Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Trung y giản yếu (tập một)
Trung y giản yếu (tập một)
Trung y giản yếu (tập một)
Ebook252 pages3 hours

Trung y giản yếu (tập một)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

“Trung y giản yếu” giới thiệu :
1.Các phương pháp chẩn bệnh; tìm hiểu công năng, mối quan hệ giữa lục phủ ngũ tạng, các nguyên nhân sinh
ra bệnh tật để phân tích xác định bệnh tật và các phương pháp trị liệu cơ bản.
2.Phân tích tính, vị và cách ứng dụng 260 loại Trung thảo dược.
3. Giới thiệu hàng ngàn phương thuốc và cách trị liệu trên 100 chứng, bệnh thường gặp.

LanguageTiếng việt
PublisherDong A Sang
Release dateJun 26, 2015
ISBN9781311820686
Trung y giản yếu (tập một)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to Trung y giản yếu (tập một)

Related ebooks

Reviews for Trung y giản yếu (tập một)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Trung y giản yếu (tập một) - Dong A Sang

    Cuốn Trung y giản yếu giới thiệu :

    1.Các phương pháp chẩn bệnh; tìm hiểu công năng, mối quan hệ giữa lục phủ ngũ tạng, các nguyên nhân sinh

    ra bệnh tật để phân tích xác định bệnh tật và các phương pháp trị liệu cơ bản.

    2.Phân tích tính, vị và cách ứng dụng 260 loại Trung thảo dược.

    3. Giới thiệu hàng ngàn phương thuốc và cách trị liệu trên 100 chứng, bệnh thường gặp.

    Sách rất cần thiết cho những ai muốn biết tình trạng sức khỏe qua sinh hoạt hàng ngày, tự quan sát sắc mặt,

    tiểu tiện, đại tiện… để kịp thời ngăn ngừa bệnh tật. Hoặc, khi lâm bệnh có thể tự hiểu bệnh tình, yên tâm trị liệu là tâm dược, một trong những nhân tố quan trọng để nhanh chóng bình phục.

    Hoặc có thể giúp những người thân chữa những bệnh thông thường với những vị thuốc dễ tìm dễ kiếm, thậm

    chí nhà nào cũng có như: gừng, tỏi, tiêu, đường, muối, giấm…

    CuốnTrung y giản yếu là người bạn thân của mọi gia đình, mọi người muốn giữ gìn vốn quý hơn vàng là sức

    khỏe.

    Chương 1:KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẦN BỆNH

    Tiết 1:VỌNG CHẨN

    Vọng chẩn (vọng: nhìn, chẩn: đoán) là phương pháp dùng mắt để quan sát thần (tinh thần), sắc (khí sắc), hình

    thái… của bệnh nhân từ sắc mặt, lưới chất, rêu lưỡi, đến những bộ phận khác trên cơ thể để định mệnh.

    Vọng chẩn gồm: vọng thần, vọng sắc, vọng thiệt (lưỡi), vọng hình thái, vọng chỉ văn (đối với trẻ em).

    I. VỌNG THẦN (QUAN SÁT THẦN)

    Năng lực hoạt động sinh mệnh con người mạnh hoặc yếu được biểu hiện ra bên ngoài, tức là thần khí, tinh thần

    hoặc thần.

    Quan sát tinh thần (vọng thần) có thể biết được khái quát chính khí (năng lực đề kháng) của con người thịnh

    hay suy, mạnh hay yếu, bệnh nặng hay nhẹ.

    Chẳng hạn, hơi thở bệnh nhân bình thường, nói năng mạch lạc, âm thanh rõ ràng, mắt linh hoạt, có ánh sáng là

    có thần, thần khí tốt, biểu thị chính khí, (năng lực đề kháng của cơ thể), không bị tổn thương, là bệnh nhẹ.

    Nếu bệnh nhân ủ rũ, mặt tráng xanh, nói năng không có khí lực, hai mắt lờ đờ, không có ánh sáng, là thần khí

    không tốt, biểu thị chính khí (năng lực đề kháng của cơ thể) không đầy đủ, là bệnh nặng.

    Nếu bệnh nhân bị hôn mê, nói mê sảng, hai tay quờ quạng, hơi thở khó khăn, thậm chí há miệng ra để thở, đái

    mế (tức là không tự chủ khi tiểu tiện, còn gọi là đái dầm), là thần khí xấu, biểu thị chính khí (năng lực đề

    kháng của cơ thể) bị thương tổn, sức đề kháng xuống rất thấp, bệnh rất nghiêm trọng.

    II. VỌNG SẮC (QUAN SÁT SẮC)

    Vọng sắc là quan sát màu sắc của da, móng tay, đặc biệt là sắc mặt của bệnh nhân.

    Sắc gồm các màu: xanh, vàng, trắng, hồng, đen và trạch (trạch chỉ sự tươi, sáng bóng).

    Nếu bệnh nhân có sắc mặt hồng nhuận là biểu hiện khí sắc tốt. Nếu bệnh nhân có sắc mặt thiếu ánh sáng, u ám

    hoặc vàng sạm là biểu hiện khí sắc không tốt. Biểu hiện lâm sàng:

    Sắc mặt đỏ hồng, phần nhiều do nhiệt chứng.

    Nếu nóng nhiều, huyết áp cao, phần nhiều thuộc chứng thực nhiệt.

    Buổi chiều, sau giờ ngọ, mặt đỏ ửng, phần nhiều thuộc chứng hư nhiệt.

    Sắc mặt trắng xanh, phần nhiều do chứng hư nhiệt/

    Nếu trắng xanh bóng là khí hư. Nếu trắng khô là máu hư (thiếu máu).

    Sắc xanh u ám, phần nhiều do tinh thần u uất hoặc bị đau (bụng đau quặn).

    Đối với trẻ em, mặt hoặc môi có sắc xanh là chứng do phong gan nội động, cần chú ý đến sự co giật.

    Sắc vàng ỉu, vàng không có ánh sáng, phần nhiều do tỳ vị hư nhược.

    Nếu như mắt vàng óng là thấp nhiệt hoàng đản, gọi là dương hoàng. Nếu mắt vàng ủng là hàn thấp hoàng đản,

    gọi là âm hoàng.

    Sắc đen u ám, phần nhiều là do hư chứng (đa số là thận hư chứng), hàn chứng hoặc chứng máu ứ.

    Ngoài ra, quan sát tai, trước hoặc sau dái tai hoặc da, nếu có những vết ban trắng nổi lên, phần nhiều là do

    trùng bệnh.

    Tóm lại, sắc mặt sáng tươi, nhuận; biểu thị khí huyết không bị hư hao, không bị suy bại, là tốt.

    Ngược lại, sắc mặt u ám, khô; biểu thị khí huyết không đầy đủ, là xấu, là bệnh.

    III. VỌNG THIỆT (QUAN SÁT LƯỠI)

    Vọng thiệt (thiệt: lưỡi) là quan sát sự biến hóa lưỡi bệnh nhân trên ba phương tiện: thể lưỡi, chất lưỡi và rêu

    lưỡi.

    1. Quan sát thể lưỡi:

    Tức là quan sát tình huống, hình thái hoạt động của lưỡi. Nếu lưỡi có sắc tươi sáng, ôn nhuận, lưỡi thể mềm

    mại, chuyển động linh hoạt, tức là bình thường.

    Nếu người bị bệnh sẽ biểu hiện như sau:

    1) Lưỡi cứng:

    Khi nói, âm thanh không rõ, đa số do mạch lạc bị trở ngại. Thường thấy ở người có mạch máu bị đóng, mạch

    máu não bị biến động, nặng thì có thể bị hôn mê.

    2) Lười nghiêng :

    Đầu lưỡi nghiêng về bên phải hoặc trái, đa số là do phong gan. Thường thấy ở người bị trúng phong hoặc sau

    khi trúng phong.

    3)Lưỡi run:

    Nếu lưỡi có sắc hồng nhạt, lưỡi run không nói được là do tâm, tỳ bị hư.

    Nếu lưỡi đỏ tím và run là do gan phong nội động. Đa số thấy ở người có hệ thống thần kinh bị tật bệnh.

    4) Lưỡi cuốn lại:

    Lưỡi không duỗi ra được hoặc lưỡi quá mềm, không đưa ra được khỏi chân răng. Đa số là do nước bọt bị hư

    hao, gân mạch không được nuôi dưỡng.

    Thường thấy ở người gặp nguy hiểm, chẳng hạn như thoát chết đuối.

    5) Lưỡi mập ra:

    Nhẹ thì sưng, nặng thì đầy cả miệng, chuyển động thiếu linh hoạt, là do tâm, tỳ bị nhiệt. Lưỡi sưng hồng ảnh

    hưởng đến hô hấp, nói năng là do nhiệt tích tụ.

    Thường thấy ở người bị thũng, thận viêm mãn tính, tiểu tiện có chất độc.

    6) Lưỡi bị nứt nẻ:

    Do nhiệt cấp tính. Đa số do nhiệt thịnh.

    Thể lưỡi sáng, nóng, nứt nẻ là do âm dịch bị thương tổn.

    Thể lưỡi nhạt, chất mềm, bị nứt nẻ, phần nhiều do hư chứng hoặc thận âm không đầy đủ.

    6) Lưỡi thu lại :

    Gầy đi, lưỡi nhạt hồng nõn, đa số là do cả tâm và tỳ đều hư, khí huyết không đủ.

    Thường thấy ở những người bị bệnh phổi kết hạt, công năng trường vị bị rối loạn lâu ngày dẫn đến thiếu máu

    ác tính, dinh dưỡng không đầy đủ, ung thư ở thời kỳ cuối.

    7) Lưỡi thè ra (thổ lộng):

    Lưỡi thè ra ngoài, dài, thu vào chậm, gọi là thổ thiệt. Lưỡi thè ra ngoài nhưng thu ngay vào được hoặc thè ra ở

    môi trên hoặc môi dưới gọi là lộng thiệt.

    Thổ thiệt là do tâm bị nhiệt. Thổ lộng là do tỳ nóng.

    2. Vọng chất lưỡi:

    Chất lưỡi là toàn bộ cơ nhục (thịt), mạch lạc của lưỡi. Niêm mạc của lưỡi có nhiều mạch máu, nên lưỡi thường

    có sắc hồng nhạt, không nông, không sâu, gọi là đạm hồng, là người bình thường. Mạch máu của niêm mạc

    thay đổi do cơ thể thay đổi thì chất lưỡi, máu sắc của lưỡi cũng thay đổi.

    Trung y chia ra: đầu lưỡi thuộc tim, gốc lưỡi thuộc thận, trung tâm của lưỡi thuộc tỳ vị, hai bên lưỡi thuộc gan,

    mật.

    Vì vậy, xem chất lưỡi có thể biết được nội tạng lạnh hay nóng, hư chứng hay thực chứng, khí huyết thịnh hay

    suy. Sau đây là một số ví dụ:

    1) Lưỡi màu nhạt (đạm):

    Chất lưỡi màu trắng nhạt, phần nhiều do hư chứng. Thường thấy ở những người thiếu máu, thiếu dinh dưỡng,

    bị phù thũng.

    2) Lưỡi màu hồng:

    Lưỡi màu hồng, phần nhiều do nhiệt chứng.

    Nếu lưỡi màu hồng, khô là do âm hư hỏa vượng (nước bọt hao tổn dẫn đến hư hỏa vượng).

    Nếu lưỡi màu hồng, rêu có màu vàng là do thực nhiệt chứng.

    Nếu lưỡi màu hồng, non mềm, không có rêu (sáng như gương), là do nước bọt bên trong bị hao.

    Đầu lưỡi màu hồng là do tâm hỏa quá vượng. Hai bên lưỡi màu đỏ là gan nóng. Trung tâm lưỡi màu hồng, khô

    là tỳ vị bị tổn thương.

    3) Lưỡi màu đỏ sậm:

    Là do huyết nhiệt hoặc do nhiệt độc cực thịnh như nhiễm cảm cấp tính, chứng bại huyết, chứng tỏ bệnh rất

    nghiêm trọng.

    3) Lưỡi màu tím:

    Lưỡi màu tím hoặc có những vết ban tím, đa số là do máu ứ.

    Lưỡi màu tím, trên mặt lưỡi trơn nhuận là do chứng âm hàn.

    Lưỡi màu tím, trên mặt lưỡi khô hoặc nứt nẻ là do chứng nhiệt.

    Lưỡi màu xanh tím phần nhiều là do thiếu dưỡng khí, phát nóng, quan hệ đến máu ứ, thấy ở những người tâm

    lực suy kiệt.

    Thường, người có lưỡi màu xanh tím là bệnh nặng, nguy hiểm.

    3. Vọng rêu lưỡi:

    Rêu lưỡi là ở trên lưỡi, do vị khí dâng lên sinh ra một lớp rêu; hoặc do phản ứng ngoại tà, tức là nguyên nhân

    bệnh do nhân tố từ bên ngoài xâm nhập.

    Vọng rêu lưỡi là trong những bộ phận trọng yếu của việc chẩn đoán, xem sự biến hóa của rêu; rêu nông hay

    sâu biểu hiện năng lực tiêu hóa mạnh hay yếu, chính khí hoặc tà khí cường hay nhược, bệnh nhẹ hay nặng.

    Người bình thường: lưỡi có một lớp rêu trắng không khô, không nóng, nhuận bóng, biểu hiện vị khí thịnh,

    nước bọt đầy đủ.

    Người phát bệnh: xuất hiện lớp rêu dày hoặc lưỡi sáng bóng, không có lớp rêu. Màu sắc rêu phát sinh sự biến

    hóa như sau:

    1) Rêu lưỡi dày mỏng:

    Dày mỏng, nông sâu biểu thị bệnh tình tiến hoặc thoái.

    Rêu mỏng, màu trắng là bệnh tại biểu, bên ngoài.

    Rêu biến thành màu vàng hoặc biến thành dày là do tà nhập vào bên trong, gọi là tà nhập lý.

    Nếu bệnh phát triển làm cho vị khí suy bại, âm thiếu nghiêm trọng, lưỡi biến thành màu đỏ sẫm đến lưỡi không

    có rêu sáng bóng.

    Thông thường, rêu mỏng là bệnh nhẹ, rêu dày là bệnh nặng.

    Nếu được trị liệu thì vị khí được khôi phục và rêu lưỡi cũng được phục hồi.

    Ví dụ: do tà nhập từ nông đến sâu, sắc rêu lưỡi thường biến hóa như sau:

    Màu trắng  màu vàng  đen vàng  hạt sắc nâu  xám tro  đen…

    2) Rêu màu trắng:

    Rêu màu trắng, đa số là do biểu chứng.

    Rêu màu trắng, mỏng, khô là do biểu chứng, nước bọt bị thương tổn.

    Rêu màu trắng, dày là do bên trong bị đàm nhiệt.

    Rêu màu trắng, dày, khô, không nhuận bóng là do chứng thực nhiệt.

    Rêu màu trắng nõn, sau khi cạo ra thì chóng khô là do hư hàn chứng.

    Rêu màu trắng thường thấy ở những người bị chứng viêm khí quản, hen suyễn, thận bị viêm mãn tính.

    3) Rêu màu vàng:

    Rêu lưỡi màu vàng, đa số thuộc nhiệt bên trong (lý).

    Rêu màu vàng những không quá khô là do tà theo biểu nhập lý (từ ngoài nhập vào trong).

    Rêu màu vàng, trơn láng là do tỳ vị bị ẩm nhiệt.

    Rêu màu vàng, khô là do vị trường bị chứng thực nhiệt.

    Rêu màu vàng đen, có gai là do bên trong nhiệt cực thịnh, nước bọt khô.

    Rêu màu vàng nhưng nhuận nhạt, đạm nhuận là do chứng dương hư.

    Rêu màu vàng thường thấy ở người bị phát nhiệt, chứng đàm cảm nhiễm, công năng tiêu hóa bị hỗn loạn, phổi

    bị viêm, trường bị cảm nhiễm, viêm gan.

    4) Rêu màu xám tro:

    Rêu màu xám, khô là do tà nhiệt cực thịnh.

    Rêu màu xám, ướt là do hàn ẩm bên trong.

    5) Rêu màu đen :

    Rêu lưỡi đen sạm, gốc lưỡi đen, đa số là do nhiệt thịnh.

    Rêu lưỡi đen, khô là do nhiệt cao, nước bọt bị tổn thương.

    Rêu lưỡi màu đen thường thấy ở người bệnh nặng.

    IV. QUAN SÁT CÁC BỘ PHẬN KHÁC

    Quan sát các bộ phận khác như: mắt, mũi, miệng và răng.

    1. Mắt:

    Tròng mắt (võng mạc) trắng, trên có viền đỏ, đa số là do gan hỏa dâng lên.

    Tròng mắt hóa màu vàng là do ẩm nhiệt, biểu hiện bệnh hoàng đản.

    Tròng mắt có vẻ sợ, chảy nước mắt là do gan vị bị phong nhiệt.

    Mắt trĩu xuống như buồn ngủ là do tỳ vị hư thiếu.

    Tròng mắt trắng, xuất hiện màu xanh lam, đa số là do huyết hư nhược, gan bị phong.

    Tròng mắt có một viền trắng hoặc có điểm màu lục, hoặc có điểm màu trắng, đa số thuộc nội chướng, thường

    thấy ở người cao tuổi.

    Tròng mắt thiếu linh hoạt hoặc khi nhìn lên, nhìn thẳng, nhìn nghiêng… không tự chủ được, phần nhiều là do

    bệnh tà nhập lý nặng.

    Ở trẻ em, nếu tròng mắt trắng có những gân hồng rủ xuống và có điểm nhỏ màu lam đen là có nhiều giun.

    2. Mũi:

    Nước mũi trong là do ngoại cảm phong hàn.

    Nước mũi vàng là do ngoại cảm phong nhiệt.

    Nước mũi vàng, hôi là do vị viêm.

    Cánh mũi lay động, hít thở khó khăn là do phổi bị viêm.

    Mũi chảy máu, thường thấy ở người bị bệnh mũi biến hóa và những bệnh xuất huyết.

    3. Môi và miệng:

    Môi hồng, sưng, khô là do nhiệt cực thịnh.

    Môi có sắc xanh là do âm hàn bên trong.

    Môi trắng nhợt là do máu hư.

    Môi có sắc tím hồng là do máu ứ.

    Miệng không mở ra được, méo hoặc chu lại là do trúng phong.

    4. Xem răng:

    Chân răng sưng hoặc chảy máu là do vị bị nhiệt.

    Phía trong chân răng có lớp vàng dày là do ẩm nhiệt.

    Răng khô là do nước bọt bị tổn thương.

    5. Cổ họng:

    Cổ họng hồng, sưng, phần nhiều là do phổi, vị bị nhiệt, đường hô hấp bị cảm nhiễm.

    Cổ họng có sắc hồng sậm, sưng là do thực nhiệt, viêm họng cấp tính.

    Cổ họng có sắc hồng nhạt, hơi sưng là do hư nhiệt, viêm họng mãn tính.

    Hai bên họng sưng đỏ là biên đào thể bị viêm (viêm amidan).

    6. Xem đàm:

    Đàm vón, sắc vàng là nhiệt đàm, thuộc hỏa nóng.

    Sắc đàm xanh là hàn đàm.

    Đàm trắng có bọt là phong đàm.

    Trong đàm có máu là do phổi bị nhiệt.

    7. Xem máu:

    Máu có sắc nhạt là do hư nhược.

    Máu có sắc hồng là do tà nhiệt.

    Máu có sắc đen là do máu ứ.

    8. Xem đại tiện:

    Đại tiện ra phân lỏng, sắc nhạt là do vị trường lạnh.

    Đại tiện ra phân lỏng, màu như nước tương là do trường bị nóng.

    Đại tiện ra phân khô là nhiệt thịnh, tân dịch, dịch thể trong cơ thể không đầy đủ.

    Đại tiện ra phân khô là nhiệt thịnh, tân dịch, dịch thể trong cơ thể không đầy đủ.

    Đại tiện ra phân có sắc hồng và trắng là do bị lỵ.

    Trẻ em đại tiện ra phân có sắc tím là tiêu hóa không tốt; có màu vàng đậm là do thực nhiệt.

    9. Xem tiểu tiện:

    Nước tiểu vàng đục,

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1