Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)
Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)
Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)
Ebook213 pages3 hours

Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Eastern Religions provides students with an accessible, engaging, and thought provoking of survey of Christianity, Hinduism, Buddhism, Islam, Jainism, Sikhism, Taoism, and other religions and belief system of the world. This book explains how biblical Christianity differ from other faith? Its fully illustrated guide is an intriguing and useful t

LanguageTiếng việt
Release dateMay 26, 2023
ISBN9781088157435
Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)

Related to Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)

Related ebooks

Reviews for Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    Tôn Giáo Đông Phương (Eastern Religions) (Romansh Edition) - Hiep Hoa Phan

    PHAN HÒA HIỆP

    Ed.D

    ĐẶNG HÙNG SƠN

    M.Min, M.Div

    Copyright @ 2023 by Phan Hòa Hiệp and Đặng H. Sơn

    Tôn Giáo Đông Phương

    All right reserved

    No part of this book my be reproduced or transmitted in any form or by any means without permission from the author.

    Kinh Thánh: Bản Dịch Truyền Thống

    Dedication: To the Lord Jesus Christ, the Master and Savior of my life

    Thanks to Mục Sư Phan Văn Gôm, my Father và

    Phan Nguyễn Ân-Điển, my wife

    for editing

    Lời Tựa

    Lời Đức Chúa Trời là Lời đầy quyền năng và đáng tin cậy. Lời Ngài soi rọi cho con người tổng quan về hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống

    Hơn trăm năm về trước, Âu Tây đã đưa Tin Lành đến Á Đông. Ngày nay dường như có một xu hướng hơi khác nếu không muốn nói là ngược lại.

    Quyển Tôn Giáo Đông Phương sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về xu hướng này; hơn như vậy, quyển sách cũng có thể sẽ làm hữu hiệu hơn sự dự phần của bạn trong việc cũng cố và rao truyền Phúc Âm cho nhiều người.

    Đức Chúa Jesus Christ phán Ngài là, đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha (Giăng 14:6).

    Mục sư Phan Hòa Hiệp

    Lời Tâm Tình của Độc Giả

    ​Quyển sách sử về Tôn giáo cả thế giới – khi tôi đọc xong sách này, tôi nhìn thấy được chổ đứng của mình trước mặt tôi có những con đường. Tôi chọn một con đường có sẳn để đi, tất cả gia đình, tôi, vợ, cùng các con và các cháu cùng nhau đi. Có Chúa Jesus đi cùng – Ngài đi trước, cả gia đình chúng tôi bước theo Jesus.

    Mục sư trí sự Phan Văn Gôm

    Mục Lục

    Lời mở đầu ​

    1. Tuân hành theo hiến pháp​​ 

    2. Các vấn đề khác biệt ngày nay​​

    3. Ấn-độ giáo - tất cả chúng ta đều có thần tánh

    4. Kỳ-na giáo và đạo Sikh​​

    5. Đạo-phật - bạn phải tự cứu mình

    6. Tôn giáo phổ biến của Trung Quốc

    7. Lão-giáo​​  

    8. Nho giáo – chính lộ​​

    9. Đạo-hồi​​  

    10. Cái nhìn cô đọng​​

    11. Thư mục​​  

    LỜI MỞ ĐẦU

    Cơ Đốc giáo không còn là tôn giáo độc tôn ngày nay ở tại Hoa kỳ. Các tôn giáo khác đang có một ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa bản địa. Gần đây báo chí và truyền hình nói rất nhiều đến ảnh hưởng của Phật giáo ở tại đây. Các nhánh khác nhau của Hồi giáo cũng đang phát triển đáng kể. Và các biến thể khác nhau của các tôn giáo Đông Phương cũng đã thu hút cách đáng ngạc nhiên một lượng lớn tín đồ nhiệt thành.

    Giờ đây Tinh thần chấp nhận về sự khác biệt trong tôn giáo không còn chỉ nằm trong Do-thái giáo với Cơ Đốc giáo mà nó đã vượt ra xa khỏi đó. Ngày nay nếu bạn sống ở Hoa Kỳ, bạn sẽ thấy đây là một quốc gia mà số người theo đạo Hindu cũng nhiều như Chính thống giáo; còn hơn như vậy, số Phật tử thì đông hơn người theo Cơ đốc Phục Lâm và người theo đạo Hồi thì đông hơn người Giám lý (Episcopalians) (Nguồn: 1997 World Almanac).

    Có một nổ lực đoàn kết các hệ phái Cơ Đốc giáo lại với nhau nhằm tạo lại sức mạnh cho các tôn giáo truyền thống. Nổ lực này ngày càng phổ biến; tuy nhiên sự phân biệt đối xử hoặc thẳng thừng từ chối nhau vẫn còn rất nặng nề.

    Trong nhiều bối cảnh, những rạn nứt lâu đời giữa những người theo đạo Cơ đốc và Do Thái giáo cuối cùng cũng bắt đầu dịu lại. Một phần là do sự phát triển xã hội. Một phần là do cuộc đời và những lời dạy dỗ của Chúa Giê-su lịch sử rốt cuộc cũng có nhiều nền tảng là từ truyền thống Do-thái.

    Chương I

    Tuân hành theo hiến pháp

    Ý nghĩa

    Những ngày đó đã qua

    Khi bước vào thế kỷ XXI, và khi các rào cản về giao tiếp và kinh tế giữa các truyền thống khác nhau không còn nữa, thì sự đa dạng về tôn giáo ngày càng trở thành hiện thực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Môi trường tôn giáo đa nguyên đang là một hiện thực, một thực tế không thể phủ nhận của cuộc sống (tuy nhiên sự đa dạng này dễ bị lợi dụng bởi khuynh hướng thù địch với chủ nghĩa Tự Do, tạo ra sự hỗn loạn xã hội).

    Xưa và nay

    Nếu bạn sống ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cách đây nữa thế kỷ, đi đây đi đó suốt năm, bạn cũng sẽ không gặp một người nào có tôn giáo mà truyền thống lại khác biệt với truyền thống tôn giáo của bạn. Ngày nay, rất nhiều người chung quanh có những tôn giáo khác bạn, ngay cả người có quan hệ họ hàng. Và thường là bạn không có thời gian để tìm hiểu về những tôn giáo này.

    Ngày xưa các hệ thống tôn giáo xa lạ có thể bị coi là ngoại lai. Tìm hiểu những tôn giáo ngoại lai này là việc của các học giả. Ngày nay thì không cần phải là những học giả mới có thể tìm hiểu những tôn giáo này.

    Tôn giáo là gì?

    Rất rõ ràng, tôn giáo là một lực lượng chính trị và tinh thần năng động trong thế giới ngày nay. Trên toàn cầu, niềm tin tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cá nhân, đời sống chính trị và tôn giáo còn có một vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế. Hầu hết mọi người đều có ý tưởng rõ ràng về ý nghĩa của tôn giáo và dễ dàng nhận ra việc hành đạo của một người. Tuy nhiên, việc hiểu một tôn giáo thì không phải là dễ dàng. Thí dụ đối với nhiều người thì tôn giáo có liên quan đến niềm tin vào Thiên Chúa, nhưng Phật giáo thì hoàn toàn không tin vào một Thiên Chúa như vậy; hay nói khác đi, một tu sĩ phật giáo không xem Thượng-đế là một đối tượng quan trọng.

    Để có một định nghĩa về tôn giáo mang tính khoa học thì một nền văn hóa đa tôn giáo xét ra là cần. Có ít nhất ba lý do:

    (1) Trong một nền văn hóa như vậy thì mới có nhu cầu thiết lập một hệ thống từ ngữ mang tính rõ ràng chính xác. Hệ thống từ ngữ này khi áp dụng cho tất cả các truyền thống tôn giáo khác nhau thì nó không gây ra bất cứ sự áp đặt giá trị nào;

    (2) Nó cho phép chúng ta thiết lập một sự so sánh khách quan để tìm ra những tương đồng cơ bản; và

    (3) Nó cũng cho chúng ta có thể thấy rõ tính độc đáo của mỗi truyền thống khi truyền thống đó nói đến những nhu cầu cơ bản của con người và giải quyết những nhu cầu đó ra sao.

    Lấy một thí dụ về lý do thứ nhất, định nghĩa tôn giáo

    ​Như đối với Phật giáo, một tu sĩ không tìm kiếm Thượng- đế nhưng những người hàng xóm nông dân quanh ông ta, trong khi thừa nhận tầm quan trọng của Phật giáo đối với sự giải thoát, lại thờ các vị thần khác nhau. Đối với nhiều nông dân sống ở các quốc gia Phật giáo, vai trò của các vị thần trong cuộc sống hàng ngày của họ rất quan trọng. Do đó, cần phải phân biệt giữa Phật giáo với tư cách là một truyền thống lớn và nhiều truyền thống nhỏ gắn liền với một nền văn hóa chủ yếu là Phật giáo.

    Vì vậy, có nhiều định nghĩa về tôn giáo được đưa ra bởi các tác giả khác nhau. Ví dụ, nhà xã hội học Émile Durkheim (1858-1917) đã định nghĩa tôn giáo là "một hệ thống thống nhất của niềm tin và thực hành liên quan đến những điều thiêng liêng, những điều cấm kỵ. Tất cả những người tuân theo đó tạo nên một cộng đồng đạo đức nhất quán; tập họp lại thành tổ chức giáo hội.

    Một tác giả khác thường được trích dẫn cho định nghĩa của ông về tôn giáo là nhà triết học Immanuel Kant (1724-1804), người đã định nghĩa tôn giáo là sự thừa nhận mọi bổn phận như mệnh lệnh của thần thánh.

    Max muller (1823-1900), người đã đưa ra định nghĩa hai mặt về tôn giáo. Đó là một tập hợp các học thuyết được truyền lại bởi truyền thống, hoặc được ghi trong kinh sách. Những học thuyết này chứa đựng tất cả những gì tạo nên đức tin của người theo Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo, hoặc Ấn giáo, tôn giáo là năng lực đức tin ... để phân biệt con người với động vật.

    Tôn giáo là một tập hợp các niềm tin để trả lời những câu hỏi sau cùng: thực tại tối thượng là gì? Bản chất của thế giới là gì? Bản chất của con người là gì? Vấn đề chính của nhân loại là gì? Điều gì xảy ra sau khi chết? Đối với nhiều người, các tôn giáo trên thế giới là một loạt các niềm tin, thực hành có lịch sử khó hiểu. Trừ khi một người sẵn sàng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các tôn giáo khác nhau, thì rất khó để nắm bắt những điểm khác biệt của từng tôn giáo; ngay cả như người thành lập là ai hay tín lý của từng tôn giáo là gì …

    Suy gẫm về những điều này cũng như những định nghĩa về tôn giáo, người ta sớm thấy rằng hầu hết chúng phản ảnh tính phức tạp của chủ đề và lợi ích của người đưa ra định nghĩa. Như Durkheim, Kant, Muller với tư cách là nhà sử học - ngôn ngữ học, họ đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các cuộc thảo luận thần học.

    Định nghĩa cơ bản sau đây về tôn giáo có thể giúp chúng ta bắt đầu. Tôn giáo là một hệ thống niềm tin và thực hành. Hệ thống này cung cấp các giá trị nền tảng nhằm xây dựng đời sống có ý nghĩa theo hướng đưa con người tới sự siêu việt.

    Tại sao phải nghiên cứu các tôn giáo thế giới?

    Có nhiều lý do để phải nghiên cứu tôn giáo, nhưng có ba lý do đặc biệt quan trọng: (1) Để có được một nền giáo dục tốt thì phải hiểu rõ các khía cạnh cơ bản sự tồn tại của con người. Điều này đồng nghĩa với việc phải hiểu biết cách thấu đáo các tôn giáo. Tại sao? Vì tôn giáo là một cơ cấu lâu đời nhất cho biết rất nhiều điều về sự tồn tại đó. (2) Nghiên cứu tôn giáo sẽ giúp chúng ta hiểu và giao tiếp tốt hơn với những người đồng thời với chúng ta. (3) Lý do để nghiên cứu tôn giáo là lý do cá nhân. Tôn giáo quan tâm một cách sâu sắc đến những vấn đề đè nặng lên tâm trí con người, đời đáng sống hay không đáng sống, cái gì là đúng cái gì là sai, yêu và ghét, sống riêng tư hay hội nhập, chiến tranh và hòa bình, sự sống sự chết, ảo tưởng hay thực tế … Do đó, điều tự nhiên là chúng ta nghiên cứu tôn giáo không chỉ vì tò mò hay vì trách nhiệm xã hội mà còn vì đam mê cá nhân. Đây là một nổ lực tìm kiếm sự hiểu biết về thân phận con người, trời đất cũng như xã hội loài người mà chúng ta đang sống trong đó.

    Nghiên cứu tôn giáo là một trong những ngành học mới nhất trong trường đại học hiện đại. Sự nghiên cứu này đòi hỏi một cách nhìn mới về tôn giáo của người khác. Tính khách quan, sự mở lòng sẽ giúp để đón nhận và tìm để hiểu về sự đa dạng của thế giới quan của con người. Mục đích của sự nghiên cứu không phải là để chỉ ra một tôn giáo này là đúng và tất cả các tôn khác là sai. Điều cần là tìm ra những điều nào là điều đã thu hút được người ta đến với một tôn giáo và cách thức mà tôn giáo đó dạy dỗ con người ra sao. Và truyền thống tôn giáo đó đã định hình mình trong dòng lịch sử như thế nào. v.v…

    Nghiên cứu tôn giáo thế giới sẽ giúp chúng ta vượt qua những định kiến và thành kiến. Thiếu hiểu biết thì khi gặp phải những niềm tin và cách hành đạo mà chúng ta không hiểu rõ, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào bẫy chế giễu và nói rằng, làm sao ai có thể tin được điều đó? Không nên hành xử như vậy vì chắc chắn ai cũng đều muốn được hiểu và tôn trọng.

    Nghiên cứu các tôn giáo trên thế giới sẽ cung cấp những hiểu biết thú vị và phong phú. Những hiểu biết này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn không những bao quát mà còn có chiều sâu về thế giới. Xin đừng quên niềm tin tôn giáo là trung tâm các giá trị cốt lõi cá nhân; cũng không nên quên cộng đồng tôn giáo là những tác nhân có ảnh hưởng quan trọng trong thế giới của chúng ta ngày nay; vì vậy nghiên cứu tôn giáo là điều cần thiết.

    Kinh nghiệm về tôn giáo và các yếu tố hình thành của nó

    Do những điều vừa nói ở trên, Ninian Smart người đầu tiên thành lập khoa nghiên cứu tôn giáo ở Anh, đã đề nghị các sinh viên không nên chủ quan tìm kiếm một định nghĩa có tính áp đặt lên phạm trù tôn giáo. Phạm trù này cần được nghiên cứu dựa trên những quan sát cẩn thận tỉ mỉ từng tôn giáo như những tôn giáo này hiện hữu và ảnh hưởng trong cuộc sống hằng ngày như thế nào. Đề nghị của Ninian sẽ giúp chúng ta xác định một cái gì đó là tôn giáo hoặc không phải là tôn giáo. Thí dụ như sau khi nghiên cứu cẩn thận nhiều tôn giáo khác nhau, chúng ta thấy tất cả đều có những đặc điểm chung nào đó, vậy một cái gì được gọi là tôn giáo thì ắt phải có những đặc điểm này.

    Ninian cũng đề nghị hãy cố gắng phát hiện trong mỗi tôn giáo những nghi lễ nhất định phải có. Những nghi lễ này có thể được hình thành từ nhiều nguồn. Những nguồn này có thể là truyền thống, truyền thuyết, học thuyết hoặc một phần những câu chuyện thần thoại, hoặc cũng có thể là sự kết hợp giữa thần thoại và học thuyết. Khi thực hiện những lễ nghi này, chúng gợi lên những tình cảm thiêng liêng hoặc hướng đến thế giới thần linh.

    Nói đơn giản cho dễ hiểu là như vậy; tuy nhiên mỗi thuật ngữ trong mô hình nghiên cứu về tôn giáo của Ninian Smart cần được thảo luận rất nhiều. Ở đây chúng ta chỉ nói ngắn gọn về các đặc điểm chính. Như vừa nói, điều đầu tiên của tất cả những gì chúng ta thực sự có thể làm là xem xét các nghi lễ nhất

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1