Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Cõi Thiền & Thơ.
Cõi Thiền & Thơ.
Cõi Thiền & Thơ.
Ebook224 pages3 hours

Cõi Thiền & Thơ.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Sách này cố gắng thông qua sự vận dụng nghĩa lý Phật giáo, đặc biệt là phương tiện và lý luận đặc sắc của Thiền tông, phân tích thiền nghĩa Phật lý mà thơ thiền bao hàm, giải thích diệu ý huyền chỉ mà thơ thiền chứa đựng, trả lại như cũ quang cảnh thanh tịnh và đẹp đẽ mà thơ thiền đã kiến lập, quay về chân như thật tướng mà thơ thiền đã gợi mở.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJun 2, 2016
ISBN9781311831132
Cõi Thiền & Thơ.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Cõi Thiền & Thơ.

Related ebooks

Reviews for Cõi Thiền & Thơ.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Cõi Thiền & Thơ. - Dong A Sang

    CÕI THIỀN & THƠ

    By Thông Thiền (tuyển & dịch)

    Smashwords Edition

    MỤC LỤC

    Phần 1.LỜI ĐẦU SÁCH

    Phần 2: CÕI THIẾN VÀ THƠ.

    1.BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢI 百丈 懷海 (720- 814)

    2. BÀNG UẨN 龐蕰 (?-808)

    3. BÙI ĐỊCH 裴迪 (716-?)

    4.BÙI ĐỘ 裴度 (765-839)

    5.CỔ LINH THẦN TÁN 古 靈 神 赞 (năm sinh năm mất không rõ)

    6.CƠ VÔ TIỀM 綦毋潜 (năm sinh năm mất không rõ) 7.ĐẠI MAI PHÁP THƯỜNG 大梅法常 (752-839)

    8. ĐIỂU KHÒA THIỀN SƯ 鸟 巢 禅 师 (năm sinh năm mất không rõ)

    9. ĐỖ PHỦ 杜甫 (712-770)

    10. ĐỘNG SƠN LƯƠNG GIỚI 洞山 良 价 (807-869) 11.HÀN SƠN 寒山 (CÒN GỌI HÀN SƠN TỬ)

    12. HOÀI TỐ 懷素 (725-785)

    13. HOÀNG BÁ HY VẬN 黄檗希 運 (765-850)

    14. HƯ CHU PHỔ ĐỘ 虛 舟 普 度 (không rõ tiểu sử) 15. HƯ ĐƯỜNG TRÍ NGU 虛 堂 智 愚 (1185-1269)

    16. KHẾ THỬ HÒA THƯỢNG 憩此和尚 (?-916)

    17. KIỂU NHIÊN 皎然 (720 - 799)

    18. KIM KIỀU GIÁC 金橋覺 (705-803)

    19. LÂM TẾ NGHĨA HUYỀN 臨濟義 玄(787-867)

    20. LIỄU TÔNG NGUYÊN 柳宗元 (773-819)

    21. LINH NHẤT 靈一 (728-762)

    22. LINH TRIỆT THIỀN SƯ 灵 澈禅 师 (746-816)

    23. LINH VÂN CHÍ CẦN 靈 雲 至 勤

    24. LÔ SƠN HUỆ VIỄN 盧山慧遠 (334-416)

    25. LONG SƠN 龍山 (năm sinh năm mất không rõ)

    26. LỤC TỔ HUỆ NĂNG 六祖 慧 能 (638-713)

    27. LƯƠNG VÕ ĐẾ 梁武帝 (464-549)

    28. LÝ BẠCH 李 白 (701- 762)

    29. LÝ CAO 李 翱 (772-841)

    30. LÝ GIA HỰU 李嘉佑 (?- 779)

    31. LÝ KỲ 李颀 (?- khoảng 757)

    32. MẠNH HẠO NHIÊN 孟浩然 (689 - 740)

    33. NAM ĐÀI THỦ AN 南台 守安 (năm sinh năm mất không rõ)

    34. NGŨ ĐÀI TRÍ THÔNG 五台智通 (năm sinh năm mất không rõ)

    35. NGƯỠNG SƠN HUỆ TỊCH 仰山慧 寂 (814-890) 36. NGƯU TIÊN KHÁCH 牛 仙 客 (675-742)

    37. NGUYÊN VI CHI 元微之 (779-831)

    38. PHẠM CHÍ 梵志 (khoảng 590-660)

    39. PHÁP DUNG 法融 (534-657)

    40. PHÁP NHÃN VĂN ÍCH 法眼 文益 (885-958)

    41. QUÁN HƯU 貫休 (823-912)

    42. QUANG MỤC 光 穆 (852-940)

    43. QUY DƯƠNG HUỆ TRUNG 龟 洋 慧 忠 (782-865)

    44. QUY SƠN TRÍ CHƠN 龜山智眞 (năm sinh năm mất không rõ)

    45. SẦM THAM 岑参 (khoảng 715-770)

    46.SỞ VÂN NAM 所 雲 南 (813-888)

    47. SƯ NÃI VIỆT SƠN 師鼐越 山 (không rõ năm sinh năm mất)

    48. TÀO SƠN BỔN TỊCH 漕山本寂 (840 - 901)

    49. THẦN CHIẾU BẢN NHƯ 神 照 本 如 (chưa rõ tiểu sử)

    50. TỀ KỶ 齊己 (864-937)

    51. THẠCH ĐẦU HY THIÊN 石 頭希 遷 (700-790) 52.THẦN HỘI 神 會 (686-760)

    53. THẦN LỘC THỤY PHONG 神禄瑞峰 (872-976) 54.THANH GIANG THIỀN SƯ 清江禪師 (năm sinh năm mất không rõ)

    55. THAO QUANG THIỀN SƯ 韜光禪師 (chưa rõ tiểu sử)

    56. THẬP ĐẮC 拾得 (năm sinh năm mất không rõ)

    57. THÊ BẠCH 栖 白 (năm sanh năm mất không rõ)

    58. THIỆN HUỆ ĐẠI SĨ 善慧大士 (489-561)

    59. THUYỀN TỬ ĐỨC THÀNH 船子 德 誠 (820 - 858)

    60. TỐNG CHI VẤN 宋之问 (656-712)

    61. TRẦN TỬ NGANG 陈子昴 (661-702)

    62. TRÍ THÔNG QUY SƠN 智 通龟山 (662-738)

    63. TRIỆU CHÂU TÙNG THẨM 趙州從諗 (778-897) 64. TRƯƠNG DUYỆT 張說 (667-730)

    65. TRƯỜNG KHÁNH HUỆ LĂNG 长 庆慧 棱 (854-932)

    66. TRƯỜNG SA CẢNH SẦM 长 沙景 岑 (năm sinh năm mất không rõ)

    67. TƯ KHÔNG THỰ 司空曙 (khoảng 720-790)

    68. TƯ MÃ THỪA TRINH -司馬承禎 (646-735)

    69. VĨNH GIA HUYỀN GIÁC 永嘉 玄 覺 (665-713)

    70. VÔ TẬN TẠNG (năm sinh năm mất không rõ)

    71. VƯƠNG DUY 王 維 (701-761)

    72. VƯƠNG XƯƠNG LINH -王昌齡 (698 - 756)

    Phần 1: LỜI ĐẦU SÁCH

    Thiền thi, cõi thơ bát ngát trầm mặc, chính là sự hòa điệu kì diệu giữa thiền và thơ. Sự kết hợp này đem đến vẻ đẹp hài mãn của nghệ thuật là điều tất nhiên vì có những nguyên nhân rõ rệt:

    1.Thiền tông là một tông phái lớn và đặc sắc của Phật giáo; tư tưởng của thiền có ảnh hưởng rất sâu sắc đối với triết học Trung Quốc; thơ là một thể loại văn chương rất phổ biến, biểu đạt hình thức tư tưởng tình cảm, đầy dẫy trong hệ thống văn hóa Trung Quốc.

    2.Cái ảo diệu của thơ và sự thâm áo của thiền là ý tại ngôn ngoại, đó là đặc điểm chung để thơ và thiền kết hợp, hòa quyện nhau một cách hồn nhiên và linh hoạt.

    Sự kết hợp thiền và thơ, được biểu hiện qua hai hình thức: đem thiền vào thơ, mượn thơ chỉ thiền. Đem thiền vào thơ là đem nội dung thiền dẫn nhập vào trong thơ, nhằm đề cao ý cảnh của thơ. Những bài thơ thiền loại này phần nhiều là của giới quan lại trí thức. Mượn thơ chỉ thiền là mượn hình thức của thơ cốt làm sáng tỏ chân lí siêu việt của Thiền tông, hoặc chỉ điểm cho người tham học, hoặc nói lên sự khai ngộ của chính mình, khơi mở nguồn mạch tâm linh, loại thơ này phần lớn là do các bậc đại sư Thiền tông sáng tác.

    Sự thành tựu của thơ thiền có thể chia thành hai loại lớn: Một là thi ca, hai là lý luận.Về phương diện thi ca, xuất hiện rất nhiều thi nhân xuất cách và các giai tác tuyệt vời của nhà thiền. Vào đời Đường, những cao tăng như Hàn Sơn, Thập Đắc, Triệu Châu Tùng Thẩm, Hoàng Bá Hy Vận, Lâm Tế Nghĩa Huyền, Động Sơn Lương Giới, Ngưỡng Sơn Huệ Tịch, Hương Nghiêm Trí Nhàn, Pháp Nhãn Văn Ích… Các cư sĩ như Tống Chi Vấn, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Sầm Tham, Liễu Tông Nguyên, Bạch Cư Dị, Bàng Uẩn, Nguyên Chẩn, Vương Xương Linh … Về mặt lý luận, vào đời Tống, hình thức dùng thiền để dụ thi, đem hệ thống lý luận của thiền lý vào thi lý như Thương Lãng Thi Thoại của Nghiêm Vũ. Đồng thời xuất hiện hàng loạt các tác phẩm thơ đem thiền để luận thi như Học Thi Thi của Ngô Khả.

    Với số lượng đồ sộ và sự thành tựu tột đỉnh, thơ thiền trở thành viên minh châu rực rỡ trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nếu thơ là tinh hoa được kết tụ của tâm hồn con người muôn thuở thì thơ cũng như thiền đều rất khó hiểu đối với người không cùng một kinh nghiệm cảm xúc với tác giả. Nhà thơ chỉ truyền cảm mà không bao giờ giải thích cũng tương tự như lối chỉ vật truyền tâm của nhà thiền. Dưới ngòi bút sáng tạo của thi nhân ngôn ngữ mang sức sống dạt dào, mới mẻ; Cũng như với tâm hồn khoáng đạt của thiền sư, hoa nở, gió thổi, chim hót, mây bay … đều biểu lộ một thế giới tánh cảnh nhiệm mầu.

    Đa số người đều bắt đầu thưởng thức bằng cách phân tích văn tự của thơ thiền; nên lý luận được vận dụng phần lớn cũng là lý luận phê bình về sáng tác thi ca mà sơ suất bỏ qua phần quan trọng là thiền. Mặc dù nội dung của thơ phong phú, lời lẽ văn hoa đầy mỹ cảm nhưng không đủ để trình bày và phát huy ý chỉ của Tông môn, sự hời hợt bên ngoài của văn từ, hoặc thoáng qua, hoặc không dính dáng khiến người đọc một khi xếp sách lại để trầm tư thì cơ hồ không còn lưu lại chút gì trong lòng, vì tạp loạn và hỗn độn … nên khó có thể mang lại sự thích thú (lời của Lý Tiễn Lâm).

    Đối với hiện tượng ấy, sách này cố gắng thông qua sự vận dụng nghĩa lý Phật giáo, đặc biệt là phương tiện và lý luận đặc sắc của Thiền tông, phân tích thiền nghĩa Phật lý mà thơ thiền bao hàm, giải thích diệu ý huyền chỉ mà thơ thiền chứa đựng, trả lại như cũ quang cảnh thanh tịnh và đẹp đẽ mà thơ thiền đã kiến lập, quay về chân như thật tướng mà thơ thiền đã gợi mở. Hy vọng những lời giải thích này sẽ giúp cho độc giả thưởng thức hương vị đề hồ, cảm nghiệm được niềm an lạc, thảnh thơi của nguồn tâm.

    Bộ sách này bao gồm những thi kệ của các bậc cao tăng và cư sĩ, được sắp xếp theo thứ tự niên đại, như:

    Tập 1 mang tên Cõi Thiền và Thơ thuộc đời Đường.

    Tập 2 mang tên Lãng du vào cõi thơ Thiền thuộc đời Tống.

    Tập 3 mang tên Phiêu nhiên vào cõi Không thuộc đời Nguyên - Minh.

    Tập 4 mang tên Cõi thơ trầm mặc thuộc đời Thanh - Dân Quốc.

    Thi kệ của bậc cao tăng phần lớn bao quát: thơ khai ngộ, kệ tỉnh thế, thơ thị pháp, thơ thuật hoài, kệ từ thế. Còn có một số bài ý vị dạt dào, dẫn dụng rất rộng rãi kệ tụng của thiền môn, mặc dù chẳng phải tác phẩm thơ cách luật quy phạm cũng được xét tuyển để giảng.

    Giai tác của hàng quan lại, danh gia tầm cỡ đã kể trên đây, và nhất là của những vị cư sĩ ngộ đạo, là truyền nhân của các hệ phái Thiền tông cũng được đem vào bộ sách này.

    Nay tập 1 Cõi Thiền và Thơ đã hoàn thành, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

    Cuối hạ Tân Mão, Thông Thiền kính ghi.

    Phần 2: CÕI THIỀN VÀ THƠ

    1.BÁCH TRƯỢNG HOÀI HẢI 百丈 懷海

    (720- 814)

    Thiền tăng đời Thịnh-Trung Đường, họ Vương, người Trường Lạc Phước Châu (nay là Trường Lạc, Phước Kiến). Sau khi xuất gia, Sư thờ Mã Tổ Đạo Nhất làm thầy, cùng với Tây đường Trí Tạng, Nam Tuyền Phổ Nguyện là các đệ tử thân cận của thiền sư. Sau, Sư trụ núi Bách Trượng ở Tân Ngô, Giang Tây (nay tại Phụng Tân, Giang Tây), được người đời gọi là thiền sư Bách Trượng. Người học đua nhau đến, pháp hội hưng thịnh. Đệ tử của Sư gồm có các vị: Hoàng Bá Hy Vận, Quy Sơn Linh Hựu, Cổ Linh Thần Tán là những vị tướng anh dũng nổi tiếng trong nhà thiền. sư sáng lập thiền viện, chế định thiền môn quy thức chính là Bách Trượng Thanh Quy. Sư đề xướng khẩu hiệu Một ngày không làm, một ngày không ăn" và lấy thân mình làm gương, chẳng bao lâu được thiền lâm truyền bá. Thụy hiệu: Đại Trí thiền sư.

    11

    潙山牯牛

    放出潙山水牯牛

    無人堅執繩鼻頭

    綠楊芳草春風岸

    高卧橫眠得自由

    QUY SƠN CỔ NGƯU

    Phóng xuất Qui Sơn thủy cổ ngưu,

    Vô nhân kiên chấp thằng tỵ đầu.

    Lục dương phương thảo xuân phong ngạn,

    Cao ngọa hoành miên đắc tự do.

    Phóng xuất Qui Sơn thủy cổ ngưu,vô nhân kiên chấp thằng tỵ đầu, chân tâm viên diệu của chúng sanh vốn không bị trói buộc, cũng không thuận nghịch, tịnh nhiễm. Bản thể siêu việt không có chủ tể hoặc tự tánh khả đắc. Phật giáo khác với Cơ đốc giáo.

    Cựu Ước cho rằng: Thượng đế sáng tạo vạn vật, ngài làm nên tất cả, không gì mà không có, tất cả đều là ân điển của Chúa, chúng sanh chỉ cần đem toàn thân nương tựa vào Thượng đế là được miễn trừ tội lỗi, liền được cứu rỗi. Nhưng giáo nghĩa của đạo Phật đưa ra là tất cả các pháp duyên khởi tánh không, không có gì là chủ tể. Chư Phật, Bồ-tát cũng từ con người mà thành, hoàn toàn chẳng phải là một đấng chúa tể siêu việt. Chính tâm làm Phật, chính tâm là Phật; chính tâm làm chúng sanh, chính tâm là chúng sanh. Nơi chúng sanh, tâm này có thể làm Phật, có thể tạo nên cõi Tịnh độ, Phật quốc; cũng có thể làm súc sanh, có thể tạo ra ba nẻo ác. Đúng như chỗ nói: Phước họa không cửa, chỉ cho người tự rước lấy, cho nên các vị thiền sư như Bách Trượng Hoài Hải… mới hao tổn tâm huyết chăn trâu để trị tâm, và vẽ nên mười bức tranh chăn trâu để dụ cho mười giai đoạn tu tâm.

    Hai câu sau của bài thơ Lục dương phương thảo xuân phong ngạn, cao ngọa hoành miên đắc tự do, trình bày cảnh giới thiền sư trị tâm - Nằm ngang trên cao nguyên để ngủ- chỉ cho con trâu tâm đã bị thiền sư chế phục. Chỗ gọi rằng: Tâm điên cuồng chẳng dứt, dứt tức Bồ đề. Hội được chỗ này, liền được. Buông ra nắm lại đều tự nhiên, mục đồng về nhà khỏi cần lôi.

    Ngoài bài thơ thiền này ra, đại sư Hoài Hải còn có một bài khác cho ta thưởng lãm:

    Hân hạnh là tăng đắp ca-sa

    Làm được kẻ nhàn giữa bao la

    Có duyên thì ở, vô duyên… bước!

    Mặc cho gió mát tiễn mây bay.

    CON TRÂU ĐỰC QUI SƠN

    Khi chăn con trâu đực Qui Sơn,

    Không ai nắm chặt sợi dây dàm.

    Gió xuân phe phẩy bờ dương biếc,

    Cao nguyên nằm khểnh thật thong dong.

    2.BÀNG UẨN 龐蕰

    (?-808)

    Thiền giả tại gia nổi tiếng đời Đường, tự Đạo Huyền, người đời gọi là Bàng Cư sĩ, Bàng ông; người đất Hành Dương, Hành Châu (nay thuộc Hồ Nam) Trung Quốc. Nhiều đời theo nghiệp Nho, riêng Bàng Uẩn mộ Phật pháp. Niên hiệu Trinh Nguyên thứ nhất (785) Ông tham yết thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên, có lãnh ngộ. Trọn đời kết bạn với thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên. Ngoài ra, Ông còn qua lại với các bậc thạc đức của nhà thiền như các vị Dược Sơn, Đại Mai v.v… Tác phẩm : Bàng Cư sĩ Ngữ Lục 3 quyển.

    1. 雜詩

    日 用 事 無 別 ,

    唯 吾 自 偶 諧 。

    頭 頭 非 取 捨 ,

    處 處 勿 張 乖 。

    15

    朱 紫 誰 為 號 ,

    丘 山 絕 點 埃 。

    神 通 并 妙 用 ,

    運 水 與 搬 柴 。

    Tạp thi

    Nhật dụng sự vô biệt,

    Duy ngô tự ngẫu hài.

    Đầu đầu phi thủ xả,

    Xứ xứ vật trương quai.

    Chu tử thùy vi hiệu ?

    Khâu sơn tuyệt điểm ai.

    Thần thông tinh diệu dụng,

    Vận thủy dữ ban sài.

    Đây là bài kệ ngộ đạo của Bàng cư sĩ.

    Hai câu mở đầu nói rằng mỗi ngày ông sống không có gì khác với người thường, chỗ chẳng đồng chỉ là chính nhà thơ an tâm trong sinh hoạt bình thường, sống rất hài hòa thanh thản. Bởi ông đã ngộ

    được Chân như thật tướng, phá trừ hết các tướng

    Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả.

    Hai câu kế miêu tả cụ thể về sinh hoạt hàng ngày. Suốt ngày dù ông ăn cơm mặc áo, nhưng không nhai một hạt gạo, không dính một sợi tơ. Không lấy cũng không bỏ một vật nào; chỗ chỗ đều tự tại, không nơi nào mà chẳng viên dung.

    Hai câu tiếp theo là trình bày lý do. Nếu như không chấp trước thì màu tím màu đỏ chỉ là hai thứ màu sắc khác nhau mà chẳng có tâm phân biệt cái gì là tốt xấu. Chỉ vì chấp trước nên có sự so sánh lấy bỏ màu đỏ hoặc màu tím rồi tự chuốc lấy phiền não. Núi gò là từ nhiều hạt bụi gom lại mà thành, là nhân duyên hòa hợp sanh ra cho nên đương thể tánh không, chẳng thấy hạt bụi nào. Rõ ràng các pháp tánh không, nhân ngã thị phi đều không có thật.

    Hai câu cuối cùng, nêu ra việc gánh nước, bửa củi đều là diệu dụng của chơn như, thần thông của tự tánh, cốt để mọi người lập tức nhận lấy,

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1