẻ thù, vì Ngài động lòng thương xót trước những tiếng thở than của họ trong lúc họ bị đọa đày, áp bức.

    Nhưng khi vị quan xét ấy qua đời thì Y-sơ-ra-ên lại làm điều tệ hại hơn tổ phụ mình, đi theo các thần khác, phụng sự và quỳ lạy các thần ấy. Họ không chịu từ bỏ các việc ác nhưng cứ tiếp tục ngoan cố.

    Các Quan Xét 2:16-19

    Đức Giê-hô-va đã ở với bệ hạ thể nào, nguyện Ngài cũng ở với Sa-lô-môn thể ấy, và khiến ngai vua còn cao trọng hơn NGAI CỦA VUA ĐA-VÍT, LÀ CHÚA TÔI!"

    I Các Vua 1:37

    Chương 5

    Phong Cách Lãnh Đạo Bạn Cần Tránh

    Dân ta bị trẻ con ức hiếp, và đàn bà cai trị họ. Ôi dân ta! Kẻ dẫn đường ngươi làm cho ngươi lạc hướng, họ làm rối loạn đường lối ngươi.

    Ê-sai 3:12

    Đ

    ức Chúa Trời tuyên bố rằng phụ nữ và trẻ em sẽ dẫn dắt dân sự Ngài. Câu Kinh Thánh ở trên cho thấy: nếu một tổ chức được dẫn dắt bởi lãnh đạo ấu trĩ như con nít hoặc lãnh đạo quá đàn bà thì đó sẽ là sự rủa sả hoặc đoán phạt. Thoạt nghe, bạn có thể nghĩ câu Kinh Thánh này quá khắc nghiệt.  Nhưng nếu bạn dành thời gian suy ngẫm ý nghĩa của câu Kinh Thánh này, bạn sẽ học được và phát huy các năng lực lãnh đạo cần thiết. Thật ra, có hai sự rủa sả bạn cần hiểu và tránh bằng mọi giá.

          Có thể bạn đã từng nghe câu này: Sao bạn con nít quá đi!  Thêm câu này nữa: Bạn cư xử như con nít vậy!  Chắc chắn bạn đã từng nói câu này: Tôi không phải con nít đâu nhé!

    Người ta nói những câu như thế vì đôi khi người lớn cũng cư xử như con nít. Thật không may, lãnh đạo đôi khi cũng cư xử như con nít và ông ấy ảnh hưởng đến tất cả những người xung quanh.

          Nhiều lãnh đạo cư xử quá đàn bà trong các quyết định và hành xử. Người đàn bà không được kiểm trị bởi Lời Chúa và Thánh Linh có thể là người phụ nữ rất khó làm việc chung. Nhìn chung, phụ nữ cần được Chúa mài dũa và chỉnh sửa, hầu cho họ cư xử phải lẽ hơn, phù hợp hơn trong vị trí lãnh đạo.

    1. Bạn phải tránh xa phong cách lãnh đạo quá con nít.

    2. Bạn phải tránh xa phong cách lãnh đạo quá đàn bà.

    Chương 6

    Lãnh Đạo Ấu Trĩ Như Con Nít

    Dân ta bị trẻ con ức hiếp, và đàn bà cai trị họ. Ôi dân ta! Kẻ dẫn đường ngươi làm cho ngươi lạc hướng, họ làm rối loạn đường lối ngươi.

    Ê-sai 3:12

    1. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ẤU TRĨ NHƯ CON NÍT RẤT VÔ TỔ CHỨC.

    Ta sẽ cho những cậu bé chỉ huy họ, và TÌNH TRẠNG VÔ CHÍNH PHỦ SẼ CAI TRỊ HỌ.

    Ê-sai 3:4 (Bản NLT)

    N

    ếu bạn không thể dọn phòng của chính mình, chắc chắn bạn đang sống như con nít. Nếu bạn không thể dọn dẹp vệ sinh nơi bạn sinh sống, chắc chắn bạn đang sống như con nít. Nếu bạn không thể dọn sạch vệ sinh thành phố của mình, chắc chắn bạn đang cư xử như con nít mặc dù người ta có thể gọi bạn là thị trưởng hay bộ trưởng.

          Bạn phải học tập thuật lãnh đạo, hiểu biết về thuật lãnh đạo, thực hành các nguyên tắc lãnh đạo, nếu không bạn sẽ dẫn dắt dân sự bằng lối hành xử và tâm trí của con nít. Phong cách lãnh đạo ấu trĩ như con nít sẽ đưa đến hậu quả là xã hội rối ren y như Kinh Thánh mô tả. Khi bạn thấy một xã hội rối ren, nhộn nhạo, vô tổ chức, lộn xộn, bạn có thể hiểu rằng lãnh đạo trong xã hội đó rất con nít.

    2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ẤU TRĨ NHƯ CON NÍT CÓ ĐẶC ĐIỂM LÀ KHÔNG HIỂU BIẾT CÁC VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VÀ NGUY CƠ ĐANG RÌNH RẬP.

    Khi còn là trẻ con, tôi nói như trẻ con, SUY NGHĨ NHƯ TRẺ CON, lý luận như trẻ con; nhưng khi đã trưởng thành, tôi bỏ những điều thuộc về trẻ con.

    I Cô-rinh-tô 13:11

    Bạn phải học tập thuật lãnh đạo, hiểu biết về thuật lãnh đạo, thực hành các nguyên tắc lãnh đạo, nếu không bạn sẽ dẫn dắt dân sự bằng lối hành xử và tâm trí của con nít. Tâm trí của con nít rất ngờ nghệch, thiếu hiểu biết các vấn đề nghiêm trọng cũng như nguy cơ sắp phải đối diện.

    Khi cư dân không có lãnh đạo, họ phải ăn uống ở những nơi bẩn thiểu, phải đi vệ sinh ở những nơi rất bẩn thiểu. Con nít thường thích nghịch đất một cách vô tư, nó không hiểu như thế là bẩn. Nếu bạn để mặc cho con nít muốn làm gì thì làm, nhà bạn sẽ rất bẩn. Cho nên người lớn phải luôn coi sóc con nít. Con nít sẽ không lau dọn, quét nhà, dọn dẹp nhà cửa đâu.

    Các quốc gia bị cầm đầu bởi những nguyên thủ có lối cư xử ấu trĩ như con nít sẽ rất bẩn thiểu vì nhà vệ sinh hôi hám, cống rãnh thường xuyên tắc nghẽn, rác rưởi chất đống. Các thành phố do lãnh đạo ấu trĩ như con nít dẫn dắt có đặc điểm: rác rến chất đầy, gây nguy hại cho cộng đồng dân cư. Lãnh đạo có phong cách như con nít không cảm nhận được mối liên hệ giữa những cái bẫy chết

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1