Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Ngàn năm bóng nước sông Hằng.
Ngàn năm bóng nước sông Hằng.
Ngàn năm bóng nước sông Hằng.
Ebook225 pages4 hours

Ngàn năm bóng nước sông Hằng.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

An lạc hạnh phúc đó là điều có thật, là tầm quan trọng của phẩm giá tối cao nơi con người. Giá trị thường còn của hạnh phúc an lạc đó tự nó có sức thu hút những tâm hồn cao thượng nên mới được nhiều người đồng cảm ngộ, đồng căn cơ tin theo và thực hiện, đã có được kết quả tốt đẹp từ mấy ngàn năm qua.
Nếu sự an lạc hạnh phúc thuần khiết đó chỉ là một thứ hàng giả mạo thì nó khó bề thu hút các bậc thượng trí, bởi con người, bất cứ đâu, đông tây, kim cổ vẫn luôn bị sức hút ghê gớm của sự ham mê đời sống vật chất tình tiền nhục dục và bao cái ham mê khác lôi kéo, không cưỡng kháng lại nổi.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJul 20, 2016
ISBN9781370409358
Ngàn năm bóng nước sông Hằng.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Ngàn năm bóng nước sông Hằng.

Related ebooks

Reviews for Ngàn năm bóng nước sông Hằng.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Ngàn năm bóng nước sông Hằng. - Dong A Sang

    Giáo pháp và Chứng pháp là hai phần tối quan trọng trong đạo Phật. Chứng pháp là sự nội chứng sâu thẳm của đức Phật, thấu suốt đến chỗ thật tướng rốt ráo của vạn pháp không sanh diệt, nằm ngoài hết thảy sự suy lường, đo đạc, tìm hiểu của phàm trí, cho dù phàm trí ấy có thông minh và uyên bác đến mức nào đi chăng nữa. Giáo pháp là những lời dạy có nội dung bắt nguồn từ Chứng pháp cao cả ấy. Giáo pháp chỉ dạy những điều hết sức thiết thực cho cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại.

    An lạc hạnh phúc đó là điều có thật, là tầm quan trọng của phẩm giá tối cao nơi con người. Giá trị thường còn của hạnh phúc an lạc đó tự nó có sức thu hút những tâm hồn cao thượng nên mới được nhiều người đồng cảm ngộ, đồng căn cơ tin theo và thực hiện, đã có được kết quả tốt đẹp từ mấy ngàn năm qua.

    Nếu sự an lạc hạnh phúc thuần khiết đó chỉ là một thứ hàng giả mạo thì nó khó bề thu hút các bậc thượng trí, bởi con người, bất cứ đâu, đông tây, kim cổ vẫn luôn bị sức hút ghê gớm của sự ham mê đời sống vật chất tình tiền nhục dục và bao cái ham mê khác lôi kéo, không cưỡng kháng lại nổi.

    Chứng pháp quá lớn lao và sâu thẳm, nên khi diễn nói đức Phật thường dùng các thí dụ, gọi là pháp dụ. Qua các pháp dụ đó, người nghe dễ lãnh hội. Đó cũng là một truyền thống lâu dài trong lối nói của người Ấn Độ. Trong các dân tộc trên thế giới, nhất là những dân tộc có nền lập quốc lâu dài, có nền tảng văn hóa cao vượt, có đời sống trí huệ đáng kính, thì dân tộc Ấn Độ đứng đầu về sử dụng ngụ ngôn và thí dụ. Ngoài phần triết lý sâu sắc tâm linh bậc nhất, kho tàng ngụ ngôn và thí dụ của người Ấn Độ thật đồ sộ và nổi bật trong phương trời Á Đông bát ngát trùng điệp mà chưa có bất cứ dân tộc nào khác sánh kịp.

    Bởi đức Phật là bậc Vô thượng giác, là trí tuệ siêu việt trong trần thế, nên sự giảng nói của ngài đã đạt đến mức toàn hảo. Khả năng diễn đạt của ngài luôn lôi cuốn, hấp dẫn, mới lạ. Ngài là bậc siêu phàm trong việc sử dụng ngôn ngữ. Ngài có thể nói bằng lời hoặc không lời. Một biểu đạt nhỏ của vô ngôn hay chỉ một lời ngắn gọn nào đó cũng chứa đựng vô vàn những ý nghĩa giáo huấn.

    Vấn đề quan trọng trong Phật pháp là nhân duyên thời tiết. Về mặt vật lý đời thường, mỗi mùa trong năm tự nó đều có những biến chuyển mầu nhiệm thích hợp để cho cây cỏ bắt nhịp lớn lên, đơm hoa kết trái. Mỗi mùa có những loại thảo mộc, sanh vật nhất định sanh sản, và qua mùa khác thì những hoa cỏ, sanh vật của mùa này tự tàn lụi theo bản tính tự nhiên. Con người nghe lời dạy bảo của đức Phật mà tiếp nhận, hiểu được, ấy là đúng vào tiết mùa của tâm hồn họ, đúng điều kiện, trình độ nhận lãnh của họ. Kinh thường nói chúng sanh vô lượng bất khả tư nghì, ý nói rằng tâm trí, trình độ, phước lực, căn cơ của con người thật đa dạng không kể xiết, trùng trùng vô tận.

    Do vậy, kinh Đại Bảo Tích mới xiển dương tư tưởng Sarvadharma Buddhadharma (Thế pháp tức Phật pháp), tức là hết thảy mọi cái hiện có trong đời này, nếu dùng trí tuệ tỉnh giác soi chiếu vào thì đều trở thành Phật pháp. Và đưa đến tư tưởng thứ hai:Phật pháp là pháp bất định, ý nói: Phật pháp là phương pháp sống động, vì nó luôn có công năng làm sống dậy bản chất cao thượng của tâm hồn, là phương thuốc trị bịnh tâm linh cho con người. Mà bịnh tâm linh thì vô số, cho nên phương dược muốn hữu hiệu thì sự điều chế cũng phải đa dạng, thích hợp. Đó là hoạt trường bốc thuốc của tinh thần Đại thừa mà chính đức Phật đã sử dụng hết sức tài tình.

    Và còn có một khẳng định thêm: Phật pháp bất ly thế gian giác, có nghĩa là sự thấu biết giác ngộ không thể tách ra bên ngoài thế gian mà có. Kinh Phật dạy rằng không thể gặt quả Bồ-đề trên hư không. Chính từ trong bùn lầy phiền não trần cấu mà hoa sen trí huệ mọc lên. Đó là một sự thật được chứng minh từ mấy ngàn năm qua, với biết bao người học Phật nối tiếp nhau tu học để từ phàm phu chuyển lên thánh vị.

    Trở lại vấn đề pháp dụ thì văn chương chữ nghĩa trong Phật pháp thường hàm chứa những biểu tượng hay ít nhất cũng được dùng theo cách hai nghĩa, nghĩa đen và nghĩa bóng, nhằm chuyển tải những ý nghĩa sâu xa trong phạm trù tâm linh. Chẳng hạn như chữ tụ lạc có nghĩa đen là xóm làng, đức Phật đã dùng hình ảnh này làm trực dụ khi dạy rằng: Giặc xóm làng là ngũ cái. Ngũ cái là năm tâm hành che lấp sự sáng suốt, tỉnh giác, bao gồm tham lam, sân hận, nghi ngờ, trạo hối và hôn trầm. Trong ví dụ hình tượng này, giặc là năm giác quan, vì chúng hoạt động ồn ào như xóm làng đông người. Và Ngài dạy tiếp: Như bọn giặc trước là cướp của, sau lại giết người; giặc ngũ cái cũng vậy, trước chiếm đoạt căn lành, sau giết mạng sống trí huệ của con người, làm cho con người mất hết lý tưởng, rơi vào con đường phóng dật mà chết bi thảm.

    Pháp dụ này dễ tiếp nhận, vì chúng là những hiện dụ. Từ một hiện tượng thiên nhiên, một sự chuyển dịch của sự vật, hay một làn khói, một bóng mây, một con sông, hồ sen, cánh rừng, một cơn giông chuyển mưa, một tâm trạng, một ý nghĩ, cho đến mọi hoạt động từ thân, miệng, ý của con người, nhiều không kể xiết, tất cả đều có thể được đức Thế Tôn sử dụng để diễn đạt giáo pháp giải thoát.

    Như nhà đại thi hào vốn có nguồn cảm xúc sâu thẳm, nên hết thảy đối tượng ngoại cảnh khi đi vào nội tâm đều có thể khơi nguồn cảm xúc làm nên bài thơ. Đức Phật cũng vậy, Ngài sống với sự an lạc hạnh phúc, tịch tịnh trong tâm hồn, cho nên đi đến bất cứ nơi nào cũng đều có khả năng mượn khung cảnh, sự vật nơi ấy mà diễn nói diệu pháp.

    Ngài đi từ những kinh thành lộng lẫy đến những làng mạc xa khuất suốt 45 năm không mệt mỏi để dạy bảo người đời. Ngài kêu gọi sự thức tỉnh để con người có thể nhận lại chân giá trị của mình, của đời sống an lạc.

    Pháp dụ có giá trị hết sức lớn trong sự thuyết pháp của đức Phật. Nhưng chúng ta cần phải biết đi sâu vào pháp dụ và khám phá những ẩn ý bên trong của những pháp dụ ấy thì mới thấy được cái hay, cái tuyệt diệu trong đó.

    Đại Tòng Lâm

    Mùa An cư năm 1996

    PHẦN I: NGÀN NĂM BÓNG NƯỚC SÔNG HẰNG

    1.CHÂN DIỆN MỤC ẤN ĐỘ VÀ SÔNG HẰNG

    Ấn Độ nằm về Tây Á, diện tích gần 3,3 triệu km2, thủ đô là New Delhi với những thành lớn nổi tiếng khác là Bombay, Calcutta… Dân số đến nay (2010) ước tính xấp xỉ 1,2 tỷ người, đứng hàng thứ nhì trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

    Địa hình Ấn Độ là một tam giác khổng lồ với rặng Hy-mã-lạp sơn (Hymalaya) chắn ngang phía bắc chạy dài 2.600 km, phía tây là sông Indus dài 2.700 km, phía nam là cao nguyên Deccan và ngó ra Ấn Độ dương. Trung bộ là sông Hằng dài khoảng 2.500 km chảy từ tây sang đông đổ ra vịnh Bengal của Thái Bình dương. Khí hậu nóng bức hầu như quanh năm.

    Dãy Hymalaya có nghĩa là núi tuyết (Tuyết sơn), nhấp nhô trùng điệp, trong đó hơn 100 ngọn cao trên

    7.000 mét, với ngọn cao nhất là Everest cao đến 8.850 mét quanh năm tuyết phủ, cao nhất thế giới.

    Theo tín ngưỡng dân gian thì trên chóp đỉnh Néru (Tu-di) là nơi chư thần cư ngụ. Đó là nơi phát nguồn của sông Hằng. Sông Indus phía tây bắt nguồn từ Tây Tạng chảy về phía tây đổ ra biển Oman. Hai con sông Indus và Hằng hà là nơi đã hình thành nền văn minh độc đáo, tối cổ của Ấn Độ.

    Ở những đại lục mà trình độ dân trí phát triển sớm thì nền văn minh thường có giá trị sâu sắc, và phần lớn chịu ảnh hưởng tác động từ những con sông. Nói rộng thì là sự chuyển động của biển trời, của dòng sông, nói cụ thể hơn là những chuyển động giao lưu hàng hóa dựa vào dòng sông, đã tạo nên những nền văn minh qua sự giao lưu kinh tế. Những hàng hóa giao lưu nội địa hay hải ngoại ấy thường mang dấu ấn của những tay nghề khéo, trí óc khôn ngoan. Những dấu ấn ấy là những tác nhân quan trọng, gieo suy nghĩ, làm cho trình độ tư duy của con người ngày càng tinh tế và độc đáo, đưa đến những phát minh mới lạ, giúp cho đời sống tiến bộ về mọi mặt. Đó gọi là văn minh, văn hóa.

    Người ta thường kể đến các nền văn minh như Văn minh Lưỡng Hà là do hai con sông bồi đắp: Sông Euphrate và sông Tigre tạo nền văn minh Ả Rập, sông Euphrate chảy qua thủ đô Baghdad của nước Iraq. Sông Nile (có nghĩa là vầng trăng phì nhiêu) chảy qua thủ đô Cairo của nước Ai Cập, Bắc Phi. Sông Hoàng Hà, sông Dương Tử (Trường giang) tạo ra nền văn minh Trung Hoa. Ở Âu châu thì nước Hy Lạp có nền văn minh cổ, là cái nôi của văn minh châu Âu. Hai nước Ý và Hy Lạp đều có bán đảo có nền văn minh sớm, chính nhờ sự giao dịch hàng hóa. Đông phương có nền văn minh tối cổ từ 4.000 năm trước Tây lịch.

    Qua khảo cổ, người ta khai quật được những thành phố bị chôn vùi ở lưu vực sông Indus. Những hình dáng đô thị cung đền ấy đã bộc lộ nền văn minh tối cổ của dân tộc Ấn. Sông Hằng trễ hơn, chủ yếu là đền đài, mà nổi tiếng là những đền đài ở xứ Ba-la-nại đến nay vẫn còn hoạt động. Lui về phía nam, dãy núi Vindhya vắt ngang tạo ra cao nguyên Deccan như một đường gân vạm vỡ, nơi đây tồn tại những đền đài tối cổ, được xem như các viện bảo tàng văn hóa cổ truyền của Ấn Độ.

    Hai bên ven biển của vùng này là những đô thị lớn nhất Ấn Độ như Bombay, Madra... Trên tiểu lục địa bán đảo ấy của Ấn Độ, từ xa xưa đã có chủng tộc Dravidien sanh sống, nhưng lịch sử Ấn Độ chỉ được xem là chính thức bắt đầu khi người Aryan đến cư ngụ.

    Người Aryan là chủng tộc Ấn Âu, từ cao nguyên Pamir thuộc Ba Tư (Iran) di dân xuống và chiếm đồng bằng sông Hằng màu mỡ để sanh sống từ 2.000 năm trước Tây lịch. Giống dân này hùng mạnh, cao lớn, có dũng khí, mũi dọc dừa. Có nhà nhân chủng học cho rằng giống dân này còn đi tới châu Âu tạo nên giống dân Nhật-nhĩ-man (Germani, tức người Đức).

    Khi người Aryan đến thì dân Dravidien lui về phía nam, ở cao nguyên Deccan. Người Aryan sống chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hằng, tiếp thu những cái vốn có của dân bản địa mà hình thành nền văn minh Ấn. Dần dần phối kết với tôn giáo tín ngưỡng vốn có, họ đã hình thành bốn bộ kinh Phệ-đà. Upanishad và hai thiên anh hùng vĩ đại nhất thế giới là Mahabarata và Ramayana. Họ ổn định thể chế xã hội, tín ngưỡng. Về xã hội, chia làm bốn giai cấp là bà-la-môn, sát-đế lị, thủ-đà, phệ-xá (ngoài ra còn có hai hạng thấp nhất là chiên-đà-la và paria). Sự phân chia bốn giai cấp là luật lệ kiên cố dựa vào tín ngưỡng tôn giáo, đến nay vẫn còn. Như vậy, nó đã tồn tại hơn 4.000 năm.

    Ban đầu, người Aryan phân chia bốn giai cấp dựa theo khác biệt tinh thần với ý định tốt, là mỗi giai cấp chăm lo nhiệm vụ mình. Người ta lấy giai cấp để làm nơi nương tựa cho đời sống, cho sự nghiệp của mình. Hàng bà-la-môn trông coi về lĩnh vực timh thần, tín ngưỡng, văn học, họ vừa nắm thế quyền vừa nắm giáo quyền. Hàng sát-đế-lị là vua chúa, chiến sĩ chăm lo về đời sống chính trị. Hai giai cấp kia là thương buôn, nhà nông v.v… Hai hạng cùng đinh chiên-đà-la, paria thì làm nhiều tạp dịch trong xã hội như mổ heo, đổ phân v.v…

    Nhưng qua thời gian đã dần dần nảy sanh những sự lạm dụng quá độ, nhất là giai cấp bà-la-môn, bởi trong tay có cả thế quyền và giáo quyền nên họ tự biến mình thành những kẻ sống xa hoa, quên mất nhiệm vụ cao cả thanh khiết ban đầu. Đến thời Phật ra đời thì hàng bà-la-môn đã sa đọa, sống xa hoa chìm đắm trong sự hưởng thụ dục lạc. Trong Trường bộ kinh, Kinh Brahmajala kể lại những lối sống xa hoa của họ như xức nước hoa, thoa dầu thơm, đấm bóp, dâm dục, nằm giường lông thú, xem kịch, xem hát, chọi gà, đấu vật v.v… Từ quyền uy tối cao ấy, hạng bà-la-môn ngày càng xiết chặt xã hội Ấn dựa vào tập quán bốn giai cấp sâu nặng kiên cố để tha hồ hưởng thụ đời sống vật chất.

    Vào thời đức Phật, xã hội Ấn đã tràn ngập những thảm trạng về nhiều mặt như mất an ninh, trộm cướp, hãm hiếp, cha con giết nhau (A-xà-thế giết vua cha đoạt ngôi), chiến tranh... Có lần Đức Phật phải đứng ra hòa giải cuộc xung đột giữa hai dân tộc Sakya và Katé khi họ tranh giành nhau nguồn nước của con rạch nhỏ Rohini chảy ngang hai xứ.

    Thời ấy, biết bao số phận hẩm hiu bị đọa đày, nhất là phụ nữ. Trong một chừng mực nào đó thì không khí, đời sống xã hội khi Phật ra đời đã ngột ngạt bởi sự lạm dụng giá trị của bốn giai cấp. Về văn tự thì người Aryan chế ra chữ Sanskrit (Phạn) để ghi chép kinh Phệ-đà, họ xem thứ chữ này là đặc quyền của Thượng đế dành cho hàng bà-la-môn. Chỉ hàng bà-la-môn mới có tư cách và quyền đọc văn bản kinh Phệ-đà trong tế lễ, bất cứ ai khác nếu lén đọc thì sẽ bị thụt lưỡi, mù mắt v.v… Kinh Phệ-đà và chữ Phạn là những thánh thư linh thiêng.

    Để tránh sự cố chấp sai lầm này nên hồi Phật tại thế, có hai thầy bà-la-môn xuất gia theo Phật xin ghi chép lời dạy của Ngài bằng chữ Sanskrit. Phật không cho. Ngài bảo, lời ta dạy là giáo pháp để hành trì ngay trong cuộc sống hằng ngày. Ai nhớ mới làm được. Do vậy buộc phải thuộc, nhớ kỹ mà làm. Nếu chép ra văn tự thì người ta tôn thờ như Phệ-đà, chỉ đọc suông mà không làm có ích gì đâu.

    Về quốc gia thì hồi Phật ra đời đã có 16 nước lớn và nhiều tiểu quốc khác, trong đó uy thế hơn cả là nước Ma-kiệt-đà (Magadha). Về ngôn ngữ thì có rất nhiều, vì nước Ấn quá rộng. Đây là qui luật chung cho mọi quốc gia có diện tích lớn, như Trung Quốc cũng vậy, có rất nhiều ngôn ngữ. Cho đến mấy mươi năm gần đây, Ấn Độ vẫn tồn đến khoảng 400 ngôn ngữ. Chữ dùng dạy học thì từng tiểu bang có văn tự riêng, chủ yếu là chữ Pali, chỉ sử dụng ở bực tiểu học. Trung học ở các thành phố thì đã dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Sinh viên lên đại học đều đã sử dụng được thông thạo tiếng Anh. Cũng nhờ vậy, họ tiếp thu mọi tri thức kỹ thuật khoa học một cách mau lẹ, dễ dàng, đưa đến sự tiến bộ nhanh về khoa học kỹ thuật.

    Tiếng Hindu có khoảng 200 triệu người sử dụng, nhưng khi có đề nghị lấy tiếng đó làm ngôn ngữ chính cho Ấn Độ ngày nay thì có nhiều nhóm khác phản đối kịch liệt nên không thực hiện được. Chữ Sanskrit và Pali đã được La-tinh hóa từ hơn 100 năm nay, nhưng văn bản tôn giáo hay chính thức vẫn dùng chữ Anh hay chữ Sanskrit, Pali gốc chứ không dùng cách viết La-tinh hóa.

    Về quan niệm sống nói chung trong xã hội thì phần lớn dân Ấn đều mong ước được giải thoát về tâm linh, được về với Phạm thiên, chuộng đời sống thoát tục, tôn trọng sự sống.

    Người Aryan đã tạo ra bộ luật Manu chế định là khi tuổi nhỏ phải tìm thầy học đạo, hai mươi tuổi thì giao hết cho con cái, đi tu, không còn màng gì đến chuyện đời. Lệ ấy kéo dài mấy ngàn năm, bây giờ thì có thay đổi.

    Về tín ngưỡng thì Ấn Độ là dân tộc tin vào thần linh số một trên thế giới, họ thờ đủ thứ thần, cho nên người ta bảo Ấn Độ là nơi sản sanh ra nhiều tôn giáo nhất. Tối cao là tin vào ba thần: Thần Brahma, Siva và Vishnu. Thần Brahma là thần chúa tể sáng tạo do Thượng đế tối cao bên trên chỉ định như thế. Thần Brahma có bốn đầu nhìn về bốn hướng. Thần Siva là thần phá hoại. Thần Vishnu là thần bảo hộ che chở. Nhưng hồ sơ lý lịch ba vị thần này có vẻ như rất mập mờ, kỳ lạ. Chẳng hạn như thần Brahma là do thần Vishnu sanh ra. Thần Vishnu nằm trên biển phát lời nguyền thì từ rún mọc lên cọng sen, trên bông sen có thần Brahma ngồi với bốn cái đầu. 90% dân Ấn theo đạo cổ truyền là đạo Bà-la-môn chuyên thờ ba vị thần linh tối cao ấy.

    Hồi Phật tại thế, ngài bị đạo Bà-la-môn xem là vô thần, vì Ngài sống với trí giác vô thượng, xem các vị thần kia chỉ là hạng tầm thường vẫn còn lận đận trong cõi sanh tử luân hồi.

    Đức Phật vượt ra ngoài Ba cõi, không còn nợ nần gì với luân hồi, sao có thể tôn thờ những vị thần kia được? Vả lại, đức Phật đã khai mở trí huệ vô thượng, giống như ánh sáng mặt trời chói chang, mà các vị thần tưởng tượng kia chỉ như những hình bằng sáp, ắt phải tự nhiên tan chảy dưới sức nóng của trí huệ ấy.

    Về sự cao quý của giòng máu bà-la-môn, đức Phật cũng không hề thừa nhận. Ngài xem họ cũng chỉ là con người như bao nhiêu người khác, cùng là máu đỏ, nước mắt mặn, vậy thôi. Về chức vụ thì họ tự phong cho mình cao quí nhất thiên hạ. Đức Phật có lần đã giải nghĩa chân lý cao thượng cho bao người bà-la-môn sống mà không hề biết đến chân lý cao cả ấy, khiến họ bừng tỉnh ra.

    Trong kinh Assalayana kể chuyện Phật chỉ ra dòng máu bà-la-môn chẳng có gì để tự hào cao quí cả. Thanh niên lỗi lạc dòng bà-la-môn tên Assalayana được thầy anh ta cử đến tranh biện với đức Phật về sự cao cả của dòng máu bà-la-môn vì anh này mới 16 tuổi mà thông thạo bốn bộ Phệ-đà, trở thành một thiên tài hiếm có.

    Phật dạy rằng, những ai làm ác thì sẽ sẽ phải chịu quả báo xấu, bà-la-môn cũng vậy, không thể tránh khỏi, vậy sao gọi là cao quí? Đức Phật cũng chỉ ra rằng khi nấu thức ăn thì phải cần lửa nóng, dù lửa ấy được đốt bằng loại củi gì, như gỗ máng hư của heo ăn, máng đồ giặt hay cây y-lan... đều có thể làm thức ăn chín, đâu cần phân biệt loại củi gì.

    Đức Phật lại hỏi, thần thức nhập thai để sanh ra bà-la-môn thì thân trung ấm của thần thức đó thuộc giai cấp nào. Bà-la-môn không biết thì sao bảo mình là cao quí?

    Cuối cùng Asalayana nhận ra chân lý, qui ngưỡng đức Thế Tôn.

    Đến khoảng thế kỷ 2 trước Tây lịch, đạo Bà-la-môn canh tân, đổi lại là Ấn Độ giáo. Họ lôi cuốn tín đồ Phật giáo bằng cách bảo rằng đức Thích-ca là hậu thân của thần Vishnu. Ai theo Ấn Độ giáo thì có đến ba vị thần, trong đó có cả Phật Thích-ca.

    Suy nghĩ sâu về

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1