Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Ebook101 pages1 hour

Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Hai khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Nhìn một cách khái quát, có vẻ như các pháp môn trong Phật giáo thường nghiêng về một trong hai khuynh hướng, hoặc nhấn mạnh vào tự lực, hoặc nhấn mạnh vào tha lực. Tuy nhiên, ở mức độ thực hành giáo pháp một cách sâu xa hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả hai khuynh hướng này đều đồng thời hiện hữu trong mọi tiến trình tu tập của người Phật tử.
Dù vậy, trên bình diện lý thuyết thì để có thể thực sự nhận ra sự song song tồn tại của tự lực và tha lực, trước tiên chúng ta cần nhận hiểu rõ ý nghĩa của hai khái niệm này trong Phật giáo, cũng như thấy được các mối tương quan giữa chúng trong mọi tiến trình tu tập.

LanguageEnglish
Release dateJan 2, 2017
ISBN9781370497775
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Author

Nguyễn Minh Tiến

Nguyễn Minh Tiến (bút danh Nguyên Minh) là tác giả, dịch giả của nhiều tác phẩm Phật học đã chính thức xuất bản từ nhiều năm qua, từ những sách hướng dẫn Phật học phổ thông đến nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông cũng đã xuất bản Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt, công trình thống kê và hệ thống hóa đầu tiên của Phật giáo Việt Nam về tất cả những Kinh điển đã được Việt dịch trong khoảng gần một thế kỷ qua. Các công trình dịch thuật của ông bao gồm cả chuyển dịch từ Hán ngữ cũng như Anh ngữ sang Việt ngữ, thường được ông biên soạn các chú giải hết sức công phu nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận hiểu. Ông cũng là người sáng lập và điều hành Cộng đồng Rộng Mở Tâm Hồn với hơn 9.000 thành viên trên toàn cầu. Hiện nay ông là Thư ký của United Buddhist Foundation (Liên Phật Hội) có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Tổ chức này đã tiếp quản toàn bộ các thành quả của Rộng Mở Tâm Hồn trong hơn mười năm qua và đang tiếp tục phát triển theo hướng liên kết và phụng sự trên phạm vi toàn thế giới.

Read more from Nguyễn Minh Tiến

Related to Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Related ebooks

Buddhism For You

View More

Related articles

Reviews for Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tự lực và tha lực trong Phật giáo - Nguyễn Minh Tiến

    Tự lực và tha lực trong Phật giáo

    By Nguyễn Minh Tiến

    Lưu ý bản quyền

    Bản sách điện tử này được cung cấp riêng cho quý vị. Sách không nên được dùng để bán lại hoặc biếu tặng người khác. Nếu quý vị muốn chia sẻ nội dung sách, xin vui lòng giới thiệu để người khác cũng biết cách có được tập sách này giống như quý vị.

    Tập sách được thực hiện trên tinh thần chia sẻ lợi lạc đến với nhiều người. Việc mua sách là không bắt buộc, vì quý vị vẫn có thể đọc sách miễn phí trên website rongmotamhon.net của chúng tôi. Tuy nhiên, nếu quý vị có điều kiện và đồng ý trả tiền để đọc sách, chúng tôi xin ghi nhận phần đóng góp của quý vị để nhiều tập sách khác có thể được tiếp tục phụng sự miễn phí đến với nhiều người hơn nữa. Xin cảm ơn sự chia sẻ của quý vị với công việc của những người thực hiện.

    MỤC LỤC

    Dẫn nhập

    Vai trò của tự lực và tha lực trong sự tu tập

    Tha lực phát sinh và có tác dụng như thế nào?

    Tha lực và các vấn đề cầu an, cầu siêu, lễ sám

    Tha lực từ góc nhìn của khoa học hiện đại

    Thay lời kết

    Dẫn nhập

    Tự lực và tha lực là những khái niệm được đề cập rất nhiều trong Phật giáo. Hai khái niệm này bao trùm mọi tiến trình tu tập của một cá nhân và cũng quyết định pháp môn tu tập mà người ấy chọn. Nhìn một cách khái quát, có vẻ như các pháp môn trong Phật giáo thường nghiêng về một trong hai khuynh hướng, hoặc nhấn mạnh vào tự lực, hoặc nhấn mạnh vào tha lực. Tuy nhiên, ở mức độ thực hành giáo pháp một cách sâu xa hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng cả hai khuynh hướng này đều đồng thời hiện hữu trong mọi tiến trình tu tập của người Phật tử.

    Dù vậy, trên bình diện lý thuyết thì để có thể thực sự nhận ra sự song song tồn tại của tự lực và tha lực, trước tiên chúng ta cần nhận hiểu rõ ý nghĩa của hai khái niệm này trong Phật giáo, cũng như thấy được các mối tương quan giữa chúng trong mọi tiến trình tu tập.

    Gần đây chúng tôi nhận thấy xuất hiện khá nhiều khuynh hướng tranh luận xoay quanh vấn đề tự lực và tha lực, phần lớn đều xuất phát từ sự nhận hiểu về chúng như những khái niệm loại trừ lẫn nhau. Nhận thức như thế hoàn toàn trái ngược với những lời dạy trong Kinh điển, đồng thời mỗi chúng ta cũng có thể nhận rõ được tính chất bất hợp lý đó bằng vào sự phân tích cũng như quán chiếu các kinh nghiệm cá nhân.

    Tuy nhiên, chính nhận thức sai lầm phổ biến này đã và đang dẫn đến nhiều sự hoài nghi về Kinh điển, do không nhận hiểu theo đúng tinh thần như thị mà đức Thế Tôn truyền dạy. Một khi tiếp cận với Kinh điển qua lớp kính màu thiên kiến, dù là một hành giả nhiệt tình với đạo pháp cũng có thể dễ dàng nhận hiểu và diễn giải sai lệch ý nghĩa của giáo pháp. Hệ quả tai hại của điều này là có thể khiến cho một số Phật tử sơ cơ rơi vào chỗ hoang mang vì nhận hiểu sai lệch, thậm chí là mâu thuẫn với Kinh điển. Và ở mức độ nguy hiểm hơn, có thể khiến cho những Phật tử có nhận thức sai lầm như thế sẽ đi vào con đường tu tập chệch hướng.

    Các tông phái Phật giáo khác nhau tuy có thể chọn những phương tiện hành trì khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý với nhau rằng, việc xác lập một con đường tu tập đúng hướng nhất thiết phải dựa trên nền tảng những lời dạy từ Kinh điển. Vì thế, trong sách này chúng tôi sẽ cố gắng sử dụng các trích dẫn trực tiếp từ Kinh điển để chỉ ra những điểm lệch lạc trong cách nhận thức vừa nêu trên. Các phần kinh văn trích dẫn trong sách này nếu không ghi rõ người Việt dịch thì xin quý độc giả ngầm hiểu rằng đó là bản Việt dịch của chúng tôi.

    Cho dù chắc chắn khó tránh được sai sót cũng như những cách nhận hiểu mang tính chủ quan, nhưng người viết sẽ cố gắng đến mức tối đa để hạn chế điều đó. Mặt khác, vì trình độ nhận thức của người viết là có giới hạn, trong khi vấn đề nêu ra lại quá lớn lao, nên những bất cập cũng là điều không sao tránh khỏi. Chúng tôi chỉ hy vọng qua những gì trình bày trong sách này có thể nêu lên được một vấn đề có tầm quan trọng trong sự tu tập của người Phật tử, để từ đó sẽ có thêm những luận giải xác đáng hơn từ các bậc cao minh, giúp người đọc có thể nhận hiểu được vấn đề quan trọng này theo đúng Chánh pháp, và nhờ đó có thể tu tập một cách hiệu quả hơn.

    Các chương sách sau đây sẽ lần lượt đề cập đến những vấn đề nền tảng liên quan đến tự lực, tha lực và sự hiện hữu của chúng trong cuộc sống thực tế, cũng như trong tiến trình tu tập của mỗi cá nhân. Tất nhiên, điều quan trọng cuối cùng vẫn là phải bàn đến việc vận dụng những hiểu biết đó như thế nào vào sự tu tập của chính bản thân mỗi người. Bởi nếu không có sự lợi ích thiết thực này thì mọi tri thức lý luận đều chỉ là phù phiếm vô bổ mà thôi.

    CHƯƠNG I: Vai trò của tự lực và tha lực trong sự tu tậP

    Về mặt từ ngữ, tự lực và tha lực đều là những từ có gốc Hán-Việt. Chữ lực (力) được dùng để chỉ sức lực, năng lực, hay nói một cách khái quát hơn là khả năng gây ra ảnh hưởng, tác động đến một đối tượng nào đó. Tự lực (自力) là chỉ việc sử dụng năng lực, khả năng của chính bản thân mình nhằm tạo ra một ảnh hưởng, tác động chuyển biến đến tự thân và môi trường. Tha lực (他力) chỉ cho những năng lực, khả năng có được từ bên ngoài nhưng có thể gây ảnh hưởng, tác động chuyển biến theo cách nào đó đến đối tượng tiếp nhận. Khi chúng ta đẩy một cái ghế dịch chuyển trên sàn nhà, chúng ta tạo ra một tha lực đối với cái ghế và cái ghế là đối tượng tiếp nhận. Vì thế, tự lực có hàm nghĩa thiên về sự chủ động, tự tạo ra chuyển biến, trong khi tha lực hàm nghĩa có sự tiếp nhận một nguồn lực từ bên ngoài để tạo ra sự chuyển biến theo hướng mong muốn của đối tượng tiếp nhận.

    Trong Phật giáo có một câu thường được xem là lời dạy của đức Phật: Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Đây là một lời dạy tiêu biểu cho sự khuyến khích tự lực. Người Phật tử hiểu lời khuyên dạy này theo ý nghĩa phải tự mình nỗ lực tu tập, tự hoàn thiện chính mình. Chúng tôi chưa tìm thấy nguyên văn câu này trong Kinh điển, nên có lẽ người đời sau đã viết lại ý nghĩa lời Phật dạy theo ngôn ngữ hình tượng, hiện đại hơn, không giống như ngôn ngữ thường dùng trong các kinh văn Nam truyền cũng như Bắc truyền. Tuy nhiên, cùng một ý nghĩa tương tự với những cách diễn đạt khác có thể tìm thấy trong rất nhiều Kinh điển, chẳng hạn như câu sau đây trong kinh Đại Bát Niết-bàn (Hậu phần):

    Sau khi ta nhập Niết-bàn, đại chúng các người phải rộng tu các pháp môn, sớm thoát ra ngoài ba cõi, không được trì trệ lười nhác, buông thả phóng túng để tâm tán loạn.

    Trước giờ phút nhập Niết-bàn, đức Phật hối thúc các vị thánh chúng đương thời - là những vị phần lớn đã nhiều năm theo ngài tu tập - phải nỗ lực đạt đến sự giải thoát rốt ráo ra ngoài ba cõi, tức là chấm dứt vòng luân hồi sinh tử. Nhưng ngài không nhắc đến bất kỳ một yếu tố nương dựa nào khác ngoài sự tinh tấn, nỗ lực của tự thân. Một nơi khác trong kinh Đại Bát Niết-bàn thuộc hệ thống Kinh điển Nam truyền, đức Phật dạy:

    "Này các tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1