Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ: An Sĩ Toàn Thư, #2
Khuyên người bỏ sự giết hại: An Sĩ Toàn Thư, #3
Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng: An Sĩ Toàn Thư, #1
Ebook series5 titles

An Sĩ Toàn Thư

Rating: 0 out of 5 stars

()

About this series

Tiểu sử Tiên sinh Chu An Sĩ

Tiên sinh tên thật là Chu Mộng Nhan, còn có tên khác là Tư Nhân, hiệu An Sĩ, là hàng trí thức ở đất Côn Sơn.

Ngài thông hiểu Kinh tạng, tin sâu pháp môn Tịnh độ nên tự lấy hiệu là Hoài Tây Cư sĩ. Ngài thường suy xét thấy rằng, tất cả chúng sinh tạo vô số tội nghiệp, trong đó có đến hơn một nửa là do hai nghiệp tà dâm và giết hại, nhân đó liền soạn ra hai quyển sách để khuyên răn người đời từ bỏ sự tà dâm và giết hại.

Sách khuyên người bỏ sự giết hại lấy tên là Vạn thiện tiên tư, lời lẽ thiết tha thành khẩn, ý tứ sâu xa cảm động lòng người. Theo lời ngài kể lại thì mỗi khi đi qua bất kỳ miếu thần nào cũng đều có lời khấn nguyện rằng:

"Nguyện chư vị thần linh hãy phát tâm xuất thế, đừng thọ hưởng những đồ cúng tế bằng máu thịt chúng sinh, một lòng thường niệm đức Phật A-di-đà, cầu vãng sinh Tây phương Tịnh độ. Chu Tư Nhân này kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, nguyện rằng nếu có tự tay giết hại dù một con cá nhỏ, cho đến những người trong nhà tôi nếu có ai làm tổn hại đến con muỗi, con kiến, xin tôn thần thẳng tay nghiêm trị, nổi lên sấm sét đánh nát những sách tôi viết ra.

"Lại kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, xuống sông gặp cá, ngẩng mặt thấy chim, nếu như không nghĩ việc cứu giúp phóng sinh mà còn khởi tâm giết hại, cũng xin chịu sự trừng phạt như trên.

"Lại kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, dù là trong giấc mộng, nếu thấy người giết hại chúng sinh mà không hết lòng xưng danh hiệu Phật, không khởi tâm cứu giúp, ngược lại còn vui vẻ tán thành, cũng xin chịu sự trừng phạt như trên."

Về quyển sách khuyên người bỏ sự tham dục của tiên sinh, tựa đề là Dục hải hồi cuồng, khuyên hết thảy những người nặng lòng tham dục, trước tiên dùng phương tiện quán chiếu việc ở trong thai mẹ như tù ngục, thấy rõ đủ mọi sự khổ não, do đó liền dứt trừ được tâm tham dục.

 

 

 

LanguageTiếng việt
Release dateJul 22, 2021
Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ: An Sĩ Toàn Thư, #2
Khuyên người bỏ sự giết hại: An Sĩ Toàn Thư, #3
Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng: An Sĩ Toàn Thư, #1

Titles in the series (5)

  • Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng: An Sĩ Toàn Thư, #1

    1

    Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng: An Sĩ Toàn Thư, #1
    Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng: An Sĩ Toàn Thư, #1

    An Sĩ toàn thư là một tập sách khuyến thiện được Đại sư Ấn Quang nhiều lần khen ngợi. Đích thân ngài cũng đã vận động, tổ chức việc in ấn lưu hành, số lượng lên đến hàng vạn quyển. Vì thế, lần đầu tiên tiếp xúc với bộ sách này bằng Hán văn, bản thân tôi đã không khỏi khởi sinh một vài băn khoăn, nghi vấn. Vì sao lại băn khoăn, nghi vấn? Vì khi nhìn qua tổng mục sách này, nổi bật lên là phần Âm chất văn quảng nghĩa, vốn dựa vào bài văn Âm chất của Văn Xương Đế Quân để giảng rộng. Các phần còn lại là Tây quy trực chỉ, Vạn thiện tiên tư và Dục hải hồi cuồng có thể tạm chưa bàn đến, nhưng riêng về bài văn Âm chất thì dường như không nằm trong Giáo pháp của đức Phật. Văn Xương Đế Quân là một nhân vật hư hư thật thật, tuy một phần truyền tích về ông có thể tạm cho là thật, nhưng lại có vô số điều được thêu dệt thêm chung quanh hình ảnh của ông, mà phần lớn đều là những kiểu niềm tin mông muội, thiếu trí tuệ, nếu không muốn nói là mê tín. Như vậy, những lời truyền lại của một nhân vật như thế liệu có đáng để người Phật tử phải lưu tâm nghiên tầm học hỏi hay chăng? Một tập sách như vậy liệu có đáng để lưu hành rộng rãi hay không?... Nhưng Đại sư Ấn Quang vốn là bậc long tượng trong Phật giáo. Cuộc đời và đạo nghiệp của ngài quá đủ để chúng ta đặt niềm tin vào những lời khuyên của ngài. Đại sư nói về sách An Sĩ toàn thư và soạn giả là tiên sinh Chu An Sĩ như sau: "...quả thật là một quyển kỳ thư khuyến thiện bậc nhất trong thiên hạ, nếu so với những quyển sách khuyến thiện tầm thường khác, há có thể sánh cùng được sao? Lòng tôi vẫn tin chắc rằng tiên sinh hẳn là bậc Bồ Tát theo bản nguyện mà hiện thân cư sĩ để thuyết pháp độ sinh."  (Trích Lời tựa của Đại sư Ấn Quang)  Chính niềm tin vào Đại sư Ấn Quang đã khuyến khích tôi tiếp tục đọc vào sách An Sĩ toàn thư, thay vì gác nó sang một bên sau khi nhận ra có sự hiện diện của nhân vật gọi là Văn Xương Đế Quân. Và quả thật tôi đã đặt niềm tin không lầm. Sau khi đọc vào nội dung sách, tôi mới hiểu được lý do vì sao Đại sư hết lời khen ngợi, và cũng thấy được tâm lượng từ bi, trí tuệ diệu dụng của tiên sinh Chu An Sĩ khi soạn ra tập sách khuyến thiện này. Từ đó, tôi phát tâm chuyển dịch sách này sang Việt ngữ, đồng thời soạn các chú giải và khảo đính một số điểm sai sót trong chính văn để tập sách thêm phần hoàn thiện.

  • Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ: An Sĩ Toàn Thư, #2

    2

    Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ: An Sĩ Toàn Thư, #2
    Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ: An Sĩ Toàn Thư, #2

    Thật vĩ đại thay, Giáo pháp kinh điển của Như Lai! Quả thật là con thuyền từ bi đưa muôn người vượt qua bể khổ, là ngọn đuốc quý báu trên con đường tối tăm u ám, là bầu sữa mẹ lúc sơ sinh, là lúa gạo trong năm mất mùa đói kém. Vì thế, khi Tôn giả A-nan kết tập Kinh điển, Phạm vương, Đế Thích đều cầm lọng che hầu, bốn vị Đại thiên vương đích thân quỳ nâng bốn chân tòa báu. Sách vở của thế gian thật không thể đem ra so sánh, dù chỉ trong muôn một. Cho nên, việc in ấn lưu hành Kinh sách quả thật là điều không thể không làm. Đức Thế Tôn trước khi thành đạo, trong vô số kiếp đã vì cầu Phật pháp mà sẵn sàng xả bỏ thân mạng, có lúc chỉ cầu một câu kinh, một bài kệ mà bỏ cả ngôi vua, hoặc xa lìa vợ con, không việc gì không làm. Cho nên, pháp môn của Phật như cam-lộ quý báu, không phải lúc nào cũng sẵn có trong đời. Người đời không hiểu sự quý báu như thế, thường xem nhẹ Kinh Phật, đâu biết rằng đến vài ba ngàn năm sau nữa, dù muốn cầu được một câu, một chữ trong Kinh điển cũng không thể được. Trong kinh Pháp diệt tận[1] có dạy rằng: Khi Chánh pháp sắp mất đi, màu áo cà-sa của tỳ-kheo còn tự nhiên hóa trắng, huống hồ Ba tạng[2] Kinh văn giáo điển.[3] Rồi từ khi Chánh pháp mất đi, phải trải qua hơn 8.806.000 năm,[4] Bồ Tát Di-lặc từ cung trời Đâu-suất hạ sanh, thế gian mới lại có Phật.[5] Bốn tiểu kiếp từ thứ 11 đến thứ 14 đều không có Phật.[6] Đến tiểu kiếp thứ 15, sau khi đức Phật Sư Tử xuất thế, lại có các vị Phật nối nhau thành đạo, gồm cả thảy 993 vị, có thể xem là giai đoạn Phật pháp hưng thịnh nhất. Nhưng rồi 4 tiểu kiếp từ thứ 16 đến thứ 19 lại không có Phật. Mãi đến tiểu kiếp thứ 20, sau khi đức Phật Lâu-chí[7] xuất thế, vừa đủ số 1.000 vị Phật thì thế giới Ta-bà này cũng hoại diệt mất. Từ đó, lại trải qua 60 tiểu kiếp[8] rồi mới có Đức Phật Nhật Quang ra đời.[9] Pháp Phật thật khó gặp như thế, nay ta may mắn sinh ra vào thời gian còn có pháp Phật lưu truyền, lẽ nào lại như người vào núi châu báu mà trở về tay không?[10] Người ở châu Bắc-câu-lô, tuổi thọ trung bình đến hơn nghìn tuổi, nghĩ tưởng đến y phục liền tự nhiên có được y phục, nghĩ tưởng đến thức ăn liền tự nhiên có được thức ăn, mắt không thấy cảnh đau buồn, tai không nghe tiếng tranh đoạt, so với các đời Đường, Ngu, Tam đại[11] thật vượt hơn gấp trăm ngàn lần. Theo như thế tục mà nói thì đời sống nơi ấy quả là hưng thịnh phi thường, nhưng theo Phật pháp lại xếp vào một trong Tám nan xứ,[12] vì người cõi ấy chỉ hưởng phước si mê,[13] không tin Tam bảo, không biết đến Giáo pháp xuất thế.[14]    

  • Khuyên người bỏ sự giết hại: An Sĩ Toàn Thư, #3

    3

    Khuyên người bỏ sự giết hại: An Sĩ Toàn Thư, #3
    Khuyên người bỏ sự giết hại: An Sĩ Toàn Thư, #3

    Giáo huấn của các bậc thánh nhân, tuy nói rằng đại thể đều như nhau, nhưng pháp Phật quả thật vượt trội hơn hết. Không cần phải xét đến ý nghĩa sâu xa uyên áo, chỉ ngay nơi việc đức Phật chế định giới không giết hại đã có thể khẳng định chắc chắn ngài là bậc thánh của các vị thánh, không ai có thể sánh kịp. Đã là con người thì dù sáng suốt hay ngu muội, ai ai cũng xem việc bị giết hại là nỗi khổ lớn nhất, mà được duy trì sự sống là ân đức lớn nhất. Cho nên, luận về tội ác nặng nề thì không gì hơn tội giết hại, mà phước báu lớn nhất thì không gì hơn ngăn cản việc giết hại. Hết thảy loài vật đều tham sống sợ chết, tìm chỗ an ổn, tránh chỗ nguy hại, so với tâm lý con người không khác! Thế mà những từ ngữ nói đến sự giết hại loài vật để phục vụ việc ăn uống lại thấy lẫn lộn dẫy đầy trong kinh thư, sách truyện của Nho gia, khiến người ta xem mãi cũng thành quen, rồi cho là việc đương nhiên phải vậy. Nếu không có bậc Đại Hùng[1] rủ lòng thương xót chúng sinh mà trước tiên chế định giới cấm, thống thiết răn dạy, thì đâu có ai biết đến ý nghĩa "hết thảy chúng sinh đều sẵn tánh linh, hết thảy vạn vật đều đồng tánh thể"? Nay các nhà Nho cũng nói đến việc thương yêu loài vật, nhưng tôi không hiểu nổi những việc như cắt xẻ, băm vằm... sao có thể nói là thương yêu được? Sách Nho dạy rằng: "Chặt một cái cây, giết một con thú mà không đúng lúc, ấy là bất hiếu." [2] Nhưng họ thật không biết rằng, hòa khí an ổn vẫn luôn tồn tại, vốn trong vũ trụ này không có bất kỳ thời điểm nào thích hợp cho việc giết hại cả! Mỗi khi có nạn hạn hán, lụt lội, triều đình cũng biết cấm tuyệt sự giết mổ để mong cảm động lòng trời, nhưng lúc bình thường lại buông thả khích lệ sự giết chóc, xâm hại hòa khí của đất trời, gieo mầm tai ương, cứ để yên như thế mà chẳng nói gì đến, tôi thật không biết phải hiểu điều ấy như thế nào? Trong Kinh dạy rằng:[3] "Bậc Chuyển Luân Thánh Vương một khi xuất hiện ở thế gian, lập tức truyền lệnh khắp nơi, dứt trừ việc giết hại, khiến cho nhân dân trong cõi nước đều được được hưởng phước báu an vui, tuổi thọ lâu dài, thậm chí không bao giờ nghe đến những từ ngữ như chiến tranh, đói khổ." Chúng ta không may sinh vào thời uế trược, đạo đức thế gian ngày càng suy thoái, các bậc tiên thánh nhìn thấy khuynh hướng giết hại sinh linh đã quá nặng nề, thật khó thay đổi, nên vạn bất đắc dĩ mới dạy rằng "không nên giết hại quá nhiều". Nhưng rồi những lời ấy truyền lại qua sách vở, không khỏi bị những kẻ phàm tục tham ăn háo uống dựa vào đó để thỏa mãn lòng ham muốn, [tự cho rằng nếu giết hại không quá nhiều thì có thể chấp nhận được]. Nói ra thật khiến người ta không sao kiềm được sự thương xót bi ai.  

  • Khuyên người bỏ sự tham dục: An Sĩ Toàn Thư, #4

    4

    Khuyên người bỏ sự tham dục: An Sĩ Toàn Thư, #4
    Khuyên người bỏ sự tham dục: An Sĩ Toàn Thư, #4

    Vào khoảng cuối mùa hạ năm Tân Dậu, tôi và Chu tiên sinh cùng ngồi hóng mát trong một cái đình nhỏ ven hồ sen, tay nắm tay trao đổi tâm tình, luận bàn những việc được mất trong đời từ xưa đến nay, nhân đó đề cập đến những lẽ thiện ác báo ứng, Chu tiên sinh bỗng xúc động thở dài than rằng: "Sắc dục làm mê hoặc con người thật quá lắm, đến bậc hiền trí còn không thoát khỏi, huống chi là những người khác!" Tôi nghe lời ấy thì lặng thinh hồi lâu, suy nghĩ đến việc [dùng lời nói] khuyên người trong một lúc sao bằng [viết sách] khuyên người, [lưu truyền đến] muôn đời sau, liền đem việc muốn biên soạn sách này ra thỉnh ý tiên sinh. Chu tiên sinh nói: "Tôi lo việc khắc in sách Vạn thiện tiên tư đã gần hai năm rồi vẫn chưa xong, đâu dám nghĩ đến việc khác." Tôi nói: "Chỉ cần là việc lợi ích cho muôn người, tôi đây không tiếc [đóng góp] tiền bạc." Chu tiên sinh nghe vậy rất hoan hỷ, liền phát tâm biên soạn sách này. Ngày lại ngày qua, thoáng chốc đến mùa thu năm nay, vào ngày Canh Ngọ trong tháng bảy, tôi tìm đến nhắc lại lời nói năm xưa. Tiên sinh liền ngay trong ngày ấy đốt hương trang nghiêm, rửa tay sạch sẽ, phóng bút viết ra. Tiên sinh biên soạn sách này, mỗi khi nêu ra một phần nghị luận đều cứu xét thật rõ trong nguyên bản, để giúp cho người đọc có thể nhận hiểu rõ ràng, lại khảo cứu rộng thêm đến cả những sách vở, kinh điển của Nho, Lão, Phật, lấy đó làm chỗ tham khảo [để bổ sung] đầy đủ. Tiên sinh chịu khó nhọc, đêm ngủ không yên giấc, ngày ăn chẳng thấy ngon, [để hết cả tâm ý vào công việc]. Bản thảo viết ra mất ba tháng mới hoàn tất, tôi liền tuyển chọn thợ khéo khắc bản in để có thể lưu truyền rộng rãi. Chỉ mong sao những người đọc được sách này có thể xem đây như một tiếng chuông trong đêm khuya thanh vắng [giúp người tỉnh ngộ], như lương thực lúc đói thiếu [giúp người no lòng], ngày ngày đặt sách ngay nơi thuận tiện để thường xem đi xem lại, ắt trí tuệ sẽ được khai mở, phước duyên tự nhiên vững chắc sâu dày. Đến như những chỗ dò tận nguồn cội, hiển lộ nghĩa uyên áo của sách này, rực rỡ sáng tỏ muôn phần, thì đương thời ắt không thiếu những bậc thức giả sáng suốt [tự nhận biết], tôi đâu cần phải ngợi khen xưng tán.

  • Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ: An Sĩ Toàn Thư, #5

    5

    Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ: An Sĩ Toàn Thư, #5
    Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ: An Sĩ Toàn Thư, #5

    Tiểu sử Tiên sinh Chu An Sĩ Tiên sinh tên thật là Chu Mộng Nhan, còn có tên khác là Tư Nhân, hiệu An Sĩ, là hàng trí thức ở đất Côn Sơn. Ngài thông hiểu Kinh tạng, tin sâu pháp môn Tịnh độ nên tự lấy hiệu là Hoài Tây Cư sĩ. Ngài thường suy xét thấy rằng, tất cả chúng sinh tạo vô số tội nghiệp, trong đó có đến hơn một nửa là do hai nghiệp tà dâm và giết hại, nhân đó liền soạn ra hai quyển sách để khuyên răn người đời từ bỏ sự tà dâm và giết hại. Sách khuyên người bỏ sự giết hại lấy tên là Vạn thiện tiên tư, lời lẽ thiết tha thành khẩn, ý tứ sâu xa cảm động lòng người. Theo lời ngài kể lại thì mỗi khi đi qua bất kỳ miếu thần nào cũng đều có lời khấn nguyện rằng: "Nguyện chư vị thần linh hãy phát tâm xuất thế, đừng thọ hưởng những đồ cúng tế bằng máu thịt chúng sinh, một lòng thường niệm đức Phật A-di-đà, cầu vãng sinh Tây phương Tịnh độ. Chu Tư Nhân này kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, nguyện rằng nếu có tự tay giết hại dù một con cá nhỏ, cho đến những người trong nhà tôi nếu có ai làm tổn hại đến con muỗi, con kiến, xin tôn thần thẳng tay nghiêm trị, nổi lên sấm sét đánh nát những sách tôi viết ra. "Lại kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, xuống sông gặp cá, ngẩng mặt thấy chim, nếu như không nghĩ việc cứu giúp phóng sinh mà còn khởi tâm giết hại, cũng xin chịu sự trừng phạt như trên. "Lại kể từ năm 24 tuổi cho đến cuối đời, dù là trong giấc mộng, nếu thấy người giết hại chúng sinh mà không hết lòng xưng danh hiệu Phật, không khởi tâm cứu giúp, ngược lại còn vui vẻ tán thành, cũng xin chịu sự trừng phạt như trên." Về quyển sách khuyên người bỏ sự tham dục của tiên sinh, tựa đề là Dục hải hồi cuồng, khuyên hết thảy những người nặng lòng tham dục, trước tiên dùng phương tiện quán chiếu việc ở trong thai mẹ như tù ngục, thấy rõ đủ mọi sự khổ não, do đó liền dứt trừ được tâm tham dục.      

Author

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.

Read more from Nguyễn Minh Tiến

Related to An Sĩ Toàn Thư

Related categories

Reviews for An Sĩ Toàn Thư

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words