Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hai Bên Chiến Tuyến
Hai Bên Chiến Tuyến
Hai Bên Chiến Tuyến
Ebook158 pages2 hours

Hai Bên Chiến Tuyến

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Mặc dù là nhà thơ lâu năm trước khi viết truyện, Từ Nguyên Thạch không đem chất thơ phả sương mù làm nhòa đi sự dữ dội của chiến tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những thảm kịch kết thúc một cách đau đớn như chuyện tình ngang trái của Hoa và Doan (Chạy trốn), tình cảnh bi đát của gia đình Vinh và Hải (Chiếc xe đạp trúng thưởng) và số phận bất hạnh của o The (O The), ngòi bút Từ Nguyên Thạch đã an ủi chúng ta với những happy ending trong Đá nở hoa, Mùi củ cải trắng, Đôi nạng gỗ đi qua thành phố. Con người không thể thiếu hy vọng để mà sống, huống chi đó không phải là trí tưởng tượng lãng mạn mà là một khía cạnh của chính sự thật cuộc đời. Thì chính câu chuyện gia đình của tác giả đó thôi: mẹ con, chị em đã đoàn tụ vẹn tròn sau 21 năm chia xa, cách trở...
(Trích Lời bạt của Huỳnh Như Phương)

LanguageEnglish
Release dateAug 22, 2022
ISBN9781005586263
Hai Bên Chiến Tuyến
Author

Từ Nguyên Thạch

Từ Nguyên ThạchTên thật Trần Quang Ân, sinh năm 1956.Quê quán: Thừa Thiên- Huế.Năm lên ba đã theo gia đình vào sinh sống ở Quảng Ngãi. Đây là vùng đất gắn liền với tuổi thơ và tuổi trưởng thành với nhiều kỷ niệm.Năm 1975, vào học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, tốt nghiệp năm 1980.Các nơi làm việc:- Giáo viên Trường THPT Phước Long Sông Bé, THCS Trường Sơn, Gò Vấp, TP.HCM.- Biên tập viên tạp chí Văn hóa Sông Bé, Sở Văn hóa- Thông tin Sông Bé.- Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thư ký Hội Văn học- Nghệ thuật Sông Bé.- Phóng viên, biên tập viên báo Người Lao Động, báo Pháp Luật TP.HCM.- Hiện nghỉ hưu.Bắt đầu sáng tác thơ, văn từ 1975. Đoạt nhiều giải thưởng thơ ở Sông Bé và TP.HCM.Tác phẩm đã xuất bản:1/ Miền đất tôi yêu, tập thơ in riêng, NXB Sông Bé,1989.2/ Bài hát buồn, tập thơ in riêng, NXB Văn nghệ TP,HCM, 19903/ Nghe tiếng thác Mơ, tập thơ in chung, Sở Văn hóa- Thông tin Sông Bé, 1982.4/ Bụi phấn, tập thơ văn giáo viên trẻ, in chung, CLB giáo viên trẻ TP.HCM, 1982.5/ Vùng đất thép, tập thơ in chung, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1985.6/ Điều muốn nói với mẹ, tập thơ in chung, NXB Thanh niên, 1986.7/ Tháng Giêng Sài Gòn anh làm thơ yêu em, tập thơ in chung, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1993.8/ Thơ TP.HCM 20 năm (1975-1995), tập thơ in chung, NXB Văn nghệ TP.HCM, 1995.9/ Lục bát tình, tập thơ in chung, NXB Đồng Nai, 1997.10/ Chút tình với Huế, tập thơ in chung, NXB Trẻ, 1997.11/ Tuyển tập Thơ hay dành cho thiếu nhi, tập thơ in chung, NXB Trẻ 2000.12/ Lời người chở chữ, tập thơ văn tin chung, Trường Đai học Sư phạm TP.HCM, 2001.13/ Lời của cây của lá, tuyển tập thơ văn in chung, báo Khăn Quàng Đỏ, 2002.14/ Gói mây trong áo, tập thơ in chung, NXB Trẻ, 2003.15/ Nguyên đán tình yêu, tập thơ in chung, NXB Văn hóa- Văn nghệ, 2004.16/ Tự tình với Huế, tập thơ in chung, NXB Trẻ, 2004.17/ Mẹ tôi – Lời xin lỗi muộn màng, tập văn, NXB Trẻ & báo Tuổi Trẻ, 2004.18/ Thơ TP.HCM 1975 - 2005, tập thơ in chung, NXB Hội Nhà văn & Hội Nhà văn TP.HCM, 2005.19/ Sài Gòn thơ, tập thơ in chung, NXB Văn học & Hội Nhà văn TP.HCM, 2007.20/ Thơ TP.HCM, tập thơ in chung, NXB Hội Nhà văn, 2008.21/ Cảm xúc tháng Tư, tập văn in chung, Hội Nhà văn TP.HCM & NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2015.22/ Tình người cách ly, truyện dài, NXB Hội Nhà văn, 2020.23/ Tập thơ văn kỷ niệm 30 năm Áo Trắng, in chung, NXB Trẻ & báo Tuổi Trẻ, 2020.Và nhiều tác phẩm thơ, truyện đăng trên các báo ở Trung ương và địa phương.(ĐT: 0936097221 - Email: tunguyenthach2014@gmail.com)

Related to Hai Bên Chiến Tuyến

Related ebooks

Short Stories For You

View More

Related articles

Reviews for Hai Bên Chiến Tuyến

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hai Bên Chiến Tuyến - Từ Nguyên Thạch

    TỪ NGUYÊN THẠCH

    Hai bên

    chiến tuyến

    Tập truyện về chiến tranh Việt Nam

    Cho người thân, bạn bè tôi, kể cả những người đã khuất trong chiến tranh.

    T.N.T

    MỤC LỤC

    Mở

    Tên con là Hòa Bình

    Hai bên chiến tuyến

    Má ơi, chúng con đã về

    Câu chuyện dưới hầm

    Đá nở hoa

    Chiếc lược và tấm thẻ bài

    Đôi nạng gỗ đi qua thành phố

    Chạy trốn

    O The

    Mùi củ cải trắng

    Mùa hè chưa qua

    Người khác

    Chiếc xe đạp trúng thưởng

    Khép

    Lời bạt của HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

    MỞ

    Đó là một đêm tối trời. Tiếng súng trường nổ dòn dã trước cửa nhà.

    Tôi bị đánh thức không phải bằng tiếng súng chát chúa mà bằng tiếng thì thầm run rẩy của mẹ tôi. Mẹ tôi mở cửa bếp, lùa anh em chúng tôi xuống hố rác sau nhà. Hố rác sâu quá đầu tôi. Tôi rớt xuống hố như trái mít rụng mà không nghe đau. Và một nỗi sợ hãi bao trùm lấy lồng ngực.

    Ngó lên miệng hầm, tôi thấy những làn đạn lao đi trong màn đêm. O Ngắn ngồi cạnh tôi, hàm răng đánh lập cập. Hàm răng tôi tự dưng cũng đánh lập cập theo. Một nỗi sợ khủng khiếp bóp nghẹt lấy trái tim tôi. Khoảng tiếng đồng hồ sau, tiếng súng dần thưa rồi rơi vào im lặng. Mẹ tôi lên trước, o Ngắn lên kế tiếp, rồi lần lượt kéo anh em chúng tôi lên khỏi miệng hầm. Khoảng thời gian tiếp theo tôi không còn nhớ gì nữa. Tôi rơi vào giấc ngủ mê mệt. Đến sáng, đầu tóc, quần áo tôi bê bết bùn đất. Hồi chiều có trận mưa nhỏ làm đáy hố nhão một lớp đất bùn.

    Đó là đêm đầu tiên con quái vật có tên là chiến tranh bước vào đời tôi. Và nó không bao giờ bước ra nữa. Nó theo tôi trong từng lúc từng phút như chính hơi thở của tôi. Tôi không có trí nhớ tốt để nhớ hết mọi chuyện xảy ra trong đời nhưng có những chuyện buồn về chiến tranh muốn quên đi thì nó vẫn ám ảnh tâm trí tôi.

    Từ đêm đó, thằng bé hồn nhiên trong tôi ra đi vĩnh viễn. Tôi biết buồn và lo âu quá sớm.

    Năm đó tôi vừa lên năm.

    Trong những lúc rảnh rỗi, tôi hỏi ba tôi vì sao có chiến tranh, chừng nào hết chiến tranh… Thường là những câu trả lời của ba làm tôi đăm chiêu hơn. Nó làm cho trí óc non nớt của tôi tưởng tượng ra những cảnh hãi hùng hơn.

    Sau này tôi mới biết cái đêm kinh hoàng ấy là trận đánh mở màn cho cuộc chiến tranh dài lê thê và nhiều đau thương ở dải đất miền Trung. Đó là những ngày cuối năm 1960. Con quái vật chiến tranh đã thức giấc và cắn vào vùng đất trung du nghèo khó của khúc ruột miền Trung này.

    Nhà chúng tôi ở là một căn nhà tranh, vách đất như hầu hết những căn nhà của người dân nơi đây. Trong trí nhớ của cậu bé lên năm, vùng đất Ba Gia hiền lành mà sau này trở thành một địa danh đi vào huyền thoại của cuộc chiến tranh Việt Nam là một xóm nhỏ khoảng trăm nóc nhà. Cái xóm quê ấy như người già ngái ngủ. Nó chỉ có chút sinh khí khi những người lính Việt Nam Cộng Hòa đi hành quân về, tống những bộ đồ trận dơ bẩn cho dãy cửa tiệm giặc ủi đối diện với cổng đồn lúc nào cũng có những bao cát chất quanh có tên Trại Ngọc Hồi. Kế các tiệm giặc ủi là những hàng quán tạp hoá bán những món đồ bình dân, nhu yếu phẩm cho cuộc sống thường ngày thời giặc giã như gạo, mắm, muối, dầu hôi…

    Khi tôi lên bốn, một hôm mẹ tôi dắt tôi đến ngôi trường của một ông thầy giáo làng xin học. Trường học ấy chỉ là một chái tranh, chung quanh không có vách. Bàn ghế học trò được kê bằng những tấm ván thô thiển hay những gốc cây. Thầy giáo làng là một ông già ốm yếu trong chiếc áo bà ba trắng thùng thình với cây roi mây luôn cục cựa trên bàn. Cạnh thầy là một cái bảng đen loang lỗ nước sơn. Tôi nhìn vào lớp, thấy một số đứa quen trong xóm, vậy là tôi thích, muốn được vào học ngay. Tôi được thầy giáo phát một cuốn sách tập học vần, một cuốn vở và một cây bút chì để tập viết.

    Từ đó, đều đặn mỗi buổi sáng tôi cùng bọn trẻ trong xóm đến trường. Cái ngôi trường chừng trên chục học trò mà cũng ồn ào, náo nhiệt bởi tiếng tập đọc bài ê a, tiếng cười đùa và đôi khi cả tiếng khóc của mấy đứa con gái vì bị trêu ghẹo. Cây roi mây trên bàn thầy chỉ làm đúng mỗi việc là gõ nhịp cho cả lớp đọc theo bài tập đọc hay giữ trật tự. Trong cái thế giới bé tẹo kỳ lạ ấy, tôi say mê ngồi học các chữ cái, ráp vần. Có những lúc tôi dừng viết nửa chừng vì tâm hồn tôi bỏ đi lang thang theo những ngọn gió đu đưa trên những ngọn cây vọng ngân chim hót. Vậy mà cuối năm tôi cũng biết đọc, biết viết.

    Khi màn đêm buông xuống, cái xóm nghèo bị nuốt chửng vào bụng của bóng tối và gió rừng. Buổi tối ngoài sân tối đen như mực. Tôi sợ ma không dám ra ngoài. Anh em chúng tôi chụm đầu quanh ngọn đèn dầu học bài ê a, được một lát thì lăn ra chiếu ngủ. Mẹ sửa lại thế nằm và treo mùng. Vùng rừng núi, muỗi rất nhiều và con nào cũng to, hút máu bạo liệt.

    Anh Hai tôi học lóp ba trường tiểu học trên xã, mỗi ngày đi bộ mấy cây số đường đất. Cả xóm có mỗi anh tôi đi học tiểu học. Anh lủi thủi ôm cặp đi học một mình, hai bên là rừng cây, thỉnh thoảng mới xuất hiện mái nhà tranh treo mấy cái kẹo giấy đường nhỏ bằng ngón tay út. Những bước chân thơ dại buồn buồn của anh Hai tôi còn rảo mãi trong tâm hồn tôi đến giờ mà mỗi lần nhớ lại là tôi muốn khóc.

    Thế giới tuổi thơ của tôi đầy buồn bã vì hầu như không có bất cứ thứ đồ chơi nào, vì hầu như không có cuốn truyện cổ tích nào. Những ngày chủ nhật nghỉ học, anh em chúng tôi rủ nhau ra bờ suối móc lấy những cục đất sét nặn thành hình con thú này thú nọ. Những con thú đất thô thiển ấy với tôi chúng có tâm hồn. Chúng biết nói cười, đùa vui. Khó nhất là nặn còi mà khi đất sét đã khô có thể thổi kêu. Tôi đã nặn hàng trăm lần nhưng chiếc còi vẫn lặng câm. Chẳng bù anh Ba tôi làm còi nào cũng kêu. Tiếng kêu trầm đục nhưng uy dũng. Ai nghe cũng thấy trong lòng huyên náo một niềm vui. Chán chơi đất sét, chúng tôi đi xa hơn tìm chặt những cây trúc về làm ống thụt, bỏ hột bời lời vào ruột ống trúc rồi thụt, chúng kêu tốc tốc như tiếng súng. Với những ống thụt ấy chúng tôi chơi đánh trận giả say mê bên thềm nhà…

    Tôi còn nhớ một hôm thằng Đoàn, em kế tôi, mang về bức tranh dán giấy có hai chú gà con màu vàng, chú mang cái dù chú đội mũ. Nó vừa ngắm bức tranh vừa hát: Hai chú gà con đi chơi với nhau, chú mang cái dù chú đội mũ trên đầu…. Bức tranh nhỏ cỡ bàn tay vậy mà nó kích thích trí tưởng tượng của tôi bao nhiêu là câu chuyện đẹp của cuộc đời này.

    Lớn hơn một chút, chúng tôi được lùa vào học chung trong một ngôi trường do quân đội Việt Nam Cộng Hòa xây, chỉ vài phòng học với vài chục học sinh. Thầy giáo không chuyên nghiệp được lấy từ những người lính. Không có sách giáo khoa, không có chương trình, họ thích gì dạy nấy. Nhưng những gì chúng tôi tiếp thu được dù rất ít ỏi, thô thiển vẫn có sức hấp dẫn kỳ lạ, thích thú đối với tuổi thơ chúng tôi.

    Tôi còn nhớ mãi một kỷ niệm buồn ở ngôi trường này. Đó là một hôm thầy hiệu trưởng ghép mười mấy cô cậu học sinh lớp hai của chúng tôi với lớp một vì thiếu phòng học. Khoảng hơn tháng sau, khi phòng học xây xong, thầy hiệu trưởng vào lớp hỏi em nào được ghép bây giờ quay lại lớp cũ. Khi tôi đưa tay thì thầy không cho tôi về lớp cũ vì thấy tôi nhỏ con nên thầy nghi ngờ. Vậy là tôi phải ngồi học với bọn lớp một và mất một năm học oan uổng.

    Không hiểu sao những chuyện buồn, những điều bất hạnh, những trắc ẩn trong đời tôi lại không thể nào quên. Mẹ tôi thường nói người như vậy sau này sẽ khổ. Tôi suốt ngày lặng lẽ trong nhà như cái bóng, ngược lại với anh Ba tôi chân chưa bước vào nhà đã nghe tiếng cười nói.

    Những ngày tháng đơn điệu, buồn tẻ của cái xóm quê ấy gần đây có nhiều thay đổi. Trên con đường đá chạy qua xóm xuất hiện ngày càng nhiều những chiếc GMC chở lính từ thị xã lên. Thỉnh thoảng từ đâu xuất hiện những chiếc xe bọc thép M113 rầm rộ tiến ra con suối, bơi qua bên kia bờ. Lũ trẻ chúng tôi chạy theo reo hò inh ỏi.

    Nhưng khi đêm xuống, súng nổ nhiều hơn. Nghe rất gần. Pháo hỏa châu hầu như sáng suốt đêm.

    Những ngày tháng đẹp nhất của tuổi thơ tôi chỉ là như vậy. Chúng như những thước phim nhựa đen trắng đơn điệu, nghèo nàn. Và chúng tôi vẫn hồn nhiên lớn như cây cỏ. Đâu biết bao quanh là cái bóng đen của chiến tranh đang lớn dần, phủ lên.

    Một hôm, anh em chúng tôi đang đá banh với quả bóng nhựa thì mẹ gọi về. Trong sân nhà tôi thấy mấy cái va ly căng cứng áo quần, cái giường của chúng tôi nằm hàng ngày đã được tháo ra cột lại thành bó, những nồi niêu soong chảo được cho vào hai bao bố... Mẹ bảo chúng tôi thay vội áo quần xốc xếch trên người rồi theo chân ba tôi ra con đường lớn đón xe đò. Ba tôi khuân những thứ trên ra đường và giục chúng tôi khẩn trương lên. Đợi một lát có một xe đò đi qua, những thứ trên được chất lên. Vậy là vĩnh biệt xóm quê nghèo. Sự chia tay vội vả không một lời báo trước. Cũng như tương lai của mình, chẳng ai đoán trước rồi sẽ ra sao.

    Nhưng hồi đó chia tay tôi chưa biết buồn, mà ngược lại vui vì được đi xa sau bao năm tù túng ở một rẻo đời heo hút.

    Chúng tôi ngồi trên xe đò với cảm giác lâng lâng, không phải vì sắp đi xa chốn cũ mà vì lần đầu tiên được đi xe hơi. Chiếc xe bon bon xuôi về thị xã. Lần đầu tiên chúng tôi thấy con đường tráng nhựa phẳng lì thẳng tắp. Rồi những ngôi nhà gạch, nhà lầu chạy qua trước mắt … Mọi thứ đang diễn ra sao mà kỳ diệu quá, hấp dẫn quá, cứ như hớp hồn lũ trẻ chúng tôi. Chúng tôi tranh nhau nói, tranh nhau chỉ chỏ, tranh nhau cười; đâu hay nước mắt đang chảy trên mặt mẹ, tiếng thở dài trong lòng ba.

    Bàn chân của con quái vật chiến tranh đã tiến sát lắm rồi. Căn nhà tranh được bán rẻ. Lũ chúng tôi được đưa về thị xã Quảng Ngãi, càng xa càng tốt cơn bão chiến tranh đang lớn dần...

    TÁC GIẢ

    TÊN CON LÀ HÒA BÌNH

    Cả một ngày dài cuối tháng Tư mà Tấn không phải làm gì. Anh nằm trên chiếc giường tre đặt ngoài hàng hiên, cạnh gian bếp. Tấn nửa tỉnh nửa ngủ. Người anh cứ dã dượi như ốm mới dậy.

    Trong gian bếp thiếu ánh sáng, cảm giác ngột ngạt. Trên chiếc giường sắt cá nhân không có nệm, Hiền ngủ li bì

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1