Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Câu chuyện trái tim
Câu chuyện trái tim
Câu chuyện trái tim
Ebook198 pages2 hours

Câu chuyện trái tim

Rating: 5 out of 5 stars

5/5

()

Read preview

About this ebook

Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vì vậy, những kiến thức và vấn đề xoay quanh bệnh tim mạch luôn được nhiều người, dù chưa hay đã mắc bệnh tim mạch, quan tâm tìm hiểu. Trong những vấn đề này, có không ít vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, liên quan đến sức khỏe, cuộc sống, tiến trình điều trị, thậm chí là ảnh hưởng đến cả sự an nguy của bệnh nhân. Việc điều trị bệnh không chỉ đơn thuần bằng thuốc, bằng phẫu thuật, mà với bệnh nhân, chính cách sinh hoạt, cách ăn uống, ngủ nghỉ, sự hiểu biết và cái nhìn nghiêm túc về căn bệnh đang mắc, thái độ ứng phó với bệnh... là những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị. Với mong muốn dùng trang sách để “thay lời muốn nói” nhằm giúp quá trình tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân tim mạch được hiệu quả hơn, các bài viết trong “Câu chuyện trái tim” xoay quanh những nội dung cần thiết bác sĩ muốn truyền đạt, giải thích, hướng dẫn, dặn dò, là những gì bệnh nhân thường quan tâm.

LanguageTiếng việt
Release dateJun 20, 2016
ISBN9781311841919
Câu chuyện trái tim
Author

Ngô Bảo Khoa

ThS. BS. CKI Ngô Bảo Khoa sinh năm 1980 tại Thành phố Hồ Chí Minh, là bác sĩ phẫu thuật - bác sĩ điều trị chuyên ngành Ngoại Lồng ngực - Tim mạch, đã công tác tại các bệnh viện: Khoa Phẫu thuật - Hồi sức tim (BV Chợ Rẫy), Khoa Ngoại Lồng ngực (BV Nhân dân Gia Định), Viện Tim Quốc Gia Malaysia, Khoa Phẫu thuật Tim Mạch (BV Đại học Y Dược TP.HCM).BS. Ngô Bảo Khoa cũng là tác giả của nhiều bài viết và chương trình tư vấn về sức khỏe và bệnh tim mạch trên các báo Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cuối tuần, Tuổi trẻ online, Sài Gòn tiếp thị, Người đô thị, Sức khỏe đời sống, Bác sĩ gia đình, Đài tiếng nói nhân dân TP.HCM, Khoa học phổ thông, Bản tin BV Đại học Y Dược TP.HCM...Các sách đã xuất bản:- Câu chuyện trái tim (2011), Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM.- Trái tim trong cuộc sống (2015), Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM- Bệnh tim mạch ở người lớn (2016), Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM

Related to Câu chuyện trái tim

Related ebooks

Reviews for Câu chuyện trái tim

Rating: 5 out of 5 stars
5/5

2 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Câu chuyện trái tim - Ngô Bảo Khoa

    Lời nói đầu

    Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý thường gặp nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Vì vậy, những kiến thức và vấn đề xoay quanh bệnh tim mạch luôn được nhiều người, dù chưa hay đã mắc bệnh tim mạch, quan tâm tìm hiểu.

    Tôi đang công tác tại một khoa tim mạch, chuyên về phẫu thuật. Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy có nhiều điều bác sĩ muốn trao đổi với bệnh nhân và thân nhân, chẳng hạn như giải thích về bệnh lý, hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh, cách sinh hoạt hằng ngày, tư vấn về chọn lựa phương thức điều trị, dặn dò những điều cần lưu ý sau phẫu thuật, cách uống thuốc… Trong những vấn đề này, có không ít vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng, liên quan đến sức khỏe, cuộc sống, tiến trình điều trị, thậm chí là ảnh hưởng đến cả sự an nguy của bệnh nhân. Việc điều trị bệnh không chỉ đơn thuần bằng thuốc, bằng phẫu thuật, mà với bệnh nhân, chính cách sinh hoạt, cách ăn uống, ngủ nghỉ, sự hiểu biết và cái nhìn nghiêm túc về căn bệnh đang mắc, thái độ ứng phó với bệnh… là những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị.

    Ở chiều ngược lại, bệnh nhân cũng có không ít thắc mắc muốn được bác sĩ gỡ rối tơ lòng: bệnh như thế nào, có nguy hiểm không, tiên lượng tốt hay xấu, điều trị ra sao, phương thức điều trị tốt nhất, cách ăn uống sinh hoạt…? Sự quan tâm đó là chính đáng và bác sĩ cũng sẵn sàng tư vấn vì điều này góp phần đem lại ích lợi, hiệu quả cho việc điều trị. Tuy nhiên, trong thực tế, để quá trình trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân thật hiệu quả không phải việc đơn giản: có những vấn đề khó, bệnh nhân chưa thể hiểu ngay tức thì, có những lời dặn dò không phải ngắn gọn và dễ nhớ, bác sĩ không thể tư vấn tường tận và cặn kẽ từng chi tiết với những vấn đề phức tạp… Bên cạnh đó, thời gian tiếp xúc, khả năng tiếp thu của bệnh nhân, lời nói gió bay, các vấn đề về tim mạch thường đa dạng và phức tạp… là những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc trao đổi này.

    Với mong muốn dùng trang sách để thay lời muốn nói nhằm giúp quá trình tương tác giữa bác sĩ và bệnh nhân tim mạch được hiệu quả hơn, các bài viết trong Câu chuyện trái tim xoay quanh những nội dung cần thiết bác sĩ muốn truyền đạt, giải thích, hướng dẫn, dặn dò, là những gì bệnh nhân thường quan tâm. Chắc chắn một điều là cuốn sách không thể đề cập đầy đủ đến mọi khía cạnh của lãnh vực quá rộng lớn là bệnh tim mạch. Tuy nhiên, những kiến thức về tim mạch nêu trong cuốn sách là phổ biến, cần thiết và hữu ích cho cả bệnh nhân và những người quan tâm đến sức khỏe. Hy vọng đây như một cẩm nang giúp độc giả có thêm nguồn tra cứu thông tin và sử dụng khi cần thiết.

    Nhân vô thập toàn. Chắc chắn cuốn sách này không thể tránh khỏi có những thiếu sót. Mong được sự đón nhận và góp ý của quý độc giả và quý đồng nghiệp. Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ email ngobaokhoa@yahoo.com.

    TP Hồ Chí Minh, 12/2010

    BS. Ngô Bảo Khoa

    Tim và hệ tuần hoàn

    Tim là một cơ quan kỳ diệu

    Từ xưa đến nay, các nguồn văn hoá khác nhau đều lấy trái tim làm trung tâm của cơ thể và là biểu tượng của tình yêu: người Ai Cập cho rằng cảm xúc và trí tuệ bắt nguồn từ trái tim, người Hy Lạp tin rằng tim là nơi cư ngụ của linh hồn, còn người Trung Quốc coi tim là trung tâm của sự hạnh phúc.

    Tim bắt đầu đập từ rất sớm, vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Tim hoàn thiện vào tuần thứ 8, khi mà bào thai chỉ dài chừng 2,5 cm. Ở người trưởng thành, tim to bằng nắm tay người lớn, cân nặng trung bình ở nam là 270 gr và ở nữ là 260 gr. Tuy nhỏ nhưng tim là cơ quan mạnh mẽ, dẻo dai và thông minh, xứng đáng là cơ quan tuyệt vời nhất trong cơ thể con người!

    Không sai khi cho rằng tim là cơ quan dẻo dai! Để đưa máu đi nuôi cơ thể, tim hoạt động như một cái bơm, vừa hút vừa đẩy máu. Tim co bóp tự động chứ không theo sự điều khiển theo ý muốn của con người, đều đặn co bóp không biết mệt mỏi. Ở người lớn, tim đập trung bình 70 lần/phút, tức là trên 100.000 lần/ngày, khoảng 35 triệu lần/năm. Tính ra, trong một đời người, tim đập… trên 2,5 tỷ lần. Con số thực sự có thể cao hơn nữa, vì ở trẻ em tim đập nhanh hơn người lớn, hoặc có những lúc tim đập nhanh do con người vận động, lo lắng, bị sốt…

    Bên cạnh đó, tim còn là cơ quan đầy sức mạnh! Nếu nối tất cả các mạch máu trong cơ thể mà tim phải bơm máu đi qua sẽ thu được chiều dài khoảng 96.500 Km, đủ để quấn quanh trái đất hai vòng. Tổng số diện tích mao mạch của cơ thể trải ra có diện tích gấp rưỡi một sân bóng đá cỡ lớn. Thế mà, chưa đầy 1 phút, tim bơm máu qua hết các mạch máu này để đến mọi tế bào trong cơ thể. Một nhát bóp của tim có thể tống máu xa 9 mét. Trong một đời người, tim bơm ra lượng máu khoảng 200 triệu lít. Ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi, cơ tim vẫn làm việc gấp hai lần so với cơ bắp chân khi chạy tối đa. Năng lượng tim tiêu thụ trong 50 năm đủ để nâng một tàu chiến lớn lên khỏi mặt nước.

    Cấu tạo của tim

    Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai phổi, sau xương ức, trước thực quản, là khối cơ đặc biệt, bao bọc lấy khoang rỗng có bốn buồng. Nằm lẫn trong các sợi cơ co bóp của tim là hệ thống dẫn truyền bao gồm các nút (nút xoang, nút nhĩ thất) và bó sợi dẫn truyền có nhiệm vụ duy trì sự co bóp tự động của tim. Tim hoạt động được nhờ hệ thống những tế bào thần kinh đặc biệt này. Chúng có khả năng tạo nhịp, kích thích tim đập theo chu kỳ và dẫn truyền xung động đi khắp các vị trí của tim. Vì một lý do nào đó mà các tổ chức phát nhịp hoặc đường dẫn truyền trong tim bị tổn thương thì có thể gây nên những rối loạn nhịp tim.

    Tim được chia thành hai nửa trái phải tách biệt. Tim phải chứa máu đen (máu có ít ôxy), tim trái chứa máu đỏ (máu có nhiều ôxy). Mỗi bên có một tâm nhĩ ở trên, một tâm thất ở dưới. Nhĩ và thất cùng bên thông với nhau qua một van tim, bên phải gọi là van ba lá, bên trái gọi là van hai lá. Hai tâm nhĩ ngăn nhau bởi vách liên nhĩ, hai tâm thất ngăn nhau bởi vách liên thất.

    Các mạch máu dẫn máu về tim được gọi là tĩnh mạch: máu đổ vào nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và xoang vành; máu đổ vào nhĩ trái từ 4 tĩnh mạch phổi. Các mạch máu đưa máu từ tim ra được gọi là động mạch: thất phải thông với động mạch phổi qua van động mạch phổi; thất trái thông với động mạch chủ qua van động mạch chủ. Tĩnh mạch chứa máu đen, động mạch chứa máu đỏ, tuy nhiên, có ngoại lệ là 4 tĩnh mạch phổi chứa máu đỏ, động mạch phổi chứa máu đen.

    Hình 1: Tim nhìn từ phía trước

    Hình 2: Cấu tạo bên trong của tim

    Như vậy, tim có bốn buồng và bốn van tim: van ba lá thông nhĩ phải và thất phải, van động mạch phổi thông thất phải và động mạch phổi, van hai lá thông nhĩ trái và thất trái, van động mạch chủ thông thất trái và động mạch chủ. Các van này có nhiệm vụ giữ cho dòng máu đi theo một chiều từ nhĩ xuống thất, từ thất lên động mạch.

    Hệ tuần hoàn

    Tim co bóp tự động nhờ sự điều khiển của hệ thống dẫn truyền để đưa máu và chất dinh dưỡng tới các tế bào. Hệ thống mạch máu nối tim và các tế bào gồm động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

    Tim hoạt động theo các chu kỳ co bóp nối tiếp nhau. Một chu kỳ co bóp của tim gồm hai thì liên tục, thì tâm thu và thì tâm trương. Thì tâm thu là giai đoạn cùng một lúc, van động mạch chủ mở ra để thất trái tống máu lên động mạch chủ, van động mạch phổi mở ra để thất phải tống máu lên động mạch phổi. Cũng trong thì tâm thu, van ba lá, van hai lá đóng kín, còn máu từ các tĩnh mạch đổ vào nhĩ phải và nhĩ trái. Hết thì tâm thu là đến thì tâm trương, giai đoạn van ba lá và van hai lá mở ra để máu từ nhĩ xuống thất tương ứng, còn van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại.

    Hình 3: Hình cắt ngang mặt phẳng van tim vào thì tâm trương (trái) và thì tâm thu (phải)

    Nhĩ trái nhận máu nhiều ôxy (máu đỏ) từ phổi qua 4 tĩnh mạch phổi. Lượng máu này đi qua van hai lá vào thất trái. Thất trái co bóp để bơm lượng máu này qua động mạch chủ đến nuôi các mô. Sau khi cung cấp ôxy cho mô, nhận lại các chất thải, máu bây giờ thành máu ít ôxy (máu đen). Máu đen trở về tim theo hệ thống tĩnh mạch, đổ vào nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ dưới (dẫn máu từ tĩnh mạch phần dưới cơ thể), tĩnh mạch chủ trên (dẫn máu từ phần trên cơ thể) và xoang vành (dẫn máu từ hệ thống máu nuôi tim). Máu đen này từ nhĩ phải vào thất phải qua van ba lá. Từ thất phải, tim co bóp để tống máu qua lỗ van động mạch phổi vào động mạch phổi để lên phổi. Tại phổi sẽ diễn ra quá trình ôxy hóa máu đen. Máu nhả các chất thải và CO2, nhận O2, trở thành máu đỏ rồi đổ vào nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi. Cứ thế, vòng tuần hoàn tiếp tục diễn ra.

    Hình 4: Vòng tuần hoàn

    Hệ mạch vành

    Tim bơm máu đi nuôi cơ thể và chính nó cũng cần được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Từ động mạch chủ xuất phát 2 nhánh mạch vành chính là động mạch vành phải (RCA) và thân chung động mạch vành trái (LMCA).

    Động mạch vành phải cung cấp máu chủ yếu cho nhĩ phải, thất phải, phần đáy thất trái và một phần vách liên thất.

    Thân chung chia thành hai nhánh là động mạch liên thất trước (LAD) và động mạch mũ (Cx). Động mạch liên thất trước cung cấp máu chủ yếu cho mặt trước, mặt đáy của thất trái và phần lớn vách liên thất. Động mạch mũ cung cấp máu chủ yếu cho nhĩ trái, mặt bên và mặt sau của thất trái.

    Hình 5: Các nhánh chính của hệ mạch vành

    Thân chung trái, động mạch liên thất trước, động mạch mũ, động mạch vành phải là các mạch máu chính của hệ mạch vành. Các động mạch này sẽ cho ra các nhánh nhỏ hơn. Khi nói bệnh nhân bị hẹp thân chung có nghĩa là động mạch thân chung trái bị hẹp trên 50%. Ngoài ra, các nhánh mạch vành khác bị tính là hẹp khi hẹp trên 70%.

    Máu đỏ từ động mạch chủ đi qua các nhánh động mạch vành vào thì tâm trương để nuôi cơ tim. Sau khi nuôi cơ tim, máu đỏ thành máu đen , theo hệ tĩnh mạch vành đổ vào nhĩ phải qua lỗ xoang vành.

    Ngành phẫu thuật tim

    Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Với sự phát triển của ngành phẫu thuật tim, có biết bao bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường, hòa nhập tốt với xã hội.

    Phẫu thuật tim

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1