Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Cuộc Đời Phía Trước
Cuộc Đời Phía Trước
Cuộc Đời Phía Trước
Ebook335 pages5 hours

Cuộc Đời Phía Trước

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

"Cuộc đời phía trước" là một cuốn sách vô cùng phù hợp với học sinh, sinh viên, bởi đây là tập hợp nội dung từ các buổi diễn thuyết mà Krishnamurti dành cho những bạn trẻ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, sắp bước chân vào ngưỡng cửa đại học và rồi sẽ giáp mặt với cuộc đời.

Học hỏi, theo Krishnamurti, không chỉ đơn thuần là quá trình thu thập thông tin và tích lũy kiến thức, "mà học là cái năng lực tư tưởng sáng suốt và hợp lý, không ảo tưởng, bắt đầu từ những sự kiện chứ không phải từ những niềm tin và lý tưởng". Quá trình này cần được diễn ra một cách tự nhiên, không miễn cưỡng đối với người học. Còn đối với người dạy học, bản thân họ phải là những người thầy yêu nghề, sẵn sàng gạt bỏ xu hướng thỏa mãn tính tự cao của bản thân, nhằm giúp đối phương trau dồi để có một bộ não với khả năng truy vấn - thay vì chỉ là truyền đạt thông tin một cách rập khuôn.

Với hình thức vấn đáp cùng nội dung súc tích, thông qua 24 chương sách, bạn đọc sẽ được tìm hiểu về tác hại của tính đố kỵ, tầm quan trọng của việc hiểu được trí não của chính mình, sự khác biệt lớn giữa chú tâm và hành động lắng nghe thông thường, giữa thu thập thông tin và học hỏi… Với kiến thức uyên thâm của mình, Krishnamurti cũng lý giải căn nguyên của nỗi sợ, tham vọng, phẩm chất của tình yêu thương thật sự...

Cũng theo ông, cuộc đời phía trước đòi hỏi con người phải tiến hành một cuộc cách mạng thật sự. Cuộc cách mạng này không bắt đầu với lý thuyết hay ý niệm, lại càng không phải bằng những cải cách trong kinh tế hay chính trị, mà phải bắt nguồn bằng "một cuộc biến đổi triệt để ngay trong tự thân trí não". Qua những bài phát biểu được ghi chép trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ có cơ hội tiếp cận với những lý giải cặn kẽ, rằng tại sao một cuộc biến đổi như thế chỉ-có-thể xảy ra thông qua một nền giáo dục chân chính và sự phát triển toàn diện con người.

Đặc biệt, trong chương cuối Cuộc cách mạng duy nhất, độc giả sẽ đọc được những nhận định của Krishnamurti về giá trị của thiền định, từ đó biết rõ rằng thiền là một trong những cách để hiểu về thế giới, cũng như mọi đường đi nước bước của nó.

Không giáo điều hay khuyên răn, "Cuộc đời phía trước" được trình bày dưới dạng một cuộc thảo luận giữa thầy và trò, với văn phong mộc mạc nhưng đầy súc tích vốn quen thuộc của Krishnamurti, khơi gợi nhiều vấn đề mà các nhà giáo dục, những người thầy và cả các bậc phụ huynh có lẽ sẽ muốn chiêm nghiệm thêm về cách dạy và học hiện nay.

LanguageTiếng việt
PublisherFirst News
Release dateAug 29, 2023
ISBN9798223813484
Cuộc Đời Phía Trước

Read more from J. Krishnamurti

Related to Cuộc Đời Phía Trước

Related ebooks

Reviews for Cuộc Đời Phía Trước

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Cuộc Đời Phía Trước - J. Krishnamurti

    Mục Lục

    TIỂU DẪN

    Chương 1 CHỨC NĂNG CỦA GIÁO DỤC

    Chương 2 NỖI SỢ NGĂN CẢN SỰ SÁNG TẠO

    Chương 3 UY QUYỀN HỦY HOẠI TRÍ TUỆ

    Chương 4 HIỂU ĐƯỢC TỰ DO VÀ KỶ LUẬT

    Chương 5 HỌC CÁCH SUY NGHĨ

    Chương 6 CÓ ĐIỀU GÌ LÀ ĐẢM BẢO KHÔNG?

    Chương 7 TẠI SAO TA CÓ NHIỀU THAM VỌNG?

    Chương 8 YÊU LÀ GÌ?

    Chương 9 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC HIỂU TRÍ NÃO CHÍNH MÌNH

    Chương 10 VỀ CÁCH LẮNG NGHE

    Chương 11 KIẾN THỨC KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

    Chương 12 PHẨM CHẤT CỦA YÊU THƯƠNG THỰC SỰ

    Chương 13 THẤU HIỂU KHÔNG PHẢI LÀ GHI NHỚ

    Chương 14 ĐỐ KỴ LÀ GÌ?

    Chương 15 CHÍNH SỰ THẤU HIỂU MỚI MANG TÍNH SÁNG TẠO, CHỨ KHÔNG PHẢI GHI NHỚ

    Chương 16 HIỂU BIẾT LÀ Ý NGHĨA CỦA NGÔN TỪ

    Chương 17 TRÍ ÓC CÓ BAO GIỜ TÌM ĐƯỢC BÌNH YÊN?

    Chương 18 SỐNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?

    Chương 19 SỐNG THÔNG TUỆ

    Chương 20 ĐƯỢC GIÁO DỤC ĐÚNG CÁCH

    Chương 21 TÔN GIÁO THẬT SỰ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC

    Chương 22 KHÁM PHÁ CHÂN LÝ CỦA VẠN VẬT

    Chương 23 RỜI TRƯỜNG

    PHỤ LỤC - CUỘC CÁCH MẠNG DUY NHẤT

    INDIA

    CALIFORNIA

    CHÂU ÂU

    Original title: LIFE AHEAD

    Written by J. Krishnamurti

    Copyright © 1963 Krishnamurti Foundation of America

    Krishnamurti Foundation of America

    P.O. Box 1560, Ojai, California 93024 United States of America

    E-mail: info@kfa.org. Website: www.kfa.org

    Vietnamese edition © 2022 by First News – Tri Viet Publishing Co., Ltd.

    Published by arrangement with Krishnamurti Foundation of America.

    All rights reserved.

    For further information about J. Krishnamurti please visit:

    www.jkrishnamurti.org

    Tác phẩm: CUỘC ĐỜI PHÍA TRƯỚC

    Tác giả: J. Krishnamurti

    Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt tại Việt Nam theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với Krishnamurti Foundation of America, Hoa Kỳ.

    Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne.

    Thực hiện: Ca Dao

    Quý độc giả có nhu cầu liên hệ, vui lòng gửi email về:

    Bản thảo và bản quyền: rights@firstnews.com.vn

    Phát hành: triviet@firstnews.com.vn

    CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT – FIRST NEWS

    11H Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

    Ngôi nhà Hạt Giống Tâm Hồn, Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.HCM

    Tel: (84.28) 38227979 – 38227980 Fax: (84.28) 38224560

    www.firstnews.com.vn

    www.hatgiongtamhon.vn

    facebook.com/firstnewsbooks

    facebook.com/hatgiongtamhon

    TIỂU DẪN

    Gửi các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh

    Theo tôi, trong thời đại mà những cuộc khủng hoảng và những vấn đề trên thế giới cứ nảy sinh thêm mãi, dường như điều cần thiết và cấp bách là phải có một đạo lý, một phương thức cư xử và một hành động phát xuất từ động thái thấu hiểu toàn bộ tiến trình của cuộc sống. Ta đang nỗ lực giải quyết các vấn đề ấy bằng những phương thức tổ chức và chính trị, bằng sự điều chỉnh về kinh tế và nhiều cải cách khác, nhưng đó toàn là những cách thế không bao giờ giải quyết được những nỗi khó khăn vô cùng phức tạp của cuộc sống con người, có chăng chỉ là tạm thời xoa dịu vậy thôi. Mọi cải cách dù có vẻ sâu rộng và bền vững ra sao đi nữa, thì tự thân chúng cũng dấy sinh thêm nhiều hỗn loạn và đòi hỏi thêm nhiều cải cách khác. Không thấu hiểu toàn bộ bản chất phức tạp của con người mà chỉ làm những cuộc cải cách thì sẽ đơn thuần sinh ra thêm nhiều đòi hỏi cải cách hỗn loạn khác. Cải cách sẽ không bao giờ chấm dứt. Bởi vì trong đường hướng đó, không có sự giải quyết cơ bản nào cả.

    Các cuộc cách mạng chính trị, kinh tế và xã hội cũng không giải quyết được gì cả, bởi vì chúng đã sinh ra những cuộc áp chế khủng khiếp, hoặc chỉ chuyển giao quyền hành và uy thế từ nhóm người này sang nhóm người khác. Các cuộc cách mạng như thế không bao giờ là lối thoát cho những hỗn loạn và xung đột của ta.

    Nhưng có một cuộc cách mạng hoàn toàn khác phải diễn ra nếu ta muốn thoát khỏi sự tiếp nối bất tận của bao nhiêu khổ não, bao nhiêu xung đột, bao nhiêu nỗi thất vọng mà ta đang ngụp lặn vướng mắc trong đó. Cuộc cách mạng này phải bắt đầu không phải với lý thuyết và ý niệm, vì cuối cùng lý thuyết và ý niệm cũng chẳng có giá trị gì, mà phải bắt đầu bằng một cuộc biến đổi triệt để ngay trong tự thân trí não. Cuộc biến đổi như thế chỉ có thể xảy ra thông qua một nền giáo dục chân chính và sự phát triển toàn diện con người. Cuộc cách mạng đó phải diễn ra trong toàn bộ trí não chứ không chỉ trong tư tưởng. Tư tưởng dù sao cũng chỉ là kết quả chứ không phải căn nguyên. Phải có một cuộc biến đổi triệt để về căn nguyên chứ không phải chỉ sửa đổi kết quả. Hiện giờ ta chỉ đang sửa đổi chắp vá những hậu quả, những triệu chứng, chứ không phát động một đổi thay trọng yếu nào cả, không bứng gốc những lối tư duy xưa cũ, không giải phóng trí não khỏi vòng những truyền thống và tập quán. Ta quan tâm đến chính cuộc thay đổi tận gốc rễ này và chỉ có một nền giáo dục chân chính mới làm phát sinh cuộc thay đổi đó được.

    Chức năng và nhiệm vụ của trí não là truy vấn và học hỏi. Khi nói đến học hỏi, ý tôi không phải chỉ là trau dồi ký ức hay tích lũy kiến thức, mà học là cái năng lực tư tưởng sáng suốt và hợp lý, không ảo tưởng, bắt đầu từ những sự kiện chứ không phải từ những niềm tin và lý tưởng. Nếu tư tưởng căn cứ trên những kết luận, thì đó không phải là học hỏi. Đơn thuần thu thập thông tin hay kiến thức không phải là học. Học nghĩa là thích thấu hiểu và thích làm một việc vì bản thân việc đó. Chỉ có thể học khi không có bất kỳ sự cưỡng bức nào. Và cưỡng bức thì có nhiều dạng, phải không? Có sự cưỡng bức bằng ảnh hưởng, bám chấp hay đe dọa, bằng cách động viên thuyết phục hoặc nhiều hình thức khen thưởng tế nhị.

    Phần đông chúng ta nghĩ rằng so sánh sẽ khuyến khích trẻ ham học, nhưng sự thật thì trái lại. So sánh chỉ sinh ra sự thất vọng và khuyến khích lòng ghen tỵ mà ta gọi là ganh đua. Cũng giống như các hình thức thuyết phục khác, so sánh ngăn chặn sự học và làm phát sinh sợ hãi. Tham vọng cũng làm phát sinh sợ hãi. Tham vọng, dù mang tính cá nhân hay đồng nhất với tập thể, cũng luôn phản lại xã hội. Cái gọi là tham vọng cao quý trong quan hệ, về căn bản, vẫn mang tính phá hoại ghê gớm.

    Cần phải khuyến khích phát triển một trí não tốt lành – một trí não đủ sức giải quyết nhiều vấn đề của cuộc sống như một thể thống nhất, chứ không tìm cách lẩn trốn chúng và do đó, trở nên tự mâu thuẫn, thất vọng, cay đắng hay hoài nghi. Và điều cốt yếu là trí não phải nhận ra chính sự quy định, những động cơ và những sự mưu cầu của chính nó.

    Bởi vì công cuộc phát triển một trí não tốt lành là một trong những mối quan tâm chính yếu của ta, nên việc ta dạy dỗ cách nào trở nên vô cùng quan trọng. Toàn bộ trí não phải được giáo hóa chứ không chỉ bằng lòng với việc ban phát tài liệu. Trong tiến trình truyền đạt kiến thức, nhà giáo dục cần khêu gợi sự thảo luận và động viên học sinh truy vấn, khám phá và suy tưởng một cách độc lập.

    Quyền lực, với tư cách người hiểu biết, không có chỗ trong việc học. Thầy và trò, cả hai đều học thông qua mối quan hệ đặc biệt với nhau, nhưng điều này không có nghĩa nhà giáo dục coi thường trật tự tư duy. Trật tự và phương pháp tư duy ở đây phát sinh không do kỷ luật dưới dạng những khẳng định quả quyết về kiến thức, mà nó phát sinh một cách tự nhiên khi nhà giáo dục thấu hiểu rằng trau dồi trí tuệ tất phải có ý thức về tự do. Điều này không có nghĩa là tự do làm bất cứ điều gì ta thích hoặc suy nghĩ trong tinh thần đơn thuần chống đối, mà đó là sự tự do giúp người học nhận ra những ham muốn và động cơ của mình, được tỏ lộ trong tư tưởng và hành động thường nhật của người đó.

    Một trí não bị kiềm chế trong kỷ luật không bao giờ là một trí não tự do giải thoát, cũng không bao giờ có thể là một trí não tự do khi dục vọng của nó bị dồn ép. Chỉ bằng cách thấu hiểu toàn bộ tiến trình của dục vọng, trí não mới có thể tự do. Kỷ luật luôn luôn hạn chế trí não vào một chuyển động trong khuôn khổ của một hệ thống tư tưởng hay niềm tin đặc biệt nào đó, phải không? Cho nên, một trí não như thế không bao giờ tự do để thông minh được. Kỷ luật làm sinh ra thái độ quy phục vào quyền lực. Kỷ luật tập cho ta có khả năng vận động đúng với chức năng của mình theo yêu cầu của một mô hình xã hội, nhưng kỷ luật không đánh thức được trí thông minh vốn có khả năng riêng của nó. Một trí não không biết đào luyện gì ngoài cái khả năng dựa vào ký ức, giống như một máy tính điện tử hiện đại, tuy vận hành với một khả năng lạ lùng và độ chính xác cực cao, nhưng nó vẫn chỉ là một chiếc máy. Uy quyền có thể thuyết phục trí não tư duy theo một phương hướng cụ thể. Nhưng bị hướng dẫn suy nghĩ theo một đường hướng nào đó, hay dựa vào một kết luận có sẵn, thì chẳng phải là tư duy, mà chỉ đơn thuần vận hành như người máy, sinh ra sự bất mãn một cách mù quáng, gây nên nỗi thất vọng và nhiều phiền muộn khác.

    Vấn đề quan trọng ta quan tâm là sự phát triển toàn diện của từng con người, giúp con người hiểu rõ cái khả năng tốt nhất và đầy đủ nhất của chính mình – chứ không phải cái khả năng giả tạo nào đó mà nhà giáo dục nghĩ ra như một quan niệm hay một lý tưởng. Sự so sánh – dù với thái độ nào – cũng đều ngăn chặn sự phát triển toàn diện của cá nhân, bất luận là người làm vườn hay là nhà khoa học. Khả năng đầy đủ nhất của người làm vườn vốn giống hệt như khả năng đầy đủ nhất của nhà khoa học khi ta không đem họ ra so sánh với nhau, nhưng khi có sự so sánh xen vào, thì liền có lòng khinh thị và những phản ứng ganh tỵ làm dấy lên xung đột giữa người và người. Cũng giống như đau khổ, tình yêu không thể đem ra so sánh, không thể so sánh cái này tốt hơn, cái kia kém hơn. Đau khổ là đau khổ, giống như tình yêu là tình yêu, nơi kẻ giàu cũng như kẻ nghèo.

    Sự phát triển trọn vẹn của mỗi cá nhân tạo ra một xã hội bình đẳng. Cuộc đấu tranh xã hội hiện tại nhằm tạo nên một sự bình đẳng về kinh tế hay tinh thần ở một bình diện nào đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Các cuộc cải cách xã hội lấy bình đẳng làm mục đích, sinh ra thêm nhiều hình thức hoạt động phản xã hội mới khác; nhưng với một nền giáo dục chân chính thì không cần phải tìm kiếm sự bình đẳng bằng các cuộc cải cách xã hội hay nhiều hình thức cải cách khác, bởi vì lòng ghen tỵ do so sánh các khả năng đã chấm dứt.

    Ở đây ta phải phân biệt giữa chức trách và địa vị. Cùng với tất cả uy phong về cảm xúc và cấp bậc, địa vị xã hội chỉ nảy sinh khi ta so sánh chức trách này cao hay thấp hơn chức trách khác. Khi mỗi cá nhân phát triển khả năng của mình đến chỗ đầy đủ, thì sẽ không cần có sự so sánh giữa các chức trách nữa, chỉ có sự biểu hiện của khả năng là một nhà giáo, một thủ tướng hay một người làm vườn, và do đó, địa vị sẽ sạch hết nọc độc của lòng ghen tỵ.

    Hiện nay, các khả năng về chức trách và kỹ thuật được đánh giá bằng những bằng cấp kèm theo tên tuổi, nhưng nếu ta thực sự quan tâm cuộc phát triển toàn diện của con người, thì thái độ tiếp cận vấn đề của ta sẽ hoàn toàn khác biệt. Người nào có khả năng cứ tùy ý thích kiếm lấy một tấm bằng mà thêm vào những chức trách kèm theo tên, hoặc có thể không, nhưng họ rất ý thức về các khả năng đích thực sâu xa trong họ. Các khả năng này sẽ không trùng khớp với bằng cấp, và biểu hiện của chúng không sinh ra lòng tự phụ vị ngã vốn thường đi đôi với các khả năng đơn thuần về kỹ thuật. Lòng tự phụ có tính so sánh, nên nó phản lại xã hội. So sánh có thể nhằm mục đích vị lợi, nhưng thầy cô không nên so sánh khả năng của các học trò, cũng không nên đánh giá hơn thua.

    Bởi vì trọng tâm chú ý của ta là cuộc phát triển toàn diện của cá nhân, nên ta nghĩ rằng, ngay từ đầu người học sinh không được phép chọn lựa ngành học của mình, vì sự chọn lựa này chắc chắn phải dựa vào ý muốn nhất thời và những thành kiến, hoặc dựa vào việc gì dễ làm nhất, hoặc có thể học sinh ấy chỉ chọn lựa nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thời của một nhu cầu cụ thể nào đó mà thôi. Nhưng nếu học sinh được giúp đỡ để tự mình khám phá và vun trồng những khả năng bẩm sinh nơi em ấy, thì em học sinh đó sẽ chọn lựa một cách tự nhiên, không phải những ngành học dễ dàng nhất, mà là những ngành học nào qua đó em có thể thể hiện các khả năng của mình đến mức toàn diện nhất và cao tột nhất. Nếu ngay từ đầu, học sinh được hướng dẫn để nhìn cuộc sống như một cái toàn thể, với tất cả những vấn đề về tâm lý, tri thức và cảm xúc, thì các em sẽ không còn khiếp sợ cuộc đời nữa.

    Trí thông minh là khả năng ứng phó với cuộc đời như một chỉnh thể. Việc xếp hạng và cho điểm học sinh không đảm bảo có được trí thông minh. Trái lại, nó còn hạ thấp phẩm cách con người. Thái độ đánh giá bằng sự so sánh sẽ làm thui chột trí não – nó không có nghĩa là thầy cô không cần phải theo dõi, quan sát sự tiến bộ của từng người học trò và ghi chép lại những điều họ nhận xét. Về phía phụ huynh, lẽ đương nhiên vì lo lắng muốn biết sự tiến bộ của con cái, nên họ muốn được báo cáo, nhưng phiền phức là nếu phụ huynh không thấu hiểu những gì thầy cô đang cố gắng làm, thì bản báo cáo ấy sẽ biến thành công cụ cưỡng bách để đạt được những kết quả mà họ mong muốn và phá hủy công trình của nhà giáo dục.

    Phụ huynh cần phải thấu hiểu ý nghĩa của đường lối mà nhà trường hoạch định cho giáo dục. Thường họ thỏa mãn khi thấy con em họ được huấn luyện tốt để kiếm được tấm bằng nhằm đảm bảo phương kế sinh nhai. Chẳng có mấy phụ huynh quan tâm đến những vấn đề giáo dục sâu xa hơn. Tất nhiên, họ muốn thấy con em mình được hạnh phúc, nhưng ngoài cái ước muốn mơ hồ này, rất ít phụ huynh quan tâm đến sự phát triển toàn diện con người của các em. Bởi vì trên hết, phần đông phụ huynh muốn con em họ thành công trong nghề nghiệp, nên họ thường đe dọa con hoặc trìu mến thúc bách chúng thu thập kiến thức, và rồi sách vở trở thành trọng yếu; cùng với đó là việc rèn luyện trí nhớ đơn thuần, tất cả các công việc chỉ có lặp đi lặp lại, chẳng chứa đựng chút phẩm tính tư duy đích thực nào đằng sau đó.

    Có lẽ điều khó khăn lớn lao nhất mà nhà giáo dục phải giáp mặt là thái độ thờ ơ của phụ huynh học sinh đối với công cuộc giáo dục rộng hơn và sâu hơn. Hầu hết phụ huynh chỉ quan tâm đến việc cho con em họ nhồi nhét vài mớ kiến thức thiển cận, đủ bảo đảm chúng có một địa vị xứng đáng trong một xã hội hư hoại. Do đó, nhà giáo dục không chỉ phải dạy trẻ đúng đường lối, mà còn phải biết giữ gìn sao cho công trình xây dựng tốt đẹp của nhà trường không bị hủy phá bởi phụ huynh. Thực ra, nhà trường và gia đình phải là những trung tâm giáo dục liên kết và tuyệt đối không đối đầu nhau, phụ huynh mong muốn một đàng, còn nhà giáo dục hướng về một nẻo. Điều hết sức quan trọng là phụ huynh phải được thông báo đầy đủ về công việc nhà giáo dục đang làm và phải thực sự quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con em họ. Chăm nom sao cho công cuộc giáo dục xoay đúng hướng chính là trách nhiệm của phụ huynh, cũng như của các nhà giáo dục, vốn đã lãnh nhận một gánh nặng đủ lớn. Sự phát triển toàn diện đó chỉ có thể phát sinh khi mối quan hệ giữa thầy, trò và phụ huynh hòa hợp tốt đẹp. Bởi vì nhà giáo dục không thể chịu theo những sở thích nhất thời hay những đòi hỏi bướng bỉnh của phụ huynh, cho nên phụ huynh cần phải hiểu nhà giáo dục mới hợp tác với các thầy cô được, bằng không, họ sẽ gây xáo trộn và xung đột trong trí não con cái của họ.

    Tính tò mò tự nhiên của trẻ, sự ham học hỏi nơi trẻ vốn có sẵn ngay từ đầu, và phải được động viên, khuyến khích một cách thông minh liên tục, sao cho nó luôn sống động và không bị bóp méo, rồi sẽ dần dần khiến trẻ ham thích học nhiều môn khác nhau. Nếu sự hăng say học hỏi nơi trẻ luôn luôn được khuyến khích, lúc đó việc học toán, địa, sử, khoa học hay bất kỳ môn học nào khác cũng không có gì khó đối với trẻ, cũng như đối với thầy cô. Việc học càng dễ dàng hơn khi có một bầu không khí hạnh phúc và quan tâm một cách thấu đáo.

    Sự rộng mở về mặt cảm xúc và tính nhạy cảm của trẻ chỉ có thể được nuôi dưỡng khi trẻ cảm thấy an toàn trong quan hệ với người thầy của mình. Cảm giác an toàn trong mối quan hệ này là nhu cầu căn cơ của trẻ. Có sự khác biệt khôn cùng giữa cảm giác an toàn và cảm giác lệ thuộc. Một cách hữu ý hay vô tình, phần đông các nhà giáo dục đều tạo ra cái cảm giác lệ thuộc ấy, và do đó đã khéo léo khuyến khích sự sợ hãi, giống như phụ huynh đã làm trong thái độ cư xử trìu mến hoặc hăm he đối với trẻ. Tình trạng lệ thuộc này của trẻ là kết quả của những chủ trương đem quyền uy hay sự độc đoán thống trị của phụ huynh và thầy cô, buộc trẻ phải là gì và làm gì. Kèm theo tình trạng lệ thuộc luôn luôn có bóng đen của sợ hãi. Chính sợ hãi buộc trẻ phải vâng lời, tuân thủ, chấp nhận không suy nghĩ những mệnh lệnh và sự trừng phạt của người trên. Trong bầu không khí lệ thuộc đó, tính nhạy cảm bị chà đạp; nhưng khi đứa trẻ nhận biết và cảm thấy mình được an toàn, cảm xúc của nó sẽ nảy nở mà không bị sự sợ hãi ngăn trở.

    Cảm giác an toàn này trong trẻ không phải là cái đối nghịch với nỗi bất an. Đó là một cảm giác thoải mái, dễ chịu, dù ở nhà hay ở trường, cảm nhận rằng mình đích thực là mình, không bị gò bó, ép buộc bằng bất cứ cách nào; rằng trẻ có thể trèo cây mà không bị rầy la. Trẻ chỉ có thể cảm thấy an toàn như thế khi phụ huynh và thầy cô quan tâm một cách sâu xa đến sự an vui toàn diện của trẻ.

    Trong một trường học, điều quan trọng là trẻ phải cảm thấy thoải mái và hoàn toàn an toàn ngay từ ngày đầu. Ấn tượng đầu tiên này là tối quan trọng. Nhưng nếu nhà giáo dục cố gắng một cách giả tạo, dùng các phương tiện khác nhau để có được sự tin cậy của trẻ, bằng cách cho trẻ tha hồ làm những gì chúng thích thì thực ra họ đang dung dưỡng sự lệ thuộc, chứ không cho trẻ cái cảm giác an toàn, cảm giác rằng trẻ đang ở một nơi có nhiều người quan tâm sâu xa đến sự an vui toàn diện của mình.

    Chính tác động đầu tiên của mối quan hệ mới lạ dựa trên sự tin cậy mà trước đó trẻ có thể chưa bao giờ nhận được này sẽ giúp dẫn đến một mối tương giao tự nhiên giữa trẻ với người lớn, họ sẽ không là một mối đe dọa làm trẻ sợ. Khi cảm thấy an toàn, tự nhiên trẻ có cách riêng biểu lộ lòng kính trọng của mình, vốn là nhân tố cốt yếu cho việc học. Lòng kính trọng này tuyệt đối không phải do uy lực và sợ hãi mà có. Khi trẻ cảm thấy an toàn, người lớn không cần bắt trẻ cư xử hay hành động thế nào nữa, mà nó trở thành một phần trong toàn bộ tiến trình học hỏi. Bởi vì trẻ cảm thấy an toàn trong mối quan hệ với thầy cô, nên trẻ sẽ tự nhiên kính trọng họ. Chỉ trong bầu không khí an toàn ấy, sự rộng mở về mặt cảm xúc và tính nhạy cảm mới có thể nảy nở. Vì cảm thấy thoải mái, an toàn, trẻ sẽ làm điều gì chúng thích, nhưng trong khi làm điều mình thích, trẻ sẽ khám phá ra điều gì là đúng để làm, và lúc đó cách cư xử của trẻ sẽ không phải do thái độ đối kháng hay cố chấp, hay do cảm xúc bị dồn nén, hay chỉ là biểu hiện của ham muốn nhất thời.

    Tính nhạy cảm là nhạy bén với mọi vật quanh ta – cây cỏ, thú vật, trời đất, sông nước, chim muông đang tung cánh cũng như tính khí của những người sống quanh ta và cả những người lạ vừa thoáng qua. Tính nhạy cảm này sinh ra một thái độ cư xử không tính toán, không ích kỷ, đấy mới đích thực là đạo đức. Vì nhạy cảm nên thái độ cư xử của trẻ sẽ rộng mở chứ không giữ kẽ, do đó mọi đề nghị của thầy cô sẽ được trẻ chấp nhận một cách dễ dàng, không chống đối và xung đột.

    Bởi vì mối quan tâm lớn lao của ta là cuộc phát triển toàn diện con người, nên ta phải thấu hiểu những thôi thúc về mặt cảm xúc nơi con người vốn mãnh liệt, dữ dội hơn những lý luận về mặt lý trí, ta phải nuôi dưỡng năng lực cảm xúc chứ không có ý đồ dồn ép nó. Một khi ta thấu hiểu và nhờ đó có thể giải quyết các vấn đề về mặt cảm xúc cũng như lý trí, thì ta sẽ chẳng còn sợ hãi khi tiếp cận với chúng.

    Nhằm vào cuộc phát triển toàn diện con người, sự cô đơn ở nội tâm, được dùng như phương tiện để nuôi dưỡng tính nhạy cảm, trở nên vô cùng cần thiết. Ta phải biết sống cô đơn là sao, hành thiền là gì, thế nào là chết đi; những ý nghĩa của sự cô đơn, của thiền và cái chết chỉ có thể được thấu hiểu bằng chính hành động khám phá chúng. Các ý nghĩa ấy không thể đem ra dạy được. Chúng phải được học. Người ta có thể chỉ ra, nhưng học thông qua những gì được chỉ ra không phải là động thái trải nghiệm trực tiếp sự cô đơn hay thiền. Để trải nghiệm cô đơn và thiền, ta phải có một tâm thái truy vấn, chỉ có một trí não nằm trong tâm thái đó mới có thể học hỏi. Nhưng khi sự truy vấn bị triệt tiêu bởi kiến thức có trước hoặc bởi quyền uy và kinh nghiệm của người khác, thì bấy giờ, việc học trở thành sự bắt chước đơn thuần, và sự bắt chước sẽ khiến con người lặp lại những gì được học mà không trải nghiệm trực tiếp nó.

    Dạy học không phải đơn thuần là truyền đạt thông tin, mà còn phải trau dồi cho một trí não có khả năng truy vấn. Một trí não như vậy mới có thể thâm nhập vào vấn đề tôn giáo, chứ không phải chỉ chấp nhận những tôn giáo đã được thiết lập với các đền miếu và nghi thức thờ cúng. Việc tìm kiếm Thượng đế, hay sự thật, hay bất cứ tên gọi nào bạn thích, chứ không đơn thuần chấp nhận những tín điều và giáo điều, mới là tôn giáo đích thực.

    Giống như hằng ngày phải đánh răng, tắm rửa, học những điều mới, người học cũng phải có hành động ngồi lại tĩnh lặng với những người khác hay một mình. Sự cô đơn này không thể sinh ra do được chỉ dạy, hoặc bị thúc ép từ uy lực truyền thống bên ngoài hay bị điều khiển bởi ảnh hưởng của những người muốn ngồi tĩnh lặng nhưng không thể làm được. Sự cô đơn giúp trí não tự nhìn nhận chính mình một cách sáng suốt như soi gương và tự giải thoát nó khỏi mọi nỗ lực vô ích của tham vọng, với tất cả những phiền phức, sợ hãi và thất vọng vốn là hậu quả của hoạt động lấy cái tôi làm trung tâm. Tâm thái cô đơn ban cho trí não một sự cân bằng, một sự bất biến không chịu ảnh hưởng của thời gian. Sự sáng suốt vượt thời gian đó của trí não cũng chính là tính cách của nó. Thiếu tính cách này là rơi vào trạng thái tự mâu thuẫn.

    Nhạy cảm là thương yêu. Từ yêu không phải là yêu. Và tình yêu không bị chia đôi thành yêu Thượng đế và yêu con người, cũng không đo lường được như yêu một người và yêu nhiều người. Tình yêu tự dâng hiến một cách vô cùng phong phú như hoa kia tỏa ngát hương thơm, nhưng ta luôn luôn đo lường tình yêu trong các mối quan hệ và vì thế mà hủy diệt tình yêu.

    Tình yêu không phải là một món hàng dành cho các nhà cải cách hay hoạt động xã hội; cũng không phải là một công cụ chính trị dùng để tạo ra hành động. Khi chính khách và nhà cải cách xã hội nói đến tình yêu là họ đang dùng từ tình yêu chứ đâu có tiếp xúc với tình yêu thực. Bởi vì không thể sử dụng tình yêu như phương tiện để đạt một mục đích, dù là ngay bây giờ hay trong một tương lai xa xôi nào đó. Tình yêu là với toàn bộ trái đất chứ không phải với riêng một cánh đồng hay cụm rừng đặc biệt nào. Không có bất kỳ tôn giáo nào chấp nhận được tình yêu đối với thực tại, và khi các tôn giáo có tổ chức sử dụng nó, thì nó không còn là tình yêu nữa. Các xã hội, các tôn giáo có tổ chức và những nhà cầm quyền, cần mẫn trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau của mình, không biết rằng họ đang hủy diệt tình yêu vốn là niềm đam mê trong hành động.

    Trong công cuộc phát triển toàn diện con người thông qua một nền giáo dục chân chính, phẩm

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1