Discover millions of ebooks, audiobooks, and so much more with a free trial

Only $11.99/month after trial. Cancel anytime.

MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)
MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)
MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)
Ebook298 pages5 hours

MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)

Rating: 0 out of 5 stars

()

Read preview

About this ebook

Đại sư Tinh Vân, sinh năm1927, Giang Tô (TQ), xuất gia năm 12 tuổi, thuộc truyền nhân đới thứ 20 Thiền môn Lâm Tế, Đại sư một trong những người khai sáng Phật Quang Sơn (Đải Loan).
Ngoài việc giáo dục bồi dưỡng nhân tài; thành lập nhiều thư quán, làm từ thiện đem lại ích cho xã hội, mục đích hoằng dương Phật pháp, thuộc nhiều quốc gia (Đài Loan, Mỹ...); Đại sư còn biên soạn nhiều kinh điển, sách vở nhà Phật.
Đặc biệt, Ngài đã dùng bốn năm biên soạn cuốn “ Mê ngộ chi gian” gồm 12 cuốn, gần 1500 trang; sách đã được dịch ra các thứ tiếng như Anh, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha... đông đảo bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh.
Cuốn “Mê ngộ chi gian” đề cập đến hang ngàn vấn đề lớn nhỏ, trong đó có những cặp đối lập trong đời sống : Thiện- ác, chân lý – tà lý, lớn- nhỏ, ít- nhiều, nắm bắt – buông bỏ...v.v.
Tất cả mọi câu chuyện đều xoay quanh quỹ đạo” Không ngộ, Phật là chúng sinh; một niệm chuyển sang ngộ, chúng sinh là Phật” ; hoặc, “Phiền não và Bồ Đề”; tóm lại là giữa “Mê và ngộ”.
Qua những mẩu chuyện, tưởng chừng như quá quen thuộc, nhưng đọc xong, người đọc cảm thấy ngộ được nhiều điều, đúc rút được bài học nhân sinh. Đó là cái hay của bộ sách.
Chúng tôi đã biên dịch được trên 400 câu chuyện lý thú, được chia làm 3 tập. Mê và Ngộ (Giải mã sinh mệnh) là một tập trong bộ sách này.
Do sức học có hạn, phải thêm thắt các tư liệu cho phù hợp với khẩu vị người Việt, nên không tránh được thiếu sót. Mong quý bạn lượng thứ!
Cũng do hạn chế nhiều điều kiện, chúng tôi không thể liên lạc xin phép Đại sư Tinh Vân và các đơn vị hữu quan, đành phải xin Ngài và quý “cơ quan” mở lòng từ bi ” bố thí” cho phép được biên dịch.

LanguageEnglish
PublisherDong A Sang
Release dateMar 30, 2020
ISBN9780463690451
MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)
Author

Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 - Việt Văn)3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn - ĐN..4. Làm việc : NXBGD.VN.5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.7. Liên kết với Công ty Hương Trang xuất bản sách trên Smashwords.com và Amazon.com.

Read more from Dong A Sang

Related to MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)

Related ebooks

Philosophy For You

View More

Related articles

Reviews for MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh)

Rating: 0 out of 5 stars
0 ratings

0 ratings0 reviews

What did you think?

Tap to rate

Review must be at least 10 words

    Book preview

    MÊ VÀ NGỘ (Giải mã sinh mệnh) - Dong A Sang

    MÊ VÀ NGỘ

    (Giải mã sinh mệnh)

    Đại sư: TINH VÂN

    Đông A Sáng

    (Biên dịch)

    By Đông A Sáng

    Copyring Đông A Sáng

    Smaswords Edition

    LỜI NÓI ĐẦU

    Chương một: ẢI MỸ NHÂN.

    1.Ải mỹ nhân

    2.Ăn vụng làm liều

    3.Ân oán nhân sinh

    4. Bã chữ

    5.Bài tính nhẩm sáng nay

    6.Bài tụng ca con người

    7.Bài toán tình người

    8.Bạn đang nghĩ gì

    9. Bạn và thù

    10.Bảo bối sức mạnh

    11.Bảo vật đời sống

    12.Bát cháo trắng sáng nay

    13. Bất phục khí

    14.Bất nhị pháp môn

    15. Bè bạn

    16. Bè lau trên bể khổ

    17.Bên dòng Heraclitus

    18. Bên tách cà phê sáng

    19. Bến song trăng

    20.Bệnh điền

    21.Bí kíp võ lâm

    22.Bí kíp sống doà"

    23.Biến và bất biến

    24.Biến đổi

    25.Biết người, biết mình

    26.Biết làm sao

    27.Bóng mát cây Ni câu đà

    28.Bóng tối

    29. Bốn mùa

    30.Bông hoa làm duyên

    31.Buồn trông con nhện giăng tơ

    32.Bữa ăn chánh niệm

    33.Bức tường gió

    34.Bức hoạ nhân sinh

    35.Ca tụng

    36. Cái tôi

    37.Cái chăn và đường đời

    38.Cái sướng của kẻ tử tù

    39.Cái sướng của kẻ ngu

    40. Cái tâm con trẻ

    41. Cám dỗ trần gian

    42.Cánh cửa thời trai trẻ

    43. Cạnh tranh

    44. Cây gậy thiền sư

    45.Cây đắng

    46. Co duỗi

    47.Cỏ dại

    48.Cỏ hoa

    49. Có một rừng mơ

    50. Có một lối vể

    Chương hai: CON CÁ CHẾT KHÔ VÀ NƯỚC SÔNG TÂY

    51.Con cá chết khô và nước song Tây

    52.Con gà chọi trong ta

    53.Con thỏ, con ve và con kiến

    54.Con rùa mù trên biển cả

    55. Con khỉ trong ta

    56. Con vẹt đáng thương

    57.Còn chút gì để nhớ

    58.Cố chấp

    59. Công bình tại thế

    60.Cồng bà

    61. Cốt khỉ

    62.Của cải trần gian

    63. Của để

    64.Của chung

    65.Cúng chùa

    66.Cúi đầu

    67. Cuộc sống muôn màu

    68.Cuộc cờ chốn bụi hồng

    69. Cuộc chiến giới tuyến

    70. Cưng và yêu

    71.Cứng và mềm

    72.Chất cặn trong ta

    73. Chen chúc lợi danh

    74.Chén nước âm dương

    75.Chìa khoá vạn năng

    76.Chim ưng đói khát

    77.Chính tín và mê tín

    78. Chuyện hai con cua

    79.Chuyện cái bóng

    80.Chuyện phú ông bốn vợ

    81. Chuyện cái lưỡi

    82.Chuyện những người mù thành Savatthi

    83. Chuyện cái túi

    84. Chuyện cày bừa

    85. Chuyện những con số

    86.Chuyện tiêu hoà

    87. Chuyện ma

    88. Chuyện đông, chuyện tây

    89.Chuyện làm quan

    90.Chịu thiệt

    91.Chọn lựa nghiệt ngã

    92. Chốn thị phi

    93. Chu Du trong ta

    94.Chú hề nhỏ

    95.Chụp giậy

    96. Chuyện miếng tồi tàn

    97.Chuyện long, thật rắc rối

    98.Chuyện quả nho chua

    99.Chuyện dưới trăng

    Chương ba: CHUYỆN CON ĐÀ ĐIỂU

    100. Chuyện con đà điểu

    101. Chữ phục trong cõi người

    102.Chữ lạm quanh ta

    103. Chữ dục trong thế gian

    104. Chữ có và đời sống

    105. Chữ không trong ta

    106.Chữ nhà, thật rắc rối

    107.Chữ duyên

    108. Chữ gọi hồn ai

    109. Chữ tín

    110. Chữ toàn trong đời sống

    111.Dạo quanh cõi người

    112.Dấu giày vườn xưa

    113. Dấu xưa

    114. Dạy con

    115.Về quê

    116. Dòng đời trong đục

    117.Du lịch

    118. Dược liệu quý hiếm

    119.Dưỡng chất

    120.Đại ca

    121. Đại dịch

    122. Đạo khí và tục khí

    123.Đạo đức xã hội

    124.Đàn xưa đã vỡ

    125.Đâu là sức mạnh vô địch

    126.Đậu nấu đậu

    127. Đi tu Phật bắt ăn chay

    128.Điên đảo gốc ngọn

    129.Độc chiêu đổi khách thành chủ

    130.Độc chiến quần ma

    131. Đôi bờ

    132. Đốm lửa giữa rừng công đức

    133.Đối trị biện luận

    134.Đối trị than bệnh

    135. Đối cực

    136. Đồng sàng dị mộng

    137.Động

    138.Đời người và những tờ giấy

    139. Đức tính chúa ăn trộm

    140.Được mất thế gian

    141.Đường đến trí tuệ

    142. Đường tu không xa

    143. Đường đi

    144. Ếch ngồi đáy giếng

    145. Gia giảm

    146. Giá như

    147.Giảm béo

    148. Giải mã im lặng là vàng

    149.Giải mã sinh mệnh.

    LỜI NÓI ĐẦU

    Bạn đọc thân mến!

    Đại sư Tinh Vân, sinh năm1927, Giang Tô (TQ), xuất gia năm 12 tuổi, thuộc truyền nhân đới thứ 20 Thiền môn Lâm Tế, Đại sư một trong những người khai sáng Phật Quang Sơn (Đải Loan).

    Ngoài việc giáo dục bồi dưỡng nhân tài; thành lập nhiều thư quán, làm từ thiện đem lại ích cho xã hội, mục đích hoằng dương Phật pháp, thuộc nhiều quốc gia (Đài Loan, Mỹ…); Đại sư còn biên soạn nhiều kinh điển, sách vở nhà Phật.

    Đặc biệt, Ngài đã dùng bốn năm biên soạn cuốn Mê ngộ chi gian gồm 12 cuốn, gần 1500 trang; sách đã được dịch ra các thứ tiếng như Anh, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha… đông đảo bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh.

    Cuốn Mê ngộ chi gian đề cập đến hang ngàn vấn đề lớn nhỏ, trong đó có những cặp đối lập trong đời sống : Thiện- ác, chân lý – tà lý, lớn- nhỏ, ít- nhiều, nắm bắt – buông bỏ…v.v.

    Tất cả mọi câu chuyện đều xoay quanh quỹ đạo Không ngộ, Phật là chúng sinh; một niệm chuyển sang ngộ, chúng sinh là Phật ; hoặc, Phiền não và Bồ Đề; tóm lại là giữa Mê và ngộ.

    Qua những mẩu chuyện, tưởng chừng như quá quen thuộc, nhưng đọc xong, người đọc cảm thấy ngộ được nhiều điều, đúc rút được bài học nhân sinh. Đó là cái hay của bộ sách.

    Chúng tôi đã biên dịch được trên 400 câu chuyện lý thú, được chia làm 3 tập. Mê và Ngộ (Giải mã sinh mệnh) là một tập trong bộ sách này.

    Do sức học có hạn, phải thêm thắt các tư liệu cho phù hợp với khẩu vị người Việt, nên không tránh được thiếu sót. Mong quý bạn lượng thứ!

    Cũng do hạn chế nhiều điều kiện, chúng tôi không thể liên lạc xin phép Đại sư Tinh Vân và các đơn vị hữu quan, đành phải xin Ngài và quý cơ quan mở lòng từ bi bố thí cho phép được biên dịch.

    Chương một: ẢI MỸ NHÂN

    1.ẢI MỸ NHÂN

    1. Chúng sinh là vật hữu tình, tức là người ai cũng có tình cảm, yêu thương.

    Yêu thương, tình cảm thường được phân làm hai loại tình áidục ái:

    Tình ái (ái tình), là yêu thế giới tự nhiên: Yêu núi, yêu biển, yêu sông, yêu cây, yêu hoa, yêu cỏ. Hoặc, tình cảm của Phật Đà đối với các đệ tử như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, A-Na-Luật, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na...v.v. Hoặc, những vật gần gũi như căn phòng thân thuộc, bài trí đẹp đẽ.

    Tình ái là bản tính của con người, không chiếm hữu, không tội lỗi, là ngọn nguồn mọi sáng tạo trên thế giới; chuyển hóa thành từ bi với mọi chúng sinh.

    2. Khác với ái tình, ái dục là muốn chiếm hữu, là tham dục, tham ái, là gốc của phiền não. Trong lịch sử có nhiều ví dụ về ái dục, dẫn đến mất nước, loạn lạc:

    Ngô Phù Sai và Tây Thi. Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi.

    Ngô Tam Quế và Đông Viên Viên.

    Nói chung, anh hùng, hào kiệt, quan lớn, quan bé... lọt qua nhiều ải, đôi khi không qua được ải mỹ nhân?

    Ca dao có câu:

    "Ớt nào là chẳng cay,

    Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng"

    Nói về ghen tuông, văn học VN cho rằng Hoạn Thư là ghen lạ đời; nhưng so với các mỹ nhân trong sử sách, thì Hoạn Thư phải nhường bước:

    Nàng Trịnh Dữu (thời Chiến Quốc) dụ cho nhà vua xẻo mũi Ngụy mỹ nhân;

    Lữ Hậu bắt (đời Hán) tình nhân làm lợn người;

    Võ Tắc Thiên (đời Đường), giết con vu vạ cho Vương hoàng hậu...v.v.

    Nguyên nhân, ái dục do muốn chiếm hữu, sinh ra đố kỵ, khiến lòng dạ hiểm sâu, phiền não, đem lại nhiều bi kịch.

    Vì vậy, người ta thường ví von, ái tình là mưa Xuân lất phất; ái dục mà mây đùn, gió thổi đầy trời.

    3.Cụ Nguyễn Du biện hộ cho Kiều bằng cách chia tình cảm trai gái thành hai loại tình áità dâm (ái dục):

    "Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều,

    Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm.

    Lấy tình thâm trả nghĩa thâm,

    Bán mình đã động hiếu tâm đền Trời."

    (Truyện Kiều)

    Ngược lại, cụ Nguyễn Công Trứ lên án khá gay gắt:

    "Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình... thời cũng phải!

    Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,

    Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu.

    Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,

    Mà bướm chán ong chường cho đến thế?

    Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,

    Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm"

    (Vịnh Thúy Kiều)

    Thiết nghĩ, là một tài tử, phong lưu, thuyền quyên thường ứ hự giữa đồng, lẽ nào cụ lại tàn nhẫn đối với Kiều, quốc sắc thiên hương?

    Có lẽ, cụ Uy Viễn giận bọn gian tà, đạo đức giả thời ấy, nên mượn vịnh chuyện Thúy Kiều để chửi xéo, theo phép chỉ cây dâu, mắng cây hòe (chỉ tang, mạ hòe), hoặc chỉ chó mắng mèo. Dù sao Truyện Kiều cũng bị đòn oan!

    2.ĂN VỤNG,LÀM LIỀU

    1.Dân gian VN có câu: Đói ăn vụng, túng làm liều, hoặc Bần cùng sinh đạo tặc. Thực tế chứng minh, không chỉ những kẻ nghèo túng, bần cùng, đói rách mới làm đạo tặc:

    TQ có mấy ngàn năm lập quốc, triều đại nào cũng có những người như Triệu Cao âm mưu với Lý Tư sửa di chiếu của Tần Thủy Hoàng, phế bỏ thái tử (Phù Tô), đưa phe cánh mình (Hồ Hợi), lên ngôi, dù u mê dốt nát. Không thiếu cảnh em giết anh, con giết cha, tôi giết vua để giành ngai vàng.

    Theo Ô. Google, trong 45 đời Tổng thống Hoa Kỳ, có 3 Tổng thống bị luận tội là Ô. Andrew Johnson (thứ 17), Ô. Richard Nixon (thứ 37), Ô. Bill Clinton (42).

    Cũng theo Ô. Google, Tổng thống Donald Trump (thứ 45) cũng đang bị luận tội. Ông cũng phải điều trần, vì tổng thống chứ không phải là dzua". Quả là cách lập luận rất Made in the USA?.

    Dư luận thường gọi những chính trị gia bị luận tội, là do dính vào những vụ bê bối.

    2. Quan tòa, pháp vị thân, làm nghiêng lệch cân công lý. Công đường, lợi dụng chức quyền để tư lợi. Trường thi, sĩ tử gian lận. Gian thương, treo đầu dê, bán thịt chó, lường thưng, tráo đấu. Kiến trúc, xây dựng, rút ruột công trình, bớt vật liệu. Là làm bậy.

    Nhà thuốc, bán thuốc giả, thuốc chức năng vô thưởng vô phạt. Nhà sách, sách xào, sách luộc. Cửa hàng, hàng nhái, hàng giả.

    Tóm lại, vài trang sách không thể nào kể hết chuyện làm bậy, bê bối, ăn vụng, làm liều… len lỏi khắp nơi.

    3. Chuyện cười dân gian: Thầy ăn cơm với thịt cầy ở phòng riêng. Chú tiểu đánh hơi được hỏi: Thầy ăn gì mà có vẻ ngon lành thế! Thầy đáp: Ta đang ăn cơm với đậu phụ. Lúc sau nghe ồn ào, thầy hỏi. Chú tiểu nói: Thưa thầy, con đậu phụ đang đuổi cắn khách thập phương!

    4.Tây du ký, Ngô Thừa Ân kể , bị trao kinh giả, Tôn Ngộ Không giận quá, đùng đùng vào kể khổ và tố chuyện A Nan, Ca Diếp.

    Hắn tưởng rằng Phật tổ la mắng, trừng trị kẻ làm bậy; nào ngờ Phật tổ cười nói: Nhà ngươi chớ nói ồn lên! Chuyện hai người (An Nan, Ca Diếp) đòi lễ các ngươi, ta biết rồi.

    Ngài còn nói:Các ngươi, ngày nay tay không đến cầu, cho nên họ mới đưa quyển trắng. Những bản ấy là chân kinh, tuy không có chữ những cũng là những thứ tốt. Vì chúng sinh bên Đông thổ nhà ngươi ngu mê không tỉnh, chỉ truyền cho như thế mà thôi!

    Nói xong, liền gọi: A Nan, Ca Diếp, mau ra lấy những bộ chân kinh có chữ ra đây, trong mỗi bộ chọn mấy quyển cho thầy trò Đường Tăng, rồi trở về đây báo lại ngay.

    Hai tôn giả lại dẫn bốn người đến dưới lầu ngọc, gác báu, nhưng vẫn đòi Đường Tăng phải đưa tiền lễ.

    Tam Tạng không có gì dâng kính, đành phải bảo Sa Tăng lấy bát tộ bằng vàng tía, hai tay dâng lên, nói mấy lời xã giao, hứa hẹn.

    A Nan đỡ lấy, chỉ chúm chím cười nụ."

    5. Khi đọc đoạn này, có người cho rằng, Ngô Thừa Ân, bôi bác những kẻ tu hành và cõi Phật.

    Thiết nghĩ, với trí tuệ, tài năng, thông thạo kinh điển nhà Phật, Ngô Thừa Ân không làm vậy.

    Có lẽ, ông muốn nói rằng, khi chuyện làm bậy đã thành nếp rồi, lây nhiễm đến chỗ tôn nghiêm, thì Phật, Thánh cũng bó tay.

    3.ÂN OÁN NHÂN SINH

    1. Mối quan hệ giữa người với người, thường liên quan đến hai chữ ânoán, gọi chung là ân oán nhân sinh.

    2.Trong gia đình, cha mẹ, anh em, cốt nhục, tình thâm, vợ chồng đầu ấp tay gối, nhưng khi tranh chấp quyền lợi (đất đai, nhà cửa, tiền bạc…) dễ phát sinh thù oán. Là ân oán gia đình.

    Trong tình yêu, đôi khi ân trở thành oán, tình trở thành thù: Còn tình chi nữa, là thù đấy thôi – Truyện Kiều.Là ân oán tình trường.

    Chốn công sở, giữa đồng nghiệp, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, nhưng có lúc không tránh khỏi mâu thuẫn về địa vị, đãi ngộ, lương bổng, sinh oán thù.Là ân oán tập thể.

    Trong xã hội, người ta thường gọi nhau thân thiết như đồng hương, đồng học, đồng môn... đồng chí, đôi khi vì lợi ích ăn không đều, chia không khắp, người ta bêu xấu nhau, hạ bệ nhau, thậm chí giết nhau. Là ân oán xã hội.

    Lịch sử TQ không thiếu ân oán quốc gia; với tên gọi mốc lịch sử, cũng hình dung được các thế lực phân tranh, tàn sát nhau máu chảy thành sông, xương chất thành núi: Đông Châu liệt quốc. Xuân Thu ngũ triều. Chiến Quốc thất hùng. Tam quốc phân tranh. Ngũ triều thập lục quốc. Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Tùy Đường ngũ đại. Vậy, lịch sử là một chuỗi ân ân, oán oán.

    3. Đáng sợ hơn cả là ân oán thế giới, nhân loại trả giá quá đắt: Thế chiến thứ nhất, gần 40 triệu người chết. Thế chiến thứ hai, hơn 70 triệu người chết!

    Nhiều lúc mối quan hệ giữa các nước trên thế giới căng thẳng, có người hỏi: Liệu có thế chiến thứ ba không?

    Một triết gia trả lời: Tôi không biết đại chiến thứ ba có xảy ra hay không ? Nhưng nếu có thế chiến thứ tư, thì người ta sẽ dùng đá chọi nhau !.

    Tức, chiến tranh thứ ba sẽ xóa sạch mọi nền văn minh.

    4. Có mấy phương pháp hóa giải ân oán nhân sinh:

    Một, Khổng tử nêu lên hai mức Nên lấy chính trực (ngay thẳng) để báo oán thù, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ.

    Hai, Tư Mã Thiên cho rằng, nên nhớ ơn mà quên oán: Người nào có ơn, nên ghi nhớ; người nào gây oán, thì nên quên đi.

    Ba, Kinh Thi có khuyên có ơn thì nên báo ơn: Trai đưa cho quả đào, gái cho lại quả mận (Đầu chi dĩ đào, báo chi dĩ lý).

    4.ĐỐI TRỊ THÂN BỆNH

    1. Chuyện kể: Có lần các đệ tử hỏi về cái chết, Khổng tử nói: Chưa biết sống, hỏi cái chết mần chi? Cụ Khổng nói cũng có lý, sống không biết vinh - nhục, mà cứ hỏi chuyện xa xôi, linh hồn còn mất? Quả là phiền!

    Nhà Phật cho rằng hai vấn đề quan trọng, ray rứt của con người là sinh (sống, sinh sống) và tử (chết).

    2.Về sống: Tuổi trẻ phải lo học tập, thi cử. Lớn phải lo tiến thân lập nghiệp. Có có sự nghiệp, có gia đình, phải lo chu toàn cho cha mẹ, anh em; nuôi dạy con cái; vun đắp đạo nghĩa vợ chồng. Tuổi già dù hạt lệ như sương, nó vẫn chảy xuôi. Cả đời, biết bao khổ cực, lo toan, phiền não, nếm đủ mùi vị chua cay, ngọt bùi. Có những chuyện, lúc nhắm mắt, xuôi tay, cũng không phải là hết, như con tằm, đến thác vẫn còn vương tơ.

    Vậy, sống không phải là dễ?

    3.Về cái chết: Tâm lý thường tình, con người vốn sợ chết, nhưng tỉnh táo, ta thấy Thần Chết rình núp đâu đó, mọi lúc mọi nơi: Chiến tranh, động đất, chết đuối, chết lửa, tai nạn, trúng độc, dịch bệnh.

    Gần đây, người ta thống kê có 10 nguyên nhân, 10 loại bệnh, dẫn đến cái chết theo thứ tự, tử vong từ cao đến thấp: 1)Thủng lựu ác tính. 2) Não huyết quản bị bệnh tật. 3) Tâm tạng bị bệnh. 4) Bệnh tiểu đường. 5) Tai nạn. 6) Gan bị bệnh, xơ gan. 7) Viêm phổi. 8) Viêm thận.9) Thận bị bệnh, thận cấp tính. 9) Tự sát. 10) Bệnh cao huyết áp.

    Ấy là 10 án tử, cửa tử, mở toang.

    Nhiều người, tuổi thọ cao, như ngọn đèn hết dầu, tắt một cách nhẹ nhàng, thanh thản; gọi là thiện chung.Không ít có người mắc bệnh nan y, khó chữa trị, đau đớn, muốn chết cũng không chết. Đáng sợ, là mơ hồ, không lý giải cái chết theo nghĩa vãng sinh, siêu việt và giải thoát.

    Vậy, chuyện chết, nhận thức về cái chết cũng là chuyện khó?

    4. Chuyện kể: Có lần cư sĩ Na Ưu La, đã 120 tuổi đến thăm Thế Tôn, rồi bạch rằng: Tuổi con nay đã suy yếu, lại mang tật bệnh, có nhiều điều ưu não. Nguyện xin Thế Tôn tùy thời dạy dỗ khiến cho chúng sanh được an ổn lâu dài.

    Phật dạy: Như những gì ông đã nói, thân có nhiều lo sợ, đau đớn, nào đáng để cậy nương; nó chỉ có lớp da mỏng bao phủ lên. Trưởng giả nên biết, ai ỷ tựa vào thân này, để có thể thấy được cái vui trong chốc lát, đó là tâm niệm của kẻ ngu, chứ không phải là điều quý của người trí. Cho nên, này Trưởng giả, dù thân có bệnh, nhưng không để tâm bệnh.

    Không để tâm bệnh, hoặc đối trị thân bệnh, là tỉnh táo, sáng suốt, biết đủ, chịu đựng, bao dung, lạc quan, tập buông xả, thảnh thơi…v.v. Từ đó, có thể vượt qua bệnh tật, dù thuộc nhóm nào.

    Tham lam, lo toan, ganh ghét, xung động, phiền não…v.v. là tâm bệnh, dù thân thể có khỏe mạnh, hoặc bệnh nhẹ (không thuộc những nhóm vừa nêu) cũng chẳng có gì an vui.

    5. Lão Tử nói: Sở dĩ, con người bị hoạn nạn, bệnh tật, là do có cái thân (Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân. Nguyễn Du cũng nói: Có thân thì khổ với thân". Thân không chỉ gắn liền với nhục - vinh, hoạn nạn, còn liên quan đến tật bệnh. Nói các khác, có thân, phải có bệnh, nhất là lúc cao tuổi, hiếm người không bị bệnh.

    Khi thân đã bị bệnh, ta phải tìm cách đối trị, không để tâm bệnh. Ấy là trí tuệ, sáng suốt.

    Người Việt nói mộc mạc, nôm na: Bánh ít đi, bánh chì trao lại, Có qua, có lại, mới toại lòng nhau.

    Thứ tư, nhà Phật từ bi cho rằng, không lấy oán trả oán, nên lấy ơn trả oán: Lấy oán để ngừng oán, khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Lấy ân để ngừng oán, không có gì là không được.

    Trả ơn nên hậu hĩnh: Một giọt nước ơn nghĩa, nên báo đáp cả suối nước.

    5.Trong phiên tòa Lâm Tri, Kiều báo ơn Thúc Sinh,Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân; biếu mụ già, sư trưởng cả một non vàng... Kiều vẫn cho rằng của gọi là , là lễ thường, chưa xứng với lòng người có ơn, chưa dễ đền bồi tấm thương; ngàn vàng khó sánh với chén cơm ơn nghĩa?

    Thật vậy, trên đời có những ơn nghĩa, suốt đời không trả được bằng vật chất.

    5. BÃ CHỮ

    Ngày nay, hai chữ trung tâm, vây bủa quanh ta như mê hồn trận:

    1. Hàng ngày, trên báo chí, trên các phương tiện truyền thống thường dùng các cụm từ: Liên hiệp quốc là trung tâm chính trị, Hollywood là trung tâm điện ảnh, La Mã là trung tâm khảo cổ. Thụy Sĩ là trung tâm đồng hồ, Trung Đông là trung tâm dầu khí, Nhật Bản là trung tâm chế tạo xe hơi ...v.v

    Nói về núi, Hy Mã Lạp Sơn, là trung tâm của các ngọn núi cao; nói về biển, Hà Lan là trung tâm của hải cảng.

    Nói về sự hưng thịnh kinh tế, ở thời điểm này, thành phố này là trung tâm; ở thời điểm khác, thành phố khác là trung tâm.

    Ví dụ: Năm 1900 người ta gọi Luân Đôn là trung tâm kinh tế. Năm 2000, người ta gọi Đông Kinh là trung tâm kinh tế.

    Đáng lo nhất là trung tâm khí tượng thông báo trung tâm bão, hướng đi, cấp giật

    của bão.

    2. Dạo một vòng trên đường phố, bạn sẽ thấy các bảng hiệu quảng cáo, đầy màu sắc :Trung tâm văn hóa, trung tâm ngoại ngữ; trung tâm thể dục thể thao; trung tâm mắt, trung tâm tai, trung tâm chăm sóc da, trung tâm uốn tóc, trung tâm massge; lạ nhất là trung tâm chăn nuôi tỉnh ...v.v.

    3. Nói về tầm quan trọng của địa phương, hoặc đề cao tiện lợi, tiện ích, các cò đất thường nói: Cách trung tâm quận A 20 phút, trung tâm huyện thị; gần trung tâm thương mại, sát trung tâm dự án Sun, Moon, Star ...v.v.

    4. Trong sinh hoạt, nói về cây cỏ, gốc là trung tâm, sinh cành nhánh, lá, hoa, quả. Nói về đồng hồ, trục là trung tâm cố định, bất động; kim chỉ giờ, kim chỉ phút, kim chỉ giây là vận chuyển.

    Nói về giáo dục, người ta loay hoay mãi: Trong nhà trường, người dạy - người học, ai là trung tâm ?

    Nhiều cuộc họp hành, hội hè cũng thường xuất hiện cái tôi trung tâm, cái rốn vũ trụ với những chữ có cánh : nhà thơ trẻ, nhà văn già, nghệ sĩ ưu tú, doanh nhân thành đạt.

    Nói trụ cột gia đình, cha mẹ là trung tâm. Nói về tình cảm yêu thương, con cháu là trung tâm.

    Riêng nhà Phật lấy trí tuệ, từ bi, đạo đức, công bình, công chính, làm trung tâm.

    5. Lịch sử TQ chứng minh: Thời Nha phiến chiến tranh, tám nước phương Tây xâu, xẻ Trung Quốc như xẻ quả dưa (qua phân). Có nước nhục mạ gọi dân Trung Quốc là dân bệnh (Trung Quốc bệnh phu). Có lẽ một phần căn bệnh tự cho mình là nước trung tâm (Trung Quốc), không chịu học tập, không chịu mở cửa, không chịu canh tân?

    6. Bất từ ngữ nào trên đời, nếu quá lạm dụng, thiếu cơ sở, nó sẽ trở thành sáo mòn, chỉ còn cái

    Enjoying the preview?
    Page 1 of 1