Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký
HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký
HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký
Ebook252 pages3 hours

HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Năm 1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết và do đó tác giả theo cha mẹ di cư từ Bắc vào Nam.

Năm 1981 qua sự dàn xếp của Thiên Chúa tác giả lên đường vượt biên; phải trải qua nhiều gian nguy trên biển, được phép lạ cứu sống; được chúc phúc trong các trại tị nạn để có tiền trả nợ và cuối cùng được đặt chân tại Iowa một tiểu bang khí hậu giá lạnh nhưng lòng người rất ấm áp.

Qua các sự kiện diễn tiến theo thứ tự thời gian rất cụ thể khiến tác giả quả quyết rằng: Thiên Chúa đã có kế hoạch cho mình từ trước và thật xúc động mỗi khi nghĩ đến tình thương của Thiên Chúa dành cho mình.

HAI CHUYẾN ĐI với lối hành văn rất sống động, cách viết phong phú và đa dạng diễn tả tình cảm trong mọi hoàn cảnh rất nhẹ nhàng; những cử chỉ được mô tả tỉ mỉ  giúp người đọc cảm thấy như chính mình sống trong những tình tiết được miêu tả trong hồi ký này.

Và động cơ nào khiến  tác giả  tha thứ cho người chủ tâm ném hai đứa con nhỏ của mình xuống đại dương để làm vật tế thần biển? Xin mời quí vị đọc và tìm ra câu trả lời.

LanguageTiếng việt
PublisherHà Tuy Mỹ
Release dateMay 5, 2023
ISBN9798223842057
HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký

Related to HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký

Related ebooks

Reviews for HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    HAI CHUYẾN ĐI Hồi ký - Hà Tuy Mỹ

    HÀ TUY MỸ

    HAI CHUYẾN ĐI

    Hồi Ký

    VÀI DÒNG VỀ TÁC GIẢ:

    Hà Tuy Mỹ sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh. Năm lên 7 tuổi cô theo cha mẹ di cư vào Nam rồi định cư

    Tuy Hòa Phú Yên. Năm 16 tuổi cô ra học ở Huế đến năm 1972 trở về Tuy Hòa và dạy học ở Trường Trung Học Nguyễn Huệ Tuy Hòa.

    Năm 1981 qua sự an bài của Thiên Chúa, cô và gia đình lên đường vượt biên và đã sống ở các trại tị nạn: Pu Lau Bi Đông, Sungei Besi, Bataan và cuối cùng được định cư tại Mỹ năm 1982.

    MỤC LỤC

    Nguyễn Trung Tây

    Đọc Hai Chuyến Đi

    Hồi ký Hai Chuyến Đi dài 28 chương, ghi lại 2 chuyến đi đặc biệt trong đời của tác giả Hà Tuy Mỹ.

    Lần đầu, năm 1955. Khi đó 7 tuổi, tác giả theo bố mẹ từ Hà Tĩnh vượt cầu Hiền Lương vô tới Đà Nẵng. Tác giả sau cùng tái định cư tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.

    Lần thứ hai, năm 1981, khi đó tác giả cùng phu quân và 2 con thơ, vượt biển tới đảo Pulau Bidong, Malaysia. Tương tự như mọi thuyền nhân vào thời đó, sau quãng đời tị nạn tại trại tị nạn Bidong, rồi Sungei Besi, tác giả và gia đình rời Malaysia, bay sang trại chuyển tiếp Bataan, Philippines tham dự chương trình Cultural Orientation, học về văn hóa Mỹ. Hành trình tị nạn cuối cùng chấm dứt năm 1982 tại thành phố Waterloo tuyết trắng của tiểu bang Iowa.

    Rời bỏ nhà cửa và ruộng vườn ngoài Bắc vô Nam bởi hiệp định Geneva 1954 không phải là một quyết định dễ dàng với song thân của tác giả. Tương tự như thế, bởi biến cố 1975, cùng chồng, mang hai con thơ lên thuyền gỗ vượt biên không phải là một điều dễ thực hiện. Hành trình năm 1955, khi tác giả còn nhỏ, cha mẹ quyết định. Nhưng hành trình năm 1981, tác giả quyết định cùng gia đình bỏ quê hương Tuy Hòa, tìm đường vượt biên.

    Trên biển Đông, hai đứa con của tác giả bị đe dọa ném xuống biển. Đêm đó, tác giả canh thức, hồi hộp, lo sợ chờ đợi giây phút. Đêm dài rồi cũng trôi qua. Đại dương cuối cùng bừng ánh bình mình rọi sáng hai người con thơ vẫn còn ngủ say trong lòng mẹ.

    Tác giả không chỉ đơn thuần viết hồi ký. Nhưng thật ra, hồi ký đã được viết như một cơ hội để tác giả ngợi ca Đấng Tối Cao, Người đã hướng dẫn tác giả và gia đình vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể nào vượt qua được trên con đường vượt biên. Niềm tin này cũng là động lực đã khiến tác giả quyết định tha thứ, không tố cáo lên Cao Ủy Liên Hiệp Quốc những người đã từng dự tính quẳng hai người con thơ của mình xuống biển. Nhiều chương sách của hồi ký cũng được dẫn vào với những hàng chữ niềm tin về một Thiên Chúa của tác giả. Hơn thế nữa, tác giả đã dõi nhìn, chiếu soi và viết lại hải trình vượt biên của mình dưới ánh sáng niềm tin Công giáo. Người viết về biến cố vượt biên không phải là con số ít. Nhưng viết dưới lăng kính tôn giáo không nhiều. Tác giả Hà Tuy Mỹ là một con số hiếm hoi.

    Có lần tôi gặp một người sinh viên tại Melbourne, Úc Châu. Người tuổi trẻ Việt Nam hỏi tôi một câu thật bất ngờ, Những bài chú viết về vượt biên về hải tặc trên biển là chuyện thật hay truyện tiểu thuyết? Hồi ký Hai Chuyến Đi, như tác giả đã xác nhận, là chuyện thật do người thật viết lại, thiết nghĩ là một câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi bất ngờ ngày hôm đó.

    Hồi ký Hai Chuyến Đi đánh dấu một giai đoạn người Việt quyết định rời bỏ quê hương cho một tương lai bấp bênh bên kia bờ đại dương. Người bỏ mình trên biển không thể nói gì hơn nữa. Người còn sống như tác giả Hà Tuy Mỹ viết lại hồi ký. Những hồi ký của cựu thuyền nhân Việt Nam góp lại, trở thành những tài liệu quý giá trong văn khố cho một khoảng thời gian lịch sử của Việt Nam và của cả thế giới.

    Hai Chuyến Đi là một bài ca của bản trường ca Vượt Biên. Bài trường ca này được viết bởi nhiều người Việt Nam. Có người đã nằm xuống vĩnh viễn tại đại dương hay trên những hòn đảo không tên. Có người đã tới bến. Những người tới bến tiếp tục viết những nốt nhạc đẹp mang nét đặc thù hải ngoại trên những vùng đất của thế giới.

    Xin được trân trọng giới thiệu hồi ký Hai Chuyến Đi của tác giả Hà Tuy Mỹ!

    Nguyễn Trung Tây

    Divine Word Institute of Mission Studies - 2022 Tagaytay, Philippines

    TỰ SỰ

    Chuyện thật do người thật viết lại gồm hai phần:

    Phần một: Những gợi nhớ về chuyến đi lần thứ nhất.

    Năm 1954 hiệp định Geneva được ký kết và kết quả là người dân có quyền tự do đi lại. Vì thế làn sóng di cư từ Bắc vào Nam ồ ạt xảy ra và gia đình thầy mẹ tôi cũng có mặt trong đó. Chuyến đi năm 1955 vẫn còn lảng vảng trong trí tôi. Nhưng dịp về thăm quê hương vào tháng 7 năm 2015 đã làm sống lại những gì đang lắng đọng trong ký ức khi tôi tìm đến ngôi nhà xưa.

    Phần hai: Những trải nghiệm trong chuyến đi lần hai.

    Trái ngược với chuyến đi năm 1955, chuyến đi năm 1981 thì tốn kém, không được công khai mà lén lút, đầy lo âu và khủng khiếp.

    Cuộc hành trình xảy ra gần nửa thế kỷ rồi nhưng nó như thước phim quay chậm và dần dần hiện rõ trong trí. Tôi tưởng như vừa mới xảy ra hôm qua. Và một điều mà tôi hằng ôm ấp là được cứu sống trên biển ngày 18 Tháng 4, năm 1981. Cám ơn Mẹ, muôn ngàn lời con xin Tạ Ơn.

    Nhân đây tôi cũng muốn gởi tâm tình của mình đến các nhân vật đã để lại trong lòng tôi những cảm tình sâu xa:

    Với các em: Lâm, Đạt, Huy và Thái.

    Chị không quên ơn bốn em đã giúp đỡ anh chị trong chuyến đi đầy gian khổ đó.

    Các em đã hy sinh rất nhiều vì mạng sống của mình nhưng cũng nhờ sự hy sinh của các em mà sinh mạng của 34 người khác được vẹn toàn. Đặc biệt chị cám ơn hai em Đạt và Huy đã trực tiếp giúp chị trong giai đoạn đầu.

    Tạ ơn Chúa. Xin Chúa trả ơn bội hậu cho các em.

    Với Tôn.

    Tôi chân thành cám ơn em. Nhờ em cho biết ý đồ của bọn chủ tàu nên sinh mạng của hai đứa con tôi được bảo tồn. Ơn này tôi không bao giờ quên. Cầu xin Thượng Đế ban nhiều ơn lành cho em.

    Với hai con Hồng và Hà

    Mẹ ghi lại những gì đã ôm ấp bao tháng ngày. Mẹ mong gửi cho hai con, những đứa con đã một thời chịu gian khổ với bố mẹ trong chuyến vượt biên năm 1981.

    Các con đừng bao giờ quên rằng: Tất cả những gì chúng ta có hôm nay là hồng ân Chúa ban. NẾU không có bàn tay của Thiên Chúa và sự phù hộ của Đức Mẹ thì chúng ta đã ra người thiên cổ và thân xác đã thành miếng mồi ngon cho cá biển rồi!!

    Với Linh, người bạn đời

    Cám ơn anh, người chồng cùng đồng tâm hiệp lực, luôn kề vai sát cánh với em để xây dựng gia đình. 

    HÀ TUY MỸ

    ––––––––

    Ghi chú:

    Tên các nhân vật trong truyện được thay đổi để bảo vệ tính riêng tư cho họ. Tuy nhiên, tôi đã cố giữ phần chữ đầu của tên các nhân vật để ai đó khi đọc chuyện này sẽ thấy đời mình trong đó.

    ––––––––

    1.BỮA CƠM CUỐI NĂM 1981

    Thiên Chúa dọn đường cho con đi.

    ––––––––

    Nắng chiều vừa tắt cũng là lúc mẹ tôi vừa nấu nướng xong. Mẹ bảo:

    - Con đi mời thầy và chồng con vào ăn cơm.

    Tôi dạ rồi ẵm con trai bước nhanh về phía nhà máy xay lúa, nơi đó thầy tôi vừa sửa xong máy và đang tần ngần đứng nhìn nó. Tôi tiến tới nhanh miệng:

    - Con mời thầy vào ăn cơm.

    Thầy tôi rồi bước ra theo tôi đi vào nhà. Tôi cố đi nhanh hơn. Tới trước cửa ra vào chính, tôi quẹo trái sang phòng ngủ bên cạnh nơi đó chồng tôi đang nằm nghỉ sau một ngày ngồi trên xe từ Đà Nẵng về. Tôi đi lại gần ghé miệng vào tai chồng khẽ nói:

    - Anh khỏe chưa, xuống ăn cơm. Mẹ nấu xong và đang chờ cả nhà đấy.

    Chồng tôi ngồi nhổm dậy, ưỡn vai, lắc cổ qua lại rồi thòng hai chân xuống. Anh cúi xuống kéo đôi giầy màu nâu lại và xỏ đôi chân đang mang sẵn đôi tất màu xanh đậm có vài sọc trắng vào.

    Mang giày xong chồng tôi đi ngay đến chiếc võng kế đó ẵm đứa con gái lên rồi cùng tôi đi xuống bếp.

    Vừa trông thấy con rể, mẹ tôi lên tiếng:

    - Con đi đường xa về chắc mệt lắm phải không?

    Chồng tôi ái ngại thưa:

    - Dạ, cũng hơi mệt má ạ.

    Thầy tôi đã ngồi sẵn ở đó vừa nói vừa kéo chiếc ghế bên cạnh ông ra và nói:

    - Chắc con cũng đói bụng rồi. Ngồi xuống đây ăn cơm đi con.

    Chồng tôi nói Cám ơn ba rồi ngồi xuống.

    Bữa cơm chiều nay thịnh soạn hơn thường ngày. Trên chiếc bàn tròn bằng gỗ lim có một dĩa thịt kho. Những cục thịt heo vừa nạc vừa mỡ bóng lưỡng nằm chung với năm cái trứng gà và vài trái ớt chín. Một dĩa rau xà lách và dưa leo đặt cạnh chén nước mắm bồng bềnh vài mảnh tỏi trắng và ớt đỏ tươi. Một con cá chiên vàng mắt buồn bã nằm gọn trong chiếc dĩa hoa lớn.

    Tôi ngồi cạnh nồi cơm đặt trên bàn và bắt đầu xúc cơm ra chén. Tôi hai tay bưng chén cơm trao cho thầy tôi và nói:

    - Con mời thầy.

    Thầy tôi giơ tay đón lấy chén cơm rồi đặt xuống bàn.

    Đó là thói quen của thầy tôi. Ông chờ cho đến khi mọi người có sẵn chén cơm trước mặt rồi ông mới làm dấu đọc kinh. Sau đó bữa ăn mới bắt đầu.

    Tôi xúc thêm chén nữa và nhìn sang mẹ. Tôi đang định trao cho mẹ thì mẹ tôi nghiêng người sang tôi. Mẹ nói:

    - Con và ba Hồng ăn trước đi rồi còn lo chuẩn bị đồ đạc nữa. Để mẹ coi các cháu cho. Mẹ ăn sau cũng được.

    Mẹ tôi gọi chồng của tôi là ba Hồng. Lối xưng hô này nói lên sự tôn trọng con cái đã có gia đình riêng của các bậc làm cha mẹ ở Hà Tĩnh. Cha mẹ thường tránh gọi tên tục của người cha người mẹ đứa trẻ. (Tên tục có nơi gọi là tên cúng cơm. Đó là tên cha mẹ đặt cho con khi đứa trẻ được sinh ra.) Họ dùng ngay tên của đứa con đầu lòng để gọi cha, mẹ của gia đình nhỏ. Như trường hợp gia đình tôi, mẹ tôi gọi chồng tôi là ba Hồng chứ không gọi tên riêng chồng tôi và bà cũng gọi tôi là má Hồng chứ không gọi tên riêng của tôi.

    Mẹ tôi một tay ẵm đứa cháu trai mười tháng tuổi; một tay bà nắm tay đứa cháu gái mới lên ba kéo lại gần bà.

    Tôi đưa chén cơm đó cho chồng rồi xúc cho mình một chén.

    Thầy tôi thấy mọi người đã có chén cơm trước mặt.

    Thầy nói:

    - Ta đọc kinh hè. – Rồi không chờ ai trả lời, ông xướng: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

    Thầy dừng một chút chờ cho mọi người lắng đọng sau khi làm dấu và thưa Amen.

    Thầy tiếp: Xin Chúa hãy làm phép lành cho chúng con và những của ăn này là ơn Chúa đã rộng ban. Vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con.

    Mọi người thưa: Amen

    Thầy cầm đũa, bưng chén cơm lên tiếng:

    - Ăn đi con. Thôi ta ăn đi.

    Nói xong ông gắp rau xà lách nhúng vào chén nước chấm, bỏ vào chén rồi và chung với cơm vào miệng. Nuốt xong miếng cơm, ông nói tiếp:

    - Các con ăn đi rồi còn chuẩn bị hành lý nữa.

    Chồng tôi bưng chén cơm lên nói:

    - Con mời ba, mời má ăn cơm.

    Đây cũng là tục lệ của người miền ấy. Mở đầu bữa ăn người lớn cầm đũa trước. Con cháu khi cầm đũa lên, trước khi ăn, phải lễ phép mời người lớn rồi mới ăn. Nhiều lúc có đến cả ông bà, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh chị thì cũng phải nói tiếng mời đến tất cả những người ấy. Tuy tục lệ có phần lòng thòng nhưng nó nói lên cái lễ phép, sự tôn trọng, cái tôn ti trật tự trong dòng họ. Nhờ thế người trong dòng họ biết nhau và gần gũi nhau hơn.

    Mẹ tôi nhìn chồng tôi và nói:

    - Các con ăn đi, bà chơi với cháu... thêm chút nữa... Bà sẽ ăn sau...

    Mặt mẹ lộ vẻ buồn. Mẹ ngập ngừng không nói hết ý hay mẹ không dám nói thêm gì nữa!

    Mẹ quay lại nhìn đứa cháu gái đứng bên cạnh rồi lại nhìn thằng cháu trai trên tay.

    Tôi bưng chén cơm lên, cầm đũa và nói:

    - Con mời thầy, mời mẹ.

    Mẹ tôi nói:

    - Con

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1