Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Thuật phòng, trị gian tà.
Thuật phòng, trị gian tà.
Thuật phòng, trị gian tà.
Ebook222 pages3 hours

Thuật phòng, trị gian tà.

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Sách chọn lọc trên 100 câu chuyện văn – sử hấp dẫn dưới tên gọi là “ Thuật phòng, trị gian tà ”, bao gồm 9 chương :
1. Quân tử và tiểu nhân .
2. Thuật phân biệt trung lương và gian tà.
3. Thuật phán xét gian tà qua đặc điểm.
4. Thuật bài xích gian tà.
5. Thuật chế phục gian tà .
6. Thuật đấu trí với gian tà.
7. Thuật khai thác nhược điểm của gian tà.
8. Thuật né tránh gian tà.
9. Thuật cải hóa và sử dụng gian tà.
Qua những mẩu chuyện hấp dẫn, hi vọng người đọc có thể tự rút ra những điều hữu ích để vận dụng vào trong nhiều lĩnh vực: ứng xử, ngoại giao, quân sự, thương trường.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateMar 31, 2016
ISBN9781310753275
Thuật phòng, trị gian tà.
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Thuật phòng, trị gian tà.

Related ebooks

Related categories

Reviews for Thuật phòng, trị gian tà.

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Thuật phòng, trị gian tà. - Dong A Sang

    Lịch sử chứng minh: mọi cuộc chiến thường xảy ra trong một không gian và thời gian nhất định , nhưng có cuộc chiến không giới hạn không gian và thời gian, đó là cuộc giao tranh giữa chính – tà, trung – gian, quân tử - tiểu nhân, thiện – ác.

    Cuộc giao tranh giữa chính – tà không chỉ diễn ra giữa người với người, mà còn là sự giằng xé sâu thẳm ở trong lòng mỗi người, nhiều khi ranh giới sự giằng xé giữa thiện – ác rất mong manh.

    Trong những cuộc giao tranh bất tận , khi những người quân tử thắng thế, họ sẽ giúp cho các bậc vua chúa trở nên minh mẫn, dũng cảm, làm nên đại nghiệp, dân giàu nước mạnh, quốc gia hùng cường.

    Nếu bọn gian tà, tiểu nhân thắng thế, chúng sẽ làm cho vua chúa trở nên mê muội , yếu hèn, có thể dẫn đến mất mạng, mất nước; dân chúng khổ sở, điêu linh.

    Trong một quốc gia, một khi những bậc trung lương được trọng dụng, họ là những con đê vững chắc ngăn chặn những làn sóng dữ gian tà từ trăm sông đổ về, giữ vững kỉ cương giềng mối, đề cao các giá trị đạo đức, xã hội ổn định, thuần lương.

    Khi quyền lực của một quốc gia lọt vào tay kẻ gian tà, kẻ ác thì chúng sẽ mặc sức hoành hành, mọi giá trị xã hội bị đảo lộn, những người lương thiện muốn sống chút hơi tàn phải xin chừa tấm lòng trinh bạch, can tâm làm thân lươn quằn quại trong đám bùn nhơ; người không muốn vấy bùn, đành chọn dòng sông làm chốn gửi thân, đem xương thịt vùi chôn vào bụng cá hoặc sống ẩn dật, xa lánh cuộc đời…xã hội sẽ hỗn loạn.

    Trong những cuộc giao tranh khốc liệt đó, không biết bao nhiêu thảm kịch đã xảy ra, như những làn sóng dữ, nó tàn phá, hủy hoại các quan hệ vua – tôi, chồng – vợ, cha – con, bè bạn…

    Dân tộc Trung Hoa có trên dưới năm ngàn năm lịch sử và trong cuộc bể dâu đó đã diễn ra biết bao nhiêu cuộc giao tranh giữa: chính – tà, quân tử - tiểu nhân, trung – gian, thiện – ác.

    Từ đó, các nhà nghiên cứu thuật dùng người đã rút ra những bài học đắng cay nhưng quý giá, hệ thống thành những quyển sách quý.

    Trong quá trình biên soạn và dịch thuật, chúng tôi chọn lọc trên 100 câu chuyện văn – sử hấp dẫn dưới tên gọi là Thuật phòng, trị gian tà , bao gồm 9 chương :

    1. Quân tử và tiểu nhân .

    2. Thuật phân biệt trung lương và gian tà.

    3. Thuật phán xét gian tà qua đặc điểm.

    4. Thuật bài xích gian tà.

    5. Thuật chế phục gian tà .

    6. Thuật đấu trí với gian tà.

    7. Thuật khai thác nhược điểm của gian tà.

    8. Thuật né tránh gian tà.

    9. Thuật cải hóa và sử dụng gian tà.

    Qua những mẩu chuyện hấp dẫn, hi vọng người đọc có thể tự rút ra những điều hữu ích để vận dụng vào trong nhiều lĩnh vực: ứng xử, ngoại giao, quân sự, thương trường.

    Rất khó đề phòng lòng dạ sâu hiểm của bọn gian tà, nhưng không thể không phòng, đã phòng thì phải có thuật, có sách lược. Vì vậy, có thể nói cuốn Thuật phòng, trị gian tà là cuốn binh thư xử thế, dùng để đo lòng dạ con người, sử dụng con người và chế ngự gian tà ; là cẩm nang của những ai muốn thành đạt trên con đường sự nghiệp, muốn thành công trên thương trường đầy sóng gió.

    Sách không chỉ vẽ lên bức tranh u ám phản trắc, phản nghịch của bọn gian tà, mà còn là bài ca chiến thắng của ánh sáng tính thiện bên trong mỗi người, giữa mối quan hệ người với người, với tình yêu thương nhân loại nồng thắm.

    ĐÔNG A SÁNG

    Chương một: QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN

    1.QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN

    1) Kinh Dịch:

    Văn Vương, Chu Công theo học thuyết âm dương cho rằng, dương là quân tử, âm là tiểu nhân, quân tử là những người cầm quyền, tiểu nhân là những người dân thường.

    Trong phần Thoán truyệnTượng truyện của Kinh Dịch, quân tử có nghĩa là người thiện ; tiểu nhân là người ác.

    Kinh Dịch cũng cho rằng: Kẻ tiểu nhân (người có tư cách đạo đức thấp kém), không xấu hổ về điều bất nhân, không sợ điều bất nghĩa, không thấy lợi thì không gắng sức, không thấy cái uy (sự trừng trị) thì không kiêng dè (Tiểu nhân bất nhân, bất úy bất nghĩa, bất kiến lợi bất khuyến, bất uy bất trừng).

    2) Luận ngữ:

    Sách Luận ngữ, Khổng Tử phân biệt quân tử và tiểu nhân khá cụ thể : Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người (Quân tử cầu chư kỉ, tiểu nhân cầu chư nhân).

    Người quân tử càng ngày càng tiến tới chỗ cao minh ; kẻ tiểu nhân càng ngày càng sa xuống nơi thấp kém (Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt).

    Người quân tử có thể không biết những điều nhỏ nhặt nhưng có thể đảm đương những công việc lớn. Kẻ tiểu nhân khôn không đảm đương được những việc lớn nhưng có thể biết được những điều nhỏ nhặt (Quân tử bất khả tiểu tri, nhi khả đại thụ dã. Tiểu nhân bất khả đại thụ dã, nhi khả tiểu tri dã).

    2.SÁU LOẠI CHÍNH – TÀ

    Ngày xưa, người ta phân biệt 6 loại trung thần (quân tử, lương thiện) gọi là lục chính, 6 loại gian thần (tiểu nhân, gian ác) gọi là lục tà.

    1) Lục chính:

    + Thánh thần: Thấy rõ được sự tồn vong, được mất của quốc gia, từ đó sớm đề phòng làm cho bậc quân chủ yên ổn.

    + Lương thần: Thường hiến kế sách cho quân chủ, thực hành chính sự tốt đẹp, toàn tâm toàn ý với chức vụ và chức phận.

    + Trí thần: Sáng suốt xem xét, dự đoán thành bại, bổ cứu khuyết điểm, ngăn ngừa tai họa, khiến bậc quân chủ yên ổn.

    + Trinh thần:Giữ gìn công chính, sinh hoạt thuần phác , cam chịu thanh bần.

    + Trực thần: Thẳng thắn can gián quân chủ, không sợ chết, hết lòng vì dân vì nước.

    + Trung thần: Thức khuya dậy sớm lo công việc, có thể tiến cử hiền tài, lấy gương của những bậc quân minh trong lịch sử mà can gián quân vương, giúp đất nước thái bình, xã hội ổn định, dân chúng hạnh phúc.

    2) Lục tà :

    + Cụ thần:Tham tước lộc, không nghĩ đến quyền lợi quốc gia dân tộc.

    +Du thần: Quân chủ nói gì cũng cho là phải, tìm cách đưa quân chủ vào đường ăn chơi sa đọa.

    + Gian thần: Khéo nịnh, đố kị tài năng.

    + Sàm thần: Là biện bác, li gián thân tình cốt nhục của quân chủ, tạo tình thế hỗn loạn.

    +Vong thần: Là lôi kéo quân chủ vào chỗ bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu, kết bè, kết đảng, bịt miệng dư luận.

    + Tặc thần: Là chuyên quyền, điên đảo trắng đen, hỗn loạn thị phi, câu kết bè đảng là tổn hại lợi ích quốc gia, bức hiếp thiên tử để sai khiến chư hầu.

    3.TIỂU NHÂN VÀ NGHIỆP BÁ

    Tề Hoàn Công hỏi Quản Trọng:

    -Ta có tính thích săn bắn, lại hay nữ sắc thì có hại đến nghiệp bá hay không?

    Quản Trọng nói :

    -Không hại gì?

    Tề Hoàn Công hỏi:

    -Thế thì cái gì có hại đến nghiệp bá?

    Quản Trọng nói:

    -Không biết người hiền thì hại đến nghiệp bá ; biết người hiền mà không dùng thì hại đến nghiệp bá ; dùng mà không chuyên thì hại đến nghiệp bá ; chuyên mà lại cho kẻ tiểu nhân xen lẫn vào thì hại đến nghiệp bá.

    Tề Hoàn Công khen phải.

    4.NHỮNG CĂN NGUYÊN HIỂM HỌA CỦA QUỐC GIA

    Khương Thái Công cho rằng, mối họa của quốc gia bắt nguồn từ 8 nguyên nhân sau:

    1) Quan lại, bên ngoài có vẻ thanh liêm nhưng thực chất là tham lam, bên ngoài có vẻ nhũn nhặn nhưng trong lòng đầy kiêu căng ; ăn cắp của công để ban bố ân huệ riêng tư, của người phúc ta ; không phân biệt trên dưới, làm oai làm phách, kết bè kết đảng ; đó là nguyên căn làm cho quốc gia hỗn loạn.

    2) Danh gia vọng tộc, kết bè kết cánh với gian nịnh ; bọn người không có chức tước gì cũng ra vẻ tôn quý ; không có công trạng gì cũng mười phần ra vẻ oai phong ; không phân biệt trên dưới phải trái, ngụy quân tử ; làm oai làm phách, dọa dẫm người ; âm thầm thu nạp, liên kết tay chân, lấy ân huệ nhỏ để tạ thế lực riêng tư, muốn đoạt quyền lớn trong triều đình ; trong nước có nhiều người oán hận ; ba hoa luận bàn che mắt, bịt tai, không cho quân chủ nghe lời nói thẳng ; đó là nguyên căn của mối họa quốc gia.

    3) Bọn gian nịnh chuyên làm điều ác ; bọn quan lại địa phương mặc sức lộng hành ; bọn sàm thần vung vẩy múa bút, buông lời ngụy biện ; quân chủ bị vây trong vòng hiểm nguy ; đất nước ấy là đất nước của bọn gian tặc.

    4) Quan lại đông nhung nhúc, dân chúng ít ; không có tôn ti trật tự ; kẻ mạnh hiếp kẻ yếu ; những người chính nhân quân tử bị tai vạ ; là đất nước đang gặp tai họa.

    5) Những người tốt không được đề bạt, trọng dụng còn bị gian tà áp chế, tìm cách diệt trừ ; những người tài đức kiêm toàn tìm đường thoái ẩn, bọn tiểu nhân nắm quyền hành ; đó là mối nguy của đất nước ; quân chủ không sớm tiêu trừ, quốc gia sẽ gặp nguy hiểm.

    6) Hoàng thân quốc thích lớn mạnh, kết bè lập đảng, nắm địa vị chủ chốt, chân tay bộ hạ ai cũng có chức có quyền , lực lượng ngày càng mạnh ; quân chủ không sớm tiêu trừ, quốc gia sẽ gặp nguy hiểm.

    7) Bọn gian nịnh cầm quyền, nắm luôn quân đội, ỷ vào quyền cao chức lớn, tự tung tự tác, hành động đi ngược lại nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tha hồ đặt để người lên kẻ xuống, tự chuyên tự cao tự đại, tự nhận công lao, dè bỉu người hiền năng ; thiện ác, phải trái chẳng có tiêu chuẩn rạch ròi, làm theo thiên kiến, bê trễ, chính sự lệch lạc, không rõ ràng, đua đòi lập dị, cải biến luật lệ, truyền thống ; quân chủ dùng bọn này để rước lấy tai họa.

    8) Bọn gian hùng cấu kết, quân chủ sẽ lâm vào cảnh có mắt như mù, lúc ấy những lời phỉ báng, gièm pha sẽ xuất hiện, quân chủ có tai như điếc ; quân tử sẽ mất đi những thần tử trung trinh, quốc gia sẽ gặp nguy vong.

    5. ĐẶC ĐIỂM GIAN TÀ

    Trong Bằng đảng luận, Âu Dương Tu cho rằng, muốn khống chế nạn bè đảng của bọn tiểu nhân, gian tà, cần nắm vững 4 đặc điểm:

    1) Nhìn chung quân tử có bạn, tiểu nhân cũng có bạn ; quân tử kết bạn vì đồng đạo ; tiểu nhân kết bạn vì lợi ; thực chất chỉ quân tử mới có bạn, tiểu nhân thì không có bạn ; dễ hiểu vì đạo thì trường tồn, lợi thì nay có mai không.

    2) Có hai loại bạn, bạn chân chính và bạn giả dối.

    Bạn chân chính, vì đồng đạo, nên đồng tâm hiệp lực lo chuyện quốc gia, có thủy có chung, trước sau như một.

    Bạn giả dối, vì lợi lộc, vì tiền tài, thấy lợi lộc thì tranh nhau, lợi nhiều thì thân, không có lợi thì sơ, có khi mưu hại cả anh em họ hàng thân thích huống chi là bạn ; chúng hữu thủy vô chung, tiền hậu bất nhất.

    3) Từ xưa đến nay, bọn tiểu nhân thường hay gièm pha, hãm hại những bậc trung thần, chúng luôn nghĩ trăm mưu ngàn kế để hại người lương thiện ; người hiền mạnh thì trấn áp được chúng, người hiền cô thế bị chúng bức hại cho đến chết.

    4) Bậc quân chủ nên xa rời bọn tiểu nhân, không kết bè kết đảng với bọn người giả dối, trước sau cũng sinh đại loạn ; nên gần những người quân tử, làm bạn chân chính với người quân tử, chắc chắn thiên hạ sẽ thịnh trị.

    6.THUẬT LUỒN LÁCH CỦA GIAN TÀ

    Khương Tử Nha nêu 9 thuật luồn lách của bọn gian tà:

    1) Những người thân cận với nhà vua như hoàng hậu, cung tần, mĩ nữ, hoạn quan, bọn gian tà, bọn tiểu nhân lợi dụng nhược điểm háo sắc của nhà vua; từ đó nắm quyền, hoặc dè bỉu người này người nọ hoặc xin xỏ chức tước, lợi lộc, gọi là đồng sàng.

    2) Kẻ hầu người hạ, những quan thân cận, họ quan sát sở thích, sắc diện của nhà vua ; từ đó săn đón, nịnh bợ, lấy lòng nhà vua để mưu cầu lợi ích riêng tư ; hoặc gian thần lợi dụng những người thân cận nhà vua, đút lót để nói tốt cho mình, gọi là tại bàng.

    3) Dựa vào tông tộc, anh em, họ hàng, quan hệ máu huyết mà giữ chức vụ quan trọng, kết bè kết đảng ; từ đó khuynh loát nhà vua, gọi là phụ huynh.

    4) Dùng sắc đẹp (mĩ nhân kế), ngọc ngà châu báu, tiền bạc để mê hoặc nhà vua ; từ đó khống chế hoặc thao túng nhà vua, để đạt đến mục đích riêng tư, gọi là dưỡng ương (nuôi tai họa cho người).

    5) Thu thuế, gom góp của cải dân chúng, để thi ân bố đức cho tay chân, để đề cao đạo đức, tài năng của mình ; từ đó quay ra khống chế nhà vua, gọi là dân manh.

    6) Nhà vua ở trong thâm cung, cách biệt với bên ngoài, gian thần bẩm báo những thông tin sai lạc, cộng thêm thói ton hót, nịnh nọt, làm cho nhà vua xử lý sai lầm chính sự ; hoặc chúng tự ca ngợi công đức của mình hoặc đồng đảng ; gọi chung là lưu hành.

    7) Dân là nước, nhà vua là thuyền, gian thần kích động quần chúng uy hiếp nhà vua, hoặc mượn quyền lực của nhà vua uy hiếp quần chúng, làm cho quyền lực của nhà vua bị tước đoạt, địa vị nhà vua lung lay, gọi là uy cường.

    8) Lợi dụng sự tín nhiệm của nhà vua, tìm cách tham nhũng, bớt xén, tiêu hoang quốc khố, làm cho kho tàng nhà nước trống rỗng ; liên kết với các nước mạnh uy hiếp địa vị nhà vua, gọi là tứ phương.

    9) Gian thần dùng tiền bạc nhà nước tiêu vào mục đích riêng (1) ; của người phúc ta, ban phát của cải tùy ý, để vun vén uy tín cá nhân (2) ; kết bè kết đảng, ca ngợi lẫn nhau (3) ; lợi dụng luật pháp, dùng hình ngục, thi cử để kiếm chác (4) ; giả đò thuận ý dân, mị dân, thực chất là đày đọa, làm cho dân chúng lầm than, đau khổ (5) ; gọi chung là ngũ thuật.

    7.MỐI QUAN HỆ GIỮA QUÂN TỬ VÀ TIỂU NHÂN

    1) Án Anh:

    Tề Cảnh Công hỏi Án Anh:

    -Khanh từng nói, thích nịnh thì rất nguy hiểm, Lương Khâu Cứ nịnh ta, ta phải làm sao?

    Án Anh trả lời:

    -Hòa nhưng không nên đồng.

    Tề Cảnh Công hỏi:

    -Nghĩa là thế nào ?

    Án Anh thưa:

    -Thần ví dụ, khi nấu canh cá, người ta dùng lửa, nước, muối, nấu cá cho chín ; sau đó thêm ngũ vị để điều hòa, nếu nhạt thì thêm muối ; mặn thì thêm chút nước. Hoặc đàn thì có ngũ âm, hòa với nhau thì mới ra âm điệu, ra nhạc. Người quân tử hòa nhưng không đồng với kẻ tiểu nhân.

    2) Khổng Tử :

    Sách Luận ngữ, Khổng Tử khuyên : Quân tử trang nghiêm mà không tranh giành, hòa với mọi người nhưng không bè đảng (Quân tử căng nhi bất tranh, quần nhi bất đảng).

    Chương hai:THUẬT

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1