Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Đất Ải
Đất Ải
Đất Ải
Ebook252 pages4 hours

Đất Ải

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Lệ ngôn:

Đất ải là đất đã được xới tơi nát, lật thành luống và để phơi đến khô nỏ. Cày ải là một phương pháp canh tác nhằm dưỡng đất, giúp cho đất ruộng thông thoáng, cải tạo hệ vi sinh vật hảo khí trong đất màu, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh sau thời gian đồng điền lầy lụt nước lưu tù.

Chữ "ải" trong nghĩa rã mục, bấy nát, cũng khiến người đọc liên tưởng đến chữ "ải" là nẻo eo hẹp hiểm trở, hoặc bước đường thử thách khó khăn. Hiểu như thế ý tứ thêm phong phú, tình thêm sâu.

Tác giả.

LanguageTiếng việt
Release dateNov 23, 2013
ISBN9781310440106
Đất Ải
Author

Đào Vũ Hoài

Đào Vũ Hoài sinh tại Sài Gòn. Cuối năm 1977 cùng gia đình sang Na Uy định cư. Hiện sống bên Pháp.

Related to Đất Ải

Related ebooks

Reviews for Đất Ải

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Đất Ải - Đào Vũ Hoài

    CHƯƠNG I : MƯỜI BEO

    Sài Gòn.

    Sài Gòn triền miên lưu chuyển, một khối đông ngột quẫy cọ trong cái nắng cọc cằn. Sài Gòn nhộn nhạo, dớn dác khói xe bụi đường. Hắn nhìn cuộc đời cứ miên miết trôi, như bao ước mơ tươi sáng trong hắn dần theo những cơn say lờm lợm chất chua bao tử tuôn tuồn tuột khỏi khối não ngày càng ủ dột, và cũng thường hoảng loạn. Hắn đứng đó bên dòng xuôi dòng ngược những người là người.

    Mé này là sông, khúc ruột già ung thối qua bao căn bệnh nan giải của thời đại vẫn khoan dung, nhẫn nhục mang chất thải của phồn hoa ra biển cả. Hắn đã về nơi chốn hắn bỏ ra đi.

    Hắn đạp xe chầm chậm dọc theo bến Bạch Đằng mong chút gió. Sông nước miền Nam vẫn thuần hậu chũi đất lành. Từ nghìn xưa vẫn thế. Sông thắt mắt trút lòng đem lương thực hằng ngày, sông lặng lẽ tiết phù sa béo như sữa Âu Cơ ; những con sông huyền thoại uốn mình hóa thân làm chín con rồng đổ ra Bể Đông đi tìm cha. Xưa Lạc Long Quân bỏ lại đàn con thơ dại trên bãi cát, tung mình bay lượn trong cơn dông. Người về tìm lại bên sông nguồn lạch của câu truyện hoang đàng. Hắn chưa được biết những con sông xứ Bắc, những con sông đã làm chứng cho ý chí sống còn của dân tộc này (có lẽ cũng bởi bản năng sinh tồn ấy mà muôn đời người ta nghi kỵ, rình rập lẫn nhau mãi thôi !). Xứ Bắc xa mịt mù xa bố mẹ để lại ngày chia đôi đất nước giờ chỉ cách chuyến tàu ; một miền quê hương giấu ủ trong những thương những đợi qua câu chuyện mẹ kể buổi chiều cơm nước xong chị Khuê ngồi phụ mẹ rửa bát. Mồ mả tổ tiên còn đó, làng thôn còn đó. Hỏi quê quán ở đâu, ai cũng có một tên làng. Hiển nhiên thôi. Vì miếng ăn, vì biến loạn, đành bỏ quê mà đi, theo thời cuộc nhập phố nhập phường hoặc lại phải đi xa hơn nữa. Nhưng các cụ xưa đã có chước có sách : đem chôn cái nhau và cuống rốn dưới đất, thế là buộc chặt con người với đất, nối liền người đã sống với người đang sống, và với những kẻ sẽ sinh ra. Đấy, chân cứng đá mềm, cho đi mặc thích, chết cũng sẽ quay đầu về. Sợi dây huyết thống vô hình ấy bấy lâu vẫn thằng thúc, hắn muốn đến tận nơi nhìn tận mắt để nỗi quyến luyến mơ hồ trong lòng xưa thừa hưởng ở cha mẹ được tựu hình rõ nét. Đành rằng hắn đã dự tính đi, một chuyến hành hương cho ngày mai có một dĩ vãng, nhưng còn phải giải oan cho tương lai, phải thoát thân khỏi cái mùng túc khiên bùng nhùng phủ lấy mọi khả năng sống cuộc đời hạnh phúc, cho dù chỉ một nhúm nhỏ nhoi hạnh phúc. Đã bao năm rồi hắn bì bõm trong cái hiện tại ngưng trệ và uế trược như về trấp. Còn phải làm thế nào, hắn không biết, nhưng nhất thiết phải làm cái gì đấy.

    - Chạy sát vô, cha !

    Chiếc xe gắn máy vọt qua, hai thằng ranh con kẹp con bé ngồi ở giữa ; con bé rú lên cười, thằng ngồi sau quay nhổ nước bọt đánh phẹt, may không trúng hắn. Loạng choạng hắn đạp xe nép vào lề. Cả cuộc đời hắn vẫn nép bên lề như thế.

    Hắn về nước đã hơn hai tuần nay. Quen nó ít hôm thì nó chết. Đêm qua vợ con nó dắt nhau đi đâu mất. Bẩng tinh sương người ta chở áo quan Mười Beo về Hóc Môn. Hắn áy náy không yên : cớ sao lão Hoạt chẳng bảo người qua gọi hắn. Nắng nhiệt đới loang loáng trám vàm mặt đường nhựa, dây điện chăng bừa trên đầu hãm tầm mắt. Hắn mong mãi một cơn mưa. Quay đều quay đều từng vòng đạp hắn để mặc cho cuộc sống quanh đây đun đẩy. Nắng nhầy nhẫy trên khuôn mặt người. Lòi con mắt lóa, cáu bẳn huých nhau thối mạng sườn, dân thành thị ùn ùn lao vào con xoáy kinh tế thị trường. Mùa này trời trẫng nắng.

    Quay đều quay đều từng vòng xe hắn rẽ đường Phạm Ngũ Lão. Phố này bấy lâu nay nhan nhản những Tây, xì xằng xì xồ xen kẽ lại có Ta, uầy uầy hảo hảo cũng thấy Tàu : phần nhiều còn trẻ, ngông nga ngông nghênh nhưng ngân sách lại eo hẹp. Bọn này mua hàng trả giá ác liệt lắm, cao lâu ăn quịt cũng ra nghề. Lẽ ra từ Tân Sơn Nhứt hắn bảo gã taxi về thẳng địa chỉ phố này đây, thuê phòng tắm gội ngủ nghỉ đã rồi hẵng hay. Năm ngoái có đứa về giới thiệu cho hắn bên ông chú, chỗ quen biết bảo đảm giá hữu nghị. Chưa ngồi vào xe, gã taxi nhe răng cười đón ý khách :

    - Việt kiều hả ? Anh ở khách sạn nào ? Hay để tui chở anh đến địa chỉ này mát mẻ khỏi chê !

    - Không, anh cho tôi về ...

    - Anh tin tui đi, bảo đảm tươi trẻ. Nghỉ ngơi cái đã, vội gì ? Đi ha ?

    - Khoan ...

    - Ô mê lý ... í ... í, mê ... ê ... ê ly ... chịu không được ! Đẳng cấp quốc tế à nghen !

    - Người nhà tôi đang trông. Anh cho tôi về Lý Thái Tổ !

    taxi kiêm dắt mối đâm tiu nghỉu. Dọc đường gã uể oải gợi chuyện, giọng bấy bớt kéo cuộn băng thâu đã nhão. Hắn tỏ ý khó chịu bởi lối xã giao cầu tài : hẳn gã ấy mong vớt vát chút đỉnh uống nước. Qua kính xe người ta trâng tráo nhìn hắn ; hắn nghĩ mình con thú quen thuộc trong thảo cầm viên.

    Chiếc taxi chật vật đỗ ở ngã tư. Bỗng có tiếng máy xe rú lên phỉ sức, một thiếu niên tách mình khỏi khối người lố nhố, vếnh cướng phóng lên giật quyền ưu tiên. Mảnh áo sơ-mi trắng phần phật vỗ tuột nắng trưa ở lại. Một sinh mạng đọn người lao vào cõi vô tận của giây lát. Tự do, dù chỉ trong giây lát. Gã tài xế lầm bầm rủa. Hắn cười vu vơ một mình. Không người xung quanh, ai cần tự do ?

    Giờ hắn đã thấm mệt, thân rã từng đẫn mỏi nhừ sau chuyến bay đằng đẵng. Bao xúc động ráo riết đã lắng xuống, khườm khì hắn rỗng xác, vũm linh hồn. Trưa nóng tăng áp suất. Hắn há hốc mồm, đờ đẫn nhìn phố xá nhuồi nhuội, bung biêng nhót lại nở ra. Hắn ngoẻo đầu tựa đệm xe.

    Cho đến khi xe dừng hẳn nơi đầu hẻm hắn mới vếch váng nhặt lại chút khái niệm thời gian. Đây rồi ! Hồi ức trở về từng đoạn xếch xác khuấy lên những cảm giác hỗn độn, lúc nhúc như hua. Hắn vào xóm, đường phố náo động dừng lại ở đầu ngõ. Mùi tanh tưởi xộc vào trí não xua hắn về với tuổi ấu thơ. Khoan, mẹ đừng rửa tay xà-bông. Chị Trinh bảo hắn dở hơi. Hắn thích lắm những hôm nhà ăn cơm có cá. Y như rằng, hắn giành tay mẹ hít lấy hít để, sợ mất của hắn mùi cá tươi, mùi muối, rong rêu và gió bể : mùi ấm no và tình yêu thương chăm bẵm. Lắng đắng thân mẹ cả một thời. A, hãy ngủ cho ngoan giấc ngủ thơm hơi mẹ buổi sớm, giấc trẻ thơ tinh khiết tựa đức tin của thiên thần. Vì đó là hạnh phúc thật. Viên đạn xuyên mái tôn sướt tay mẹ, cách đầu chị Trinh chỉ một phân. Mẹ rùng mình nhìn máu ra lênh láng, nhìn đứa con vẫn thiêm thiếp ngủ - sống chết một sợi tơ. Thế mà sinh mạng này mẹ quặn người rách dạ đẻ ra. Hãy ngủ cho ngoan, à ơi, hãy ngủ giấc mơ kết tinh hoàn vũ. Vì đó là hạnh phúc thật.

    Mấy đứa trẻ ở truồng ngơ ngác nhìn hắn. Ông xích-lô, cô hàng cơm, anh sửa xe, bà vắt sổ nhất loạt ngẩng nhìn hắn soi mói. Lối xóm nhà dựa vách nhà, mái đụp mái, bẹp gí vào nhau tương thân tương trợ, tương tác quái. Sâu trong hẻm cũng có người gặp thời xây nhà gạch cao tầng, mỗi nhà xí riêng một khoảng không gian xanh biếc. Lối đi thân quen vẫn gìn lòng bền chặt với quá vãng, dẫu thời cuộc có thêu phụng vẽ rồng ; con hẻm còn ấp ủ chút tình riêng tư. Hắn rón bước trên một thuở tưởng đã mất hút biết đâu tìm, lòng chợt biết ơn. Cột điện ở ngã ba đường nơi anh Trạch bị bắn chết, nắp cống xi-măng, giàn hoa giấy nhà ông Liêm ... vẫn thế. Và cây bàng trong sân. Chúa tôi, nó vẫn xanh um. Hắn chùn chân trước cổng ngôi nhà đúc ba tầng, phần trên cùng chỉ chiếm một nửa diện tích, nửa phía trước làm sân thượng. Trong sân con chó Nhật cũng chỉ nhinh nhỉnh hơn con mèo lăng quăng đánh hơi quanh năm bảy bồn cây cảnh ; hòn non bể cạn róc rách nước. Thấy kẻ lạ đứng lóm thóm bên ngoài, con chó vừa thụt lui vào góc sân vừa ăng ẳng sủa toáng lên khiến người trong nhà ngó ra.

    - Anh kiếm ai ?

    Người đàn bà tuổi trạc năm mươi lê đôi dép bước qua sân ; bà ta quay quát con chó, nhưng có chủ nó càng làm dữ.

    - Chúng mày đứa nào đem chó vào nhà nào !

    Một cô bé, hắn đoán cô ở tuổi mười bảy mười tám, ra ôm lấy con chó trên tay, suỵt suỵt mắng yêu. Cô len lén liếc nhìn hắn rồi bồng chó quay trở vào trong.

    - Thưa bà, tôi ở nước ngoài về. Tôi có mang theo đây thư từ cùng một món tiền thân nhân bà nhờ tôi trao hộ.

    - Ra thế ! Mời anh vào.

    Hắn bước qua ngưỡng cửa lòng se thắt lại, quần áo mặc trên người bỗng sao rộng lùng thùng ; nhìn xuống chân không phải chân mình, đôi giầy quá khổ như hai chiếc xuồng, loạng quạng chiếc trôi tả ngạn chiếc trôi hữu dực. Sau khi được giới thiệu và hiểu rõ duyên cớ vì đâu hắn lại đột ngột xuất hiện trong nhà họ ngay đúng bữa trưa, người đàn ông trong nhà quay vào ăn nốt bát cơm. Bà cụ mẹ ông chủ nhà đã xong bữa ngồi bên tráp trầu ngay phản kê ở góc nhà, miệng phóm phém nhai. Cô bé khi nẫy bâng lên khay ấm chén pha trà hầu cụ ; cô nhìn hắn mỉm cười tươi tắn, khẽ gật đầu chào. Thằng con trai anh cô gái ngồi trên bàn đối diện ông bố nghênh mặt ngó xấc xược, rồi tên ranh con lại vục cái đầu húi cua vào mâm ăn ngấu nghiến. Bà chủ nhà đon đả :

    - Mời anh vào tạm dùng bữa đạm bạc với chúng tôi. Anh đến bất ngờ nhà chẳng có gì ăn.

    - Cảm ơn bà, tôi đã ăn trưa.

    Hắn nói dối. Thật thì hắn không thấy đói, lúc này chỉ muốn đi khỏi nơi đây, thuê phòng nghỉ. Hắn hấp háy mí mắt thèm một chỗ ngả lưng.

    - Tôi vô ý đến lúc này thật không phải, cụ và ông bà thứ lỗi cho.

    Hắn lấy trong túi xách thư từ và một gói giấy người nhà họ gửi hắn đem về.

    - Giờ tôi xin phép ...

    - Ấy, ai lại ... ! Anh ngồi chơi xơi chén nước, đi đâu mà vội.

    Bà cụ sai cô bé bắc ghế mời hắn ngồi bên cụ để cụ hỏi thăm đôi điều.

    - Thế ra anh là chỗ quen biết với các cô các bác nhà cháu nó bên đấy à ?

    Hắn thưa rằng phải, là chỗ láng giềng với nhau bấy lâu qua lại thân mật. Vì thế, khi biết hắn có ý định ra ngoài thuê phòng trọ bà cụ không bằng lòng.

    - Anh cứ ở đây như người trong gia đình. Ăn uống giặt giũ cháu nó lo.

    Ông chủ nhà chau mày nhưng không nói gì ; thằng con trai ngồi xỉa răng, chuyện không can dự đến nó. Bà chủ nhà sau một lúc đắn đo bảo :

    - Phải đấy. Để tôi thu xếp tầng trên cùng cho anh thuê, như thế anh có chỗ ngủ nghỉ đi lại không phải vướng bận gì. Hành lý anh mang mỗi cái túi xách này thôi đấy à ?

    - Vâng.

    Anh Trạch gọi cửa.

    Theo anh vào nhà là một nhóm bốn người. Người đàn bà trung niên mặc quần đen áo bà ba vải thâm, nuộc lưng đeo súng ngắn và lựu đạn ; một trong ba người đàn ông kia mặc sơ-mi trắng quần tây đen đi bên người đàn bà nọ, hai người còn lại đi chân đất, tay cầm AK, đạn đeo từng băng trước ngực. Họ bố trí người canh gác ngoài sân trong hẻm. Chị Trinh đứng nép vào góc nhà, chị Khuê luống cuống đánh rơi cái bát xuống nền nhà.

    - Con ơi ...

    Hắn giật mình choàng dậy, đầu hắn nhức bưng bưng còn đặc quánh giấc ngủ trưa. Tiếng mẹ gọi hốt hoảng còn văng vẳng bên tai.

    - Con ơi, hời ... ơi, con ơi !

    Hắn định thần ra sân gác trông xuống hẻm. Bà con lối xóm đang nháo nhác bu quanh một người đàn bà. Khuôn mặt bà ta xám ngắt lại, hai con mắt đỏ đòng đọc man dại, tóc sổ tung ; bà ta nẩy người sủi bọt mép một chập rồi mềm nhũn ra. Người đàn bà không ngớt gọi con. Người trong xóm vực bà ta ngồi dậy thoa dầu giật tóc mai, lúc sau dìu vào nhà. Có tiếng chân người lên thang gác, ai đó khe khẽ gõ cửa.

    - Cháu mời chú dùng trà ạ.

    Hắn đỡ khay ấm chén trên tay cô bé. Hỏi chuyện mới hay người đàn bà bất hạnh kia vừa được tin đứa con trai đi đường xe cán chết. Tội nghiệp ! Bà có mỗi đứa con, nó là cả cuộc đời bà. Ngay khi chồng bỏ đi theo vợ bé, bà cũng không buồn phiền than khóc chi. Bà cảm ơn Trời Phật cho hai mẹ con sống vẫn có nhau. Cô bé không giấu nổi xúc động, giọng cô run run và cô ngượng ngùng cúi mặt. Khi cô bé đã đi xuống nhà dưới hắn lại nằm vật ra giường. Khí trời oi bức, mình mẩy hắn rã rời. Đầu óc hắn như mê lú không nắm giữ được một ý tưởng nào mạch lạc, lòng hắn rối một mớ bòng bong không xác định được cảm xúc nào rõ ràng. Tất cả cứ bập bềnh lan ra mãi, xa dần. Hắn như kẻ bao đêm thiếu ngủ gắng đi nốt đoạn đường đèo, hắn kẻ tử tù nhắm nghiền mắt trước giây phút thi hành án, đợi cơn mơ sảng ban nẫy lại về mang theo hình ảnh của một đời.

    Hai bữa nay hắn chẳng đi đâu, luẩn quẩn ra sân thượng rồi lại vào buồng. Một ngày hai bữa trưa chiều cô bé đem cơm lên cho hắn. Hồi hôm hắn ngỡ trời đổ mưa, nhưng thức giấc thấy đêm vẫn khô ráo. Giờ hắn ngồi đây đợi giây phút những mái tôn hoen rỉ theo trục quay của địa cầu lại tỏ mình trong ánh mai. Bên hàng xóm đã xủng xoảng công việc hằng ngày tự bao giờ, xộn rộn những lo toan mới cho một ngày mới. Ở con hẻm này qua những con hẻm ăn sâu vào Xóm Chợ, bao đời người ta sống bằng nghề làm chả cá, ba bốn thế hệ quây quần nạo cá lọc xương. Khom lưng cả buổi đứa bé gái núm vú mới chỉ loáng thoáng trong ngực áo ngồi bên cụ bà đã luống tuổi. Cá xay nhuyễn nặn thành bánh đem rán vạc dầu. Khung cảnh tuổi thơ của hắn là đó, và giờ đây vẫn sinh hoạt ấy làm cái mốc cho hắn kiếm nẻo về.

    Chốc nữa đây ánh lê minh về ngự ở góc trời. Hắn dò bước xuống thang cấp lát gạch hoa, lần mò ra bếp loay hoay bật lửa đun nước pha ấm trà.

    - Chú ạ ! Chú dậy sớm ? Để cháu, một lát cháu bâng lên.

    Cô bé đứng trong ánh sáng xanh nhạt ở khoảng sân hẹp ngăn chái bếp với gian chính. Giấc ngủ con gái còn phảng phất trên môi, trên đôi bờ mi ; thân mình còn ấm hơi chăn nệm âm thầm nở căng dưới bộ bà ba lụa. Ồm ồm tiếng ông bố từ nhà trên :

    - Con đi rửa mặt đi, rồi đặt cho bố ấm nước.

    Hắn nóng ran từ đỉnh đầu xuống cổ ra đến ngón tay ngón chân, luýnh quýnh suýt phải bỏng vì ấm nước sôi. Bước lên gác hắn nghe sau lưng cô bé hát nho nhỏ, một âm điệu vui tươi. Hắn mỉm cười một mình. Ngày còn bé tí, sáng thức dậy sớm nằm ươn ái trong chăn, hắn ưa xoay mình lặng thinh ngắm các chị ngủ. Đấy, giấc ngủ con gái thơm như vú mẹ, mềm mại và bí ẩn ; da thịt con gái mọng hồng bởi những giấc mơ mà các chị giấu kín như châu báu. Thế giới của các chị được tạo thành bởi một phép tiên huyền diệu, trong sáng và kiêu kỳ. Mình mẹ giữ chiếc chìa khóa vào cõi thơ đó. Hai chị thường khúc khích cười riêng với nhau hoặc thì thầm to nhỏ với mẹ. Bao giờ cũng vậy, hễ hắn ló đầu ở cửa buồng thì các chị im bặt, rồi giả tảng nói mấy chuyện vu vơ chẳng ăn nhập gì với nhau. Hắn đỏ mặt tía tai, bặm môi trợn mắt cố dằn nỗi uất ức cứ chực trào lên.

    - Cho em nghe với !

    Hắn quyết không để các chị nom thấy mình ứa nước mắt, thế thì nhục lắm ! Hắn hỏi mẹ các chị nói với nhau chuyện gì mà phải giấu giếm mọi người. Xấu hổ quá, mẹ mắng hắn ranh con hóng hớt chuyện người lớn à ? Vả, con trai ai lại tọc mạch chuyện đàn bà con gái. Rõ ràng mẹ bênh các chị, đàn bà con gái một phe với nhau ! Chị Trinh nào đã phải người lớn. Chị ấy hơn hắn năm tuổi, thế mà hôm kia có chiếc bánh mẹ phần cho hắn, chị lấy ăn tỉnh bơ ; đấy là chị đã xơi gọn phần của chị. Hắn hờn, không phải vì mất ăn mà bởi mẹ bảo không sao, mai mẹ mua cho cái khác ! Hắn lăn ra nhà đay đảy với mẹ ; bố buông nhật trình, nọc hắn ra cho hai nhát phất trần xoắn đít. Sau đó ít lâu, bố ghi danh để hắn gia nhập Sói Con, kẻo con trai ngần này tuổi đầu còn níu váy mẹ. Tuổi con gái các chị ngày càng khép kín lại và được bố mẹ bảo vệ tối đa. Rồi một hôm, lần đầu tiên có người đến nhà chỉ hỏi thăm riêng mình chị Khuê : một thanh niên ăn nói lễ phép, phong cách lịch sự, đĩnh đạc. Những lần anh Lộc ghé chơi, chị Trinh cũng phải ra rìa, đành lên gác chơi với hắn. Chị ấy nào đã phải người lớn. Nay hắn đã ở tuổi trưởng thành, và, bao lần vạc trở canh đã lỡ hàng bờ, nhẵm mấy mối tình sẩn ngang ngấu như đớn, vô duyên như cơm nín, hắn vẫn chưa biết tìm ở nơi ai cho được ngưỡng tim để hắn nhìn vào biết thế nào là cái thế giới diệu vợi con gái như của các chị hắn ngày xưa đó.

    Hắn hớp ngụm trà sớm, nỗi bâng khuâng thoảng hương sen. Ngoài đường những người bán quà sáng cất tiếng rao, mỗi người một vẻ, một âm giai âm điệu cá biệt, trầm trầm cam chịu hoặc véo von xốc nổi. Những người làm cá luân phiên nghỉ tay ăn bữa ăn mở dạ. Ăn rồi họ quay ra cười nói huyên thuyên, vào việc tay làm thoăn thoắt. Bên vách nhà đối diện ánh nắng trong trẻo kẻ một tam giác vuông vàng tươi vỏ chanh. Gió nhẹ chao chùm hoa giấy đỏ thắm, bỡn cợt thử sức cánh chuồn chuồn. Dưới sân ông chủ nhà mắc chiếc lồng mây vào ống tre gác ngang : con chim óc bích lông trên đầu đỏ rực cất tiếng hót ganh tiếng người. Cô bé con gái ông chủ nhà dắt xe ra sân sửa soạn đi. Cô mặc quần trắng hàng sợi bông nội hóa, áo lụa tim tím khoai mỡ, đội mũ vải trắng điểm xuyết li ti ít cánh hoa xanh mướp đắng non. Tóc đen tuyền cô chải óng mượt, buông dài đến lưng. Cô chào bố, rồi ra đến cổng, cô ngước lên sân gác miệng cười tươi gật đầu chào hắn. Cậu Cả hẳn còn rúc trong chăn. Nó thường ngủ đến non trưa, họa hoằn nó mới ăn cơm ở nhà. Ra đường nó đi giầy đinh, tóc chải lởm chởm cứng nhắt keo hồ ; nó đi hai ba giờ sáng về gọi cổng. Mỗi khi bà nó mắng hay khuyên răn chỉ bảo, nó hếch mặt lên, bĩu môi bà chỉ nói chuyện ngày xưa. Mẹ nó bênh con lon xon mắng cả bà ; nhưng cũng ít khi mẹ nó ở nhà. Hình như hai mẹ con cùng manh mối làm ăn thế nào ấy - theo lão Hoạt đoán phỏng thì dây mơ cũng phải đến cấp thành

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1