Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin
Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin
Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin
Ebook156 pages5 hours

Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Ai sống cuộc đời công chính sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa, ai có tâm hồn cao đẹp và lòng hướng thiện sẽ được Thiên Chúa che chở - đó là điều mà mọi người con của Chúa đều tin tưởng, thậm chí là lấy đó làm lý tưởng sống. Thế nhưng mấy ai thật sự có thể tin vào hồng ân Thiên Chúa khi chưa tận mắt nhìn thấy Ngài?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng ít nhất một lần trải qua những sự kiện trùng hợp đến khó tin, hoặc thần kỳ đến nỗi không thể lý giải, nhưng những người có niềm tin tôn giáo có lẽ sẽ dễ lý giải những chuyện như vậy hơn. Bởi họ tin đó là nhờ vào ơn trên, hoặc theo cách nói của các Kitô hữu thì đó là hồng ân Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có niềm tin vào những thứ vô hình và siêu nhiên. Đôi khi người ta cần được trải nghiệm và cảm nhận bằng cả trái tim thì mới vun đắp được niềm tin đó.

"Phúc cho ai không thấy mà tin" bao gồm hai mươi lăm câu chuyện ngắn về những khoảnh khắc quý giá và truyền cảm hứng nhất mà tác giả Gene Edwards đã tập hợp được trong cuộc đời làm mục sư của mình. Từ lời cầu nguyện thành khẩn đã giúp một người cha tạo ra kỳ tích và cứu được con mình thoát khỏi lưỡi hái tử thần, cho đến khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tác giả khi gặp được Helen Keller - người phụ nữ được xem là vĩ nhân và có cuộc đời truyền cảm hứng đến mức đã được dựng thành rất nhiều bộ phim - dù có mang màu sắc kỳ ảo hay không thì theo Gene Edwards, chúng đều là những câu chuyện chứa đựng những ý niệm liên quan đến Kinh thánh và hồng ân Thiên Chúa. Những nhân vật trong các câu chuyện có thật ấy sống với tấm lòng hướng thiện và hành xử dựa vào đức tin chứ không phải chỉ phản ứng theo những gì mắt thấy tai nghe. Họ cho ta thấy đức tin chân chính đến từ những trải nghiệm đã được đúc rút và từ tri thức thu thập được trong quá trình sống. Đức tin là ngọn đèn dẫn lối cho họ hành động mà không cần phải lo được - mất hay nhìn trước ngó sau.

LanguageTiếng việt
PublisherFirst News
Release dateMay 14, 2022
ISBN9798201136116
Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin

Related to Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin

Related ebooks

Reviews for Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Phúc Cho Ai Không Thấy Mà Tin - Gene Edwards

    Original title: STORIES I LOVE TO TELL

    Written by Gene Edwards

    Copyright © 2018 Gene Edwards

    Vietnamese edition © 2022 First News – Tri Viet Publishing Co., Ltd.

    Published by arrangement with Thomas Nelson, a division of HarperCollins Christian Publishing, Inc.

    All rights reserved.

    Tác phẩm: PHÚC CHO AI KHÔNG THẤY MÀ TIN

    Tác giả: Gene Edwards

    Công ty First News – Trí Việt giữ bản quyền xuất bản và phát hành ấn bản tiếng Việt trên toàn thế giới theo hợp đồng chuyển giao bản quyền với Thomas Nelson, trực thuộc HarperCollins Christian Publishing, Inc.

    Bất cứ sự sao chép nào không được sự đồng ý của First News đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật Xuất bản Việt Nam, Luật Bản quyền Quốc tế và Công ước Bảo hộ Bản quyền Sở hữu Trí tuệ Berne.

    Cộng tác viên: Ngọc Xuân

    Biên tập viên của First News: Thùy Duyên

    Quý độc giả có nhu cầu liên hệ, vui lòng gửi email về:

    Bản thảo và bản quyền: rights@firstnews.com.vn

    Phát hành: triviet@firstnews.com.vn

    CÔNG TY VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT – FIRST NEWS

    11H Nguyễn Thị Minh Khai, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

    Ngôi Nhà Hạt Giống Tâm Hồn, Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP. HCM

    Tel: (84.28) 38227979 – 38227980 Fax: (84.28) 38224560

    www.firstnews.com.vn

    www.hatgiongtamhon.vn

    facebook.com/firstnewsbooks

    facebook.com/hatgiongtamhon

    Tái bản lần thứ 1

    Phúc An dịch

    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU

    NHỮNG NGƯỜI DA TRẮNG NGHÈO KHỔ

    NGÀY TÔI GẶP HELEN KELLER

    PHÉP MẦU TẠI BỨC TƯỜNG THAN KHÓC

    TẠ ƠN CHÚA, CUỐI CÙNG ĐIỆN THOẠI CỦA ANH ĐÃ HẾT BẬN!

    HAI ĐỒNG XU

    LỄ CƯỚI ĐẸP NHƯ CỔ TÍCH

    NGƯỜI ĐÀN ÔNG MÀ NGƯỜI TA KHÔNG THỂ TREO CỔ

    MỘT HỘP CAM NGÂM

    NHỮNG KHÁM PHÁ VĨ ĐẠI

    SỰ THÔNG TUỆ CỦA ÔNG ĐÃ KHAI SÁNG TÔI

    ĐỪNG VỘI VÃ NHƯ VẬY!

    CON GÁI GIỐNG MẸ?

    HAI CÂU CHUYỆN VỀ SỰ CẢI ĐẠO

    BÁC NÔNG DÂN CHÂN LẤM TAY BÙN

    SỨC MẠNH CỦA LÒNG HIẾU KHÁCH

    KHÁCH SẠN SỐ 15

    HÃY NHỚ TỚI PHÊ-RÔ

    NHÀ TRUYỀN GIÁO VÀ ĐÁM ĐÔNG CUỒNG NỘ

    MEMBA

    BÀN TAY VÔ HÌNH CỦA CHÚA

    BÁC SĨ ĐÃ THẤY GÌ TRONG PHÒNG PHẪU THUẬT?

    BÍ ẨN TRONG KIỆT TÁC BỮA TIỆC LY CỦA LEONARDO DA VINCI

    KHÔNG PHẢI LỜI NÓI, CŨNG CHẲNG PHẢI HÀNH ĐỘNG

    PHIÊN BẢN THỨ HAI CỦA PHAO-LÔ THÀNH TARSUS

    THÁP BĂNG

    Lời giới thiệu

    Ngay từ bé, tôi đã nhận ra kể chuyện là một cách độc đáo và gián tiếp để nêu lên quan điểm. Từ rất lâu trước khi người ta phát minh ra kính hiển vi, tác giả của sách Cách ngôn đã dự đoán rằng một ngày nào đó, con người sẽ khám phá ra những bí mật mà không ai ngờ tới trong những mẩu tuyết nhỏ bé. Tôi hy vọng rằng khi đọc những câu chuyện trong quyển sách này, bạn cũng sẽ khám phá ra những điều bí ẩn mà Chúa Thánh Thần dành riêng cho bạn.

    Những Người Da Trắng Nghèo Khổ

    Thế hệ nào cũng có những danh nhân được ngưỡng mộ vì câu chuyện vất vả thuở đầu đời, khi mà họ phải sống cảnh nhà cửa ọp ẹp nhưng vẫn có thể vươn lên để thành công; hai nhân vật tiêu biểu trong số đó là Abraham Lincoln và Andrew Jackson. Bên cạnh đó, cũng có những người có thể kể về tuổi thơ cơ cực của mình như thể đó là một câu chuyện đẹp như cổ tích. Gladys là một người như vậy.

    Gladys không lớn lên trong một căn nhà xiêu vẹo, thậm chí bà còn không được sống trong một căn nhà bình thường. Thực tế là bà lớn lên trong một hầm tránh bão - về cơ bản thì đó là cái hố mà người ta chui xuống để ẩn náu mỗi khi có lốc xoáy. Các căn hầm kiểu như vậy thường có chiều dài, chiều rộng và độ sâu gần hai mét. Một số căn hầm có vách bằng bê tông hoặc gỗ, nhưng cũng có những căn bốn vách chỉ là đất. Đối với Gladys, hầm tránh bão chính là nhà. Thật ra, người da trắng nghèo khổ chính là cụm từ được dùng để chỉ cha mẹ, anh chị của bà và cả bản thân bà. Cụm từ này xuất hiện từ trước cuộc Nội chiến Mỹ và được dùng để chỉ những người da trắng có mức sống bần cùng không khác gì những nô lệ da màu. Đến nay, ý nghĩa của cụm từ này vẫn không thay đổi, vẫn là từ chỉ những người da trắng có mức sống nghèo khổ nhất so với cả nước. Đó cũng là tầng lớp xã hội mà Gladys quyết tâm thoát ra.

    Hành trình đấu tranh thoát nghèo của Gladys cũng phi thường như mọi câu chuyện kể mà bạn được nghe.

    Ông Brewer - cha của Gladys - mắc chứng sợ lốc xoáy. Ông luôn cảm thấy một ngày nào đó mình sẽ bị lốc cuốn đi, vì vậy ông bắt cả gia đình phải sống dưới hầm tránh bão. Ngoài ra, ông còn là một kẻ nghiện rượu. Gia đình ông kiếm sống bằng nghề thu hoạch bông trên những cánh đồng tại Oklahoma trong năm tháng mùa vụ. Hằng ngày, mỗi người con trong gia đình phải mang về lượng bông có giá trị tương đương một đô-la. Nhiệm vụ đó gần như là bất khả thi, nhưng dù sao thì đó cũng là mức kỳ vọng.

    Gladys biết cách duy nhất để thoát cảnh nghèo túng là học trung học, điều mà chưa ai trong gia đình bà làm được. Tốt nghiệp trung học dường như là chuyện nằm ngoài khả năng của bà. Một năm có mười hai tháng thì hết năm tháng Gladys phải rong ruổi làm việc trên những cánh đồng bông ở Oklahoma. Trong những tháng còn lại, cả nhà bà làm mọi công việc mà họ có thể tìm được để kiếm tiền. Mối bận tâm lớn nhất trong đời bà lúc bấy giờ là khoảng cách từ cánh đồng bông - nơi bà vất vả làm việc cả ngày - đến ngôi trường tiểu học(1) gần nhất là bao xa. Với hoàn cảnh của Gladys, đến trường và học trọn vẹn một năm học dường như là chuyện không thể.

    (1) Vào thời của Gladys, cấp tiểu học bao gồm các khối lớp từ một đến tám.

    Tuổi thơ của Gladys chính là như vậy.

    Cha mẹ bà đã xoay xở để đặt sáu chiếc giường vào căn hầm trú bão mà họ mượn được. Chiếc bao bố chứa số bông bà thu hoạch mỗi ngày chính là tấm nệm của bà. Trong bao có hai thứ: một là chiếc túi giấy đựng tất cả quần áo của bà, và thứ còn lại là sách.

    Vào những ngày trời mưa to, các công nhân không thể ra đồng thu hoạch bông. Vì vậy trong những ngày đó, Gladys thức dậy trước cả khi mặt trời mọc và đi bộ đến trường. Người đầu tiên mở cổng trường không lạ gì cảnh Gladys ngủ gục trước cổng. Ở trường, Gladys xin giáo viên giao cho mình bài tập của cả tuần. Bà cũng xin những quyển sách cũ mà người ta không dùng tới để mang về nhà học. Gladys học bài vào buổi tối, dưới ánh nến, ngay khoảnh đất phía trên căn hầm trú bão mà gia đình bà đang sống. Thành tích học tập của bà luôn đạt loại giỏi.

    Gladys nhờ các thầy cô kiểm tra bài tập bà đã làm, sau đó bà trở lại cánh đồng bông và làm việc đến tận khuya để thu hoạch đủ số bông tương ứng với tiêu chuẩn một đô-la mỗi ngày. Khi biết hoàn cảnh của Gladys, các thầy cô ở trường đã tặng sách và giao cho bà những bài tập đặc biệt để học cho năm tiếp theo.

    Khi thời tiết tốt, Gladys ngủ trên chiếc bao đựng bông trong lúc chờ số bông bà thu hoạch được mang đi cân vào sáng hôm sau. Nếu giữa đêm có mưa lất phất, Gladys sẽ chỉ đơn giản là chui vào trong cái bao bố đựng bông dài ba mét - thứ đã trở thành một phần cuộc sống của bà.

    Gia đình bà thường mua thức ăn ở các cửa hàng thực phẩm ven đường và quầy hàng trong trạm xăng. Theo thông lệ của nơi này, một số chủ ruộng bông cho phép những người da trắng nghèo khổ như bà vào nhà và sử dụng bếp trong vài giờ, nếu khi đó bếp đang trống.

    Trên một số cánh đồng bông rộng lớn, những người chủ chỉ có thể dựng lên các xác nhà, tức là chỉ có mái nhà và bốn vách tường. Xác nhà có khung cửa nhưng không có cánh cửa, chỉ có xà nhà chứ không được đóng trần, có bốn phòng nhưng không có gian bếp hay bất kỳ đồ nội thất nào. Gần đó là một nhà vệ sinh và một giếng đào cùng cái máy bơm cũ kỹ mà mọi người đều được phép sử dụng.

    Gladys thường tắm vào ban đêm, sau khi bà đã làm hết công việc trong ngày. Chị gái của bà giúp bơm nước tắm trong lúc bà thoa xà phòng khắp người, nếu hôm đó nhà bà vẫn còn xà phòng. Trong khi bà tắm, chị của bà sẽ bảo đảm không có người đàn ông nào lảng vảng gần đó. Thỉnh thoảng những người chủ ruộng bông thể hiện sự tử tế với Gladys và cho phép bà dùng bồn tắm đã được bơm đầy nước ở sân sau. Đó là chiếc bồn tắm duy nhất dành cho tất cả mọi người, từ người da trắng đến da màu, và thậm chí là cả chủ ruộng bông. Chiếc bồn đó cho phép bà được tắm đúng nghĩa, một điều được xem là xa xỉ ở vùng đồng bằng Oklahoma oi bức.

    Oklahoma thường phải chịu những đợt hạn hán kéo dài từ một đến ba năm. Mặc dù bông là loài cây nhiệt đới và cần rất ít nước, nhưng có những năm khô hạn đến mức gần như không cây bông nào sống nổi. Đó là những lúc Gladys có thể thật sự chuyên tâm vào việc học.

    Vào mỗi Chủ Nhật, Gladys đều đến nhà thờ dự lễ. Đôi khi, vì đi chân trần và mặc áo quần rách nên bà chỉ dám ngồi ở ngoài hành lang, hoặc rón rén ngồi vào hàng ghế cuối trong nhà thờ rồi vội vã ra về khi mọi người dâng lời cầu nguyện cuối lễ. Sau này bà chia sẻ: Những bài đọc trong Kinh Thánh, bài giảng lời Chúa và thánh ca luôn tiếp thêm sức mạnh để tôi vững tin vào ước mơ của mình.

    Năm lên chín, Gladys lần đầu có được một đôi giày của riêng mình. Đó là đôi giày cũ mà một người chủ ruộng bông tốt bụng đã tặng bà.

    Năm Gladys mười bảy tuổi, cũng là một trong những năm hạn hán nặng, bà tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhà trường tặng bà một chiếc đầm và một đôi giày mới. Lúc bà bước lên bục nhận bằng, mọi người bên dưới đồng loạt đứng dậy và vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Nhưng trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, điều mà bà nhận được còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn thế.

    Vào cái thời mà rất ít người được đi học cấp ba thì với tấm bằng tốt nghiệp trung học trong tay, Gladys có thể trở thành giáo viên dạy mẫu giáo, lớp một, lớp hai và lớp ba. Nhưng bà có những ước mơ và quyết tâm khác. Một trong số đó là hoàn thành một năm đại học để đủ tiêu chuẩn dạy hết bậc tiểu học. Với hành trang vỏn vẹn là chiếc bao giấy đựng vài bộ áo quần đơn sơ, Gladys chuyển đến sống tại một thị trấn có trường đại học. Bà đăng ký lớp học buổi tối mỗi khi có lớp phù hợp với chương trình đại học năm nhất của mình. Gladys không có phòng riêng, nhưng bà đã thương lượng với một gia đình để được ngủ nhờ trên chiếc trường kỷ của họ, đổi lại, bà phải dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con của họ sáu ngày một tuần. Ngoài ra, bà còn làm nhiều công việc lặt vặt khác để trang trải tiền ăn.

    Một trong những công việc lặt vặt đó là làm thêm tại tiệm giặt ủi vào thứ Bảy. Một thứ Bảy nọ, có chàng

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1