Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân
Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân
Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân
Ebook155 pages1 hour

Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Phương pháp túc chẩn trị lập luận, chân là một trong bốn gốc quyết định sinh mệnh của con người; nơi tập trung nhiều kinh mạch, huyệt vị; những bộ phận trên bàn chân phản chiếu được các bộ vị của toàn cơ thể; hoặc, chân là quả tim thứ hai của cơ thể.
Vì thế, phương pháp chẩn đoán chân, chẩn đoán chính xác về bệnh tật, ví như nhìn thì thấy, sờ thì cảm giác được (khán đắc kiến, mạc đắc kiến).
Thực tiễn mấy ngàn năm đã chứng minh, đây là phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh, trị liệu bệnh tật đặc sắc, đơn giản, dễ thực hành, không có phản ứng phụ và rất hiệu quả. Chính vì vậy, túc chẩn trị liệu pháp đã được phổ biến rộng rãi, truyền đến nhiều nước trên thế giới như Nhật, Đức, Mỹ.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateMar 22, 2015
ISBN9781310397714
Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân

Related ebooks

Reviews for Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Kỹ thuật xoa bóp và bấm huyệt chân - Dong A Sang

    LỜI NÓI ĐẦU

    Phương pháp chẩn đoán, xoa bóp chân (Foot massage), còn gọi là túc chẩn trị liệu pháp, để dưỡng sinh, phòng bệnh, trị liệu một số bệnh tật, xuất hiện rất sớm trong lịch sử y học Trung Quốc, được Hoàng Đế nội kinh, sách tổ của ngành y, đề cập với tên gọi là du phủ.

    Người xưa quan niệm, nghề xoa bóp trị liệu bàn chân cho người khác là nghề thấp hèn, đáng xấu hổ, nên không được y học chính thống thừa nhận; vì vậy, nghề du phủ, xoa bóp chân chỉ lưu truyền trong dân gian.

    Phương pháp túc chẩn trị lập luận, chân là một trong bốn gốc quyết định sinh mệnh của con người; nơi tập trung nhiều kinh mạch, huyệt vị; những bộ phận trên bàn chân phản chiếu được các bộ vị của toàn cơ thể; hoặc, chân là quả tim thứ hai của cơ thể.

    Vì thế, phương pháp chẩn đoán chân, chẩn đoán chính xác về bệnh tật, ví như nhìn thì thấy, sờ thì cảm giác được (khán đắc kiến, mạc đắc kiến).

    Thực tiễn mấy ngàn năm đã chứng minh, đây là phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh, trị liệu bệnh tật đặc sắc, đơn giản, dễ thực hành, không có phản ứng phụ và rất hiệu quả.

    Chính vì vậy, túc chẩn trị liệu pháp đã được phổ biến rộng rãi, truyền đến nhiều nước trên thế giới như Nhật, Đức, Mỹ.

    Gần đây, Y học Trung Quốc nhận chân được giá trị của túc chẩn trị liệu pháp, đã trân trọng đưa phương pháp này vào Y học chính thống, như đón đứa con xa lưu lạc về nhà.

    Từ đó, đã xuất hiện nhiều lương y về túc chẩn trị liệu pháp và nhiều sách vở nghiên cứu về phương pháp xoa bóp chân đã lần lượt ra đời.

    Cuốn sách trên tay các bạn, là được góp nhặt từ tinh hoa của những cuốn sách ấy. Ngoài lý luận cơ bản, sách cũng nêu các phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh và trị liệu 47 bệnh tật thường gặp.

    Với phương pháp giản dị, nhiều hình ảnh minh họa, dễ thực hành, giúp quý bạn giữ gìn sức khỏe, sắc đẹp, nâng cao tuổi thọ; phòng bệnh tật; tự trị liệu những bệnh thường gặp.

    Vấn đề còn lại, là quý bạn chọn phương pháp thích hợp, sắp xếp thời gian, sự kiên nhẫn và chuyên tâm.

    Hy vọng, sách là lương y của tất cả quý bạn, của những người biết quý trọng sinh mệnh, sức khỏe, thanh xuân và sức khỏe của mình. Đó là tấm lòng của người làm sách.

    Chương một: KHÁI QUÁT VỀ TÚC CHẨN LIỆU PHÁP

    Tiết 1 : NGUỒN GỐC VÀ NGUYÊN LÝ TÚC CHẨN LIỆU PHÁP

    I. NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN

    Thời Hoàng Đế đến đời Xuân Thu Chiến Quốc:

    Sách Sử ký viết, thời kỳ Hoàng Đế, có những thầy thuốc được gọi là Du Phủ. Ngày xưa, người ta thường căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp để gọi tên; vậy, Du, biểu thị trị liệu bệnh tật hiệu quả, Phủ ám chỉ lưng bàn chân, hoặc bàn chân.

    Nói chung, thầy thuốc là Du Phủ, dựa vào sự chẩn đoán bàn chân để trị liệu bệnh tật, rất hiệu quả, phương pháp này được gọi là túc chẩn trị pháp.

    Chứng tỏ, phương pháp túc chẩn trị ra đời rất sớm (ước tính thời Hoàng Đế khoảng thế kỷ 23. TCN). Các thầy thuốc được gọi là Du Phủ rất giỏi, nhiều người trở thành danh y, được danh y Biển Thước thời Xuân Thu Chiến Quốc rất khâm phục và ca ngợi.

    Không những vậy, sách Hoàng Đế nội kinh, tương truyền ra đời từ thời Hoàng Đế, có một thiên chuyên luận về lòng bàn chân gọi là Túc tâm (lòng bàn chân).

    Thời Đông Hán và thời Tống:

    Danh y Hoa Đà, thời Đông Hán, nghiên cứu thiên này và những tài liệu khác, đồng thời qua thực tế, đã viết cuốn Hoa Đà bí kíp, trong đó có một phần gọi là Túc tâm đạo (đạo lý của lòng bàn chân).

    Trong thời gian dài, Y học Trung Quốc ít nhiều ảnh hưởng quan niệm phong kiến. Xã hội phong kiến cho rằng, xoa bóp bàn chân cho người khác, kể cả xoa bóp trị liệu, là điều đáng sỉ nhục.

    Vì vậy, Túc chẩn trị, không được xem là ngành học chính thống của Y học Trung Quốc. Cho nên, các danh y về túc chẩn trị không được coi trọng, sách vở viết về túc chẩn trị đa số đều bị thất truyền.

    Túc chẩn trị chỉ còn được lưu hành trong dân gian, hoặc dân gian là ngôi nhà êm ấm của túc chẩn trị và những người hành nghề túc chẩn trị cũng không nhiều.

    Tương truyền, Tô Đông Pha (Tô Thức) đời Tống, mỗi buổi sáng thức dậy hoặc trước khi đi ngủ thường xoa bóp 2 chân, xoa bóp 2 lòng bàn chân phát nóng.

    Phương pháp này, làm cho tinh lực Tô Đông Pha thịnh vượng, ngủ ngon và ít bị bệnh tật.

    Sách Vĩnh Lạc đại điển ghi, Âu Dương Tu, nhà văn học nổi tiếng thời Bắc Tống, bình sinh ông không tin Thần, Phật.

    Oâng cũng không tin vào việc luyện công có thể thành Tiên, lại còn cười cợt, nhạo báng những người luyện khí công.

    Nhưng đến cuối đời, Âu Dương Tu bị bệnh, trị liệu lâu ngày không khỏi, có người truyền thụ cho ông về khí công. Âu Dương Tu chỉ luyện tập trong vòng 3 ngày thì khỏi bệnh.

    Từ đó, Âu Dương Tu thay đổi thái độ, ca ngợi khí công hết lời, còn truyền cho bạn bè và những người khác.

    Thói thường, quan trên làm gì thì quan dưới bắt chước, hùa nhau làm theo, lại thêm những người có quyền, có chức sợ không hưởng thụ được bỗng lộc, nên rất bệnh tật, sợ chết hơn ai hết.

    Do đó, các quan lớn trong triều thời ấy cũng đổ xô theo học, bắt chước Âu Dương Tu, luyện khí công để trị liệu bệnh tật.

    Chắc cũng nhờ vậy, các môn khí công như Ngũ cầm hý, Thập nhị đoạn cẩm, những loại khí công của nhà Phật, phép đạo dẫn trở nên hưng thịnh.

    Tất nhiên, trong đó những môn xoa bóp chân, lòng bàn chân cũng rất được nhiều người ưa chuộng và áp dụng.

    Truyền đến Nhật Bản và các nước Âu, Mỹ:

    Theo các nhà nghiên cứu, thì đời Đường, cuốn Hoa Đà bí quyết và những phương pháp Túc chẩn trị hoặc Túc tâm đạo được truyền vào Nhật Bản, được luu truyền phổ biến đến ngày nay.

    Gần đây, có một người được phong là bác sĩ, vị bác sĩ này để tâm nghiên cứu 30 năm, quan sát, trị liệu cho hai vạn người, sáng lập phương pháp gọi là Cước để phản xạ đới kích thích trị liệu pháp.

    Bên cạnh

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1