Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Châm ngôn nhà Phật
Châm ngôn nhà Phật
Châm ngôn nhà Phật
Ebook98 pages3 hours

Châm ngôn nhà Phật

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Cuốn “Châm ngôn nhà Phật” tuyển chọn trên 300 câu ngắn gọn từ những kinh sách của Phật giáo, bao gồm các vấn đề từ Phật lý, tu trì đến xử thế. Sách không chỉ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về Đạo Phật, mà còn như ngọn gió mát thổi sạch bụi trần làm cho tâm hồn trong trẻo.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJul 17, 2015
ISBN9781310575419
Châm ngôn nhà Phật
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Châm ngôn nhà Phật

Related ebooks

Reviews for Châm ngôn nhà Phật

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Châm ngôn nhà Phật - Dong A Sang

    CHÂM NGÔN NHÀ PHẬT

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smashwords Edition

    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU

    Chương một : PHẬT LÝ

    Tiết 1 : Nhân duyên - Tâm thức

    Tiết 2: Sắc không - Hữu vô

    Tiết 3 : Trung quan - Lý sự

    Tiết 4 : Chân tục - Nhất đa

    Tiết 5: Chân Như - Phật tính

    Tiết 6 : Bát Nhã - Trí tuệ

    Tiết 7 : Minh tâm - Kiến tính

    Tiết 8 : Mê ngộ - Đốn tiệm

    Tiết 9 : Nhân quả - Báo ứng

    Tiết 10: Sinh tử - Niết Bàn

    Chương hai : TU TRÌ

    Tiết 11 : Trừ mê - Hối quá

    Tiết 12 : Trì giới - Thiền định

    Tiết 13: Quả dục - Bất tham

    Tiết 14 : Nhẫn nhục - An bần

    Tiết 15 : Thâm học - Tinh cần

    Tiết 16 : Chỉ ác - Tu thiện

    Chương ba : XỬ THẾ

    Tiết 17 : Cẩn ngôn - Thận hành

    AUTHOR

    mailto:htt//blog,%20smahwords.com

    LỜI NÓI ĐẦU

    Cuốn Châm ngôn nhà Phật tuyển chọn trên 300 câu ngắn gọn từ những kinh sách của Phật giáo, bao gồm các vấn đề từ Phật lý, tu trì đến xử thế. Sách không chỉ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về Đạo Phật, mà còn như ngọn gió mát thổi sạch bụi trần làm cho tâm hồn trong trẻo.

    Chương một : PHẬT LÝ

    Tiết 1 : NHÂN DUYÊN - TÂM THỨC.

    1. Lực vị nhân, lực nhược vi duyên (Kinh Duy Ma Cật-Phật quốc phẩm).

    Lực lượng có tác dụng đến sự sinh, diệt của sự vật, gọi là nhân; lực lượng tương đối nhỏ, yếu, có tác dụng đến sự sinh diệt của sự vật, gọi là duyên.

    CHÚ GIẢI :

    Đối với một sự vật, lực lượng có tác dụng sinh diệt, lực lượng lớn, mạnh, gọi là nhân, lực lượng nhỏ, yếu, gọi là duyên (Cừu Ma La Thập chú).

    2. Tiền hậu tương sinh, nhân dã; hiện tướng trợ thành, duyên dã.

    Chư pháp yếu nhân duyên tướng giả (Kinh Duy Ma Cật)

    Trước, sau tương sinh, là nhân; trợ giúp thành hiện tướng, là duyên.

    Các loại pháp đều là giả tướng của nhân duyên.

    CHÚ GIẢI :

    1) Chư pháp là chỉ sự vật (bao quát bản thể, hiện tượng, vật chất, tinh thần của sự vật ấy).

    Tướng giả : là sự tương hỗ, tương trợ, là những điều kiện hỗ tương tác dụng, hỗ tương quan hệ.

    2) Nhân là chỉ (nguyên nhân) xúc (tác) trước, hoặc sau khi sự vật sản sinh, cùng lúc tự thân sự vật biến hóa.

    Duyên là chỉ những (điều kiện) phụ trợ (trước hoặc sau) sự vật sản sinh và tự thân sự vật biến hóa.

    Là muốn nói đến pháp giới của vạn sự, vạn vật (bao gồm bản thể, hiện tượng, vật chất và tinh thần của sự vật), toàn bộ những điều kiện, hỗ tương tác dụng và hỗ tương quan hệ, hỗ tương chuyển hóa; sau đó là phát triển to lớn, phức tạp sự tồn tại của sự vật, vạn vật.

    Nhân là chỉ điều kiện chủ yếu hoặc nguyên nhân có tác dụng quyết định về sinh diệt của sự vật. Duyên là chỉ điều kiện, hoặc nguyên nhân phụ trợ, tác dụng về sự sinh diệt của sự vật.

    3. Nhất thiết chư pháp, nhân duyên cố sinh, nhân duyên cố diệt (Đại bàn niết hàn kinh).

    Pháp do nhân duyên sinh, pháp cũng do nhân duyên diệt.

    CHÚ GIẢI :

    1) Pháp chữ Phạn là Dhazma, là khái niệm cơ bản của Phật giáo. Pháp phiếm chỉ bao quát căn bản, hiện tượng, vật chất, tinh thần của một sự vật. Nghĩa thông thường là quy phạm, là nghi thức, nghi lễ của các tăng chúng trong lễ chúc phúc, siêu độ.

    2) Nhân duyên, chữ Phạn là Hepupratyaya, chỉ sự hình thành của một sự vật, dẫn đến nhận thức và tạo thành nghiệp báo, hiện tượng này dựa vào điều kiện, nhân duyên.

    Một sự vật sinh thành đều có nguyên nhân, đều dựa vào điều kiện; sự vật biến, diệt vong cũng do điều kiện, nguyên nhân. Nó không phải là cố định và bất biến.

    4. Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sinh; nhân duyên biệt ly, hư vọng danh diệt (Kinh Lăng nghiêm).

    Nhân duyên hòa hợp, sinh hư vọng; nhân duyên chia lìa, hư vọng bị diệt.

    CHÚ GIẢI :

    1) Hư vọng là hư giả, không phải sự chân thực; Phật giáo gọi là giả tướng.

    2) Nguyên nhân và điều kiện tập hợp lại, thì sự vật được hình thành, sản sinh giả tướng; nguyên nhân và điều kiện xa lìa nhau, thì giả tướng cũng biến mất.

    5. Nhất thiết chư pháp nhân duyên sinh, thể tính phi hữu diệc phi vô.(Kinh Hoa nghiêm)

    Sự vật đều do nhân duyên hòa hợp sản sinh, cho nên thể tính của nó không có thực nhưng không phải là hư vô.

    CHÚ GIẢI :

    1) Thể tính là tính chất, hoặc thực thể, hoặc bản tính của sự vật.

    2) Sự vật đều do nhân duyên hòa hợp sản sinh, cho nên thể tính của nó không có thực nhưng không phải là hư vô.

    6. Do duyên hiện tiền, tâm pháp phương khởi, cố danh trần vi duyên khởi pháp.(Kinh Hoa nghiêm, nghĩa hải bách môn).

    Do duyên mà có ngoại giới, có các hiện tượng, do có ngoại giới, các hiện tượng, thì tâm pháp phát sinh; cho nên gọi (ngoại giới, các hiện tượng) là khởi tâm pháp.

    CHÚ GIẢI :

    1) Trần là nhân gian, hiện thực xã hội. Duyên khởi : Chỉ sự vật sinh.

    Sự vật và hiện tượng của sự vật đều do nguyên nhân, điều kiện phát sinh; tách rời nguyên nhân, điều kiện, thì sự vật và hiện tượng của sự vật không thể phát sinh.

    2) Sự tồn tại của ngoại giới, sự vật, phát sinh ý niệm. Sự tồn tại của ngoại giới, đến những sự tồn tại hiện tượng của sự vật, gọi là duyên khởi pháp.

    7. Nhân duyên vô tự tướng; tuy hữu nhi thường vô, thường vô phi tuyệt hữu.(Huệ Viễn - Đại trí luận sao tự)

    Nhân duyên không có thực thể: vậy, có không phải là có thực, không phải tuyệt đối là không.

    CHÚ GIẢI :

    1)Vô tự tướng là không có thực thể, là vọng tưởng.

    2) Nhân duyên không có thực thể, là vọng tưởng, tuy thường nói là có, nhưng thường là không; thường là không, nhưng không tuyệt đối là không có.

    8. Pháp tòng duyên cố bất hữu, duyên khởi cố bất vô. (Chú kinh Duy Ma Cật - Phật quốc phẩm)

    Tất cả sự vật sinh ra đều do nhân duyên, không tự có; tuy vậy, những sự vật sinh ra do nhân duyên, không phải tuyệt đối là hư không.

    9. Chư pháp giai tòng duyên sinh nhĩ, vô biệt hữu chân chủ tể chi giả, cố vố ngã dã (Chú kinh Duy Ma Cật - Phật quốc phẩm)

    Tất cả sự vật đều dựa vào điều kiện nhất định để sản sinh, không phải do một chủ tể chân chính

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1