Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp
Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp
Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp
Ebook166 pages1 hour

Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Phản ứng của Gióp trong bối cảnh Đức Giê-hô-va trả lời qua các bài thuyết giảng, được xem là hành động ăn năn và phủ phục trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời, từng là đề tài được nghiên cứu và tranh luận gay gắt. Nhiều học giả từ thời kỳ Cải Chánh cho đến thế kỷ hiện đại đã cố gắng đưa ra lời giải thích cho những câu trả lời khó hiểu này, tuy nhiên họ đều đưa đến những kết luận khác nhau bởi sự khác biệt về giả thuyết nghiên cứu và phương pháp luận.
Bài nghiên cứu sau đây muốn lý luận cho thấy rằng những phản ứng của Gióp cần được giải nghĩa trong bối cảnh bài thuyết giảng của Đức Giê-hô-va, như là một cuộc đối thoại thần học giữa Đức Chúa Trời và con người. Với mục đích này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp giải nghĩa Kinh Thánh theo cách phân tích ngữ pháp và cấu trúc bản văn, để tìm hiểu những câu trả lời của Gióp trong bối cảnh.
Để hoàn thành công tác này, trước hết bài viết sẽ nghiên cứu lịch sử giải nghĩa về những phản ứng cuối cùng của Gióp. Tiếp theo đó là phần phân tích bài thuyết giảng của Đức Chúa Trời theo ngữ cảnh, cấu trúc, đặc điểm ngữ pháp và sứ điệp của bản văn (38:1-41:34). Giải nghĩa những câu trả lời của Gióp 40:3-5; 42:1-6 là phần chính của bài nghiên cứu. Phần này chủ yếu giải nghĩa bản văn từ các khía cạnh bản văn, ngữ cảnh, thể loại văn học, phân tích cấu trúc và sứ điệp trong bối cảnh.
Kết quả nghiên cứu cho rằng phản ứng của Gióp được hiểu trong bối cảnh bài thuyết giảng của Đức Giê-hô-va như là hành động ăn năn về sự dại dột và kiêu ngạo của chính Gióp, trong đó có cả sự phủ phục thỏa lòng của ông nơi Đức Giê-hô-va.

LanguageTiếng việt
PublisherLe Phan
Release dateAug 16, 2014
ISBN9781310338083
Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp
Author

Le Phan

About Le Phan Le Phan is the pen-name of Phuoc Le. Phuoc Le graduated from Seminari Theoloji Malaysia (STM), Malaysia and Asian Center for Theological Studies and Mission (ACTS), Korea. He is married with three kids. Phuoc Le used to work as an independent pastor and theological instructor teaching and preaching for TEE in Vietnam and at various Bible schools among the house churches in Vietnam. He is now serving as a senior pastor for the Vietnamese Baptist Church of San Diego, California, USA. Tác Giả Lê Phan Lê Phan là bút danh của Phước Lê. Phước Lê tốt nghiệp trường thần học Seminari Theoloji Malaysia, Malaysia và Asian Center for Theological Studies and Mission (ACTS), Hàn Quốc. Ông lập gia đình và có ba người con. Ms Phước Lê từng hầu việc Chúa tự do và giảng dạy cho chương trình Thần Học Phúc Âm (TEE Vietnam) và một số trường thần học tư gia tại Việt nam. Hiện nay ông đang phục vụ trong vai trò mục sư quản nhiệm tại Hội Thánh Báp-tít Phước Lành San Diego, California, Hoa Kỳ. Liên Lạc: email: chucbinhan@gmail.com

Related to Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp

Related ebooks

Reviews for Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Phản Ứng Cuối Cùng của Gióp - Le Phan

    Lời Tri Ân

    Tập sách này được dịch và chỉnh sửa từ bản tiếng Anh của luận văn tốt nghiệp chương trình Th.M tại trường ACTS, Hàn Quốc. Bài nghiên cứu này sẽ không thể được hoàn tất nếu không nhờ ơn thương xót và tình yêu của Đức Chúa Trời ban cho tôi cũng như là tình yêu, sự ủng hộ, khích lệ và sự cầu nguyện của các giáo sư, giảng viên, mục sư, bạn hữu và các thành viên trong gia đình, là những người mà tôi mãi mãi biết ơn:

    Vợ của tôi, Hoàng Vân, vì tình yêu, sự thông cảm, đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian học hỏi tại Hàn Quốc. Các con tôi, luôn đem lại niềm vui và động lực để tôi có thể hoàn thành các khoá học.

    Giáo sư cố vấn Kim Sung Soo, người đã hết lòng hướng dẫn và tận tâm giúp đỡ tôi để hoàn thành bài nghiên cứu này. Giáo sư Cho Hwi và giáo sư Lee Han Young là những người thầy tuyệt vời của tôi đã nâng đỡ và khích lệ tôi trong các môn học Cựu Ước.

    Hiệu Trưởng và trường ACTS đã trao học bổng trọn thời gian để tôi có thể hoàn tất các khoá học tại đây. Hội Thánh Anyangjeil, mục sư Hong Sung Wook, mục sư Han Young Lim và Hội Thánh Việt Nam Anyangjeil đã giúp đỡ và khích lệ chức vụ của tôi trong thời gian chúng tôi sống tại thành phố Anyang. Các chấp sự và trưởng lão yêu quý đã ủng hộ động viên như Trưởng Lão Park Sung Man, Quản sự Woo Yeon Xim, chấp sự Lee Young Tae, chấp sự Lê Văn Hải, và các bạn đồng lao Hội Thánh Tin Lành Việt-Hàn (VCFK).

    Cuối cùng và đặc biệt là những thành viên trong gia đình như: Lê Ái Đức, là em trai, người đọc bản thảo trong tiếng Anh và chỉnh sửa; cha mẹ tôi là Mục sư Lê Văn Thiện và bà Kiều Thị Thái An, đã không bao giờ quên cầu nguyện và khích lệ con trai của họ trên con đường hầu việc Chúa; ông bà nhạc gia Phan Tứ và Nguyễn thị Hoàng Anh, vì tình yêu, chăm sóc và khích lệ của họ khi chúng tôi xa nhà.

    Nguyện sự vinh hiển thuộc về Ba ngôi Đức Chúa Trời. A-men.

    Lời Tựa

    "Trước lỗ tai con có nghe về Chúa nhưng bây giờ, mắt con đã thấy Ngài.

    Vì vậy, con lấy làm gớm ghê chính mình con và ăn năn trong tro bụi."

    (Gióp 42:5-6)

    Phản ứng của Gióp trong bối cảnh Đức Giê-hô-va trả lời qua các bài thuyết giảng, được xem là hành động ăn năn và phủ phục trước Giê-hô-va Đức Chúa Trời, từng là đề tài được nghiên cứu và tranh luận gay gắt. Nhiều học giả từ thời kỳ Cải Chánh cho đến thế kỷ hiện đại đã cố gắng đưa ra lời giải thích cho những câu trả lời khó hiểu này, tuy nhiên họ đều đưa đến những kết luận khác nhau bởi sự khác biệt về giả thuyết nghiên cứu và phương pháp luận.

    Bài nghiên cứu sau đây muốn lý luận cho thấy rằng những phản ứng của Gióp cần được giải nghĩa trong bối cảnh bài thuyết giảng của Đức Giê-hô-va, như là một cuộc đối thoại thần học giữa Đức Chúa Trời và con người. Với mục đích này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp giải nghĩa Kinh Thánh theo cách phân tích ngữ pháp và cấu trúc bản văn, để tìm hiểu những câu trả lời của Gióp trong bối cảnh.

    Để hoàn thành công tác này, trước hết bài viết sẽ nghiên cứu lịch sử giải nghĩa về những phản ứng cuối cùng của Gióp. Tiếp theo đó là phần phân tích bài thuyết giảng của Đức Chúa Trời theo ngữ cảnh, cấu trúc, đặc điểm ngữ pháp và sứ điệp của bản văn (38:1-41:34). Giải nghĩa những câu trả lời của Gióp 40:3-5; 42:1-6 là phần chính của bài nghiên cứu. Phần này chủ yếu giải nghĩa bản văn từ các khía cạnh bản văn, ngữ cảnh, thể loại văn học, phân tích cấu trúc và sứ điệp trong bối cảnh.

    Kết quả nghiên cứu cho rằng phản ứng của Gióp được hiểu trong bối cảnh bài thuyết giảng của Đức Giê-hô-va như là hành động ăn năn về sự dại dột và kiêu ngạo của chính Gióp, trong đó có cả sự phủ phục thỏa lòng của ông nơi Đức Giê-hô-va.

    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1 Vấn Đề Nghiên Cứu

    Trọng tâm của sách Gióp nói đến sự mâu thuẫn giữa Đức Chúa Trời và Gióp, giữa sự chính trực của một Đấng Tạo Hóa với sự chính trực của một tạo vật. Mâu thuẫn này thể hiện ngay từ những quang cảnh đầu tiên trong câu chuyện, nơi mà sự tốt đẹp và công bình trọn vẹn của Gióp được mô tả lý tưởng đến mức khó tin, nhưng ông lại phải chịu nhiều đau khổ, bất công một cách vô cớ. Không chỉ vậy thôi, trong mâu thuẫn này còn có những nhân vật khác, tạo nên ba nhóm nhân vật liên hệ trực tiếp với nhau: Sa-tan và Đức Giê-hô-va; Gióp và Các Bạn; Đức Giê-hô-va và Gióp. Có thể nói sự nghi ngờ của Sa-tan về lòng kính sợ Đức Chúa Trời của Gióp là nguyên nhân sâu xa dẫn đến mâu thuẫn này. Tuy nhiên, cách mà Đức Chúa Trời chấp nhận thử thách sự chánh trực của Gióp đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ về tính liêm khiết của chính Đấng Tạo Hóa.¹

    Chính vì thế, sự thử thách mà Đức Chúa Trời cho phép xảy ra trên Gióp lại trở thành điều rắc rối xảy ra cho mối liên hệ giữa Gióp và các bạn của mình. Các bạn của Gióp kêu gọi ông phải thuận phục Đức Giê-hô-va bằng sự xưng nhận tội lỗi mà ông đã vi phạm. Đối với họ, sự dạy dỗ về thần học báo ứng là chìa khóa để hiểu về sự đau khổ hiện tại của Gióp.

    Thật không may, chính điều này đã dẫn đến tâm điểm của sự mâu thuẫn giữa Gióp và Đức Giê-hô-va. Gióp thách thức sự dạy dỗ về thần học báo ứng và thậm chí ông cũng thách thức chính Đức Giê-hô-va phải xuất hiện để giải quyết ba mặt một lời. Gióp tuyên bố rằng ông vô tội với những điều đau khổ đang xảy ra. Vì vậy, ông muốn theo luật pháp kiện Đức Giê-hô-va ra tòa án dân sự để được phân xử. Tuy nhiên, phần cuối câu chuyện, mâu thuẫn này được giải quyết bằng sự hiện ra của Đức Giê-hô-va, và Ngài đối thoại với Gióp. Phản ứng của Gióp cho bài thuyết giảng của Đức Giê-hô-va trong đoạn 40:35 [KTTV 39:36-38]; 42:1-6 được cho là những phân đoạn quan trọng nhất để hiểu được sách Gióp. Hơn nữa, các phân đoạn này cũng là kết luận của những gì đã xảy ra xuyên suốt cả sách.

    Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh giải thích những phản ứng của Gióp theo nhiều cách khác nhau. Có ít nhất bốn cách giải thích theo các quan điểm như sau:

    a. Câu trả lời của Gióp thể hiện sự phủ phục hoàn toàn trong tâm tưởng của Gióp đối với ý muốn của Đức Chúa Trời. Sự khải thị của chính Đức Giê-hô-va và đường lối của Ngài khiến Gióp phải ăn năn về những thái độ ngạo mạn của mình và phải tự hạ thấp chính mình như là một tạo vật hèn yếu. Quan điểm này là của S. Terrien.²

    b. Sự giải hòa chứ không phải là ‘sự đầu hàng’ là trọng tâm câu trả lời của Gióp. Thông qua sự trả lời và mặc khải của Đức Giê-hô-va trong cơn gió trốt, Gióp nhận thức một hiểu biết mới về sự tể trị của Đức Chúa Trời. Ông nhận biết rằng, không phải bởi loài người, bèn là chính Đức Chúa Trời điều khiển vũ trụ. Với hiểu biết mới mẻ này về chính Chúa, Gióp tái khẳng định đức tin của mình với sự khiêm nhường thích đáng. Gordis và Westermann ủng hộ quan điểm này.³

    c. Cuối cùng, Gióp đã ăn năn những lỗi lầm cho dù ông vô tội. Nhưng việc Đức Chúa Trời chấp nhận sự xưng tội của Gióp càng chứng tỏ sự hai lòng của chính Ngài. Câu trả lời của Gióp thực tế là một kết luận mỉa mai. Robertson và Whedbee giữ quan điểm này.⁴

    d. J. Curtis giải thích rằng cách trả lời của Gióp thể hiện hành động kháng cự cuối cùng của ông. Dẫu cho Gióp thừa nhận giới hạn về sự hiểu biết của mình, nhưng Gióp không thể chấp nhận một đấng Thánh lại trả lời cho nước mắt đau khổ của loài người bằng sự kiêu ngạo khiêu khích trong cơn giận dữ. Gióp thấy con người thật của Đức Chúa Trời là gì; đó là bất công, vô cảm, và độc ác. Những lời cuối cùng của Gióp là hành động kháng cự cuối cùng của một người hùng trên đất.⁵

    Có hai lý do chính dẫn đến sự khác biệt trong sự giải nghĩa. Thứ nhất, có một số nhóm từ và cụm từ có thể được giải nghĩa theo nhiều cách khác nhau, ví dụ Tôi lấy làm gớm ghê tôi (אֶמְאַס Qal. impf. 1.c.s, sa;m')), và tôi ăn năn (וְנִחַמְתִּי conj. Nip. pf. 1. c.s, naham ), trong tro bụi. (עַל־עָפָר וָאֵפֶר prep – conj.).

    Từ (ma-as) theo nguyên nghĩa có hai ý: lấy làm gớm ghê [despise],khước từ, từ chối [refuse, reject]. Trong từ điển Ngữ Vựng của Holladay, từ này có nghĩa là khước từ, từ chối. Trong từ điển BDB, từ này có nghĩa là khước từ, từ chối và cũng có nghĩa là lấy làm gớm ghê. Hai nghĩa này không phải là dạng từ đồng nghĩa.

    Dầu cho ý nghĩa của từ (ma-as) có nghĩa là khước từ, hay là lấy làm gớm ghê thì vẫn còn một vấn đề nữa trong Gióp 42:6, đó là tân ngữ của động từ ở đây là không xác định. Hệ quả này dẫn đến sự giải thích khác nhau theo bảng phân tích sau đây:

    Curtis:

    Động Từ: Từ Chối (Reject)

    Tân Ngữ: Giê-hô-va

    Ý Nghĩa: Gióp từ chối Đức Giê-hô-va

    Habel

    Động Từ: Từ Chối (Reject)

    Tân Ngữ: Việc Tố Tụng

    Ý Nghĩa: Gióp từ chối việc tố tụng

    Rowley

    Động Từ: Lấy làm gớm ghê (Despise)

    Tân Ngữ: Chính Tôi

    Ý Nghĩa: Gióp lấy làm gớm ghê chính mình

    van Selms

    Động Từ: Rút lại (Retract)

    Tân Ngữ: Lời biện hộ của Gióp

    Ý Nghĩa: Gióp rút lại lời kiện cáo

    Tương tự như vậy, động từ (na-ham) cũng vấp phải vấn đề dịch giải. BDB định nghĩa nó là hối tiếc, thay đổi tấm lòng, ân hận, trở về thái độ trước, và ăn năn. Tuy nhiên, J.B Curtis không thừa nhận chữ (na-ham) có nghĩa là ăn năn, nhưng cho rằng nó có nghĩa là lấy làm tiếc.

    Cụm từ trong tro bụi עַל־עָפָר וָאֵפֶר (al-apar wa-e-per) thường liên kết với hành động than khóc và ăn năn. Tuy nhiên, tro bụi cũng thường hay đi với sự bày tỏ về tình trạng ốm yếu (39:19). Vì vậy, Curtis dịch Gióp 42:6 như sau: Vì vậy, tôi cảm thấy ghê tởm và khinh miệt [hướng về Đức Chúa Trời], và tôi lấy làm tiếc cho sự yếu đuối của loài

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1