Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống: Hạt Giống Tâm Hồn, #11
Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống: Hạt Giống Tâm Hồn, #11
Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống: Hạt Giống Tâm Hồn, #11
Ebook125 pages2 hours

Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống: Hạt Giống Tâm Hồn, #11

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Trong suốt hành trình cuộc sống, thông thường chúng ta có thể học tập ở hai ngôi trường. Ngôi trường thứ nhất là trường học - nơi dạy chúng ta những hiểu biết từ sách giáo khoa, giáo trình. Loại kiến thức này được những thế hệ đi trước chắt lọc từ nguồn tri thức vô tận của nhân loại và truyền dạy lại cho thế hệ con cháu, hỗ trợ chúng ta xây dựng nền tảng kiến thức tương đối giống nhau để sau đó ta tiếp tục sự học của mình ở ngôi trường thứ hai chính là trường đời.

Từ đây, mỗi người chúng ta sẽ bắt đầu chuyến phiêu lưu mang màu sắc của riêng mình bởi vì loại kiến thức mà trường đời cung cấp không được trình bày bài bản, rõ ràng và thống nhất như những quyển sách giáo khoa hay những giáo trình đại học. Nếu muốn tiếp thu được loại kiến thức đặc biệt này, bạn buộc phải dấn thân trải nghiệm cuộc sống, tức là bản thân bạn phải hành động, chiêm nghiệm và cảm nhận về những sự vật, sự việc xảy ra trong đời và sau đó tự rút ra bài học cho mình.

Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Brasil Paulo Coelho từng nói: "Chúng ta không thể học hỏi được gì qua lời kể của người khác mà phải tự trải nghiệm". Kiến thức ở trường học có thể giúp bạn đoán trước những điều có thể xuất hiện trong chuyến phiêu lưu bao gồm cả những trở ngại và thử thách. Thế nhưng những chương trình đào tạo ở ngôi trường thứ nhất này thường không tập trung vào kỹ năng và cảm xúc mà thiên về truyền thụ chữ nghĩa. Vì vậy khi bước ra thế giới và học hỏi ở trường đời, nếu chỉ "học" mà không "hành" hay vì ngại khó khăn mà bỏ cuộc, bạn sẽ không biết được những lý thuyết mình học có thể áp dụng vào thực tế như thế nào, không rèn luyện được những cảm xúc và kỹ năng cần thiết giúp bạn tiến xa trên hành trình cuộc sống và quan trọng nhất là bạn sẽ đánh mất cơ hội tìm thấy những kho báu ẩn giấu ở mọi ngõ ngách trên đường đi.

 "Những Trải Nghiệm Cuộc Sống" gồm những câu chuyện ngắn truyền cảm hứng, trong đó các nhân vật có thật sẽ kể cho bạn nghe về trải nghiệm ý nghĩa đã làm thay đổi cuộc đời họ theo hướng tốt đẹp hơn. "Bác sĩ tâm hồn" Edgar N. Jackson đã cho phép bản thân cảm nhận sâu sắc nỗi đau vì bị liệt nửa người sau cơn đột quỵ và được chẩn đoán là mất hoàn toàn khả năng nói, rồi sau đó ông phục hồi một cách thần kỳ các chức năng trên cơ thể và nói chuyện được trở lại nhờ thấu hiểu bài học chữa lành từ việc biết trân trọng nỗi đau và sự mất mát. Người góa phụ Ấn Độ chịu nhiều uất ức sau khi chồng qua đời, bị tước quyền công dân trên chính quê hương mình đã giải phóng bản thân khỏi lòng hận thù đối với con người và luật pháp nước bà sau cuộc trò chuyện với một trong những tâm hồn vĩ đại nhất thế giới - Mahatma Gandhi. 

LanguageTiếng việt
PublisherFirst News
Release dateAug 11, 2021
ISBN9798201251543
Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống: Hạt Giống Tâm Hồn, #11

Read more from First News

Related to Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống

Titles in the series (16)

View More

Related ebooks

Reviews for Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Hạt Giống Tâm Hồn 11 - Những Trải Nghiệm Cuộc Sống - First News

    Lời giới thiệu

    Nhà văn Paulo Coelho từng nói, Chúng ta không thể học hỏi được gì qua lời kể của người khác mà phải tự mình trải nghiệm. Cuộc sống là những trải nghiệm nối tiếp nhau, có niềm vui thì cũng có nỗi buồn, có thành công thì cũng có thất bại, có hy vọng thì cũng có những lúc tuyệt vọng. Nhưng dù cuộc sống có diễn ra thế nào đi nữa thì cuối cùng chúng ta sẽ nhận ra đằng sau tất cả những gì đã và đang xảy ra đều ẩn chứa một ý nghĩa nào đó để chúng ta suy ngẫm, trải nghiệm và cảm nhận. Đôi khi, trong những phút giây khổ đau và tuyệt vọng ta mới nhận ra được những điều tốt đẹp và quý giá cho cuộc sống của mình.

    Những trải nghiệm cuộc sống quyển sách tập hợp những câu chuyện cuộc sống giản dị nhưng đầy ý nghĩa, cảm động và sâu sắc. Mỗi câu chuyện mang một sắc thái riêng, đề cập đến những tâm tư tình cảm của con người, sự trong sáng của tình yêu, sự nồng ấm chân thành của tình bạn, những nghĩa cử nhân ái cũng như bài học đầy tình người. Quan trọng hơn cả, những nhân vật trong từng câu chuyện đều có một điểm chung, đó là chọn cách sống hết mình với cuộc đời của mình.

    Theo thời gian, chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau và rút ra cho mình những bài học không giống nhau. Dù cuối cùng chúng ta thành công hay thất bại, những bài học đó cũng vô cùng quý giá đối với cuộc đời mỗi người. Hy vọng Những trải nghiệm cuộc sống thể giúp bạn luôn tự tin và vững tâm bước đi trên con đường mình đã chọn.

    - Ban biên tập First News

    Bài học bất ngờ

    Khi người khác nói, hãy lắng nghe. Hầu hết chúng ta không bao giờ chịu lắng nghe.

    - Ernest Hemingway

    Là một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, tôi không phải kiểu người tinh tế hay giỏi ăn nói. Tôi có thể chữa lành cho người khác bằng đôi bàn tay của mình, nhưng đôi khi tôi lại rất kém trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói.

    Nguyên nhân của việc này có lẽ là do chương trình đào tạo bác sĩ ngoại khoa không tập trung vào cảm xúc, mà chỉ thiên về hành động lý trí. Suốt bốn năm tôi làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Mayo ở Thành phố Rochester, bang Minnesota, dao mổ được xem là biểu tượng của phòng phẫu thuật, nơi có đèn nóng và thép lạnh - theo cách gọi của những bác sĩ lão làng nơi đây. Chúng tôi nối lại gối, nắn lại xương, giúp bệnh nhân lành lặn trở lại. Vợ tôi Patti cũng biết rằng tôi chọn nghề bác sĩ vì muốn giúp đỡ người khác. Nhưng đôi khi, chính bệnh nhân lại là người dạy tôi nhiều bài học bất ngờ và quý giá.

    Một đêm trực trong năm thứ ba của chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, tôi được gọi đến phòng cấp cứu - một cậu bé năm tuổi ngã từ giường tầng xuống đất và bị gãy cổ tay. Tôi lầm bầm, Lại một ca nữa sao? - có vẻ như năm đó ở Rochester toàn những ca trẻ em bị gãy tay. Từ khoa chỉnh hình, tôi chán chường bước xuống phòng cấp cứu, lấy hồ sơ bệnh án rồi đi gặp bệnh nhân.

    Bệnh nhân của tôi lúc ấy đang ngồi sụt sùi trong lòng cha mình. Cậu bé mặc bộ đồ ngủ in hình Vịt Donald, tay ôm khư khư con thú bông sờn rách trông giống Goofy. Cổ tay bên trái của cậu bị bẻ ngoặt về sau khoảng bốn mươi lăm độ. Tôi tự giới thiệu với người cha rồi quay sang hỏi cậu bé về chuyện đã xảy ra. Cậu nhóc không chịu trả lời, thậm chí còn không nhìn tôi mà chỉ rúc sâu hơn vào lòng của cha mình.

    Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn. Với những ca thế này, vừa nhìn là tôi biết ngay mình cần phải làm gì và phải mất bao nhiêu thời gian. Đó là chưa kể tôi còn nhiều việc khác phải làm. Vậy nên tôi lập tức chỉ định chụp X-quang cho cậu bé mà không cố gắng bắt chuyện nữa.

    Năm phút sau, chuyên viên chụp X-quang có mặt. Cô ấy ngồi xuống trước mặt cậu bé và nhẹ nhàng hỏi han, Ôi Danny, tay cháu bị làm sao vậy?.

    Thằng bé ngước lên nhìn cô chuyên viên với đôi mắt giàn giụa nước, Cháu bị ngã từ giường xuống đất ạ.

    Ôi, tội cháu quá, cô đưa tay nựng má Danny rồi tiếp tục, Được rồi, bây giờ cô sẽ chụp hình cánh tay của cháu rồi vị bác sĩ tốt bụng này sẽ giúp nó lành lại nhé. Cháu có muốn cô chụp hình cho Goofy luôn không?. Danny liền gật đầu.

    Lúc này tôi đang đứng ở góc phòng và tự hỏi tại sao Danny lại chịu nói chuyện với một chuyên viên chụp X-quang chứ không phải với bác sĩ điều trị chính là tôi. Khi thấy cô chuyên viên cứ ngọt ngào dỗ dành thằng bé, tôi thầm nghĩ, Thật là lãng phí thời gian. Cuối cùng cô ấy cũng chịu chuẩn bị máy móc và chụp cho thằng bé. Sau đó cô còn đặt Goofy lên một cuộn phim và chụp luôn cho con thú bông đó.

    Trong lúc chờ phim chụp X-quang, tôi đưa thằng bé tới phòng phẫu thuật rồi gọi bác sĩ gây mê Bonnie. Sau đó, tôi gọi cho chuyên viên bó bột John Ski Kowalski và nói anh đến phòng băng bó.

    Phim X-quang cho thấy cổ tay của Danny bị gãy khá nghiêm trọng, nhưng lúc này thằng bé không quan tâm đến chuyện đó vì đang mải ngắm bóng dáng màu xám nhạt của Goofy trên nền phim màu đen. Tôi thông báo với cha mẹ của Danny rằng chỗ xương gãy đó cần được nắn lại, và cách ít đau đớn nhất cho thằng bé là gây mê toàn phần.

    Tôi giải thích, Tôi nghĩ là ca này không cần phải mổ. Tôi có thể nắn lại xương rồi bó bột cho Danny.

    Chúng tôi đưa thằng bé lên phòng bó bột. Vẫn lặng lẽ và thạo việc như mọi ngày, Ski đẩy xe dụng cụ bó bột đến rồi lựa ra cuộn thạch cao chúng tôi cần. Mười lăm phút kể từ khi chúng tôi bước vào phòng, Bonnie xuất hiện, gây mê cho Danny rồi gật đầu và nói tôi có thể bắt đầu.

    Được rồi, Ski. Anh biết quy trình rồi đó.

    Tôi gập khuỷu tay Danny một góc chín mươi độ. Trong khi Ski đỡ cánh tay thằng bé, tôi tác động lực kéo lên bàn tay để kéo giãn phần bị gãy ra. Sau đó, tôi bẻ bàn tay thằng bé về phía sau một chút, vừa đủ để có thể luồn ngón cái tay trái của mình vào khớp cổ tay. Tôi chỉnh cho đầu xương phía trên và phía dưới chỗ gãy bằng nhau rồi đẩy các khớp lại với nhau. Tiếng răng rắc phát ra khi các khớp xương trở về đúng vị trí.

    Quy trình nắn xương của tôi diễn ra thật hoàn hảo. Tôi đã quá thành thạo kỹ thuật này. Chẳng phải đó là lý do tôi có mặt ở đây sao? Lúc này tôi chỉ cần bó bột cho thằng bé nữa là xong.

    Khi Ski nâng cánh tay cậu bé lên để tôi quấn băng đệm quanh chỗ gãy, tôi vô tình nhìn thấy hình xăm màu xanh dương lộ ra bên mép áo của Ski. Này Ski, số 28 đó có nghĩa gì vậy?, tôi hỏi và chỉ vào hình xăm.

    Đó là tên trung đoàn của tôi. Bộ binh 28. Tôi từng là y tá quân y khi tham chiến ở Việt Nam, Ski khẽ đáp. Trước đây anh chưa từng kể tôi nghe về chuyện này.

    Trong lúc tôi bó bột cho Danny, Ski kể tôi nghe về quãng thời gian anh ở Việt Nam. Nơi đó chẳng khác gì địa ngục, bác sĩ ạ. Tôi đã chứng kiến nhiều người bị thiêu sống, bị trúng bom hoặc bị bắn tan xác. Ngày nào tôi cũng quay cuồng với việc băng bó và cố định xương. Sau một thời gian, tôi trở thành một con người máy móc và vô cảm. Tôi không còn bận tâm về việc mình làm, mà chỉ muốn làm cho xong để về nhà.

    Ừ, tôi hiểu ý anh mà, tôi đáp khẽ.

    Nhưng tôi đã lầm, bác sĩ ạ, Ski nhanh chóng nói thêm. Tôi quên rằng những người lính tội nghiệp kia vừa bị bắn không vì lý do gì cả. Cuối cùng tôi hiểu ra cái họ cần không chỉ là chuyên môn của tôi, mà họ muốn biết rằng tôi có quan tâm đến họ. Bổn phận của tôi lúc đó không chỉ gói gọn trong việc băng bó vết thương. Tương tự, việc chúng ta đang làm ở đây hôm nay không chỉ là phục hồi xương khớp.

    Tay tôi lướt trên bề mặt khối bột vừa đắp và vuốt mịn lớp phủ ngoài còn tâm trí thì xoay vần với hàng loạt suy nghĩ, Dĩ nhiên công việc của chúng ta là phục hồi xương khớp rồi. Chẳng phải đó cũng là lý do mà người cha này đưa con mình đến bệnh viện sao? Chẳng phải đó là nhiệm vụ của tôi sao?. Nhưng rồi tôi chợt hiểu ra điều Ski muốn nói.

    Ngốc thật, mình bỏ qua điều quan trọng nhất rồi, tôi tự nhủ. Hẳn Ski đang băn khoăn không hiểu chuyện gì đã xảy ra với Đội trưởng Năng Suất là tôi, người vẫn đứng đó vuốt lớp bột khô thay vì nhanh chóng yêu cầu chụp lại X-quang cho thằng bé. Tôi đứng ngây người khi Ski cố định tay của Danny để chụp X-quang thêm lần nữa và chắc chắn rằng chỗ xương gãy đã được nắn lại hoàn hảo.

    Không biết từ lúc nào, tôi biến mình thành cái máy vô cảm và quên mất vai trò thật sự của người thầy thuốc. Tôi đã để những suy nghĩ thực dụng đưa mình đi quá xa. Ngay cả

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1